|
|
|
|
18h30: HDV đưa đoàn đi dùng bữa tối nhà hàng địa phương. Sau đó về lại khách sạn, du khách tự do nghỉ ngơi, khám phá cảnh đẹp của phố biển Quy Nhơn về đêm hoặc ngồi xe ngưạ đi khám phá con đường biển đẹp nhất Quy Nhơn, một bên tiếng sóng vỗ rì rào, một bên tiếng vó ngựa lốc cốc đem đến cho bạn cảm rất mới lạ và độc đáo.
GIÁ TOUR TRỌN GÓI: VNĐ/ KHÁCH
(Áp dụng cho khách lẻ ghép đoàn)
GIÁ TOUR BAO GỒM | |
1. Vé máy bay khứ hồi. | 5. Vé tham quan các điểm theo chương trình. |
2. Xe ô tô du lịch đời mới, lái xe thân thiện, chu đáo. | 6. Bảo hiểm du lịch mức 20.000.000 vnđ/người/ vụ. |
3. Khách sạn 3 sao (2 - 3 khách/phòng). | 7. Nước uống 01 chai/ ngày, khăn ướt, mũ du lịch Cattour. |
4. Ăn bữa chính * 130.000 vnđ & 02 bữa sáng buffet. | 8. Hướng dẫn viên kinh nghiệm, nhiệt tình suốt hành trình. |
GIÁ CHƯA BAO GỒM | |
1. Thuế VAT, đồ uống, chi phí cá nhân. | 2. Tiền tip HDV & lái xe. Phụ thu phòng đơn. |
TRẺ EM | |
1. Trẻ em từ 10 tuổi trở lên: Tính 100% giá tour. | 3. Trẻ em dưới 05 tuổi: Miễn phí giá tour (Vé máy bay theo quy định hãng hàng không). |
2. Trẻ em từ 05 – 09 tuổi: Tính 85 % giá tour (chỗ ngồi trên xe như người lớn nhưng ngủ chung với bố mẹ). | Lưu ý: Mỗi gia đình chỉ được kèm 01 trẻ em dưới 05 tuổi, nếu phát sinh trẻ em thứ 02 trở lên tính 50% giá tour. |
I. GHỀNH RÁNG
Nằm cách trung tâm thành phố Quy Nhơn khoảng 3 km về hướng đông nam. Thắng cảnh Gềnh Ráng trải dài dọc bờ biển, uốn lượn hàng cây số, nước biển trong xanh. Nơi đây có bãi Đá Trứng (với vô số hòn đá tròn nhẵn như trứng chim khổng lồ) là quần thể sơn thạch còn gọi là Bãi tắm Hoàng Hậu (Hoàng hậu Nam Phương từng đến tắm ở đây), dấu vết tận cùng phía đông của dãy núi Xuân Vân.
Ghềnh Ráng, nơi Hàn Mặc Tử đã sống cho ra đời những áng thơ bất hủ
Ghềnh Ráng từng là nơi thi sĩ tài danh bạc mệnh Hàn Mặc Tử đã sống và cho ra đời những áng thơ tình bất hủ. Từ đỉnh Ghềnh Ráng, men theo dốc Mộng Cầm, viếng mộ Hàn Mặc Tử phải leo lên hơn trăm bậc thang đá, giữa hàng cây song song chụm đầu vào nhau rì rào bốn mùa đón gió biển. Khu vực Ghềnh Ráng ước chừng 2 km2, nơi đây trời mây non nước hòa quyện vào nhau thành một dải, tạo nên một khung cảnh vô cùng thơ mộng. Đã từ lâu Ghềnh Ráng được người địa phương và du khách xa gần công nhận là một trong những thắng cảnh bậc nhất của Quy Nhơn và của cả tỉnh Bình Định.
II. MỘ THI SĨ HÀN MẶC TỬ
Mộ phần cũ của thi sĩ Hàn Mặc Tử trong khuôn viên trại phong Quy Hòa được ông bà Trần Thiện Thanh (bút danh Nam Trân – Nhật Trường) cùng một số vị yêu thơ ở TP.HCM dựng lên. Đây là ngôi mộ đầu tiên của ông, giản dị dưới tán phi lao. Sau này, Hàn Mặc Tử còn có một mộ phần khác khang trang hơn ở Đồi Thi Nhân do anh em văn nghệ sĩ Quy Nhơn đặt cho từ năm 1985. Dốc lên mộ ở "Đồi Thi Nhân" mang tên Mộng Cầm. Nơi đây có địa thế đẹp, ba bề là núi, ôm chặt thung lũng xanh, hình nửa vầng trăng, lại có mặt hướng biển thanh bình. Nơi đó, Hàn Mặc Tử đã sống những ngày cuối đời và mộ phần của ông cũng đặt tại đây.
Nơi yên nghỉ của thi sĩ Hàn Mặc Tử
III. VẺ ĐẸP HOANG SƠ ĐẢO SAN HÔ - HÒN KHÔ
Cách trung tâm TP.Quy Nhơn (Bình Định) chừng 15 km, đảo Hòn Khô là điểm đến lý tưởng của nhiều người thích tắm biển, ngắm san hô và ăn hải sản tươi sống. Đảo toàn là những núi đá, lưa thưa vài cây bụi nhỏ. Xen lẫn những mỏm núi nhô ra biển là những bãi cát nhỏ tuyệt đẹp, hoang sơ, nước trong xanh. Trên đảo không có dân cư sinh sống, chỉ có bãi cát lớn nhất đảo là điểm tập trung đông du khách. Xung quanh đảo là những ghềnh đá nhỏ, nơi dành cho những người yêu thích câu cá, một mình tĩnh lặng với biển trời mênh mông.
Nước biển trong xanh màu ngọc bích đầy cuốn hút
San hô ở Hòn Khô nằm sát bờ, nơi chỉ có mực nước biển sâu từ 1-2m nhưng lại có nhiều sinh vật biển sinh sống. Chỉ cần mặc áo phao, đeo kính vào và úp mặt xuống biển đã nhìn thấy vẻ đẹp của san hô với những đàn cá nhỏ đủ sắc màu nhởn nhơ bơi lượn. Nhiều du khách đến lặn biển ngắm san hô thường nói đùa là Thủy cung của Long Vương đặt tại Hòn Khô! Đến Hòn Khô, bất kể du khách nào, dù biết bơi hay không biết bơi, dù người lớn hay trẻ con, chỉ cần mặc áo phao, đeo kính lặn là đều có cơ hội được ngắm san hô. Sau khi ngắm san hô thỏa thích, du khách thường thích tự bơi vào bờ.
Các làng chài ven biển ở Quy Nhơn luôn có vẻ yên bình riêng
IV. HẦM HÔ – CỬA NGÕ MỘT THIÊN ĐƯỜNG
Cách Thành phố Qui Nhơn 50km về phía Tây Bắc, Hầm Hô còn có tên gọi “Cửa ngõ một thiên đường” hay “Hòn non bộ khổng lồ giữa thiên nhiên”, thuộc thôn Phú Lâm, xã Tây Phú, huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định nằm trong lòng sông Kút đổ ra sông Kôn có dòng nước quanh năm xanh biếc, vẻ đẹp Hầm Hô thật kỳ vĩ với cảnh núi rừng trùng điệp. Hai bên bờ sông rừng cây nguyên sinh rợp bóng mát là vách núi dựng đứng.
Hầm Hô - Thắng cảnh còn nguyên sơ kỳ thú
Hơn nửa cây số bồng bềnh trên con thuyền dẫn vào khu du lịch Hầm Hô, du khách sẽ thầy như trút bỏ được cả thế giới trần tục sau lưng. Chiếc thuyền nhẹ nhàng lướt đi trên dòng nước trong vắt, càng lúc càng đi sâu vào đường hầm xanh mướt. Những nhánh cây bụi ven bờ lòa xòa, giao tán, in bóng xuống dòng suối róc rách. Không gian được bao phủ một màu xanh mát mẻ. Chỉ có tiếng chim rừng, tiếng mái chèo khua nước và một cảm giác vô cùng yên ả.
Nội dung đang cập nhật
Nội dung đang cập nhật