Du khách khi đến Ninh Thuận luôn muốn tìm cho mình 01 bức ảnh đẹp trên những cánh đồng muối trắng tuyệt đẹp dưới nắng mai lấp lành như những hạt pha lê. Nhưng cũng ít du khách biết được rằng nghề làm muối cũng lắm công phu gắn liền với trăn trở của diêm dân Ninh Thuận. Bài viết này chia sẻ để độc giả hiểu thêm về nghề làm muối tại vùng đất thừa nắng thiếu mưa này.
Đầu tiên, tại sao nghề làm muối được gọi là “Diêm Dân” , theo tiếng Hán Việt “Diêm” có nghĩa là “Muối” chính vì vậy người làm muối được gọi bằng 02 từ thường gọi “Diêm Dân”.
Nghề làm muối ở Ninh Thuận được tập trung ở 3 khu vực chính: Cà Ná, Tri Hải – qua cầu Tri Thủy, Đầm Vua – hướng đi Vĩnh Hy. Trong 3 khu vực làm muối này thì Cà Ná là nơi thích hợp làm muối nhất vì Cà Ná là vùng biển đặc biệt có độ mặn nước biển cao nhất trong cả nước.
Quy trình làm muối của Diêm Dân Ninh Thuận: diêm dân tập trung vào 02 cách làm muối phổ biến
Bước đầu, trên mỗi ruộng muối người làm muối sẽ xử lý nền đất (da đất) cho thật chặt hạn chế tối đa nước biển thấm vào đất. Sau đó, tiếp tục cho nước biển vào phơi khô để thêm độ rắn cho đất. Khi nền ruộng muối đã đạt yêu cầu, bắt đầu người dân mới bơm nước biển vào bên trong.
Ruộng ban đầu cho nước biển vào người dân gọi là “ruộng chịu” hay “ruộng phơi”, dưới tác dụng ánh nắng mặt trời lượng nước trong nước biển bốc hơi bớt, lúc này nồng độ mặn trong nước tăng cao hơn so với ban đầu. Người dân mới tháo phần nước này xuống phần ruộng bên dưới để tạo muối, ruộng này gọi là “ruộng ăn”.
Khi muối đã kết tủa, thì người dân mới dùng dụng cụ “cào bằng” để cào muối tập trung lại như những hình chóp nhỏ trên mỗi ruộng. Quy trình như vậy lập lại đi, lập lại muối thu hoạch ngày càng nhiều.
Muối ban đầu được gọi với cái tên thông thường “muối hột” – màu trắng tinh khiết. Muối này sau đó được các nơi nhà máy chế biến muối về tinh chế “hầm nhiệt độ cao” mới cho ra muối ăn. Đây mới là muối chúng ta sử dụng làm gia vị trong sinh hoạt hằng ngày.
Ưu điểm của cách làm này: Chi phí đầu tư ít.
Nhược điểm: Giá thành không cao do lẫn nhiều tạp chất, chất lượng muối không cao.
Phương pháp này về quy trình làm muối tương tự như cách làm muối trên nền đất nhưng bỏ qua giai đoạn xử lý nền đất, thay vào đó diêm dân Ninh Thuận phủ 01 lớp bạt lên nền đất để đảm bảo chống thấm nước và giữ được chất lượng muối cao hơn.
Ưu điểm của cách làm này: Giá thành cao do ít lẫn tạp chất.
Nhược điểm: Chi phí đầu tư ban đầu cao.
Hai cách làm muối phổ biến của diêm dân Ninh Thuận đều có ưu và nhược điểm riêng, nên đâu là giải pháp tốt nhất cho bà con làm muối. Vấn đề này có lẽ sẽ được giải đáp trong thời gian tới để bà con diêm dân có cuộc sống ổn định và ít bấp bênh hơn.
Nghề làm muối của diêm dân Ninh Thuận vất vả và phụ thuộc rất nhiều vào thời tiết. Những ngày nắng gắt, những giọt mồ hôi lăn tròn trên má người dân để cho ra thành quả là những hạt muối trắng tinh, to, đậm vị và săn chắc. Còn bất chợt những ngày mưa bão, muối chưa đạt độ để thu hoạch, lẫn quá nhiều nước mưa xem như tháo bỏ toàn bộ.
Hiện nay có rất nhiều bạn trẻ tìm đến các ruộng muối ở Ninh Thuận để chụp ảnh check in với những "núi muối" lấp lánh như những núi hạt pha lê. 3 vùng Cà Ná, Tri Hải – qua cầu Tri Thủy, Đầm Vua – hướng đi Vĩnh Hy chuyên làm muối của Ninh Thuận cũng có rất nhiều cảnh đẹp và hải sản ngon - bổ - rẻ để các bạn thưởng thức.
Các bạn có nhu cầu đi du lịch Ninh Thuận và check in dưới những cánh đồng muối đẹp long lanh, vui lòng inbox cho Cattour để được sắp xếp một lịch trình hợp lý nhất.
Cattour tự hào là nhà tổ chức các tour du lịch Ninh Thuận hàng đầu!