Địa điểm du lịch Tết đẹp và linh thiêng nhất ở gần Hà Nội, có thể đi về trong ngày

20/11/2018 / 929

Tết là khoảng thời gian được nghỉ ngơi dài nhất trong năm, chính vì thế thay vì chỉ ở nhà ăn uống, gặp gỡ bạn bè, người thân, nhiều người lại lựa chọn đi du lịch trong ngày tới những địa điểm du lịch ở gần Hà Nội để tận hưởng một cái Tết vui vẻ và thoải mái hơn.

Mục lục bài viết

    Địa điểm du lịch ở gần Hà Nội thì có rất nhiều, nhưng mọi người thường chọn đi du lịch kết hợp lễ chùa tại những ngôi chùa nổi tiếng để cầu an bình, sức khỏe.

    Hãy cùng Cattour điểm qua danh sách những địa điểm du lịch Tết đẹp và linh thiêng nhất ở gần Hà Nội, có thể đi về trong ngày và lựa chọn cho mình những điểm đến phù hợp nhất nhé!

    I. Lạng Sơn

     
    Điểm gần nhất của tỉnh Lạng Sơn chỉ cách trung tâm thành phố Hà Nội khoảng 80km, và đi xe ô tô mất khoảng 2 tiếng đồng hồ.
     

    Lạng Sơn có rất nhiều địa điểm du lịch tâm linh nổi tiếng, thích hợp để đi vào dịp Tết, trong đó nổi tiếng nhất phải kể đến:

    1. Đền Mẫu Đồng Đăng

     
    Đền Mẫu Đồng Đăng nằm ngay gần chợ Đồng Đăng, thuộc thị trấn Đồng Đăng, huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn. Đền còn có tên gọi khác là Đồng Đăng Linh Tự, thờ Phật và Mẫu Bán Thiên.
     

    Tương truyền, đền Mẫu (Đồng Đăng linh tự) chính là nơi diễn ra cuộc gặp gỡ giữa Mẫu Liễu Hạnh (một trong Tứ bất tử) và Trạng Bùng (Phùng Khắc Khoan), sau khi ông đi sứ từ Trung Quốc trở về.

    Đền Mẫu Đồng Đăng
    Đền Mẫu Đồng Đăng
     

    Tục truyền rằng Liễu Hạnh là con gái Ngọc Hoàng,được vua cha (Ngọc Hoàng) phong làm Liễu Hạnh Công Chúa, tên là Quỳnh Hoa, do có duyên nợ với trần gian nên bà thường hiển linh giúp đỡ người dân nên được triều đình (thời Hậu Lê) sắc phong là công chúa Liễu Hạnh và phong làm Thượng đẳng Phúc thần.

    Vì còn nặng tình duyên, nàng trở lại thăm nom bố mẹ, khuyên bảo chồng là Đào Lang tu chí học hành. Đến khi cha mẹ chồng qua đời, con cái lớn khôn, không còn vướng víu gì, nàng mới đi chu du thiên hạ, gia ân, gia oán, dừng chân ở những nơi núi non danh thắng.

    Bên trong Đền Mẫu Đồng Đăng
    Bên trong Đền Mẫu Đồng Đăng
     

    Trong những dịp hay ngao du sơn thủy đến các thắng cảnh của nhiều vùng, đến Lạng Sơn, thấy bên núi có ngôi chùa phong cảnh hữu tình với những rặng thông xanh cao vút, những khóm nhược lan tươi đẹp nhưng lại bị cỏ lấp dấu chân, bia phủ rêu xanh, tượng Phật bụi mờ ít người qua lại vãn cảnh, Liễu Hạnh không vui. Nàng ngồi tựa gốc cây thông gẩy đàn, cất tiếng hát, ca ngợi thú sơn lâm và đón đợi Trạng nguyên Phùng Khắc Khoan, khi ông vừa đi sứ bên Trung Quốc về.

    Mượn chuyện văn thơ, đối đáp chữ nghĩa, nàng đã nhắc khéo ông Trạng Nguyên cho tu bổ lại ngôi chùa đẹp nhưng bị bỏ hoang nơi vùng biên ải này. Ngay sau cuộc hội ngộ, Phùng Khắc Khoan liền gọi các phụ lão ở nơi sơn trang đó, giao cho một khoản tiền để tu sửa lại ngôi chùa và đề một câu thơ ở hành lang bên tả rồi ra đi. Câu thơ ấy là: “Tùng lâm tịch mịch phất nhân gia”, nghĩa là rừng rậm yên tĩnh có nhà Phật.

    Hàng năm, vào ngày mùng 10 tháng giêng, tại đền Mẫu lại diễn ra lễ hội đầu xuân của các dân tộc xứ Lạng. Lễ hội Đồng Đăng trước đây được gọi là hội Lồng Tồng (xuống đồng).

    Vào dịp Tết, du khách ở khắp nơi trên đất nước lại hành hương đến Đền Mẫu Đồng Đăng để cầu tài, cầu lộc, cầu bình an và sức khỏe trong năm mới. Đền Mẫu Đồng Đăng được cho là cực linh thiêng nếu bạn đi cầu tài.

    >>> Đặt tour du lịch Lạng Sơn - Đền Mẫu Đồng Đăng - Đền Tam Thanh 1 ngày giá chỉ 450k của Cattour để đến tham quan và đi lễ đầu năm tại những ngôi đền - chùa cổ kính, linh thiêng nhất của tỉnh Lạng Sơn ngay thôi nào các bạn!

    2. Đền Công Đồng Bắc Lệ

     
    Đền Công Đồng Bắc Lệ nằm trên một quả đồi lớn thuộc phố Bắc Lệ, xã Tân Thành, huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn.

    Đền Công Đồng Bắc Lệ thờ các vị thần linh gắn liền với địa phương như Mẫu Thượng Ngàn, Chầu Bé, Cô Bé..., những vị thần cung cấp ban phát của cải vô biên nơi núi rừng cho con người, và trở thành biểu tượng của sự sống vĩnh hằng.

    Đền Công Đồng Bắc Lệ nổi tiếng ở Lạng Sơn
    Đền Công Đồng Bắc Lệ nổi tiếng ở Lạng Sơn
     

    Bên cạnh Trung tâm là Mẫu còn có các thần linh hóa thân của Mẫu như Ngũ Vị Tôn Ông, Tứ Phủ Chầu Bà, Tứ Phủ Quan Hoàn, Cô, Cậu..

    Chính vì lý do trên, vào dịp Tết, rất nhiều người đến Đền Bắc Lệ, mang theo nhiều hoa quả, lễ vật để cầu tài, mong một năm mới làm ăn phát đạt, cuộc sống ấm no gấp năm, gấp mười năm cũ đã qua.

    Lễ hội chính của đền Công Đồng Bắc Lệ được tổ chức vào ngày 20 tháng 9 âm lịch hàng năm.

    3. Động Nhị Thanh

     
    Động Nhị Thanh
    Động Nhị Thanh

    4. Động Tam Thanh

     
    Động Tam Thanh
    Động Tam Thanh
     

    5. Chùa Tam Thanh

     
    Chùa Tam Thanh là một ngôi chùa nằm trong Động Tam Thanh (trong một ngọn núi đá thuộc phường Tam Thanh, thành phố Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn).
     

    Chùa Tam Thanh chờ phật A Di Đà, ngoài ra nơi đây còn lưu trữ hệ thống văn bia phong phú của các văn nhân, thi sĩ nổi tiếng như Ngô Thì Sĩ, thống đốc trấn Lạng Sơn cũ.

    Lễ hội Chùa Tam Thanh diễn ra vào ngày mười lăm tháng giêng âm lịch hàng năm, thu hút rất nhiều du khách, phật tử ở gần xa đến tham dự.

    Chùa Tam Thanh
    Chùa Tam Thanh
     

    6. Cửa khẩu Tân Thanh

     
    Cửa khẩu Tân Thanh là một cửa khẩu nổi tiếng của tỉnh Lạng Sơn, là nơi thông thương với cửa khẩu Pu Zhai (Pò Chài), tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc.
     

    Cửa khẩu Tân Thanh cách trung tâm thành phố Lạng Sơn khoảng 30km, chủ yếu là nơi xuất khẩu nông sản Việt Nam mà nổi trội là vải, dưa hấu, thanh long, dứa...

    Cửa Khẩu Tân Thanh, Lạng Sơn
    Cửa Khẩu Tân Thanh, Lạng Sơn
     
    >>> Đặt tour du lịch Lạng Sơn - Đồng Đăng - Tân Thanh 1 ngày giá chỉ 965k của Cattour để đến thăm con phố Đồng Đăng nổi tiếng và đi mua sắm thả ga ở chợ Cửa Khâu Tân Thanh dịp Tết này ngay thôi nào!
     

    II. Thiền viện trúc lâm Tây Thiên

     
    Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên là một thiền viện thuộc dòng thiền Trúc Lâm Yên Tử nằm tại xã Đại Đình, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc, cách Hà Nội khoảng 85 km về phía tây. Đây là một trong 3 Thiền Viện Trúc Lâm lớn nhất tại Việt Nam, sau Thiền viện Trúc Lâm Đà Lạt và Thiền viện Trúc Lâm Yên Tử.
     
    Thiền viện trúc lâm Tây Thiên
    Thiền viện trúc lâm Tây Thiên
     

    Từ Thiền Viện Trúc Lâm Tây Thiên, bạn có thể ghé thăm danh thắng Tây Thiên Cổ Tự bao gồm Chùa Tây Thiên, Đền Quốc Mẫu Tây Thiên Lăng Thị Tiêu, Đền Cô, Đền Cậu, Đền Thõng, Thác Bạc nằm ngay gần đó.

    Thiền Viện Trúc Lâm Tây Thiên có kiến trúc đẹp mắt, cùng phong cảnh hữu tình nên đã thu hút rất nhiều du khách đến đây thắp hương, du lịch vào dịp đầu xuân năm mới.

    >>> Xem thêm chi tiết lịch trình và giá tour du lịch Hà Nội - Thiền Viện Trúc Lâm Tây Thiên 1 ngày của Cattour để đến và du xuân tại điểm du lịch tâm linh nổi tiếng ngay gần Hà Nội này

    III. Quảng Ninh

     
    1. Thiền Viện Trúc Lâm Yên Tử
     
    Thiền Viện Trúc Lâm Yên Tử là Thiền Viện Trúc Lâm lớn nhất tại Việt Nam. Thiền Viện còn có tên gọi khác là Chùa Lân hay Long Động Tự, thuộc địa phận thôn Nam Mẫu, xã Thượng Yên Công, thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh.

    Bên trong Thiền viện Trúc Lâm Yên Tử có tượng Phật Thích Ca Mâu Ni nặng gần 4 tấn, trước nhà thờ Tam Tổ Trúc Lâm có tượng Bồ Đề Đạt Ma, trong La Hán đường có bộ tượng gỗ 18 vị La Hán nổi tiếng.

    Thiền viện trúc lâm Yên Tử
    Thiền viện trúc lâm Yên Tử
     

    Vào dịp Tết hay đầu xuân, rất nhiều du khách muốn tới Yên Tử hành hương để tìm thấy sự bình an, thanh thản trong tâm hồn. Ngoài ra, nhiều người cũng thích leo núi Yên Tử, chạm tay vào Chùa Đồng để cầu mong may mắn trong năm với và cũng là rèn luyện sức khỏe sau những ngày Tết nạp nhiều năng lượng dư thừa.

    Yên Tử là địa điểm du lịch đông khách bậc nhất vào dịp Tết và dịp lễ hội Yên Tử, được tổ chức bắt đầu vào mùng 9 tháng Giêng và kết thúc vào cuối tháng 3 âm lịch hàng năm.

    Có 2 lịch trình du lịch Yên Tử dịp đầu xuân năm mới, mời quý khách tham khảo và lựa chọn một lịch trình phù hợp nhất với mình nhé!

    >>> Tour du lịch Yên Tử - Ba Vàng - Cửa Ông - Cái Bầu 2 ngày 1 đêm

    >>> Tour du lịch Hà Nội - Yên Tử - Chùa Ba Vàng 1 ngày

    2. Chùa Ba Vàng

     
    Chùa Ba Vàng là ngôi chùa có tòa chính điện lớn nhất ở Việt Nam. Ngôi chùa nổi tiếng này còn có tên gọi khác là Bảo Quang Tự, tọa lạc trên núi Thành Đẳng, thuộc địa phận phường Quang Trung, thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh.
     
    Quang cảnh chùa Ba Vàng
    Quang cảnh chùa Ba Vàng
     
    Bên trong chùa Ba Vàng
    Bên trong chùa Ba Vàng
     

    Vào năm 2007, Đại Đức Thích Trúc Thái Minh thuộc hệ phái thiền Trúc Lâm Yên Tử được nhân dân thỉnh về làm trụ  trì chùa, biến nơi đây thành địa điểm hành hương, tu học của rất nhiều tín đồ Phật Giáo trên cả nước và cũng là địa điểm du lịch tâm linh được yêu thích hàng đầu ở gần Hà Nội.

    3. Chùa Cái Bầu

     
    Chùa Cái Bầu hay còn có tên gọi khác là Thiền Viện Trúc Lâm Giác Tâm, là một ngôi chùa đẹp, phong thủy hữu tình nằm ngay gần khu du lịch Bãi Dài – Vân Đồn, thuộc thôn 1, xã Hạ Long, huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh.

    Chùa Cái Bầu với mặt sau lưng tựa núi, mặt trước nhìn thẳng ra vịnh Bái Tử Long xinh đẹp, lại ở vị thế trên cao nên du khách có thể phóng tầm mắt nhìn thấy bao quát một phần rộng lớn của tỉnh Quảng Ninh.

    Chùa Cái Bầu
    Chùa Cái Bầu
     

    Thiền viện Trúc Lâm Giác Tâm được xây dựng trên nền ngôi Phúc Linh Tự (cách đây trên 700 năm), thờ các vị tướng nhà Trần trong cuộc chiến chống quân xâm lược Nguyên - Mông từ thế kỷ XIII.

    Ngoài ra, đây còn là nơi thờ các chư vị tổ sư, Bồ Đề Đạt Ma khai sinh ra thiền phái Trúc Lâm, Phật hoàng Trần Nhân Tông, Pháp Loa đại sư, Huyền Trang đại sư là các vị có công phát triển và duy trì thiền phái Trúc Lâm tại Việt Nam.

    Du khách nếu muốn chọn một địa điểm du lịch tâm linh không quá đông đúc và xô bồ vào dịp Tết thì có thể lựa chọn điểm đến là Chùa Cái Bầu.

    4. Đền Cửa Ông

     
    Đền Cửa Ông thuộc địa phận phường Cửa Ông, thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh. Đền là nơi thờ phụng Hưng Nhượng Đại Vương Trần Quốc Tảng và Hoàng Cần, cùng nhiều nhân vật nổi tiếng thời nhà Trần khác như Trần Thì Kiến, Trần Khánh Dư, Trần Quốc Toản...
     
    Đền Cửa Ông
    Đền Cửa Ông
     

    Lễ hội Đền Cửa Ông tổ chức ngày 2 tháng 1 âm lịch đến hết tháng 3 âm lịch nên thu hút rất đông đảo nhân dân đến viếng thăm và vãn cảnh nhân dịp đầu xuân năm mới.

    >>> Xem thêm chi tiết tour du lịch Chùa Ba Vàng - Cửa Ông - Cái Bầu 1 ngày giá chỉ 490k của Cattour để đến thắp hương, vãn cảnh tại 3 ngôi chùa nổi tiếng xứ Quảng Ninh này ngay trong Tết 2019

    IV. Đền Hùng

     
    Dịp Lễ Tết đầu năm cũng là thời gian lý tưởng để nhớ về cội nguồn, chính vì thế thay vì đi cầu tài, cầu lộc, cầu bình an, nhiều du khách lại lựa chọn đến viếng thăm Đền Hùng ở núi Nghĩa Lĩnh, thuộc xã Hy Cương, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.
     
    Đền Hùng
    Đền Hùng
     

    Đền Hùng là nơi thờ phụng Vua Hùng và các tôn thất của nhà Vua. Ngày 6 tháng 12 năm 2012, UNESCO công nhận Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại với những yếu tố thuộc đời sống tâm linh của người Việt Nam đã tồn tại từ hàng nghìn năm nay, thể hiện nền tảng tinh thần đại đoàn kết dân tộc và gắn kết cộng đồng.

    >>> Đặt ngay tour du lịch Đền Hùng 1 ngày giá chỉ 370k của Cattour để về Đất Tổ hành hương dịp Tết 2019 này

    V. Côn Sơn – Kiếp Bạc

     
    Đền Côn Sơn – Kiếp Bạc trực thuộc huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương, là nơi thờ tự và cũng là di tích lịch sử liên quan đến những chiến công lẫy lừng trong ba lần quân dân thời Trần đánh thắng quân xâm lược Nguyên Mông thế kỷ XIII và trong cuộc kháng chiến 10 năm của nghĩa quân Lam Sơn chống quân Minh ở thế kỷ XV.

    Đây là nơi gắn liền với thân thế, sự nghiệp của các vị anh hùng dân tộc Nguyễn Trãi, Trần Hưng Đạo cùng với nhiều danh nhân văn hoá của dân tộc: Trần Nguyên Đán, Pháp Loa, Huyền Quang… Điểm nhấn của khu di tích này là chùa Côn Sơn và đền Kiếp Bạc.

    Chùa Côn Sơn
    Chùa Côn Sơn
     
    Đền Kiếp Bạc
    Đền Kiếp Bạc
     

    Chùa Côn Sơn tên chữ là "Thiên Tư Phúc Tự", nghĩa là chùa được trời ban cho phước lành. Chùa được rất nhiều người dân địa phương đến viếng thăm, thắp hương dịp lễ Tết để mong cầu một năm mới nhiều phước lành.

    Bên trong Đền Kiếp Bạc có tượng Trần Hưng Ðạo cùng phu nhân, hai con gái, tượng ông Phạm Ngũ Lão, Nam Tào, Bắc Ðẩu và 4 bài vị thờ bốn con trai. Hàng năm, hội đền được tổ chức vào ngày mất của Trần Hưng Ðạo (vào ngày 20 tháng 8 âm lịch hàng năm).

    >>> Xem thêm chi tiết tour du lịch Côn Sơn - Kiếp Bạc 1 ngày để đặt và đến thắp hương tại di tích nổi tiếng nhất tại tỉnh Hải Dương này!

    VI. Chùa Hương

     
    Chùa Hương hay chùa Hương Sơn là một quần thể tôn giáo – văn hóa với hàng chục ngôi chùa thờ Phật, vài ngôi đền thờ thần, các ngôi đình, thờ tín ngưỡng nông nghiệp của Việt Nam.
     
    Chùa Hương
    Chùa Hương
     

    Chùa Hương nằm ở xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội. Chùa chỉ nằm cách trung tâm thành phố Hà Nội khoảng 60km, trên đường lên chùa du khách sẽ được ngắm phong cảnh hữu tình hai bên bờ suối Yến nên điểm du lịch tâm linh này được rất nhiều du khách gần xa yêu thích và ghé thăm mỗi khi Tết đến xuân về.

    >>> Xem thêm chi tiết lịch trình tour du lịch Chùa Hương 1 ngày giá chỉ 590k của Cattour để đến và thắp hương tại ngôi chùa nổi tiếng ở ngay gần Hà Nội này!

    VII. Bắc Ninh

     
    1. Đền Bà Chúa Kho
     
    Đền Bà Chúa Kho nằm trên lưng chừng ngọn núi Kho, tại khu Cô Mễ, phường Vũ Ninh, TP Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh.
     
    Đền Bà Chúa Kho
    Đền Bà Chúa Kho
     

    Ngôi đền có liên quan đến sự kiện Lý Thường Kiệt lãnh đạo cuộc kháng chiến chống quân Tống năm 1076. Vào thời đó ở làng Cô Mễ, núi Kho, Cầu Gạo... vốn là những nơi đặt kho lương thực của quân Lý ở bờ nam chiến tuyến Như Nguyệt (Sông Cầu). Núi Kho, núi Dinh, Thị Cầu cũng vốn là một vị trí chiến lược có thể kiểm soát con đường từ Lạng Sơn qua sông Cầu về Thăng Long xưa.

    Chính vì lý do này, người dân khắp nơi thường tới thắp hương tại Đền Bà Chúa Kho để cầu mong cho một năm mới no đủ, giàu sang, sung túc vào mỗi dịp lễ Tết hàng năm.

    >>> Đặt ngay tour du lịch Hà Nội - Đền Bà Chúa Kho - Chùa Dâu - Chùa Bút Tháp 1 ngày của Cattour để đến Đền Bà Chúa Kho cầu tài, cầu lộc cho một năm mới thật sung túc và bình an các bạn nhé!

    2. Chùa Dâu

     
    Chùa Dâu là ngôi chùa cổ nhất ở Việt Nam, trực thuộc xã Thanh Khương, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh.
     
    Chùa Dâu
    Chùa Dâu
     

    Chùa có nhiều tên gọi khác nhau như chùa Diên Ứng, Pháp Vân, Cổ Châu, là nơi thờ Phật và Tứ Pháp (Pháp Vân – thần Mây, Pháp Vũ – thần Mưa, Pháp Lôi – thần Sấm, Pháp Điện – thần Chớp) và còn có một ngôi chùa Tổ thờ Man Nương là mẹ của Tứ Pháp.

    Du khách đến với Chùa Dâu ngoài cầu mong những điều tốt đẹp trong năm mới còn đến thể tham quan và tìm hiểu về lịch sử cũng như các giá trị nhân văn to lớn của ngôi chùa cổ này.

    3. Chùa Bút Tháp

     
    Chùa Bút Tháp hay còn được gọi là Ninh Phúc Tự, Nhạn Tháp, nằm ở bên đê hữu ngạn sông Đuống, thôn Bút Tháp, xã Đình Tổ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh, chỉ cách trung tâm thành phố Hà Nội chưa đầy 30km.
     
    Chùa Bút Tháp
    Chùa Bút Tháp
     
    Tượng Phật Nghìn Mắt Nghìn Tay ở chùa Bút Tháp
    Tượng Phật Nghìn Mắt Nghìn Tay ở chùa Bút Tháp
     

    Bên trong chùa Bút Tháp có ngôi tượng Phật Bà Ngìn Mắt Nghìn Tay nổi tiếng, bên cạnh đó là tượng Tây Thiên Đông Độ Việt Nam lịch đại Tổ sư và tượng Quan Âm Thị Kính cũng nổi tiếng không kém. Ngoài chùa Dâu thì chùa Bút Tháp cũng là một ngôi chùa cổ và nổi tiếng bậc nhất ở tỉnh Bắc Ninh.

    4. Đền Đô

     
    Đền Đô hay còn gọi là Đền Lý Bát Đế, Cổ Pháp Điện, là nơi thờ tám vị vua đầu tiên của thời nhà Lý là Lý Công Uẩn (Lý Thái Tổ), Lý Thánh Tông, Lý Thái Tông, Lý Nhân Tông, Lý Thần Tông, Lý Anh Tông, Lý Cao Tông, Lý Huệ Tông, thuộc Khu Phố Thượng, phường Đình Bảng, thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh.
     
    Đền Đô, Bắc Ninh
    Đền Đô, Bắc Ninh
     

    Đền Đô nằm cách trung tâm Hà Nội chỉ khoảng 15km, lại thường xuyên tổ chức nhiều chương trình lễ hội, ca múa nhạc đặc sắc chào đón Phật tử và du khách gần xa nên được rất nhiều người dân ở Hà Nội và các tỉnh lân cận đến thắp hương vào dịp Tết.

    VIII. Ninh Bình

     
    1. Bái Đính – Tràng An
     
    Chùa Bái Đính thuộc xã Gia Sinh, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình, nổi tiếng với pho tượng Phật bằng đồng dát vàng lớn nhất Châu Á.
     

    Quần thể chùa Bái Đính bao gồm Chùa Bái Đính mới xây và chùa Bái Đính cổ được xây dựng từ hơn 1000 năm về trước.

    Quần thể chùa Bái Đính
    Quần thể chùa Bái Đính
     
    Tràng An
    Tràng An
     

    Chùa Bái Đính là nơi thờ Phật, thờ thánh Cao Sơn, thánh Nguyễn, thờ Mẫu và Tiên.

    Ngay gần chùa Bái Đính là quần thể danh thắng Tràng An, nơi có cố đô Hoa Lư ở phía Bắc và Tam Cốc – Bích Động ở phía Nam.

    Quần thể danh thắng Tràng An có phong cảnh hữu tình, ẩn chứa nhiều câu chuyện lịch sử và giá trị nhân văn to lớn nên được rất nhiều du khách lựa chọn làm điểm du lịch tâm linh trong dịp năm mới cùng với chùa Bái Đính.

    >>> Đặt ngay tour du lịch Hà Nội - Bái Đính - Tràng An 1 ngày giá chỉ 690k của Cattour để đến tham quan, thắp hương tại ngôi chùa có ngôi tượng Phật bằng đồng dát vàng lớn nhất ở Châu Á tại tỉnh Ninh Bình các bạn nhé!

    2. Cố đô Hoa Lư

     
    Cố đô Hoa Lư không chỉ là một nơi có phong cảnh đẹp, đó còn là nơi núi non hùng vĩ, vang danh lịch sử một thời của dân tộc Việt Nam ta.
     
    Cố đô Hoa Lư
    Cố đô Hoa Lư
     

    Hệ thống di tích ở Hoa Lư liên quan đến sự nghiệp của các nhân vật lịch sử thuộc ba triều đại nhà Đinh, nhà Tiền Lê và khởi đầu nhà Lý, tính từ Đinh Tiên Hoàng đến Lý Thái Tông với bề dày hơn 1000 năm lịch sử.

    3. Tam Cốc – Bích Động

     
    Tam Cốc – Bích Động, điểm du lịch đẹp nổi tiếng được ví như “Vịnh Hạ Long trên cạn” hay “Nam thiên đệ nhị động”, là một hệ thống hang động núi đá vôi và các di tích lịch sử liên quan đến hành cung Vũ Lâm của triều đại nhà Trần nằm chủ yếu ở xã Ninh Hải, Hoa Lư, Ninh Bình.
     
    Tam Cốc - Bích Động
    Tam Cốc - Bích Động
     

    Du khách đến Tam Cốc – Bích Động rất thích cảm giác được lênh đênh trên thuyền, luồn qua các hang động núi đá và nhìn ngắm thiên nhiên hùng vĩ ở nơi đây.

    Điểm du lịch này chỉ cách trung tâm thành phố Hà Nội khoảng 100km nên bạn hoàn toàn có thể đi về trong ngày được nếu xuất phát từ Hà Nội.

    >>> Xem thêm chi tiết tour du lịch Hoa Lư - Tam Cốc 1 ngày giá chỉ 450k của Cattour để tưởng nhớ về cố đô Hoa Lư và ghé thăm "Nam thiên đệ nhị động" Tam Cốc dịp đầu xuân 2019 các bạn nhé!

    IX. Lào Cai

     
    1. Đền Ông Hoàng Bảy
     
    Đền ông Hoàng Bảy còn được gọi là đền Bảo Hà, nằm trên ngọn núi Cấm thuộc xã Bảo Hà (Bảo Yên, Lào Cai).
     
    Đền ông Hoàng Bảy nổi tiếng ở tỉnh Lào Cai
    Đền ông Hoàng Bảy nổi tiếng ở tỉnh Lào Cai
     

    Tương truyền rằng, ông Hoàng Bảy là một vị anh hùng của miền sơn cước từng đánh giặc phương Bắc bảo vệ nhân dân. Khi ông mất, đền thờ ông được xây dựng trên ngọn núi Cấm, quay mặt ra phía sông Hồng, đúng thế “tựa sơn đạp thủy” để “trấn yểm” cho vùng đất biên giới được bình yên, thịnh vượng.

    Truyền thuyết kể rằng, Ông Hoàng Bảy hay thường gọi là Ông Bảy Bảo Hà. Ông là con Đức Vua Cha. Theo lệnh vua, ông giáng phàm trần, trở thành con trai thứ bảy trong danh tộc họ Nguyễn, cuối thời Lê. Vào cuối đời Lê niên hiệu Cảnh Hưng (1740 – 1786 ) khắp vùng Qui Hóa gồm Châu Thủy Vĩ và Châu Văn Bàn (thuộc Lào Cai bây giờ) luôn bị giặc phương Bắc tràn sang cướp phá, khắp vùng loạn lạc, cư dân điêu tàn. Trước cảnh đau thương tang tóc ấy, tướng Hoàng Bẩy được triều đình giao trọng trách khởi binh dẹp loạn vùng biên ải. Đội quân của ông tiến dọc sông Hồng đánh đuổi quân giặc, giải phóng Châu Văn Bàn và củng cố xây dựng Bảo Hà thành căn cứ lớn. Trong một trận chiến đấu không cân sức Ông Bảy bị giặc bắt, chúng tra khảo hành hạ dã man, nhưng ông vẫn một lòng kiên trung, quyết không đầu hàng, cuối cùng, không làm gì được, chúng sát hại ông rồi mang thi thể vứt xuống dòng sông. Kì lạ thay, di quan của ông dọc theo sông Hồng, trôi đến phà Trái Hút, Bảo Hà, Lào Cai thì dừng lại. Nhân dân trong vùng đã vớt, an táng thi thể ông và lập đền thờ tại đây để ghi nhớ công đức to lớn của ông.

    Còn một điều kì lạ nữa là khi ông bị giặc sát hại, thì trời bỗng chuyển gió, mây vần vũ, kết lại thành hình thần mã, từ thi thể ông phát ra một đạo hào quang, phi lên thân ngựa, đến Bảo Hà thì dừng lại, trời bỗng quang đãng, mây ngũ sắc kết thành hình tứ linh chầu hội. Sau này khi hiển linh ông được giao quyền cho trấn giữ đất Lào Cai, ngự trong dinh Bảo Hà, đến lúc này ông nổi tiếng là một Ông Hoàng không chỉ giỏi kiếm cung mà còn rất ăn chơi, phong lưu: khi thanh nhàn ông ngả bàn đèn, uống trà mạn Long Tỉnh, ngồi chơi tổ tôm, tam cúc, xóc đĩa… lúc nào cũng có thập nhị tiên nàng hầu cận, ông cũng luôn khuyên bảo nhân dân phải ăn ở có nhân có đức, tu dưỡng bản thân để lưu phúc cho con cháu. Triều vua Minh Mạng, Thiệu Trị sắc tặng ông danh hiệu “Trấn An Hiển Liệt” và các triều vua nhà Nguyễn khác tôn ông danh hiệu: “Thần Vệ Quốc – Ông Hoàng Bảy Bảo Hà”.

    Chính vì những truyền thuyết này mà du khách ở khắp nơi thường đến đền ông Hoàng Bảy để cầu tài, mà cụ thể hơn là cầu ông phù hộ cho nhiều may mắn khi chơi các trò đỏ đen như tổ tôm, tam cúc, xóc đĩa...

    Đền ông Hoàng Bảy nằm cách trung tâm thành phố Hà Nội khoảng 240km, nếu muốn đi lễ trong ngày, bạn phải đi từ đêm hôm trước thì mới kịp.

    2. Đền Cô Đôi Thượng Ngàn

     
    Đền Cô Đôi Thượng Ngàn hay còn được gọi là Đền Sơn Tinh Công Chúa hay đền Cô Tân An, là nơi thờ Sơn Tinh Công Chúa, một vị tiên nữ xinh đẹp và nhân ái trong truyền thuyết. Đền tọa lạc ở thôn Bồng Lai, xã Văn Phương, Nho Quan, Ninh Bình.
     
    Đền Cô Đôi Thượng Ngàn - nơi tổ chức các buổi hẩu đồng nổi tiếng dịp Tết
    Đền Cô Đôi Thượng Ngàn - nơi tổ chức các buổi hẩu đồng nổi tiếng dịp Tết
     

    Vua Đế Thích trên Thiên Cung. Sau cô giáng sinh xuống đất Ninh Bình làm con gái một quan lang họ Hà, chúa đất người Mường ở vùng rừng núi Cúc Phương Nho Quan.Khi hạ sinh, Cô Đôi rất xinh đẹp: da trắng, tóc xanh mượt mà, mặt tròn, lưng ong thon thả. Năm cô lên bốn tuổi, gia đình vị quan lang chuyển tới làm quan ở huyện Cao Phong, tỉnh Hòa Bình. Sau này cô được Mẫu Thượng Ngàn cho học đạo phép để giúp dân. Rồi khi về thiên, cô được Mẫu Thượng Ngàn truyền cho vạn phép, giao cho cô dạy người rừng biết thống nhất về ngôn ngữ. Lúc thanh nhàn cô về ngự cảnh sơn lâm núi rừng ở đất Ninh Bình quê nhà, trong ba gian đền mát, cô cùng các bạn tiên nữ ca hát vui thú trên dốc Sườn Bò (nay thuộc xã Văn Phương, Nho Quan). Có khi cô biến hiện ra người thiếu nữ xinh đẹp, luận đàm văn thơ cùng các bậc danh sĩ, tương truyền cô cũng rất giỏi văn thơ, làm biết bao kẻ phải mến phục. Cô Đôi cũng là tiên cô cai quản kho lộc Sơn Lâm Sơn Trang, người trần gian ai nhất tâm thì thường được Cô Đôi ban thưởng, nhược bằng có nợ mà không mau trả lễ cô lại bắt đền nặng hơn.

    Cô Đôi Thượng rất hay ngự về đồng, vì danh tiếng cô lừng lẫy ai ai cũng biết đến, đệ tử cô đông vô số và cô cũng hay bắt đồng. Trong đại lễ khai đàn mở phủ người ta thường dâng lễ vàng cây lên 4 vi tiên cô là Cô Đôi, Cô Bơ, Cô Chín và Cô Bé, trong đó Cô Đôi thường là giá cô ngự về đầu tiên (mở khăn cho hàng cô) để chứng lễ. Khi cô về ngự thường mặc áo lá xanh hoặc quầy đen và áo xanh (ngắn đến hông), trên đầu có dùng khăn (khăn von hoặc khăn vấn) kết thành hình đóa hoa, cũng có một số nơi dâng cô áo xanh, đội khăn đóng (khăn vành dây) và thắt lét xanh, hai bên có cài hai đóa hoa. Cô về đồng thường khai cuông rồi múa mồi, múa tay tiên hái tài hái lộc cho đồng tử.

    Chính vì truyền thuyết trên mà cứ dịp Tết đến, người người lại đổ về Đền Cô Đôi Thượng Ngàn để mong cô ban lộc, cho một năm mới đủ đầy, làm ăn phát đạt.

    >>> Đặt tour du lịch Hà Nội - Đền Ông Hoàng Bảy - Đền Cô Đôi Thượng Ngàn 1 ngày của Cattour để đến thắp hương, cầu tài, cầu lộc cho một năm mới thật sung túc và ấm no ngay thôi nào!

    X. Hòa Bình

     
    1. Đền Bà Chúa Thác Bờ
     
    Đền Bà Chúa Thác Bờ thờ Bà Chúa Thác Bờ, một nhân vật huyền thoại trong trận đánh đèo Cát Hãn của Lê Lợi vào năm 1431.
     

    Chúa Thác Bờ tên thật là Đinh Thị Vân, người Mường sinh quán ở đất Hòa Bình dưới thời nhà Trần. Bà là con gái của một tộc trưởng người Mường ở xã Kim Bôi, Hòa Bình.

    Đền Bà Chúa Thác Bờ ở Hòa Bình
    Đền Bà Chúa Thác Bờ ở Hòa Bình
     

    Khi nhà Minh xâm lược Đại Việt, Lê Lợi dấy quân khởi nghĩa. Khi nghĩa quân đến Thác Bờ, bà Đinh Thị Vân đã kêu gọi nhân dân quyên góp lương thực nuôi quân. Cũng chính bà đã tổ chức chèo thuyền đưa nghĩa quân đi đánh quân xâm lược ở đèo Cát Hãn (nay thuộc tỉnh Lai Châu). Khi Lê Lợi chiến thắng trở về, bà đã tổ chức lễ hội khao quân, cùng với huy động người dân chặt tre làm bè để đưa nghĩa quân về kinh. Trong thời gian ở đây, Lê Lợi đã dùng kiếm Thuận Thiên khắc lên đá một bài thơ khích lệ tinh thần quả cảm của quân lính và sự anh dũng của người dân nơi đây, hiện tảng đá đang được lưu giữ ở Nhà văn hóa trung tâm thành phố Hòa Bình.

    Để ghi công, bà được triều đình giao cai quản vùng đất người Mường ở Hòa Bình. Tại đây, bà giúp nhân dân ổn định cuộc sống, dạy mọi người lên rẫy làm nương, xuống sông Đà thả lưới bát cá; khi thanh nhàn, bà lại một mình chèo thuyền độc mộc dọc theo sông Đà du ngoạn thắng cảnh.

    Sau khi bà qua đời, vua Lê Lợi lệnh dân bản xứ lập đền thờ bà bên cạnh thác Bờ, xã Thung Nai, huyện Cao Phong, từ đó đến nay đền Thác Bờ luôn được nhân dân chăm nom cẩn thận, và được nhiều du khách gần xa đến thắp hương dịp Tết.

    2. Thung Nai

     
    Với vẻ đẹp kỳ thú, Thung Nai được nhiều du khách trong và ngoài nước yêu mến gọi là “Vịnh Hạ Long trên núi". Nhờ hệ thống núi đá vôi rất đặc trưng của Hòa Bình, khi ngập nước, Thung Nai chẳng khác nào một Hạ Long thu nhỏ.
     
    Phong cảnh ở Thung Nai không khác gì Hạ Long thu nhỏ
    Phong cảnh ở Thung Nai không khác gì Hạ Long thu nhỏ
     

    Ở Thung Nai có rất nhiều địa danh để tham quan, khám phá như bản Mu, lòng hồ thủy điện Hòa Bình, đền Bà Chúa Thác Bờ, chợ nổi, hang Trạch, động Thác Bờ... Cảnh quan tại Thung Nai đẹp và hoang sơ với những đảo đá trên hồ hay những khu rừng rậm rạp.

    3. Mai Châu

     
    Mai Châu là một điểm du lịch rất nổi tiếng của tỉnh Hòa Bình. Nơi đây nổi tiếng vì có phong cảnh thiên nhiên hoang sơ, xinh đẹp, cùng với đó là nền văn hóa độc đáo của người dân tộc Mường nơi đây.
     

    Mai Châu chỉ nằm cách trung tâm thành phố Hà Nội khoảng 140km nên rất thích hợp để trở thành một điểm du lịch, nghỉ dưỡng ngắn ngày ở gần Hà Nội.

    Mai Châu là một địa điểm du lịch nổi tiếng và đẹp ở gần Hà Nội
    Mai Châu là một địa điểm du lịch nổi tiếng và đẹp ở gần Hà Nội
     

    Quý khách có nhu cầu đi du xuân, lễ Tết tại các địa điểm trên, vui lòng liên hệ ngay với Cattour để được tư vấn và báo giá chi tiết.

    >>> Click để xem chi tiết tất cả các tour du lịch Lễ Hội và lựa chọn cho mình một tour phù hợp nhất để đi du xuân, vãn cảnh, cầu bình an, may mắn, tài lộc trong dịp đầu xuân năm mới 2019 này các bạn nhé!

    Chúc quý khách có một mùa xuân mới tràn ngập niềm vui và hạnh phúc!

    Cattour tự hào là nhà tổ chức các tour du lịch lễ hội hàng đầu tại Hà Nội.

    Cattour.vn

    Lan Nguyen / Cattour.vn - Ảnh: Internet


    Xem thêm: địa điểm du lịch điểm du lịch hà nội Tết

    Quay về trang trước Lên đầu trang

    Bài liên quan

    Làng cổ Đường Lâm - địa điểm tham quan thú vị trong lòng Hà Nội

    Làng cổ Đường Lâm - địa điểm tham quan thú vị trong lòng Hà Nội

    20/01/2020

    Bạn đang tìm một điểm tham quan thú vị ở Hà Nội cho những ngày cuối tuần, lễ Tết...  Cattour đã tìm được một địa điểm nằm ngay trong Hà Nội để khám phá và tham quan để giới thiệu với các bạn rồi đây - đó là làng cổ Đường Lâm. Hãy đọc ngay bài viết này để tìm hiểu xem điểm du lịch này có gì thú vị nhé!

    Quy Nhơn cách Hà Nội bao nhiêu km? Xe khách Quy Nhơn Hà Nội

    Quy Nhơn cách Hà Nội bao nhiêu km? Xe khách Quy Nhơn Hà Nội

    11/01/2020

    Vẻ đẹp biển Quy Nhơn giống như bức tranh thiên nhiên đẹp mộng mơ khiến biết bao trái tim yêu du lịch biển Việt Nam phải ngẩn ngơ, thổn thức. Quy Nhơn thu hút sự quan tâm của đông đảo du khách trong và ngoài nước trong đó không ngoại trừ những vị khách đến từ thủ đô. Quy Nhơn cách Hà Nội bao nhiêu km và cách di chuyển từ Hà Nội đi Quy Nhơn là thắc mắc của rất nhiều du khách. Nếu bạn cũng muốn có chuyến đi Quy Nhơn thì đừng bỏ lỡ những thông tin hữu ích dưới đây nhé!

    Các tour du lịch Thiên Cầm khởi hành từ Hà Nội kèm giá và lịch trình chi tiết

    Các tour du lịch Thiên Cầm khởi hành từ Hà Nội kèm giá và lịch trình chi tiết

    30/12/2019

    Để phục vụ nhu cầu đi du lịch biển Thiên Cầm dành cho các du khách ở Hà Nội và khu vực miền Bắc, hiện nay Cattour đang cung cấp 2 tour du lịch Thiên Cầm là tour 4 ngày 3 đêm và tour 3 ngày 2 đêm với lịch trình cực hấp dẫn. Mời quý khách cùng khám phá:

    Bãi biển Thiên Cầm cách Hà Nội bao nhiêu km? Di chuyển tới đây bằng cách nào?

    Bãi biển Thiên Cầm cách Hà Nội bao nhiêu km? Di chuyển tới đây bằng cách nào?

    30/12/2019

    Bãi biển Thiên Cầm thuộc miền Trung nước ta và có vị trí không quá xa so với Hà Nội nên du khách có thể di chuyển tới đây bằng nhiều loại phương tiện khác nhau.

    Xe khách Hà Nội đi Vũng Tàu uy tín - Hà Nội cách Vũng Tàu bao nhiêu km?

    Xe khách Hà Nội đi Vũng Tàu uy tín - Hà Nội cách Vũng Tàu bao nhiêu km?

    30/12/2019

    Số lượt khách du lịch từ Hà Nội đến Vũng Tàu và từ Vũng Tàu ra thủ đô ngày một tăng cao. Các từ khóa du lịch lên quan đến khoảng cách giữa Hà Nội và Vũng Tàu cũng như các hãng xe, cách di chuyển từ Hà Nội đi Vũng Tàu và ngược lại đang được rất nhiều sự quan tâm của khách du lịch. Nếu bạn cũng đang muốn có một chuyến đi từ Hà Nội đi Vũng Tàu hay Vũng Tàu ra Hà Nội và đang tìm kiếm các thông tin về hành trình từ Bắc vào Nam này thì hãy cùng Cattour.vn tìm hiểu xem nhé!

    Top 5 địa điểm du lịch Myanmar đẹp tuyệt vời nhưng lại không nhiều người biết đến

    Top 5 địa điểm du lịch Myanmar đẹp tuyệt vời nhưng lại không nhiều người biết đến

    24/12/2019

    Nhắc đến du lịch Myanmar, hầu như mọi người sẽ nghĩ ngay đến các địa điểm nổi tiếng như Yangon, Bagan hay Mandalay,... Tuy nhiên, ở đất nước này còn vô số những điểm đến khác cũng hấp dẫn và thú vị không kém. Dưới đây là top 5 địa điểm du lịch Myanmar đẹp tuyệt vời nhưng lại không được nhiều người biết đến

    Tìm bài viết

    ĐIỂM TUYẾN

    BẠN QUAN TÂM CHỦ ĐỀ GÌ?

    Quy Nhơn 02-Thg9 Phú Quốc Khu du lịch Cát Bà Campuchia Thái Lan Đài Loan Ngoại tệ du lịch Hàn Quốc mua gì quà lưu niệm địa điểm du lịch biển Trà Cổ - Móng Cái đẹp sống ảo điểm du lịch Ăn kinh nghiệm khách sạn lịch trình ngân hàng danh sách địa chỉ 4 ngày 3 đêm trong nước nước ngoài tháng 10 tháng 11 tháng 12 du lịch ở đâu chanh xả mùa thu trải nghiệm mùa nào đẹp nhất Quan Lạn 3 ngày 3 ngày 2 đêm Hải Hòa Quảng Bình 4 ngày Bangkok Bí quyết Hải Tiến Ninh Bình Nhật Bản du lịch sầm sơn cần chuẩn bị gì bãi tắm sấm sơn đặc sản sầm sơn đặc sản du lịch sầm sơn tour du lịch 3 ngày 2 đêm hải sản Đảo Lan Châu Cẩm nang du lịch Của Lò chợ Cửa Lò tour du lịch Cửa Lò địa điểm du lịch Cửa Lò Cửa Lò ở đâu Hạ Long Đảo Hòn Ngư Đảo Song Ngư ATM mới nhất cẩm nang du lịch sầm sơn ô tô phượt 99k buffet lẩu Tuyển dụng Nhân viên Visa Cát Bà. Cô Tô miền Bắc miền Trung miền Nam đền độc cước chi phí giá chợ mùa đông món ngon quà vặt Chơi gì câu mực đêm Dù bay Lặn biển Vinpearl Cửa Hội Water Fun Công viên nước Nhà phao Quê Bác tour Cửa Lò 2 ngày 1 đêm Tuần Châu Tàu Hỏa Du lịch Cửa Lò 2 ngày 1 đêm chùa Hương hoa anh đào Tết Nguyên Đán Sài Gòn Tết dương Mộc Châu Sapa Yên Tử Tam Chúc chùa Tam Chúc Chrismas Bái Đính Sa Pa 30Thg4 1Thg5 Châu Âu Tây Nguyên Nha Trang Hong Kong Hồng Kông Mai Châu biểu tượng may mắn con vật may mắn shibuya osaka du lịch Nhật Bản 7 ngày khách sạn con nhộng fukuoka Lào Fukushima bar Nhật Bản nhà hàng ở Nhật Bản mông cổ mông cổ giá rể mông cổ có gì visa mông cổ bali indonesia ubud Phan Thiết Vũng Tàu Maldives Man-đi-vơ LaGi

    Zalo