Đình Trà Cổ - Móng Cái: Nét độc đáo trong kiến trúc và lễ hội nơi địa đầu Tổ Quốc

26/11/2019 / 1,751

Đình Trà Cổ là một ngôi đình cổ và linh thiêng nhất ở Móng Cái - vùng đất địa đầu của đất nước. Hãy cùng Cattour khám phá đình Trà Cổ và lễ hội đặc sắc ở ngôi đình này nhé!

Mục lục bài viết

    I. Giới thiệu về đình Trà Cổ

     

    Đình Trà Cổ nằm ở phía Đông Nam phường Trà Cổ cách bờ biển khoảng 150 mét, giữa một khu dân cư đông đúc, sống chủ yếu bằng nghề đánh bắt, nuôi trồng hải sản. Phía nam đình là biển cả, phía bắc đình là biên giới Việt – Trung cách chừng 8 km theo đường chim bay, phía đông và tây là các khu Nam Thọ, Đông Thịnh, Tràng Lộ, Tràng Vĩ và cách thành phố Móng Cái 8 km theo đường tỉnh lộ.

    Đình Trà Cổ
    Đình Trà Cổ
     

    Từ khi được xây dựng thời Hậu Lê ngôi đình là nơi người Trà Cổ đặt tâm linh vào các vị thần đã phục vụ cho dân những điều tốt lành trong sinh hoạt, nghề nghiệp, cuộc sống.

    Truyền thuyết kể rằng: ngày xưa có 12 người đánh cá quê ở Đồ Sơn, Hải Phòng một lần đi biển đánh cá, lênh đênh giữa biển khơi găp giông bão mà dạt đến vùng đất này. Trước cảnh hoang vu một nửa quay về còn một nửa ở lại sinh sống nơi đảo hoang. Họ trở thành những người đầu tiên khai hoang, lập ấp, xây dựng vùng đất sau này gọi là Trà Cổ để tưởng nhớ tới tên của hai vùng đất Trà Phương và Cổ Trai quê cũ. Ngôi đình được nhân dân lập nên để thờ 6 vị Thành Hoàng.

    Ngày nay, đình là ngôi nhà công để giải quyết mọi việc trong làng, nơi các bô lão, chức sắc và nhân dân hội họp, bàn việc công đồng thời cũng là nơi tổ chức lễ hội đình làng.

    Đình Trà Cổ
    Đây là nơi hội họp và tổ chức lễ hội hàng năm

    Xem thêm:

    Cùng khám phá những con đường ngập tràn hương vị mùa thu hà nội hoa sữa 

    Du lịch tâm linh là gì? Các tour du lịch tâm linh miền Bắc nổi tiếng nhất

    II. Đình Trà Cổ - nét độc đáo về kiến trúc

     

    Đình Trà Cổ là một trong những ngôi đình có quy mô lớn nhất ở tỉnh Quảng Ninh, được xây dựng vào năm 1461 vào thời Hậu Lê. Đây là một công trình kiến trúc đặc biệt ở biên giới phía Bắc nước ta được công nhận là di tích văn hóa năm 1974.

    Đình quay về hướng Nam, dựng theo kiểu chữ “Đinh” gồm 5 gian, hai trái tiền đường và ba gian hậu cung. Toàn bộ kiến trúc tuy bề thế, đồ sộ nhưng lại khá mềm mại, uyển chuyển bởi cách bài trí, chạm trổ công phu tỉ mỉ từ ngoài và trong. Đình có 32 cột gỗ lim, gồm 14 cây cột cái và 18 cây cột quân, đó chính là khung xương sống của đình. Các cột đều được nối lại với nhau bằng các xà ngang, ở các đầu xà đều chạm khắc đầu rồng.

    Đình Trà Cổ
    Đình được xây theo kiểu chữ "đinh" với 5 gian chính
     

    Với đôi tay tài hóa của các nghệ nhân, các mảng chạm trổ tạo thành những bức tranh khắc gỗ sống động, đạt đến đỉnh cao nghệ thuật. Trên thân cột, xà các bức hoành phi, từng đôi câu đối cho chúng ta hiểu được lịch sử của đất và người Trà Cổ. Hơn 500 năm, mỗi triều đại lại thêm một sắc phong cho thấy ý nghĩa to lớn của ngôi đình.

    Đình Trà Cổ
    Đình còn giữ được rất nhiều hoành phi câu đối
     

    Trải bao thăng trầm, biến thiên cùng lịch sử, đình được trùng tu, sửa chữa lớn nhiều lần. Nhưng trên nền đất cũ, đình Trà Cổ vẫn giữ nguyên hình dáng và cấu trúc ban đầu, vẫn giữ được nguyên nét đẹp cổ kính vốn có của nó vào thời Lê đó là các trang trí rồng, phượng trên cột, trên đầu bảy. Vẻ cổ kính, rêu phong bên ngoài bao phủ một khung cảnh trang nghiêm, tĩnh tại nhưng cũng không kém phần mĩ lệ bên trong.

    Đình Trà Cổ
    Những nét điêu khắc, chạm trổ tinh xảo
     

    Đăc biệt, đình Trà Cổ là ngôi đình duy nhất ở tỉnh Quảng Ninh còn giữ được hệ thống ván sàn kiểu kiến trúc đình phổ biến thời bấy giờ. Ván đình cao cách mặt nền 0,4 mét bưng kín bằng những bức chạm trổ. Trung tâm đình – ban gian hậu cung là nơi thể hiện ý thức giữ gìn, tôn tạo rõ nhất. Các bức cốn, cửu võng với hoa văn vân xoắn có từ thời dựng đình, tuy đã được sơn son mới nhưng vẫn toát lên nét đẹp văn hóa cổ truyền dân tộc Việt.

    Đình Trà Cổ
     

    Hiện vật quý còn lưu giữ đến nay gồm một bộ kiệu bát cống, hai hạc rùa, một bộ bát biểu, một bộ thất sự bằng đồng, cùng hàng chục bức đại tự, câu đối, cửu võng, hoành phi... Nội dung hoành phi, câu đối tràn đầy hào khí tự chủ, tự cường dân tộc, ngời sáng bản sắc văn hóa dân tộc ở vùng biên cương Đông Bắc. Không những có sức hấp dẫn thu hút bao du khách trong và ngoài nước bởi giá trị kiến trúc nghệ thuật, phong tục tập quán mà còn là đề tài hấp dẫn cho các nhà nghiên cứu và là cột mốc văn hóa vững chắc khẳng định chủ quyền lãnh thổ Việt Nam nơi địa đầu Tổ Quốc.

    Đình Trà Cổ
    Xem thêm: 
    Một vài tips thú vị khi đi tour du lịch Móng Cái
    Top 5 điểm đến nhất định không thể bỏ qua khi đi tour Móng Cái 
    Review chi tiết lịch trình du lịch Móng Cái 3 ngày 2 đêm chỉ với 2 triệu đồng

    III. Nét độc đáo trong lễ hội đình Trà Cổ

     

    Cùng với sự tồn tại của đình Trà Cổ là những giá trị văn hóa phi vật thể vô cùng quý báu, luôn được các thể hệ người Trà Cổ nâng niu, gìn giữ. Cũng giống như nhiều làng quê trên đất nước ta, bao giờ đình làng cũng gắn với lễ hội làng. Lễ hội làng là mối liên kết tâm linh giữa con người với đấng quyền năng siêu nhiên, liên kết sức mạnh to lớn trong dựng làng, giữ nước.

    Hàng năm từ ngày 30 tháng 5 đến ngày mùng 3 tháng 6 âm lịch người dân phường Trà Cổ lại hân hoan, phấn khởi tổ chức lễ hội đình Trà Cổ. Đây là lễ hội mang dấu ấn văn hóa cổ truyền của vùng đồng bằng Bắc Bộ, cùng thể hiện rõ nét nhất văn hóa của cư dân vùng biển Quảng Ninh. Lễ hội được tổ chức với ý nghĩa tưởng nhớ công ơn các vị Thành Hoàng làng, tiên tổ có công khai phá, lập ấp, lập làng Trà Cổ từ xa xưa.

    Đình Trà Cổ
    Lễ hội Đình Trà Cổ vẫn luôn được tổ chức hàng năm vào tháng 6 âm lịch
     

    Lễ Hội đình Trà Cổ được đánh giá có quy mô vàng mang những giá trị bậc nhất, thể hiện đậm nét văn hóa miền biển vùng Đông Bắc với nhiều hoạt động văn hóa, tín ngưỡng phong phú, hấp dẫn thu hút nhiều du khách thập phương về dự hội.

    1. Chuẩn bị cho lễ hội đình Trà Cổ

     

    Qua hàng trăm năm tồn tại, cùng đời sống văn hóa, tín ngưỡng, lễ hội đình Trà Cổ vẫn còn lưu giữ được những giá trị thuần Việt được duy trì cho đến ngày nay. Theo tục lệ của làng từ xưa tới nay, hàng năm dân làng Trà Cổ bầu chọn 12 ông đám được gọi là ông Cai Đám từ cách đó một năm để lo toan việc hội làng. Ngay sau khi được chọn làm ông Cai Đám, nhà các ông Cai Đám sẽ phải nuôi một sẽ mua một chú lợn. Sau khi mua về nhà, chú lợn này được gọi là “Ông Voi”, được coi là linh vật để thờ thần. Ông Voi được chăm sóc chu đáo, ăn ngon, ngủ màn để tránh muỗi, phải nuôi làm sao để các ông Voi càng to, càng béo càng tốt.

    Trong suốt thời gian những ngày diễn ra lễ hội, các ông Cai Đám luôn phải túc trực ở đình cùng ban tổ chức sắm sửa dọn dẹp, lo các việc cúng lễ, đèn nhang cho đến khi hết hội.

    Đình Trà Cổ
    Các ông Cai Đám là người lo toan các việc khi lễ hội được diễn ra
     

    Để trở thành ông Cai Đám là việc không phải ai cũng có vinh dự được làm. Theo quy định, hàng năm mỗi khu lại đưa sổ nhân khẩu ra để rò xét, bình bầu ông Cai Đám năm sau. Tiêu chí tuyển chọn ông Cai Đám cũng rất nghiêm ngặt, phải đáp ứng đủ những điều kiện như: phải là những người có độ tuổi ngoài 30, khỏe mạnh, biết làm ăn, có đạo đức và lối sống lành mạnh, gia đình thuận hòa, không vướng tang ma... đó là những tiêu chí cơ bản để chọn ông Cai Đám.

    Khi đã được chọn làm ông Cai Đám, trong thơi gian này, các ông Cai Đám phải kiêng kị không được nói bậy, kiêng sát sinh, phải luôn giữ cho bản thân cũng như tâm hồn được trong sạch, thanh tịnh và trọng trách lớn lao này mỗi người chỉ được làm một lần trong đời. Cũng vì lẽ đó mà những ngườu được chọn làm ông Cai Đám đều rất vui vẻ và tự háo, trong họ luôn tâm niệm rằng họ là những người đại diện cho những vị Tiên Công khai sinh ra đất Trà Cổ được thần linh che chở, bảo vệ, gia đình nào làm tốt công việc Cai Đám thì sẽ được hưởng phúc lộc, ăn nên làm ra, gia đình thuận hòa. 

    Đình Trà Cổ
    Ông Cai Đám cũng là người nuôi những "ông Voi"
     

    Trước những ngày diễn ra lễ hội, người dân trong làng, ông Cai Đám cùng các bậc cao niên, chức sắc trong làng tất bật chuẩn bị cho ngày hội. Các bậc bô lão, hương trưởng cùng các ông Đám họp bàn, sắp xếp công việc, người mua sắm đồ tế lễ, cắt cử người thay phiên nhau trực ngoài đình. Các ông Cai Đám phân chia nhau, người làm cỗ chay, người làm cỗ mặn để đảm bảo cho những ngày diễn ra lễ hội được trọn vẹn.

    2. Lễ hội đình Trà Cổ ngày thứ nhất

     

    Lá cờ Đại trước cổng đình tung bay trong gió báo hiệu ngày hội chính thức bắt đầu. Đúng ngày 30 tháng 5 âm lịch, tất cả mọi người trong ban hành lễ cùng 12 ông Cai Đám có mặt tại đình, tập trung báo cáo các vị Thần, tiên tổ làm lễ Mộc Dục trong đình. Nghi lễ này bao gồm việc lau rửa tất cả các đồ vật trong đình. Một loại nước thơm được chuẩn bị sẵn dùng để lau kiệu, ngai, các đồ phục vụ nghi lễ tế Thần. Bên trong, bên ngoài đình được quét dọn sạch sẽ. Sau đó cây đèn thần và mân hoa quả được rước từ nhà văn hóa về đến đình.

    Đình Trà Cổ
    Lá cờ Đại trước cổng đình tung bay trong gió báo hiệu ngày hội chính thức bắt đầu
     

    Khi các nghi lễ được cử hành xong, cũng trong buổi chiều ngày 30 tháng 5, tại các nhà ông Cai Đám tất cả mọi người sắm sửa các bước cuối cùng để đưa “ông Voi” ra đình chầu Thần. Nước là thơm được pha vào tắm cho ông Voi, 12 ông Voi được trang điểm bằng giấy màu đỏ, những chiếc cũi được trang trí đẹp mắt, có vải phủ bên trên để che nắng, che mưa cho ông Voi.

    Đình Trà Cổ
    Những ông Voi sẽ được tắm rửa sạch sẽ, trang trí đẹp mắt
     

    Các ông Cai Đám cùng gia đình rước ông Voi tập trung tại UBND phường Trà Cổ để tiến hành nghi lễ rước 12 ông Voi về đình chầu Thần. Khi 12 ông Voi đã tề tựu đầy đủ, đoàn lễ rước gồm có cồng, trống, tiền quân, cờ hàng, phường bát âm, cờ ngũ hành, đội trống hội trung quân, phía sau là các ông Voi, tiếp đến là ban tế cùng gia đình 12 ông Đám rước ông Voi về tại sân đình, xếp thành hai hàng chỉnh tề để chầu Thần.

    Đình Trà Cổ
    Sau đó sẽ được đưa ra sân đình
     

    Sau khi các nghi lễ tế Thần được thực hiện, ban tổ chức lễ hội sẽ đáng giá, chấm điểm các ông Voi theo tiêu chí ông Voi nào có hình thức đẹp nhất, mình dài nhất, tướng mạo đẹp nhất, da dẻ hồng hào và quan trọng ông Voi đó phải nặng cân nhất thì ông Voi đó đạt giải nhất. Theo quan niệm của làng thì ông Đám nào nuôi được ông Voi đạt giải nhất thì chắc chắn trong năm sẽ gặp được nhiều may mắn và đình hạnh phúc và phúc lộc. Phần thưởng của cuộc thi không về vật chất nhưng đó là niềm vinh dự và tự hào của cả gia đình ông Cai Đám năm đó.

    Đình Trà Cổ
    Được chấm điểm và trao giải
     

    3. Lễ hội đình Trà Cổ ngày thứ 2

     

    Sáng ngày 1 tháng 6 âm lịch cũng là ngày chính hội, sau khi phần diễn văn khai mạc lễ hội, nghi lễ Nghinh Thần được tổ chức. Đây có thể nói là nghi lễ quan trọng nhất, cũng chính là trọng tâm của lễ hội.

    Đình Trà Cổ
    Diễn văn khai mạc lễ hội đình Trà Cổ
     

    Ngôi miếu đôi tọa lạc ngay sát bờ biển mang ý nghĩa không chỉ với ngươi dân Trà Cổ mà còn mang giá trị tâm linh sâu sắc với những ngư dân đi biển. Việc rước Thành Hoàng Làng từ đình Trà Cổ ra ngôi miếu đôi bên bờ biển đó là biểu trưng cho vị thần bảo vệ trở che cho những ngư dân biển gặp may mắn trong những chuyến ra khơi. Đi đầu đám rước là Quốc kì và cờ đại cùng đoàn chấp hiệu cồng, trống tiền quân; tiếp theo là đội trống hội cùng phường bát âm; kế sau đó là hội bát biểu, trung quân, 12 ông Cai Đám mới được bầu cho lễ hội năm sau được đảm nhiệm việc khiêng kiệu thần, kiệu thần có cờ, nọng che hai bên, phía sau là cụ mo, ông chủ tế cùng 12 ông Cai Đám cũ. Dọc hai bên đường đám rước đi qua các gia đình bày sẵn các mâm lễ vật, thắp hương tỏ lòng thành kính với trời đất, thần linh, tổ tiên để phù hộ độ trì cho gia đình mạnh khỏe. Lễ trước không chỉ đi trong làng mà còn nhất định phải đi dọc theo bờ biển.

    Đình Trà Cổ
    Lễ Nghinh Thần
     
    Đình Trà Cổ
     
    Đình Trà Cổ
    Lễ rước nhất định phải đi dọc theo bờ biển Trà Cổ
     

    Sau khi rước lại thần từ miều đôi trở về đình là khoảng thời gian mà ban tế lễ cùng cụ mo làm lễ an vị. Các nghi lễ tế thần được hoàn thiện là lúc gia đình 12 ông Cai Đám sẽ đưa các ông Voi trở về nhà. Một điều đặc biệt là khi những ông Voi này thực hiện xong nghi lễ tế Thần ở đình, 12 ông Voi sẽ trở lại bản năng vốn có của mình là những chú lợn bình thường. Khi đó gia đình các ông Cai Đám có thể giữ lại để nuôi tiếp hoặc đưa ra giết thịt khao họ hàng, làng xóm.

    Đình Trà Cổ
     

    Trong những ngày lễ hội diễn ra, tâm tưởng của người dự hội là hướng về tiên tổ, cội nguồn với sự tôn kính và lòng biết ơn sâu sắc đối với những người có công với đất nước, những vị thánh thần bảo vệ che chở con người trước sóng gió cuộc sống.

    Buối tối ngày hôm đó, các vị chức sắc, ban tế lễ cùng 12 ông Cai Đám thực hiện nghi lễ đóng cây Cai Đám, 12 ông Cai Đám cùng nhau nâng cây Cai Đám lên vai, cụ mo là người điều hành tay cầm ngọn đèn dẫn 12 ông Cai Đám đến trước cửa đình, vừa đi vừa gọi Thánh. Cây Cai Đán được đóng vào vào hai cây cột cái trước cửa đình. Việc đóng cây Cai Đám mang ý nghĩa thông báo ngày hội chính thức bắt đầu. Và đây cũng mang một ẩn ý với những người vào dâng hương tế lễ trong đình là bất cứ ai đi vào đình đều phải cúi đầu thành kính, biểu hiện sự thành kính với thần linh.

    Các ông Cai Đám khi thực hiện nghi lễ xong họ không được phép trở vể nhà mà 12 ông sẽ cắt cửa nhau trong coi đình trog những ngày lễ hội diễn ra. Mỗi giờ sang canh, 1 ông Đám sẽ đánh 1 hồi trống báo hiệu cho đến sáng ngày hôm sau họ mới được trở về nhà. Đó là trách nhiệm mà mỗi ông Cai Đám phải thực hiện.

    Đình Trà Cổ
    12 ông Cai Đám phải thay phiên nhau đánh trống cho đến sáng
    Xem thêm: 
    Cần chuẩn bị những gì khi đi du lịch Móng Cái Trà Cổ
    Du lịch Móng Cái Quảng Ninh có thể di chuyển bằng những phương tiện nào? 
    Bật mí những món ăn ngon nổi tiếng không thể bỏ qua khi du lịch Móng Cái

    4. Lễ hội đình Trà Cổ ngày thứ 3

     

    Sang đến ngày mùng 2, gia đình 12 ông Cai Đám cũ phân công nhau làm cỗ, 12 mâm cỗ đầy đủ các sản vật trầu cau, hoa quả. Những mâm cỗ này được những người vợ của 12 ông Cai Đám khéo léo chuẩn bị, trang trí rất đẹp mắt. Các mâm cỗ được đặt tại nhà ông Đám trưởng. Những phần cỗ này đều có đoàn rước đưa về đình làm lễ tế Thần. Đội hình rước cũng rất nghiêm trang, 12 mâm cỗ được trai tráng khỏe mạnh trong vùng đảm nhiệm, vợ chồng ông Cai Đám đi hai bên. Đám rước đi đến đâu không khí náo nhiệt đến đó, trống chiêng, phường bát âm rộn rã, đông vui. Tới đình làng 12 mâm cỗ được dâng lên tế Thần. Các mâm cỗ được sắp xếp cẩn thận đặt trong hậu cung và hai bên nhang cảnh. Phần cỗ chay, cỗ mặn sau khi tế lễ xong được thụ lộc ngay tại đình để mọi người và ban tế lễ cùng thưởng thức.

    Đình Trà Cổ
    Gia đình các ông Cai Đám được giao cho nhiệm vụ chuẩn bị lễ vật
     
    Đình Trà Cổ
     

    Buổi tối mùng 2, nghi lễ cất cây Cai Đám và gọi sổ bìa xanh được long trọng thực hiện. Cụ mo cùng 12 ông Cai Đám tiến hành lễ. Cây Cai Đám sẽ được đưa từ trong đình ra trước cửa đình, đoàn người rước cây Cai Đám đặt tại cổng đình vừa đi vừa chúc Thánh cầu mong mọi việc tốt lành, cuộc sống của dân làng vui vẻ phúc lộc đầy nhà. Hoàn thành nghi lễ các vị bô lão và chức sắc trong làng tổ chức lễ “gọi sổ bìa xanh”. Lễ này được thực hiện để kiểm tra lại số dân đinh cũ, bổ sung dân đinh mới từ đó cắt cử bầu chọn ra 12 ông Cai Đám mới cho dịp lễ hội năm sau, 12 ông Cai Đám mới sẽ được nhận trọng trách như những ông Cai Đám năm cũ làm.

    5. Lễ hội đình Trà Cổ ngày cuối cùng

     

    Ngày mùng 3 cũng là ngày dã hội, nghi lễ tống đăng có nghĩa là tiễn đưa cây đèn thần, báo hiệu kết thúc lễ hội. Cây đèn thần đó là ngọn đèn để thờ Thần trong suốt những ngày diễn ra lễ hội. Và trong những ngày đó nhiệm vụ của 12 ông Đám, ngoài việc chăm lo túc trực ngoài đình, thì việc coi giữ cây đèn trong suốt những ngày diễn ra lễ hội là điều đặc biệt được chú ý. Các ông Cai Đám không được để cho cây đèn thần tắt vì đây là ngọn đèn đưa đường, chỉ lối, thắp sáng ý nguyện của nhân dân. Khi cây đèn được đưa từ trong đình ra ngoài cũng kèm theo đó là sự thông báo cho lễ hội đã kết thúc.

    Gần 600 năm đã đi qua, đình Trà Cổ như không hề bị ảnh hưởng bời thời gian. Ngôi đình đã gắn bó với biết bao thế hệ người dân Trà Cổ. Nếu có cơ hội đến với Móng Cái bạn đừng bỏ qua cợ hội được tham quan và thắp hương tại ngôi đình cổ kính linh thiêng này nhé. Và nếu muốn được tham gia lễ hội đình Trà Cổ đặc sắc thì hãy đến đây vào ngày 30 tháng 5 âm lịch hàng năm nhé.

    Đặt ngay tour du lịch Móng Cái trọn gói từ A đến Z của Cattour để có một chuyến du lịch vui vẻ và an toàn nhé.

    Đoàn Thư / Cattour.vn - Ảnh: Internet

    Quay về trang trước Lên đầu trang

    Tìm bài viết

    ĐIỂM TUYẾN

    BẠN QUAN TÂM CHỦ ĐỀ GÌ?

    Quy Nhơn 02-Thg9 Phú Quốc Khu du lịch Cát Bà Campuchia Thái Lan Đài Loan Ngoại tệ du lịch Hàn Quốc mua gì quà lưu niệm địa điểm du lịch biển Trà Cổ - Móng Cái đẹp sống ảo điểm du lịch Ăn kinh nghiệm khách sạn lịch trình ngân hàng danh sách địa chỉ 4 ngày 3 đêm trong nước nước ngoài tháng 10 tháng 11 tháng 12 du lịch ở đâu chanh xả mùa thu trải nghiệm mùa nào đẹp nhất Quan Lạn 3 ngày 3 ngày 2 đêm Hải Hòa Quảng Bình 4 ngày Bangkok Bí quyết Hải Tiến Ninh Bình Nhật Bản du lịch sầm sơn cần chuẩn bị gì bãi tắm sấm sơn đặc sản sầm sơn đặc sản du lịch sầm sơn tour du lịch 3 ngày 2 đêm hải sản Đảo Lan Châu Cẩm nang du lịch Của Lò chợ Cửa Lò tour du lịch Cửa Lò địa điểm du lịch Cửa Lò Cửa Lò ở đâu Hạ Long Đảo Hòn Ngư Đảo Song Ngư ATM mới nhất cẩm nang du lịch sầm sơn ô tô phượt 99k buffet lẩu Tuyển dụng Nhân viên Visa Cát Bà. Cô Tô miền Bắc miền Trung miền Nam đền độc cước chi phí giá chợ mùa đông món ngon quà vặt Chơi gì câu mực đêm Dù bay Lặn biển Vinpearl Cửa Hội Water Fun Công viên nước Nhà phao Quê Bác tour Cửa Lò 2 ngày 1 đêm Tuần Châu Tàu Hỏa Du lịch Cửa Lò 2 ngày 1 đêm chùa Hương hoa anh đào Tết Nguyên Đán Sài Gòn Tết dương Mộc Châu Sapa Yên Tử Tam Chúc chùa Tam Chúc Chrismas Bái Đính Sa Pa 30Thg4 1Thg5 Châu Âu Tây Nguyên Nha Trang Hong Kong Hồng Kông Mai Châu biểu tượng may mắn con vật may mắn shibuya osaka du lịch Nhật Bản 7 ngày khách sạn con nhộng fukuoka Lào Fukushima bar Nhật Bản nhà hàng ở Nhật Bản mông cổ mông cổ giá rể mông cổ có gì visa mông cổ bali indonesia ubud Phan Thiết Vũng Tàu Maldives Man-đi-vơ LaGi

    Zalo