I. Team building là gì?
- Team: Together Everyone Achieve More (mọi người cùng nhau đóng góp để gặt hái nhiều hơn, hay còn có nghĩa là đội/nhóm)
- Building: xây dựng
- Team building: xây dựng đội nhóm.
Team building là hoạt động xây dựng đội ngũ từ một nhóm riêng lẻ để trở thành một đội ngũ làm việc chất lượng và hiệu quả. Nói một cách dễ hiểu nhất thì team building là một chuỗi các hoạt động mang tính chất tập thể được mô phỏng từ những tình huống thực tế trong công việc, cuộc sống yêu cầu tập thể phải cùng tham gia tìm cách giải quyết. Team building là một hoạt động vô cùng cần thiết để đa số các doanh nghiệp và công ty tổ chức với sự đóng góp của các cá nhân, bộ phận, phòng ban nhằm gắn kết các nhân viên và xây dựng được tinh thần đoàn kết. Đặc biệt là đối với những công ty đang thiếu đi sự gắn bó hoặc tồn tại những mâu thuẫn ngoài ý muốn giữa các nhân viên với nhau.
Team building đã trở thành một hoạt động thường niên và quen thuộc
Một số thuật ngữ team building:
- Team buiding game: trò chơi đội nhóm
- Team building activities: hoạt động team building
- Facilitator: người điều hành / người hướng dẫn
- Team leader: người thủ lĩnh / trưởng đoàn
- Teamwork: làm việc nhóm
- Team building kick off: team building khởi động dự án
- Team building outdoor: trò chơi team building ngoài trời
- Team building indoor: trò chơi team building trong nhà
- Backdrop: phông sân khấu của team building
- Team building idea: ý tưởng team building
- Team building concept: chủ đề team building
II. Doanh nghiệp nào nên tổ chức team building? Vai trò của team building mang lại cho doanh nghiệp là gì?
1. Doanh nghiệp nào nên thực hiện tổ chức team building?
Bất kì một doanh nghiệp hay tổ chức nào cũng đều cần đến team building. Bởi thông qua hoạt động này, sự phối hợp giữa các phòng ban chức năng khác nhau sẽ được thực hiện một cách trơn tru, nhịp nhàng. Hơn nữa, team building cũng vô cùng cần thiết đối với những doanh nghiệp mà ở đó các thành viên còn hoạt động rời rạc và có nhiều mâu thuẫn.
Bất kì một doanh nghiệp nào cũng nên tổ chức team building
Team building cũng là hoạt động nên có ở những doanh nghiệp lớn, có nhiều phòng ban chuyên trách, nhiều văn phòng chi nhanh hoạt động ở nhiều nơi khác nhau. Đây cũng chính là cơ hội để các thành viên có dịp làm quen, kết nối và tăng cường khả năng làm việc cùng nhau hơn.
Chương trình team building của Công ty Du lịch Cattour
2. Vai trò của team building mang lại cho doanh nghiệp
Đối với bất kì một doanh nghiệp nào thì việc tổ chức team building cũng đóng một vai trò hết sức quan trọng, cụ thể:
- Xây dựng văn hóa doanh nghiệp
- Góp phần tích cực trong việc quảng bá hình ảnh doanh nghiệp
- Là sợi dây liên kết vô hình trong việc gắn kết toàn thể nhân viên trong công ty với nhau
- Là công cụ rèn luyện các kỹ năng làm việc cần có.
- Tạo được sân chơi vui vẻ cho các thành viên tham gia cũng như rèn luyện thể lực bằng những trò chơi giải trí vui nhộn.
Team building có vai trò vô cùng quan trọng trong mỗi doanh nghiệp hiện nay
III. Những lợi ích mà team building mang lại
1. Đối với cá nhân
+ Rèn luyện kỹ năng quản lý thời gian: mỗi một game trong team building đều được giới hạn bởi một lượng thời gian nhất định, sau khi phổ biến luật chơi thì các đội sẽ tìm cách nhanh nhất để có thể giải quyết được thử thách và chiến thắng những đội còn lại. Chính vì vậy nên mỗi người sẽ tự tin rèn luyện cho mình được những kỹ năng sắp xếp công việc, quản lí thời gian sao cho công việc được hoàn thành một cách nhanh nhất mà không bị vượt quá deadline.
+ Khả năng nhìn nhận và nắm bắt vấn đề: các thử thách trong chương trình team building đều có luật chơi và nguyên tắc chơi riêng nên người chơi cần phải nắm chắc được quy tắc của nó để giải quyết được thử thách một cách nhanh nhất. Việc này sẽ rèn luyện được cho người chơi khả năng phân tích và xử lý công việc nhanh, hiệu quả.
+ Kỹ năng giao tiếp, ứng xử công cộng: đối với hoạt động team building, với điều kiện làm việc tập thể, các thành viên cần phải hỗ trợ tuyệt đối cho đồng đội của mình, học cách gắn kết và ăn ý với mỗi người để có thể trở thành một phần không thể thiếu trong đội.
+ Rèn luyện thể lực: hầu hết những trò chơi team building đều liên quan đến các động tác thể lực như chạy, nhảy, khuân vác và đôi lúc là cả trườn bò. Khi tham gia một chương trình team building cũng là cách để các thành viên có thể rèn luyện được sự dẻo dai, nhanh nhẹn và tăng cường được sức khỏe, đặc biệt phù hợp với nhân viên văn phòng.
+ Giảm stress và áp lực công việc: tính chất của team building một phần là sự vui nhộn hài hước, tạo ra được tiếng cười thư giãn cho nhân viên, tái tạo sức lao động và reset lại tâm lý cũng những thể trạng để sẵn sàng cho một giai đoạn mới.
Và cũng mang lại nhiều lợi ích cho mỗi cá nhân
2. Đối với tập thể
+ Rèn luyện kĩ năng teamwork: các trò chơi team building là thiết kế cho tập thể và chỉ có tập thể mới vượt qua được. Các thành viên phải cùng hợp tác với nhau, làm việc với nhau như một đội thì mới có thể vượt qua thử thách, từ đó áp dụng vào công việc và cuộc sống của mình.
+ Giải quyết các nhu cầu của tập thể: tùy vào mỗi nhu cầu mà các kịch bản team building sẽ được thiết kế sao cho đáp ứng được tốt nhất nhu cầu đó, là giải pháp được nhiều doanh nghiệp lựa chọn.
+ Giải quyết mâu thuẫn nội bộ: việc tạo nên một môi trường lành mạnh, vui nhộn và đầy tính xây dựng như team building chính là cách để doanh nghiệp gắn kết các nhân viên, xây dựng mục tiêu, giúp nhân viên có thêm thời gian được làm việc cùng nhau, từ đó thấu hiểu và gạt bỏ đi cái tôi cá nhân và hóa giải được những mâu thuẫn.
+ Xây dựng văn hóa doanh nghiệp: yếu tố này được coi là ngang giá trị với logo và hình ảnh thương hiệu, là yếu tố then chốt để doanh nghiệp đi nhanh và đi xa hơn. Xây dựng văn hóa kinh doanh bằng những trò chơi team building sẽ mang đến cái nhìn mới mẻ hơn trong văn hóa của mình cũng như xây dựng được hình ảnh nhân viên năng động, tràn trề sức sống.
+ Quảng bá thương hiệu: lồng ghép với các chương trình tổ chức team, doanh nghiệp, tập thể có thể truyền đi những hình ảnh tốt bằng các clip, hình ảnh về chương trình. Và đây cũng là một cách để công ty thể hiện được văn hóa doanh nghiệp của mình với các đối thủ cạnh tranh.
Team building mang lại rất nhiều lợi ích cho doanh nghiệp
IV. Các hình thức tổ chức team building
1. Team building indoor
Đây là một thuật ngữ để chỉ các hoạt động tổ chức xây dựng đội ngũ trong nhà, hay còn gọi là team building trong nhà. Với đặc điểm đơn giản, nhẹ nhàng, không quá cầu kì thì team building indoor phù hợp với hầu hết các đối tượng tổ chức từ trẻ em, học sinh sinh viên đến người cao tuổi… Địa điểm trong nhà cũng là một phương án dự phòng thường xuyên để đối phó với thời tiết xấu.
Địa điểm: trong nhà
Yêu cầu: âm thanh, ánh sáng, sân khấu
Mức độ trò chơi: đơn giản
Team building được tổ chức trong nhà
2. Team building outdoor
Đây là thuật ngữ để chỉ hoạt động team building ngoài trời, được rất nhiều khách hàng lựa chọn. Có rất nhiều những chương trình team ngoài trời dễ tổ chức và đơn giản hơn nhiều so với việc tổ chức trong nhà, cũng tùy yêu cầu của khách hàng, sự quy mô, phức tạp của hoạt động team ngoài trời có thể tăng lên. Do đó với hình thức tổ chức team ngoài trời này có thể đáp ứng được đa dạng nhu cầu của khách hàng.
Địa điểm: ngoài trời
Yêu cầu: âm thanh, sân khấu
Mức độ trò chơi: đa dạng
Team building được tổ chức trên bãi biển
3. Amazing race
Đây là hình thức team building trải nghiệm hay team building hành trình. Vẫn là các trò chơi như thế nhưng các đội chơi sẽ cùng trải qua một cuộc đua vượt qua 5 – 7 trạm thử thách khác nhau và giành chiến thắng. Để tổ chức được một hành trình amazing race thì phải cần có một ekip tổ chức chuyên nghiệp, đội ngũ nhân sự đông đảo và cả các vị khách chịu chơi.
Địa điểm: trong nhà và ngoài trời
Yêu cầu: âm thanh, sân khấu, bản đồ, bộ đàm
Mức độ trò chơi: đa dạng
Mức độ tổ chức: phức tạp.
Loại hình teambuilding này rất khó tổ chức và tốn kém
V. Công tác tổ chức team building như thế nào?
+ Thông thường các chương trình team building được các công ty tổ chức kết hợp với các chuyến tham quan, nghỉ mát hàng năm. Họ sẽ thuê các đơn vị chuyên nghiệp thực hiện chương trình team building
+ Số lượng người cho một chương trình team building thường là 15 – 30 người cùng làm việc trong một công ty. Cũng có thể tổ chức cho những công ty có từ 100 – 200 nhân viên cùng tham dự nhưng công tác tổ chức phải hết sức quy mô và chi tiết.
+ Số người tham gia càng đông thì số dụng cụ cần chuẩn bị càng nhiều và cồng kềnh nên khi tổ chức team building luôn cần một đội ngũ nhân viên chuẩn bị trước và trong thời gian thực hiện.
+ Đơn vị thực hiện team building có thể sẽ đứng ra tổ chức chương trình hoặc có thể thực hiện nhiệm vụ vận chuyển, khách sạn cho người chơi.
+ Team building có thể kể hợp thêm chương trình gala diner thực hiện trong buổi cơm tối để tạo được niềm vui, hiểu biết và đoàn kết.
Team building kết hợp với chương trình nghỉ mát thường niên của Công ty Du lịch Cattour
VI. Thời lượng chương trình và các địa điểm tổ chức team building phù hợp?
+ Tùy vào nhu cầu của khách hàng mà thời gian thực hiện có thể từ 1 – 2 ngày, phần lớn sẽ là khu vực ngoài trời.
+ Tốt nhất nên thực hiện chương trình team building tại các khu resort bởi ở đây có nhiều địa hình khác nhau để lựa chọn. Mỗi miền đều có rất nhiều những địa điểm lý tưởng, bạn có thể tham khảo thêm.
VII. Banner, Backdrop của team building
1. Backdrop
Bất kể một chương trình team building nào dù lớn hay nhỏ cũng đều cần có backdrop hoặc tối thiểu là banner chương trình. Backdrop team building phải thể hiện được chủ đề cũng như tên của chương trình. Việc thiết kế backdrop sao cho đẹp và thể hiện được đầy đủ ý nghĩa nhất sẽ giúp nổi bật lên sự chuyên nghiệp của chương trình. Trong đó có một số chi tiết bắt buộc phải có trên backdrop mà khi thiết kế bạn cần đặc biệt chú ý:
+ Bố cục backdrop: gồm logo doanh nghiệp, bộ phận tham gia chương trình, tên chương trình, thời gian, địa điểm tham gia
+ Chọn tên chương trình: thường sẽ là chủ đề xuyên suốt chương trình, ví dụ như: We are one, We are family, Togeher we shine…
Backdrop cơ bản
2. Slogan team building
Ngoài tên của chương trình thì bạn cũng có thể thay thế bằng các câu slogan team building để thể hiện được ý tưởng của chương trình. Slogan thường sẽ không ngắn như tên, thể hiện được ý nghĩa của cả team, của dự án hay thông điệp công ty, ví dụ như: Tinh anh hội tụ, Hiệu quả lan tỏa ước mơ, Kết nối sức mạnh – Gặt hái thành công….
Tương tự như thế, banner team building là phông nền cầm tay, bố cục và nội dung cũng cần đầy đủ như một tấm backdrop thể hiện được đúng ý nghĩa của chương trình.
Lựa chọn những Slogan gây ấn tượng
VIII. Những hạn chế có thể có trong một chương trình team building
+ Người chơi sa đà vào tính thắng thua quá mức và quên đi ý nghĩa chính của buổi chơi. Thay vì xây dựng được tinh thần đoàn kết thì có thể vài thành viên sẽ tạo ra sự chia rẽ do tính không trung thực trong khi chơi.
+ Người chơi quá hăng say, vui vẻ mà quên đi ý nghĩa cần thu lượm được từ các trò chơi
+ Các đơn vị tổ chức chương trình quá hướng nhiều vào những trò chơi mà ít đề cập đến những bài học được rút ra từ các trò chơi.
+ Địa điểm tổ chức không phù hợp với các trò chơi được thiết kế từ trước. Điều này có thể khắc phục được bằng cách các đơn vị tổ chức nên đi khảo sát trước.
Cattour tự hào là đơn vị lữ hành du lịch, tổ chức team building uy tín nhất với những Kịch bản Team building hấp dẫn. Đừng ngần ngại mà hãy gọi ngay đến số hotline hỗ trợ 24h: 1900 0264 để được tư vấn nhé.
Phương Trần / Cattour.vn - Ảnh: Internet