An Giang không chỉ được biết đến với các loại mắm mà nơi đây còn nổi tiếng với những món đặc sản độc đáo như bún mắm, bún nước lèo, mì quảng, hủ tiếu khô và các loại bánh, đồ ăn, đồ uống từ thốt nốt…
Nếu có cơ hội ghé du lịch An Giang, bạn nhớ nhất định phải thử những đặc sản đậm vị dưới đây nhé!
Mắm Châu Đốc là đặc sản nổi tiếng của tỉnh An Giang và được bán rất nhiều trong chợ Châu Đốc.
Có rất nhiều loại mắm như mắm ba khía, mắm cá linh, mắm cá lóc, mắm cá sặc, mắm cá chốt…. Mỗi loại mắm có một hương vị rất riêng và đọco đáo không thể nào lẫn đi đâu được.
Cattour mách bạn nên thử món mắm Ba khía được làm từ con Ba khía, một món được ướp với công thức lâu đời và gia truyền của người Miền Tây.
Mức giá: khoảng 50.000 - 300.000 đồng/ kg.
“Tung lò mò” là món ngon độc đáo của cộng đồng người Chăm ở An Giang. Trong tiếng Chăm, “tung lò mò” có nghĩa là lạp xưởng bò.
Lạp xưởng bò khi chiên hoặc nướng lên, sau đó chấm với muối chanh ớt, hoặc tương ớt vô cùng ngon, vị thơm ngon của thịt bò và vị chua nhẹ đặc trưng và hương thơm của các gia vị kích thích vị giác.
Mức giá: tầm khoảng 150.000 với gói 500g.
Đến Châu Đốc, An Giang, qua các huyện Tri Tôn, Tịnh Biên…, đâu đâu bạn cũng bắt gặp cây thốt nốt. Có thể nói thốt nốt là đặc trưng của người Khmer Nam Bộ và là loại cây đa dụng của vùng Thất Sơn huyền bí.
Bánh bò thốt nốt An Giang là một loại bánh ngọt được nhiều người biết đến với thành phần chủ yếu là bột gạo, nước cốt dừa, đường, và men. Tên gọi có thể thay đổi tùy vào vùng miền và cách chế biến.
Đối với người Tây Nam Bộ, nhất là vùng An Giang thì để tạo nên hương vị và màu sắc đặc trưng riêng bánh bò thường được làm từ đường thốt nốt. Chính vì vậy, bánh bò ở đây có hương vị rất khác với các bánh bò tại những địa phương khác.
Mức giá: khoảng 2000 đồng/ cái.
Bánh Kà Tum trong tiếng Khmer có nghĩa là bánh trái lựu. Đây cũng là một loại bánh truyền thống của bà con dân tộc Khmer. Bánh làm với các nguyên liệu chính là gạo nếp, nhân bánh có đậu đen nguyên hạt và dừa. Bánh ăn có vị beo béo, ngọt của dừa và đậu, dẻo của nếp.
Bánh Kà Tum có vẻ bên ngoài rất độc đáo, được gói bằng lá thốt nốt và túm thành bó 5 - 10 chiếc. Bánh thể hiện sự khéo léo của những người phụ nữ Chăm ở An Giang.
Mức giá: 10.000 đồng/ chiếc.
Sở dĩ mang tên gọi gà đốt Ô Thum vì đây là món ăn đặc sản ở hồ Ô Thum - một trong những điểm du lịch rất có tiếng ở Tri Tôn, An Giang.
Điểm hấp dẫn của món ăn có nguồn gốc từ Campuchia này là con gà sau đốt chín, da chuyển sang màu vàng hấp dẫn, các nguyên liệu thấm đều vào thịt gà, món ăn vừa giữ được vị ngọt tự nhiên, vừa hòa quyện mùi thơm đặc trưng của lá chúc và sả.
Gắp từng miếng thịt gà chấm vào chén muối ớt chanh hoặc nước mắm làm, ăn kèm gỏi bắp chuối hột và rau răm thì hương vị như còn đọng lại hoài nơi đầu lưỡi.
Du khách có thể thưởng thức món gà đốt Ô Thum trứ danh ở cuối con đường Thành Đạt gần hồ Ô Thum. Đó là một trải nghiệm rất thú vị, khó quên.
Lẩu mắm từ lâu được xem là đỉnh cao của nghệ thuật thưởng thức mắm ở miền Tây, và là món ăn mọi du khách không nên bỏ qua khi đến An Giang.
Mặc dù lẩu mắm có tại nhiều địa phương thế nhưng lẩu mắm tại Châu Đốc lại hương vị ngon, đậm đà hơn cá. Mắm thơm mà không quá mặn khi chế biến thành nước dùng lẩu sẽ có vị đậm đà khó có thể bắt chước. Thêm vào đó cách nên nếm gia truyền của địa phương này cũng là một nghệ thuật đưa món lẩu cá mắm lên một tầm cao mới.
Ở gần Chùa Hang núi Sam có khá nhiều quán bán Bò 7 món, nhưng được đông đảo thực khách lựa chọn ghé qua có lẽ là quán Tư Thiêng và Trường Nhựt.
Một số món các bạn có thể thử qua khi ghé đây:
Bò bảy món ăn ở vùng Bảy Núi thì khó đâu sánh bằng.
Bánh xèo Núi Cấm khác với bánh xèo đồng bằng, là loại bánh có bột từ gạo lúa Sóc, nguồn gốc từ Campuchia.
Nhân của bánh xèo bình thường là tôm, chả giò và rau giá, còn ở đây thường là đậu xanh và tép đồng tươi, ăn rất bắt miệng. Khi chín, gập đôi bánh lại, lật qua lật lại cho chín đều hai mặt là thành công. Vị bánh xèo bao gồm đủ từ mặn, ngọt, thơm mùi dừa, vàng giòn từ nghệ, có sự hài hòa trong bánh xèo.
Bánh xèo Núi Cấm còn hấp dẫn nhờ ăn kèm măng tươi thơm ngon mọc ở núi và hơn một chục loại rau rừng mọc tự nhiên trên núi Cấm..
Bún Cá Châu Đốc là đặc sản An Giang, được làm từ cá lóc đồng, nước lèo được nấu đậm đà với hương thơm đặc trưng, thịt cá đồng ngọt thơm được ướp gia vị đậm đà chắc chắn sẽ khiến bạn khó lòng quên nổi.
Nếu có dịp đặt chân đến thành phố Long Xuyên (tỉnh An Giang), bạn chắc chắn phải một lần ăn thử món cơm tấm ở đây.
Đây là một món ăn ngon, mang đậm mùi vị mà chỉ có cơm tấm ở Long xuyên mới có, thịt xắt ra lát nhỏ, dễ ăn, mềm và thấm. Chả có mộc nhĩ và mỡ nên ăn xựt xựt, béo béo ngon lắm, cơm tấm thì đúng điệu, không quá khô.
An Giang là một điểm đến trong lịch trình du lịch miền Tây của Cattour.
Nếu các bạn cũng muốn ghé thăm vùng đất An Giang và thưởng thức các món đặc sản nơi đây cùng với những điểm đến hấp dẫn ở miền Tây khác, vui lòng inbox cho Cattour để được sắp xếp một lịch trình hợp lý nhất.
Cattour tự hào là nhà tổ chức các tour du lịch miền Tây hàng đầu.