Viện Hải dương học Nha Trang - Nơi cất giữ bộ xương cá voi nặng 10 tấn

26/05/2021 / 1,693

Nếu đi Nha Trang, ghé thăm Viện Hải Dương Học, chắc chắn bạn đã nhìn thấy bộ xương cá voi khổng lồ này. Nếu bạn tò mò và muốn biết về nó, hãy cùng Cattour tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

Mục lục bài viết

    Câu chuyện về bộ xương cá voi khổng lồ ở Viện Hải Dương Học Nha Trang

    Ngày 8/12/1994, một người nông dân ngụ tại xã Hải Cường, huyện Hải Châu, tỉnh Nam Hà (nay là huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định) đang đi đào mương làm thủy lợi thì phát hiện một vật lạ cứng bị vùi dưới đất ruộng.

    Tò mò đào xuống độ sâu 1,2m, người này bất ngờ nhận ra mình đã đào trúng một bộ xương khổng lồ dài đến 18m. Khi bộ xương được khai quật lên mặt đất, do xương bị gãy, mục nhiều nên người ta vẫn chưa thể nhận ra đây loài vật gì, song với cân nặng lên tới 10 tấn, người dân xã Hải Cường tin rằng họ đã đào trúng một bộ xương khủng long.

    Bộ xương cá voi khổng lồ mà người dân tưởng là xương khủng long
    Bộ xương cá voi khổng lồ mà người dân tưởng là xương khủng long
    Xem thêm: Top 5 điểm đến hot nhất không thể bỏ lỡ khi đi tour Nha Trang 4 ngày 3 đêm

    Các chuyên gia nhanh chóng vào cuộc để tìm hiểu sự thật về bộ xương khổng lồ. Vị trí phát hiện bộ xương cách biển 4km (tính theo đường chim bay), khoảng thời gian xương bị vùi lấp cũng được ước tính là 200 năm trước.

    Xâu chuỗi các dữ liệu này cũng với đặc tính của bộ xương, các nhà khoa học đã có thể kết luận đây không phải xương khủng long mà là bộ xương của một con cá voi lưng gù (tên khoa học: Megaptera Novaeangliae) từng sinh sống tại vùng biển Đông.

    Cá voi lưng gù là một loài thú biển, thở bằng phổi, đẻ con và nuôi con bằng sữa. Chúng thường có chiều dài từ 12 - 16m, cân nặng khoảng 30 - 36 tấn, vây ngực dài, trên đầu có u. Loài này được tìm thấy trên hầu khắp các đại dương và biển trên thế giới.

    Vậy tại sao bộ xương cá voi khổng lồ lại bị chôn vùi ở địa điểm cách bờ biển tới 4km?

    Trả lời trên VNExpress, ông Nguyễn Khả Phú, quản lý chuyên môn Bảo tàng Viện Hải dương học TP Nha Trang, lý giải rằng nơi con cá voi nằm trước đây từng là biển, sau này do lượng phù sa của hệ thống sông Hồng bồi đắp khiến "biển tiến - biển lùi" nên nơi đây trở thành vùng đất vùi lấp bộ xương cá.

    Theo PGS-TS khoa học Nguyễn Tác An - nguyên Viện trưởng Viện Hải dương học, thời điểm năm 1994, các bộ xương cá voi được phát hiện trên thế giới chủ yếu từ khai thác, việc người dân phát hiện bộ xương chôn vùi dưới đất có kích thước lớn như vậy là điều chưa từng có, gây xôn xao dư luận cả nước.

    Xem thêm: Review chi tiết lịch trình du lịch Nha Trang 4 ngày 3 đêm

    Hành trình đi xin xương cá voi

    Ngay khi nhận thông tin phát hiện bộ xương cá voi, các nhà khoa học từ Viện Hải dương học TP Nha Trang đã tìm tới địa phương để xin di vật lịch sử quan trọng này về nghiên cứu. Song hành trình này là không hề đơn giản!

    Đối với người dân vùng duyên hải, tục thờ cá Ông (tức cá voi, cá heo, cá nhà táng và các loại cá lớn nói chung) đã tồn tại từ lâu, ngư dân coi cá Ông là vị thần biển. Theo tục lệ, khi phát hiện cá mắc cạn phải đưa về chôn cất, sau 3 năm cải táng rồi đem cốt vào đình để thờ.

    PGS-TS khoa học Nguyễn Tác An kể lại: "Khi chúng tôi đến nơi thì bộ xương cá voi đã được người dân đem vào sân đình thờ cúng. Nhiều doanh nghiệp đến xin mua lại với giá cao để trưng bày bán vé, nhưng người dân không đồng ý.

    Trong làng, những người già là người có uy tín nhất, nên chúng tôi tiếp cận thuyết phục đầu tiên."

    Các chuyên gia đã kiên trì đến nhà các bậc lão niên trong làng trò chuyện, ban đầu chỉ phân tích về giá trị, ý nghĩa của bộ xương đối với việc nghiên cứu khoa học của đất nước, tới ngày thứ 4 mới đề cập tới việc lấy bộ xương cá về.

    Những người có uy tín trong làng khi hiểu được tâm huyết không vụ lợi của các nhà khoa học mới đồng ý bàn giao bộ xương cá.

    Năm 1995, trong điều kiện công nghệ khảo cổ và bảo tồn di vật còn khá đơn sơ, bộ xương cá voi lưng gù đã được bó lại cẩn thận bằng rơm, đặt trong những chiếc giỏ tre để chở về Viện Hải dương học cách đó hơn 1.200km.

    Bộ xương khi về tới Viện tiếp tục được phục chế lại, việc mà các chuyên gia Việt Nam chưa từng đảm đương trước đây! Xương cá voi bị chôn vùi hơn 200 năm nên nhiều đoạn bị gãy, các mảnh xương này đã được nối lại bằng khoan, những đốt xương bị thiếu phải đúc xương giả bằng thạch cao để thay thế.

    "Hai xương ngà (xương hàm dưới) của cá voi bị mất nên tôi phải đúc thạch cao để thay thế. Một số xương sườn, đốt sống cũng phải làm tương tự." - họa sĩ Lê Vũ, người phụ trách phục chế bộ xương, cho biết.

    Sau khi căn chỉnh tạo hình đẹp mắt, họa sĩ Lê Vũ đo vẽ, tính toán để làm khung bằng inox, tiếp đến mới ráp xương cố định tạo nên hình dạng. Bên dưới bộ xương, họa sĩ thiết kế thêm một khoang thuyền với làn nước xanh để tăng thêm tính thẩm mỹ cho di vật.

    Việc phục dựng hành công xương cá voi lưng gù của Viện Hải dương học khi ấy là cả một sự kiện lớn, ghi nhận lần đầu tiên nước ta có bộ xương cá voi được trưng bày theo kiểu nguyên hình dạng.

    Ngày nay bộ xương cá voi lưng gù vẫn được trưng bày bên trong Bảo tàng sinh vật biển của Viện Hải dương học, đặt bên cạnh các mẫu vật quý giá như cá nạng hải nặng gần 1 tấn, cá tầm, cá ông chuông, bộ xương bò biển nặng gần 300kg đưa từ Côn Đảo về…

    Nếu bạn đang có ý định đi du lịch Nha Trang và ghé thăm Viện hải dương học, thì đừng bỏ qua bài viết này nhé. Mong rằng sẽ giúp ích cho bạn trong chuyến đi tour Nha Trang sắp tới. Và đừng quên cập nhật các chương trình du lịch Nha Trang 2023 cũng như tour du lịch Nha Trang 4 ngày 3 đêm tại Cattour để không bỏ lỡ mức giá tốt nhất!

    Cattour tự hào là nhà tổ chức các tour du lịch Nha Trang hàng đầu!

    Cattour.vn

    Quay về trang trước Lên đầu trang

    Tìm bài viết

    ĐIỂM TUYẾN

    BẠN QUAN TÂM CHỦ ĐỀ GÌ?

    Quy Nhơn 02-Thg9 Phú Quốc Khu du lịch Cát Bà Campuchia Thái Lan Đài Loan Ngoại tệ du lịch Hàn Quốc mua gì quà lưu niệm địa điểm du lịch biển Trà Cổ - Móng Cái đẹp sống ảo điểm du lịch Ăn kinh nghiệm khách sạn lịch trình ngân hàng danh sách địa chỉ 4 ngày 3 đêm trong nước nước ngoài tháng 10 tháng 11 tháng 12 du lịch ở đâu chanh xả mùa thu trải nghiệm mùa nào đẹp nhất Quan Lạn 3 ngày 3 ngày 2 đêm Hải Hòa Quảng Bình 4 ngày Bangkok Bí quyết Hải Tiến Ninh Bình Nhật Bản du lịch sầm sơn cần chuẩn bị gì bãi tắm sấm sơn đặc sản sầm sơn đặc sản du lịch sầm sơn tour du lịch 3 ngày 2 đêm hải sản Đảo Lan Châu Cẩm nang du lịch Của Lò chợ Cửa Lò tour du lịch Cửa Lò địa điểm du lịch Cửa Lò Cửa Lò ở đâu Hạ Long Đảo Hòn Ngư Đảo Song Ngư ATM mới nhất cẩm nang du lịch sầm sơn ô tô phượt 99k buffet lẩu Tuyển dụng Nhân viên Visa Cát Bà. Cô Tô miền Bắc miền Trung miền Nam đền độc cước chi phí giá chợ mùa đông món ngon quà vặt Chơi gì câu mực đêm Dù bay Lặn biển Vinpearl Cửa Hội Water Fun Công viên nước Nhà phao Quê Bác tour Cửa Lò 2 ngày 1 đêm Tuần Châu Tàu Hỏa Du lịch Cửa Lò 2 ngày 1 đêm chùa Hương hoa anh đào Tết Nguyên Đán Sài Gòn Tết dương Mộc Châu Sapa Yên Tử Tam Chúc chùa Tam Chúc Chrismas Bái Đính Sa Pa 30Thg4 1Thg5 Châu Âu Tây Nguyên Nha Trang Hong Kong Hồng Kông Mai Châu biểu tượng may mắn con vật may mắn shibuya osaka du lịch Nhật Bản 7 ngày khách sạn con nhộng fukuoka Lào Fukushima bar Nhật Bản nhà hàng ở Nhật Bản mông cổ mông cổ giá rể mông cổ có gì visa mông cổ bali indonesia ubud Phan Thiết Vũng Tàu Maldives Man-đi-vơ LaGi

    Zalo