Kinh nghiệm du lịch Ba Vì mùa hoa dã quỳ - Đi qua trọn vẹn một mùa hoa

28/11/2019 / 3,700

Hiện tại hoa dã quỳ đang nở rộ nên rất đẹp, mọi người tranh thủ thời gian đi vườn quốc gia Ba Vì để ngắm hoa nhé. Cảnh đẹp ở đây không khiến mọi người thất vọng đâu. Hãy cùng Cattour khám phá Ba Vì mùa hoa dã quỳ nhé!

Mục lục bài viết

    I. Ba Vì mùa hoa dã quỳ

     

    Ở vườn Quốc gia Ba Vì, hoa dã quỳ thường nở rộ bắt đầu từ cuối thu, đầu đông tức là khoảng từ cuối tháng 10, đầu tháng 11 dương lịch. Mùa hoa dã quỳ thường chỉ kéo dài khoảng 1 tháng và nở rộ nhất trong khoảng 10 ngày đến hơn 2 tuần một chút thôi, nên nếu có ý định đi ngắm và chụp ảnh với hoa dã quỳ Ba Vì thì hãy đi ngay kẻo trễ nhé. Trong tiết trời se lạnh cuối thu đầu đông, hàng nghìn hàng vạn bông hoa dã quỳ đã và đang khoe sắc vàng rực rỡ trên khắp các triền núi trong vườn quốc gia.

    Ba Vì
    Cứ đến cuối mùa thu, Ba Vì lại ngập trong một màu vàng tươi của hoa dã quỳ
     
    Ba Vì
    Trời xanh, mây trắng, hoa vàng
     

    II. Kinh nghiệm du lịch Ba Vì mùa hoa dã quỳ

     

    1. Thời gian hoa dã quỳ Ba Vì nở

     

    Thời gian hoa dã quỳ nở ở vườn Quốc gia Ba Vì thường bắt đầu từ cuối tháng 10 hoặc đầu tháng 11 hàng năm, trước khi đi tốt nhất các bạn nên gọi điện hỏi trước ban quản lý VQG Ba Vì để biết hoa đã nở chưa.

    Ba Vì

    2. Phương tiện di chuyển đến vườn quốc gia Ba Vì

     

    Thông thường có 2 cách mà học sinh, sinh viên và du khách có thể lựa chọn khi di chuyển đến vườn quốc gia Ba Vì, đó là đi bằng xe máy hoặc xe bus. Ngoài ra, nếu đi theo nhóm đông người mà không muốn tự lái xe thì các bạn có thể thuê xe du lịch để đi.

    Đến Ba Vì bằng xe bus

    Các tuyến bus từ hà Nội đến Ba Vì:

    Tuyến xe 214: bến xe Yên Nghĩa (Hà Đông, Hà Nội) - Xuân Khanh (Sơn Tây).

    • Chiều đi: Bến xe Yên Nghĩa - Quốc lộ 6 - Ba La - Quang Trung (Hà Đông) - Trần Phú (Hà Đông) - Nguyễn Trãi - Khuất Duy Tiến - Láng Hoà Lạc - Quốc lộ 21a - Tỉnh lộ 414 - Đường Hữu Nghị - Xuân Khanh (Sơn Tây).
    • Chiều về: Xuân Khanh (Sơn Tây) - Đường Hữu Nghị - Tỉnh lộ 414 - Quốc lộ 21A - Láng Hoà Lạc - Trần Duy Hưng - Hoàng Minh Giám - Nguyễn Tuân - Nguyễn Trãi - Trần Phú (Hà Đông) - Quang Trung (Hà Đông) - Ba La - Quốc lộ 6 - Bến xe Yên Nghĩa.

    Tuyến xe 71:  Bến xe Mỹ Đình (Hà Nội) – Bến xe Sơn Tây.

    • Chiều đi: Bến xe Mỹ Đình - Phạm Hùng - Kangnam - Mễ Trì - Bic C gaden - Tây Mỗ - Cầu Vượt 70 - Khu Đô Thị Thiên Đường Bảo Sơn - An Khánh - Ngã Tư Chùa Thầy - Ngã Tư Quốc Oai - Đồng Trúc - KCN Cao Láng Hòa Lạc - Quốc Lộ 21 - Ngã 3 chợ Hòa Lạc - Trường Lục Quân - Viện 105 - BX Sơn Tây
    • Chiều về: BX Sơn Tây - Viện 105 - Trường Lục Quân - Ngã 3 chợ Hòa Lạc - Quốc Lộ 21 - KCN Cao Láng Hòa Lạc - Đồng Trúc - Ngã Tư Quốc Oai - Ngã Tư Chùa Thầy - An Khánh - Khu Đô thị Thiên Đường Bảo Sơn - Cầu Vượt 70 - Tây Mỗ - Bic C Gaden - Mễ Trì - Kangnam - Phạm Hùng - BX Mỹ Đình.

    Tuyến xe 74:  Bến xe Mỹ Đình (Hà Nội) – Bến xe Sơn Tây.

    • Chiều đi: BX Mỹ Đình – Phạm Hùng – Mễ Trì – Đại lộ Thăng Long – Tòa nhà Trung tâm công nghệ cao Viettel (khu công nghệ cao Hòa Lạc) – QL 21B – Phố Tùng Thiện – Viện 105 – Thanh Vị – Xuân Khanh.
    • Chiều về: Xuân Khanh (Sơn Tây) – Thanh Vị – Viện 105 – Phố Tùng Thiện – Quốc lộ 21B – Tòa nhà Trung tâm công nghệ cao VIETTEL (khu công nghệ cao Hòa Lạc) – Đại Lộ Thăng Long – Đường Mễ Trì – Phạm Hùng – BX Mỹ Đình.

    Nếu đi bằng xe bus thì người ta không thả bạn ở cổng Vườn quốc gia Ba Vì luôn đâu mà bạn phải đi xe ôm, taxi hoặc thuê xe máy thì mới có thể đến nơi. Các khu vực tham quan trong vườn Quốc gia cách nhau một khoảng khá xa, nếu không có xe để di chuyển bên trong thì thực sự rất mệt và tiền đi taxi và thuê xe máy cũng khá đắt chứ không hề rẻ đâu.

    Ba Vì
    Bạn có thể đến Ba Vì bằng xe bus
    Xem thêm: Nhật ký hành trình khám phá tour Mộc Châu 2 ngày 1 đêm chi tiết nhất
    Bỏ túi kinh nghiệm “oanh tạc” tour Mộc Châu Hà Nội quên lối về

    Đến Ba Vì bằng xe máy

    Theo mình, nếu có điều kiện thì mọi người nên đi bằng xe máy, đặc biệt là đi bằng xe số vì tuy đường đến Ba Vì khá dễ đi, hầu như chỉ là đường thẳng, nhưng khi vào đến vườn quốc gia Ba Vì thì phải leo dốc rất nhiều, đi bằng xe ga thì khó di chuyển, leo dốc nhiều thì hại máy nữa. Vườn rất rộng nên đi bằng xe máy thì nhanh hơn, đỡ mệt và có thể dừng chân tùy ý để có thể chụp ảnh ở tất cả những nơi mà các bạn thấy đẹp. Thời gian đi chỉ mất khoảng 1 tiếng rưỡi thôi, xăng xe thì tầm 50k.

    Đường đi đến vườn Quốc gia Ba Vì:

    • Từ Hà Nội các bạn đi theo Đại lộ Thăng Long hoặc quốc lộ 32, sau đó theo tuyến đường tỉnh lộ 414 (Sơn Tây – Đá Chông) đến Km8 khoảng 800m sẽ có biển hướng dẫn rẽ trái vào VQG Ba Vì.
    • Từ Vĩnh Phúc, các bạn có thể qua cầu Vĩnh Thịnh rẽ trái đi theo đường tránh Sơn Tây, đến ngã tư Sơn Lộc rẽ phải theo tỉnh lộ 414 đến Km8 + 800m sẽ có biển hướng dẫn rẽ trái vào VQG Ba Vì.
    • Từ Phú Thọ, có thể qua cầu Trung Hà hoặc cầu Đồng Quang để hỏi đường đi tiếp đến VQG Ba Vì.
    Ba Vì
    Nhưng tốt nhất vẫn là đi bằng xe máy
     

    3. Giá vé tham quan vườn Quốc gia Ba Vì

     
    • Vé người lớn: 60.000 VNĐ/ người
    • Vé dành cho sinh viên: 20.000 VNĐ/ người (phải có giấy giới thiệu của nhà trường hoặc phải có thẻ sinh viên)
    • Vé dành cho học sinh: 10.000 đ/người (phải có giấy giới thiệu của nhà trường hoặc thẻ học sinh)
    • Vé ưu tiên cho người cao tuổi, người tàn tật: 30.000 VNĐ/ người (Đối với người cao tuổi phải có giấy giới thiệu của Hội người cao tuổi ở địa phương, hoặc thẻ Hội viên)
    • Vé gửi ô tô dưới 10 chỗ: 20.000 VNĐ/ xe
    • Vé gửi ô tô trên 10 chỗ: 25.000 VNĐ/ xe
    • Vé giử xe máy ban ngày khu vực cốt 400m: 5.000 VNĐ/ xe/ lượt
    • Vé gửi xe máy ban ngày khu vực cốt 1.100m: 5.000 VNĐ/ xe/ lượt
    • Vé gửi xe máy ban đêm khu vực cốt 400m: 8.000 VNĐ/ xe/ lượt
    • Vé dịch vụ trông giữ xe đạp ban ngày: 3.000 VNĐ/ xe/ lượt

    Lưu ý: Nếu đang là hộc sinh, sinh viên các bạn nhớ phải mang theo thẻ sinh viên thì mới mua được vé sinh viên, và người ta phải nhìn mặt từng người để xác minh xem mặt mình có giống trong ảnh thẻ không thì mới phát vé nhé. Thế nên là không thể cầm thẻ sinh viên của người khác để mua được vé rẻ đâu nhé.

    4. Chuẩn bị trước khi đi Ba Vì

     

    Ngoài đồ dùng cá nhân cần thiết thì các bạn cũng phải nhớ mang theo bằng lái xe, giấy tờ xe đề phường trường hợp bị cảnh sát giao thông kiểm tra, nên mang theo đồ ăn nhẹ như bánh mì, xúc xích, thịt xông khói, nước uống... hoặc có thể chuẩn bị nhiều đồ ăn hơn (thịt bò, thịt lợn, thịt gà, mực, cá, tôm...) nếu muốn cắm trại và làm “tiệc” nướng.

    Ba Vì
    Các bạn nhớ chuẩn bị đồ ăn để mang đi ăn nhé
     

    Khi đến gần rừng thông thì có một quán tạp hóa nhỏ nhỏ để mọi người vào nghỉ chân và ăn vặt. Nếu thiếu các gì hoặc muốn ăn thêm cái gì thì các bạn có thể vào đó hỏi mua. Giá một số mặt hàng ở trong đó thì tất nhiên là sẽ đắt hơn bên ngoài rồi, kem: 20 - 25k/ cái, xúc xích: 10k/ cái, pate: 30k/ hộp, nước lọc: 10k/ chai...

    Nếu muốn nghỉ lại qua đêm ở vườn quốc gia Ba Vì, bạn có thể chuẩn bị lều trại từ nhà để cắm trại. Thường thì khu vực được nhiều người chọn cắm trại nhất là đồi thông ở Cốt 400, nhưng sẽ phải xin phép trước. Ngoài ra, bạn cũng có thể thuê nhà sàn, nhà nghỉ hoặc resort trong khu vực này để ngủ lại qua đêm.

    5. Mặc gì khi đi vườn Quốc gia Ba Vì

     
    • Để chụp ảnh với hoa dã quỳ thì nên chọn mấy bộ quần áo tone màu trắng, be, nâu, vàng và đồ hơi vintage 1 chút.
    • Bây giờ thời tiết khá lạnh nên mọi người phải mặc áo khoác nhé. Đoạn cổng có thể nắng to nhưng khi đi lên phía trên về phía rừng thông hay nhà thờ đá thì lạnh lắm.
    • Nên đi giày thể thao để leo trèo cho dễ.
    Ba Vì
    Thật là vàng tươi
     
    Ba Vì
    Thiếu nữ giữa biển hoa
    Xem thêm: Có 24h du lịch Mộc Châu tháng 12 thì nên đi những đâu? 
    Hè này bạn có hẹn du lịch Mộc Châu 2 ngày 1 đêm với hội bạn thân chưa?

    6. Làm gì ở vườn Quốc gia Ba Vì

     

    Đầu tiên và quan trọng nhất tất nhiên là ngắm và chụp ảnh với hoa dã quỳ

    Hoa dã quỳ ở đây rất nhiều luôn, dọc đường đi trong vườn quốc gia thì các bạn có thấy hoa dã quỳ mọc ở hầu hết ở mọi nơi. Tuy nhiên thì dọc 2 bên đường đi ngay ngoài cổng là nơi thu hút các bạn trẻ đến chụp hình check-in nhiều nhất, các bạn có thể dừng xe ở đây để chụp ảnh. Tuy nhiên thì đoạn này có khá nhiều xe cộ qua lại nên các bạn nhớ cẩn thận để đảm bảo an toàn nhé.

    Ba Vì
    Ngay từ ngoài cổng VQG Ba Vì hoa dã quỹ đã nở vàng hai bên đường đi
     

    Theo trục đường chính, qua rừng thông Cốt 400 khoảng 200m bạn gửi xe, rẽ trái đi bộ khoảng 300m sẽ đến được “Rừng hoa dã quỳ”. Rừng hoa dã quỳ có diện tích rộng khoảng trên 10 ha, gồm 5 khu, có tuyến đường mòn dài trên 3 km. Vẫn theo trục đường chính, lên cao khoảng 3 – 4 km tới cote 700, bạn sẽ gặp biển chỉ tới khu đồi hoa dã quỳ và là điểm ngắm hoa dã quỳ đẹp nhất và nhiều nhất.

    Ba Vì
    Cả một biển hoa luôn này
     

    Thứ hai là tham quan vườn Xương rồng Quốc Gia

    Đi từ cổng lên một đoạn tầm 3 – 4 km thì sẽ đến Nhà Xương rồng. Vé vào cổng là 10k/ người. Vườn Xương rồng Quốc Gia là một nhà kính be bé trồng các loại xương rồng. Chỗ này không được đẹp cho lắm và cũng không có gì khác ngoài mấy cây xương rồng, nhưng đã đến VQG Ba Vì thì nên vào đây cho biết thực tế.

    Ba Vì
    Vườn Xương rồng Quốc Gia
    Ba Vì
     

    Thứ 3 là đi dạo ở rừng thông (Cốt 400)

    Rừng thông là địa điểm mà nhất định mọi người nhất định phải vào khi đến Vườn quốc gia Ba Vì. Nơi này đẹp mê li và chắc chắn sẽ không làm các bạn thất vọng. Rừng không quá rộng nhưng cũng đủ để cho mọi người đi dạo, ngắm cảnh, ngồi ăn uống “cực chill”. Rừng thông thực sự rất đẹp, lãng mạn và vô cùng bình yên. Địa điểm này là nơi thích hợp để nắm tay nhau đi dạo ngắm cảnh.

    Ba Vì
    Rừng thông lãng mạn vô cùng
     

    Thứ 4, khám phá di tích nhà thờ đổ Ba Vì

    Nhà thờ đá cách rừng thông khoảng 3 – 4 km và đường đến đây rất nhiều dốc và cua nên mọi người đi xe hết sức cẩn thận nhé. Đường đi khá lạnh nên phải mặc áo khoác đầy đủ. Đi đến nơi sẽ có cái biển “Phế tích nhà thờ”, nhìn sang trái thấy có cái dốc cao cao, đi lên dốc 1 đoạn nữa là đến nơi rồi.

    Ba Vì
    Nhà thờ đổ cổ kính
     

    Ba Vì hồi xưa được người Pháp chọn là khu nghỉ dưỡng nên ở đây có khá nhiều chế tích thời Pháp còn sót lại, trong đó thì nhà thờ cổ là địa điểm được biết đến hơn cả. Tuy nội thất đã bị hỏng hết, mất mái nhưng vẫn lưu giữ được hình dáng cơ bản. Bên cạnh đó, các mảng tường được bao phủ bởi rêu xanh, nhánh cây len lỏi mọc men theo đã tạo nên nét cổ kính, huyền bí cho nơi này.

    Thứ 5, thắp hương tại Đền Thượng và Đền Mẫu Cửu Trùng Thiên

    Cùng tọa lạc trên ngọn núi cao thứ hai ở vườn Quốc gia Ba Vì với độ cao 1227m. Đền Thượng và Đền Mẫu Cửu Trùng Thiên là địa danh tâm linh thờ cúng rất linh thiêng có cảnh quan rất đẹp yên bình quanh năm mây mờ che phủ.

    Ba Vì
    Đường lên đền Thượng mây mờ che phủ quanh năm
     

    Đền Thượng thờ Đức Thánh Tản Viên, đường lên đến Đền từ Cổng khá dài, hẹp và dốc, nhiều đoạn chỉ đi được hàng 1. Sau khi làm lễ tại Đền Thượng, bạn đi tiếp lên Đền thờ Mẫu Cửu Trùng Thiên. Đường lên đỉnh cực dốc, hết sức lưu ý bám lan can để lên. Tới đỉnh sau khi làm lễ bạn có thể check - in ở cột mốc đỉnh phía sau bên phải tượng thờ Mẫu.

    Ba Vì
    Đỉnh Mẫu Ba Vì cao 1227 mét
     

    Điểm tham quan cuối cùng ở vườn Quốc gia Ba Vì là Tháp Báo Thiên và đền thờ Chủ tịch Hồ Chí Minh

    Tháp Báo Thiên và đền thờ Chủ tịch Hồ Chí Minh nằm trên đỉnh núi Vua – đỉnh núi cao nhất ở khu vực vườn Quốc gia với độ cao 1.296m. Tháp Báo Thiên nằm bên cạnh Đền thờ Bác Hồ, đây là nơi thờ tự linh thiêng. Trong tháp là nơi thờ tự và có cầu thang xoắn ốc lên tới đỉnh tháp. Bên ngoài dưới chân tháp là một chiếc khánh đồng và một chiếc chuông đồng rất to đẹp. Khi đánh rất kêu to và ngân vang khắp núi rừng của Vườn Quốc Gia Ba Vì. Đền thờ Bác Hồ là nơi thờ tự theo di nguyện của Bác.

    Ba Vì
    Tháp Báo Thiên
    Ba Vì
    Đền thờ Bác Hồ
     

    Từ dưới điểm giữ xe bạn phải đi lên theo các bậc thang, đường dài và dốc lên đỉnh núi do đó bạn cần có sức khoẻ đảm bảo và khi đi lên đừng quên mang theo nước uống vì khi leo sẽ rất mất sức.

    Trên đây là một số thông tin về Ba Vì mùa hoa dã quỳ và những kinh nghiệm du lịch Ba Vì mùa hoa mà Cattour muốn chia sẻ với các bạn. Rất mong bài viết này hữu ích với các bạn.

    Thông tin hữu ích: 
    Có gì trong tour du lịch Mộc Châu 2 ngày 1 đêm khiến du khách mê mẩn đến thế
    Tại sao nhất định phải đi tour du lịch Mộc Châu 1 lần trong đời
     

    Đoàn Thư / Cattour.vn - Ảnh: Internet


    Xem thêm: Ba Vì

    Quay về trang trước Lên đầu trang

    Bài liên quan

    Du lịch Ba Vì 1 ngày nên đi đâu? Những điểm đến không nên bỏ qua khi đi du lịch Ba Vì

    Du lịch Ba Vì 1 ngày nên đi đâu? Những điểm đến không nên bỏ qua khi đi du lịch Ba Vì

    30/01/2020

    Ba Vì là địa điểm du lịch hấp dẫn chỉ cách trung tâm thành phố Hà Nội khoảng 60km. Với khoảng cách vô cùng thuận lợi này Ba Vì là điểm đến lý tưởng cho các nhóm bạn, hộ gia đình vào những ngày nghỉ lễ, cuối tuần và thích hợp cho chuyến đi trong ngày. Bạn có dự định đến Ba Vì du lịch trong vòng một ngày nhưng chưa biết nên đi đâu để thưởng thức trọn vẹn vẻ đẹp nơi đây thì đừng bỏ lỡ những thông tin hữu ích dưới đây nhé! 

    Kinh nghiệm du lịch Ba Vì mùa hoa dã quỳ - Đi qua trọn vẹn một mùa hoa

    Kinh nghiệm du lịch Ba Vì mùa hoa dã quỳ - Đi qua trọn vẹn một mùa hoa

    28/11/2019

    Hiện tại hoa dã quỳ đang nở rộ nên rất đẹp, mọi người tranh thủ thời gian đi vườn quốc gia Ba Vì để ngắm hoa nhé. Cảnh đẹp ở đây không khiến mọi người thất vọng đâu. Hãy cùng Cattour khám phá Ba Vì mùa hoa dã quỳ nhé!

    Tìm bài viết

    ĐIỂM TUYẾN

    BẠN QUAN TÂM CHỦ ĐỀ GÌ?

    Quy Nhơn 02-Thg9 Phú Quốc Khu du lịch Cát Bà Campuchia Thái Lan Đài Loan Ngoại tệ du lịch Hàn Quốc mua gì quà lưu niệm địa điểm du lịch biển Trà Cổ - Móng Cái đẹp sống ảo điểm du lịch Ăn kinh nghiệm khách sạn lịch trình ngân hàng danh sách địa chỉ 4 ngày 3 đêm trong nước nước ngoài tháng 10 tháng 11 tháng 12 du lịch ở đâu chanh xả mùa thu trải nghiệm mùa nào đẹp nhất Quan Lạn 3 ngày 3 ngày 2 đêm Hải Hòa Quảng Bình 4 ngày Bangkok Bí quyết Hải Tiến Ninh Bình Nhật Bản du lịch sầm sơn cần chuẩn bị gì bãi tắm sấm sơn đặc sản sầm sơn đặc sản du lịch sầm sơn tour du lịch 3 ngày 2 đêm hải sản Đảo Lan Châu Cẩm nang du lịch Của Lò chợ Cửa Lò tour du lịch Cửa Lò địa điểm du lịch Cửa Lò Cửa Lò ở đâu Hạ Long Đảo Hòn Ngư Đảo Song Ngư ATM mới nhất cẩm nang du lịch sầm sơn ô tô phượt 99k buffet lẩu Tuyển dụng Nhân viên Visa Cát Bà. Cô Tô miền Bắc miền Trung miền Nam đền độc cước chi phí giá chợ mùa đông món ngon quà vặt Chơi gì câu mực đêm Dù bay Lặn biển Vinpearl Cửa Hội Water Fun Công viên nước Nhà phao Quê Bác tour Cửa Lò 2 ngày 1 đêm Tuần Châu Tàu Hỏa Du lịch Cửa Lò 2 ngày 1 đêm chùa Hương hoa anh đào Tết Nguyên Đán Sài Gòn Tết dương Mộc Châu Sapa Yên Tử Tam Chúc chùa Tam Chúc Chrismas Bái Đính Sa Pa 30Thg4 1Thg5 Châu Âu Tây Nguyên Nha Trang Hong Kong Hồng Kông Mai Châu biểu tượng may mắn con vật may mắn shibuya osaka du lịch Nhật Bản 7 ngày khách sạn con nhộng fukuoka Lào Fukushima bar Nhật Bản nhà hàng ở Nhật Bản mông cổ mông cổ giá rể mông cổ có gì visa mông cổ bali indonesia ubud Phan Thiết Vũng Tàu Maldives Man-đi-vơ LaGi

    Zalo