Miền Tây không chỉ nổi tiếng với khung cảnh sông nước bình yên, hữu tình và con người mến khách, hiền hoà mà còn nổi tiếng với rất nhiều món ăn ngon đã trở thành đặc sản níu chân du khách.
Mỗi tỉnh thành khi đến với du lịch miền Tây lại có những món ngon nức tiếng riêng, Cattour sẽ tổng hợp lại toàn bộ trong bài viết này để các bạn tham khảo nhé!
Canh chua cá chốt của Long An cũng có cách nấu và gia vị gần giống với các món canh chua khác ở miền Tây, nhưng có một điểm khác biệt rất lớn, đó là người Long An sẽ sử dụng lá me non tạo vị chua cho canh thay vì sử dụng me như các nơi khác.
Lá me non tạo nên vị chua dịu, thơm nhẹ rất ngon. Ngoài ra, cá chốt ở Long An cũng rất ngon và chắc nên chắc chắn bạn sẽ cảm thấy mê đắm khi thưởng thức món ăn dân dã này của người dân Long An.
Đọc thêm:Miền Tây bao nhiêu tỉnh? Bạn đã biết miền Tây gồm những tỉnh nào chưa?Khám phá miền Tây Nam Bộ? Các tỉnh miền Tây Nam Bộ có gì thú vị mà rất nhiều du khách đều muốn đặt chân đến đây?
Không biết từ khi nào, cùng với bánh tét đã in đậm vào ký ức tuổi thơ của nhiều người Long An bởi nhưng hương vị mềm dẻo của nếp, béo của nước cốt dừa, bùi bùi của đậu và mùi lá dừa đặc trưng.
Nguyên liệu để làm bánh tét Long An không quá cầu kỳ, chỉ cần nếp, cơm dừa, đậu đen, đậu xanh, chuối và lá dừa để gói bánh. Trước khi gói, lá dừa được vuốt tỉa thành ống, nếp vo sạch trộn với đậu đen, cơm dừa tươi, nước cốt dừa, cứ thế mà cho vào bên trong.
Bánh tét lá dừa Long An thường được gói nhân đậu xanh như bánh chưng, bánh tét, ngoài ra, để đổi vị, người Long An còn dùng chuối sứ để làm nhân nên bánh có một hương vị rất độc đáo khiến thực khách không thể nào quên nếu như đã có cơ hội thưởng thức khi du lịch miền Tây sông nước.
Món này cực kỳ đặc biệt, và đặc sản chỉ có ở Mỹ Tho, bảo đảm bạn đi khắp Việt Nam cũng không kiếm được.
Cọng hủ tiếu dai ngon không nói (vì hủ tiếu Mỹ Tho NGON như thế hồi xưa đến giờ) thêm vào đó là thứ nước lèo sền sệt hương đậu phộng, cà ri, bò kho...vô cùng 1 tô, ăn kèm chuối chát, khế chua, cà chua, dưa leo, giá trụng, ngò gai, húng quế... cực kỳ hấp dẫn.
Ai mới nghe qua cái tên Bún Gỏi Dà đều có chung một thắc mắc và không thể hình dung ra được đây là món ăn như thế nào.
Theo những người sành ăn, xuất phát điểm của món bún này là gỏi cuốn, với các thành phần như tôm, bún, rau, giá... Về sau người ta biến tấu bằng cách cho tất cả các nguyên liệu đó vào tô, trộn chung với nước chấm gỏi rồi ăn như và (lùa) cơm. Người Nam phát âm "và" thành "dà" nên món ăn có tên gọi như vậy.
Món ăn này bao gồm tôm, thịt, lòng, tai heo đậu phộng ăn kèm với bún & nước lèo chua ngọt, với một ít vị mắm miền Tây đặc trưng, sẽ ăn kèm với rau nên sẽ không bị ngán.
Đây là đặc sản nổi tiếng vùng Tân Phong ( Tiền Giang). Ốc to, vỏ xanh, ruột đầy. Ốc luộc lên vàng ươm, béo ngậy, ngọt giòn; ăn nhiều không thấy ngán.
Ốc luộc chấm nước mắm chanh ớt thêm chút gừng cho ấm và khử mùi tanh. Ốc mới luộc còn nóng, con nào cũng vàng ươm, béo ngậy, ngọt giòn ăn hoài không chán.
Ốc gạo lể ra xào với hành tỏi, cuốn mấy cuốn gỏi ăn cũng ngon. Cùng có thể nấu cháo thật nhừ, cho ốc đã lể vào, thêm thật nhiều hành, tiêu cùng mấy miếng gừng sợi cho ấm tì vị. Húp miếng cháo nóng thơm lừng, cháo chạy tới đâu biết tới đó thật đã miệng.
Ốc gạo còn được chế biến thành ốc cháy mỡ tỏi, um nước dừa, rang bơ… Loài ốc gạo ngon và lành hơn những ốc khác ở chỗ không có nhớt, ăn đến no mà không thấy nặng bụng. Đó là tặng phẩm tuyệt vời của trời đất đã ban cho vùng đất Tân Phong.
Đọc thêm: Các loại đặc sản trái cây miền Tây thơm ngon nức lòng du khách
Về Gò Công ghé Chợ Giồng nhớ ăn Bánh Vá Đặc Sản ở xứ này nghen.
Bánh Vá một món ăn chơi lâu đời đặc biệt chỉ có ở Gò Công - Tiền Giang. Cũng có người gọi là Bánh Giá. Cách gọi Bánh Vá đơn giản ở người Miền Nam vì sử dụng khuôn bánh bằng Cái Vá để chiên, sau lại có tên Bánh Giá vì đơn giản trong nhân bánh có sử dụng nguyên liệu giá. Có lẽ cái tên gọi nào cũng hợp cho loại Bánh Ngon Dân Dã này.
Cái đặc biệt của Bánh Vá Giòn Xốp Mềm Mềm pha lẫn chút cái dai dai của các nguyên liệu trong bánh. Bánh Vá chiên giòn nóng vớt ra để ráo cắt làm tư rồi gói ghém đủ loại rau sống chấm mắm chua ngọt hay Bánh Vá ăn với Bún sợi thiệt nhỏ kèm rau dưa chan mắm chua ngọt, cách ăn quen thuộc giống Bánh Xèo hay Bún Chả Giò.
Là một trong những sản vật đặc biệt của vùng rừng ngập mặn Cà Mau, cá thòi lòi được người dân nơi đây yêu thích nhờ thịt nhiều, ngọt, dai và thơm. Cá thòi lòi cũng là món ăn đặc sản cho khách phương xa khi đặt chân đến vùng đất này để khám phá và trải nghiệm.
Cá thòi lòi tươi sống, để nguyên con rửa sạch bùn, ướp chút muối ớt, sau đó đặt trên bếp than nướng với lửa vừa. Khi da vừa ửng vàng, dậy lên mùi thơm cũng là lúc cá sắp chín. Sau đó có thể để thêm ít phút cho cá vàng đều, dậy mùi thơm. Cách làm này tuy đơn giản nhưng thành phẩm là đĩa cá có mùi thơm lan tỏa quyện cùng mùi cay nồng của ớt rất kích thích vị giác.
Món này thường được ăn kèm với bún, bánh tráng, các loại rau như cải xanh, xà lách, rau thơm, chuối chát, khế chua... cho vị thơm ngon đúng điệu.
Món rùa rang muối Cà Mau được chế biến rất công phu, cầu kỳ nên vô cùng thơm ngon hấp dẫn.
Phần thịt rùa, thực khách hãy từ từ xé thịt cho vào dĩa, vậy là bạn có thể thưởng thức món rùa rang muối chấm muối tiêu chanh hoặc muối ớt kèm với rau răm. Cái hương vị thơm giòn, ngon ngọt, béo ngậy của thịt rùa, vị cay cay của rau răm, rau húng, hay tiêu như còn đọng mãi trong vòm miệng. Với dân nhậu, có thể nhâm nhi vài ly rượu nếp cùng với thịt rùa thì càng thêm hấp dẫn, thú vị.
Con vọp có vẻ ngoài gần giống con nghêu, thường sinh sống trong các đầm lầy, rừng ngập mặn ở Cà Mau.
Vọp có kích thước khá lớn, phần thịt dày, mong nước rất thơm ngọt. Người dân Cà Mau thường bắt vọp về nướng trên bếp than hồng, thêm chút mỡ hành và đậu phộng rang để thêm vị bùi, béo cho món ăn.
Món này cực kỳ bổ dưỡng, dễ thưởng thức nên thường được du khách ưu tiên chọn khi đến du lịch miền Tây.
Đọc thêm: Cẩm nang du lịch An Giang miền Tây Nam Bộ chi tiết và chính xác nhất
Cơm dừa là một món ăn độc đáo của “xứ dừa” Bến Tre. guyên liệu chính của món cơm dừa chính là dừa và gạo. Trái dừa để nấu cơm dừa phải dùng loại dừa xiêm thì cơm ra mới có vị ngọt thanh. Còn gạo, người ta thường dùng gạo trắng Hậu Giang, hạt to tròn trắng mọng.
Để nấu cơm dừa, đầu tiên người nấu sẽ cắt phần đầu của quả dừa, lấy hết nước ra ngoài. Trái dừa lúc này sẽ đóng vai trò như một chiếc nồi để nấu cơm, phần cắt trên đầu chính là nắp nồi. Gạo trắng sau khi vo sạch sẽ được cho vào quả dừa. Nước nấu cơm thay vì dùng nước lọc bình thường thì sẽ được thay bằng nước dừa vừa mới lấy ra từ quả dừa xiêm trước đó. Người nấu sẽ không để trực tiếp trái dừa trên lửa mà cho vào một nồi to, đem chưng cách thủy. Một số nơi thường cho thêm cà rốt, khoai tây, nấm thái hạt lựa, đậu cove, hạt sen... vào để tăng thêm hương vị cho cơm.
Cơm dừa ăn ngon nhất là khi vừa chín. Bởi để lâu cơm sẽ bị thấm dầu dừa nên hạt cơm không còn trắng nữa mà chuyển sang vàng nhạt. Theo người dân địa phương chia sẻ, cơm dừa đặc sản Bến Tre ăn “đúng điệu” là dùng cùng với món tôm rang nước cốt dừa. Tôm rang có thể dùng tôm lóng, tôm bầu hay tôm càng xanh... nhưng ngon nhất vẫn là tôm đất đánh bắt từ sông.
Các bạn có nhu cầu đi du lịch miền Tây và thưởng thức những đặc sản thơm ngon trứ danh ở trên, vui lòng inbox cho Cattour để được sắp xếp một lịch trình hợp lý nhất.
Cattour tự hào là nhà tổ chức các tour du lịch miền Tây hàng đầu.
Đọc thêm: Cùng ghé thăm ngôi chùa Vĩnh Tràng linh thiêng bậc nhất miền Tây Nam Bộ