Cùng tìm hiểu xem chùa Hương thờ ai nhé
Chùa Hương là cách nói trong dân gian, trên thực tế chùa Hương hay Hương Sơn là cả một quần thể văn hóa-tôn giáo Việt Nam gồm hàng chục ngôi chùa thờ Phật, vài ngôi đền thờ thần, các ngôi đình thờ tín ngưỡng nông nghiệp.
I. Chùa Hương thờ ai
Đến với du lịch Chùa Hương, từ bến đò Yến Vỹ thuyền đưa bạn đi khoảng 10 phút là tới đền Trình. Đền Trình, tên chữ là Ngũ Nhạc Linh Từ là một di tích lịch sử văn hóa trong khu thắng cảnh Hương Sơn. Theo thuyết phong thủy, dãy núi Ngũ Nhạc có hình thế một con rồng lớn, dáng núi uy nghiêm, minh đường tu thủy, sinh khí trường tồn, từ xa xưa dân thôn đã dựng ở đầu dãy núi một ngôi đền nhỏ để thờ một vị thần tướng là Quan Tư Mã Hùng Lang đã góp công đánh giặc Ân phò vua Hùng Vương thứ VI.
Đền Trình
Bến đò Yến Vỹ
Sau khi rời đền Trình, thuyền sẽ đưa bạn cập bến Thiên Trù. Động Hương Tích cách bến Thiên Trù hơn 2000m với độ cao 390m được coi là trung tâm của khu thắng cảnh chùa Hương và là đích dừng chân của mọi du khách khi về đây. Chùa có nhiều tượng quý, đặc biệt là tượng Phật Bà Quan Âm bằng đá xanh, tạc vào thời Tây Sơn Cảnh Thịnh năm thứ hai (1793). Nơi đây được coi là nơi công chúa Diệu Thiện tu hành đắc đạo, được Ngọc Hoàng Thượng Đế sắc phong là Đại từ, Đại bi, Cứu khổ, Cứu nạn, Nam Mô Linh Cảm Quan Thế Âm Bồ Tát.
Động Hương Tích
Từ động Hương Tích quay trở về theo đường núi bạn sẽ gặp một ngôi đền nhỏ ở phía tay trái gọi là đền Cửa Võng hay đền Vân Song. Xưa chỉ là một ngôi miếu nhỏ do dân làng Yến Vỹ xây dựng lên từ thuở xa xưa để thờ bà “chúa Rừng” có tên hiệu là “Thượng Ngàn Vân Hương Công chúa Lê Mai Thánh Mẫu. Bà chúa Rừng được nhân dân sở tại tôn vinh như một đấng siêu phàm hiện thân ở núi rừng nhiều của cải. Mặt khác khi thờ bà dân làng cầu mong bà Chúa phù hộ cho cư dân gặp nhiều may mắn khi vào rừng làm nương hái lượm. Đền ở trên thế núi cao, dưới chân núi là một thung lũng khá sâu, nhìn qua thung lũng là một võng núi. Người xưa dựa vào thế đó mà đặt tên là đền Cửa Võng.
Tiếp đến là chùa Thiên Trù hay chùa Trò, chùa Ngoài. Xưa có lần vua Lê Thánh Tông đi tuần thú qua đây thấy thiên văn địa lý khu vực chùa ứng với địa phận trên trời nằm vào chòm sao Thiên Trù (bếp Trời), một sao chủ trong tử vi nấu nướng về ăn uống nhân đấy nhà vua đặt tên cho chùa là chùa Thiên Trù, còn thung lũng là Phụ Mã. Sau đó đến thời Lê Trung Hưng chùa được xây dựng với quy mô rộng lớn, lúc đó có tới trên trăm nóc nhà, với những công trình kiến trúc quy mô tinh xảo là một thiền viện lớn, tụ tập các nhà tu hành đạo Phật, lưu giữ Kinh, Luật, Luận của đạo Phật và họ tu hành Phật Pháp tại đây.
Chùa Thiên Trù
Đây là một thiền viện lớn, tụ tập các nhà tu hành đạo Phật
Ngoài ra khu di tích còn rất nhiều động đẹp nằm rải rác trên đường tới chùa Hương Tích với những kiến trúc vô cùng độc đáo như động Tiên Sơn, động Hinh Bồng, chùa Giải Oan. Tất cả tạo nên một nét rất riêng mà không nơi nào có được, nơi hội tụ của văn hóa, tôn giáo và lịch sử từ hàng ngàn năm còn lưu truyền lại. Hãy đi tour Chùa Hương để khám phá nhé! Ngoài khám phá du lịch Chùa Hương, các bạn tham khảo các tour du lịch lễ hội hấp dẫn khác của Cattour:
Chùa Giải Oan
Hy vọng bài viết sẽ giúp bạn hiểu thêm về các danh thắng tại chùa Hương và chúc bạn có những trải nghiệm thú vị khi có dịp thăm quan địa danh nổi tiếng này! Và đừng quên Cattour luôn có sẵn chương trình tour đi chùa Hương cũng như tour du lịch chùa Hương 1 ngày với lịch trình tối ưu và chuyên nghiệp nhất!
Mai Nguyễn / Cattour.vn - Ảnh: Internet