Cửa khẩu biên giới tại Hà Giang với Trung Quốc được chia ra làm hai loại là cửa khẩu tiểu ngạch và cửa khẩu chính ngạch. Cửa khẩu tiểu ngạch là loại cửa khẩu mở ra cho người dân 2 miền biên giới cùng nhau trao đổi hàng hóa, những mặt hàng được trao đổi tại đây đa số là nông sản, các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu như vải vóc, đồ dùng cá nhân… Còn cửa khẩu chính ngạch là cửa khẩu dùng để vận chuyển, thông thương hàng hóa mang tính chất kinh tế cao, số lượng lớn.
Tại Hà Giang nếu tìm kiếm bằng các công cụ tìm kiếm trên mạng, các bạn sẽ chỉ nhận được một kết quả đó là cửa khẩu Thanh Thủy. Cửa khẩu Thanh Thủy là một cửa khẩu chính ngạch, lớn nhất và duy nhất của Hà Giang. Tuy nhiên du lịch Hà Giang còn có những cửa khẩu tiểu ngạch khác mà không nhiều tài liệu ghi chép, ẩn chứa rất nhiều những điều thú vị đang cần chờ đến khám phá.
I. Cửa khẩu Thanh Thủy
Như đã nói cửa khẩu Thanh Thủy la cửa khẩu lớn nhất tại Hà Giang. Đây cũng là cửa khẩu chính ngạch duy nhất tại Hà Giang, đảm nhiệm nhiệm vụ quan trọng là thông thương hàng hóa chính ngạch tại Trung
Quốc sang Việt Nam và ngược lại.
Cửa khẩu Thanh Thủy thuộc địa phận xã Thanh Thủy, huyện Vị Xuyên, cách thành phố Hà Giang khoảng hơn 20km về phía Bắc. Thông với cửa khẩu Thanh Thủy là cửa khẩu Thiên Bảo thuộc huyện Malipo, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc. Đây là cửa khẩu quan trọng không chỉ của Hà Giang mà còn là của cả nước.
II. Cửa khẩu Săm Pun
Cửa khẩu Săm Pun có sẽ là cửa khẩu đẹp nhất trong danh sách này. Cửa khẩu Săm pun nằm tại địa bàn xã Xìn Cái, huyện Mèo Vạc tỉnh Hà Giang. Nằm trên đỉnh Săm Pun, người Mèo Vạc vẫn gọi đây là cổng trời của Hà Giang, cửa khẩu Săm Pun không chỉ là một nơi buôn bán tấp nập của người dân hai nước mà còn là một nơi có cảnh đẹp nức lòng người, được xếp vào hàng đẹp nhất tại Hà Giang.
Không khí buôn bán tại cửa khẩu Săm Pun rất nô nức, tấp nập. Về cơ bản đây thực sự là một phiên chợ vùng cao với những người kinh doanh buôn bán đề từ vùng biên giới của hai đất nước. Đến với cửa khẩu Săm Pun, ngoài ngắm cảnh đẹp ra các bạn còn có cơ hội hòa mình vào không khí của một phiên chợ biên giới và tìm hiểu văn hóa của cả hai đất nước.
III. Cửa khẩu Phó Bảng
Nhắc đến cửa khẩu, người ta thường nghĩ ngay đến cảnh buôn bán tấp nập, người qua kẻ lại hoặc những hàng xe ô tô nối dài thật dài để chờ đợi qua cửa khẩu. Ấy vậy mà Hà Giang lại có một cửa khẩu yển bình đó chính là cửa khẩu Phó Bảng. Cửa khẩu Phó Bảng nằm tại thị trấn Phó Bảng, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang. Nói yên tinh thực ra cũng không phải mà là vì cửa khẩu này người ta thường chỉ đến để trao đổi hoa quả và các loại nông sản, mặt hàng cũng ít đa dạng. Tuy nhiên đây lại là nơi tập trung rất nhiều họ hàng thuộc cả hai đất nước, đây là cánh cửa để họ sang thăm người nhà. Cửa khẩu Phó Bảng yên bình như chính thị trán Phó Bảng vậy, hãy đến đây để cảm nhận được sự yên bình của một miền cao nguyên đá khi đi tour Hà Giang.
IV. Cửa khẩu Bạch Đích
Tiếp tục là một cửa khẩu tiểu ngạch khác, lần này chúng ta cùng đến với cột mốc 358, huyện Yên Minh tỉnh Hà Giang để đến với chợ biển cửa khẩu Bạch Đích. Đây là một phiên chợ đặc biệt khi người dân họp chợ ngay cạnh cột mốc biên giới số 358 biên giới Việt – Trung nên được gọi là chợ phiên 358. Đây là một cửa khẩu nhỏ tại Hà Giang, chiều dài chợ chắc chỉ độ chục bước chân, nhưng người buôn kẻ bán lúc nào cũng tấp nập. có khoảng 30% tiểu thương ở đây là người Trung Quốc, các mặt hàng chủ yếu được buôn bán đó là những loại phân bón và mặt hàng nông sản.
V. Cửa khẩu Xin Mần
Cửa khẩu Xin Mần nằm tại xã Xin Mần, huyện Xin Mần tỉnh Hà Giang. Cửa khẩu này thông thương với cửa khẩu Đô Long của Trung Quốc đã từ rất lâu rồi, nhận thấy được tiềm năng cao, chính phủ hai nước đã đồng ý thiệt lập mối quan hệ song phương giữa hai cửa khẩu, cho trồng tu và xây mới nhiều hạng mục công trình. Lễ khánh thành chính thức được diễn ra vài tháng 3 năm 2018. Cửa khẩu Xin Mần trở thành cửa khẩu lớn thứ 2 Hà Giang sau cửa khẩu Thanh Thủy.
Trên đây là tất cả những cửa khẩu có khi đi du lịch Hà Giang. Vậy các bạn đã trả lời được câu hỏi “Hà Giang có bao nhiêu cửa khẩu” chưa? Câu trả lời Hà Giang có 5 cửa khẩu gồm: Thanh Thủy, Săm Pun, Phó Bảng, Bạch Đích và Xin Mần nhé.