Chia sẻ kinh nghiệm du lịch Tây Yên Tử và chùa Vĩnh Nghiêm trong 1 ngày

15/03/2019 / 2,143

Mình vừa có một chuyến du xuân đầu năm đi Tây Yên Tử và chùa Vĩnh Nghiêm trong 1 n gày vào đầu tháng 3 dương lịch vừa rồi và nhận thấy, có nhiều bạn muốn được chia sẻ kinh nghiệm đi du lịch tại địa điểm này nên mình đã note lại một số trải nghiệm của mình trong chuyến đi Tây Yên Tử vừa rồi, hi vọng chúng sẽ hữu ích đối với bạn trong chuyến đi sắp tới nhé!

Mục lục bài viết

    I. Tây Yên Tử ở đâu? Cách Hà Nội, thành phố Bắc Giang bao xa?

     

    1. Tây Yên Tử ở đâu?

     
    Tây Yên Tử là phần phía Tây của ngọn núi Yên Tử (trước đây mọi người thường mặc định Yên Tử là ở Quảng Ninh nhưng thực ra phần thuộc tỉnh Quảng Ninh chỉ là sườn phía Đông của ngọn núi này mà thôi), trải dài trên 2 huyện Yên Dũng và Sơn Động của tỉnh Bắc Giang.
     

    2. Tây Yên Tử cách Hà Nội bao xa?

     
    Tính từ trung tâm thành phố Hà Nội thì khoảng cách từ Hà Nội đến Yên Tử khoảng 125km. Mình đi theo đoàn khoảng 30 người, đi xe ô tô 45 chỗ di chuyển mất khoảng 3 tiếng rưỡi (trên đường đi có dừng nghỉ ăn sáng khoảng 30 phút) thì đến nơi.
     

    >>> Xem thêm: Bạn có biết Yên Tử cách Hà Nội bao nhiêu km?

    3. Tây Yên Tử cách thành phố Bắc Giang bao xa?

     
    Nếu các bạn xem trên Google Maps thì sẽ thấy Tây Yên Tử chỉ cách thành phố Bắc Giang chỉ 2,6km, nhưng thực tế không phải vậy.
     

    Khoảng cách từ thành phố Bắc Giang đến Tây Yên Tử khoảng 60km lận, và di chuyển bằng ô tô từ thành phố Băc Giang tới đó  mất khoảng hơn một giờ đồng hồ.

    4. Cách di chuyển từ Hà Nội đến Tây Yên Tử

     
    Từ Hà Nội, đoàn mình di chuyển lên cầu Vĩnh Tuy, qua cầu Vĩnh Tuy tới địa phận thị xã Từ Sơn, Bắc Ninh thì rẽ trái ra quốc lộ 1A ở đoạn cầu Đuống (nên đi theo đường này vì nếu đi thẳng đường theo Google Maps chỉ thì sẽ đi qua nội thành Bắc Ninh rất đông phương tiện).
     

    Đi thẳng quốc lộ 1A tới thành phố Bắc Giang (đoạn bên trái là đường Hùng Vương, bên phải là siêu thị Big C) thì rẽ phải theo hướng đi siêu thị Big C Bắc Giang, tiếp tục đi thẳng khoảng 60km nữa là đến Tây Yên Tử.

    II. Kinh nghiệm leo núi và trải nghiệm Tây Yên Tử

     
    Khi đến Tây Yên Tử, điều đầu tiên gây ấn tượng với mình chính là chiếc cổng to đùng làm bằng đá màu vàng nhạt. Dưới nắng, chiếc cổng ánh lên màu vàng rực sáng vô cùng bắt mắt luôn. Trước cổng là sảnh dành cho khách du lịch. Hôm mình đi trời lộng gió, khu sảnh lại thoáng nên gió lắc bay người luôn, tóc tai cứ gọi là mù mịt =))).
     
    Cổng vào Tây Yên Tử
    Cổng vào Tây Yên Tử
    Xem thêm: Bật mí kinh nghiệm đi tour chùa Ba Vàng Yên Tử cho người đi lần đầu 
    Một vài lưu ý nho nhỏ bạn nên biết khi đi tour chùa Ba Vàng

    Chụp ảnh chán chê xong thì các bạn đi ra phía ngoài sảnh sang bên trái có một khu bán vé xe điện nhỏ nhỏ màu xanh lá. Các bạn mua vé xe điện tại đây để đi lên đền Hạ (giá 10k/ người và chỉ có xe điện lên đền Hạ thôi).

    Thực ra nếu bạn muốn đi bộ lên đền Hạ cũng được vì khoảng cách không xa lắm, chỉ mấy trăm mét thôi nhưng rất dốc, nếu leo bộ thì sẽ hơi mệt một chút.

    Đền Hạ là một ngôi đền có ba gian với mặt trước nhìn ra thung lũng và mặt sau tựa núi. Hôm mình đi đền Hạ có mở cửa luôn ở đằng sau nên mình được nhìn thấy tượng Phật trong đền như đang tọa trên non ngàn vậy, đẹp và linh thiêng vô cùng.

    Đền Hạ - Tây Yên Tử
    Đền Hạ - Tây Yên Tử
     

    Sau khi lễ tại đền Hạ xong, đoàn mình đi bộ xuống dốc một chút để tới chỗ đi cáp treo lên chùa Đồng. Giá vé cáp treo khứ hồi lên chùa Đồng cho một người là 260k.

    Lưu ý dành cho các bạn: Vào các ngày cuối tuần, lượng người đi cáp treo rất đông, nhất là vào các khung giờ 8 – 9 – 10h sáng nên nếu có thể thì các bạn nên đến sớm hoặc muộn hẳn để đỡ phải chờ lâu nhé! Hôm mình đi thì phải chờ tới hơn nửa tiếng lận, đó là chưa kể thời gian mua vé nữa.

    Sau khi mua vé cáp treo xong, các bạn sẽ được vào trong xếp hàng để chuẩn bị lên cáp treo. Một khoang cáp treo chứa được 8 người, đi khoảng 10 phút thì lên tới ga cáp treo chùa Đồng.

    Trong suốt quãng đường di chuyển bằng cáp treo, ngoài được ngắm toàn cảnh Tây Yên Tử từ trên cao vô cùng hoành tráng thì mình còn được trải nghiệm cảm giác lắc lư trên không vô cùng phấn khích (hôm mình đi trời có gió to nên khoang cáp treo của mình lắc dữ lắm, mấy bạn gái ngồi cạnh cứ nhắm tịt mắt rồi hét ầm lên vừa buồn cười lại vừa sợ =))).

    Khung cảnh Tây Yên Tử nhìn từ trong cáp treo
    Khung cảnh Tây Yên Tử nhìn từ trong cáp treo
    Xem thêm: Lịch trình tham quan du lịch chùa Ba Vàng bạn nhất định phải biết
    Xách balo lên và đi tour Yên Tử cùng Cattour với chi phí chưa đến 1 triệu đồng

    Tới ga cáp treo chùa Đồng, mình lại bị sốc một lần nữa vì nhiệt độ ở đây chênh lệch quá nhiều so với ở dưới mặt đất. Lúc mình ở ga cáp treo đi thì trời nắng lắm luôn, nhưng lên đến ga chùa Đồng thì lạnh vô cùng, sương phủ khắp nơi, gió thổi rát hết mặt kèm những hạt nước li ti như mưa phùn nhưng mà không phải mưa đâu, đó là hạt sương đọng lại thành nước rồi bị gió thổi đó L.

    Sương giăng mù mịt khắp lối
    Sương giăng mù mịt khắp lối
     

    Nhiệt độ ở ga cáp treo chùa Đồng lúc đó chắc chỉ khoảng mười mấy độ thôi, cũng may mình có mang theo một chiếc áo khoác mỏng nên vẫn có thể chịu đựng được.

    Lưu ý quan trọng cho bạn: Nên mặc những chiếc áo khoác mỏng khi đi leo núi Tây Yên Tử, không nên mặc áo dạ hoặc áo phao dày (áo béo) vì chúng sẽ thấm nước và trở nên nặng, luột thuột trong khi bạn di chuyển. Thêm nữa, nếu mặc các loại áo này mà bạn không muốn bị ướt thì phải mua thêm áo mưa giấy để mặc bên ngoài, nhưng ngoài trời gió rất to khiến áo mưa cứ bị thổi bay phấp phới, chưa kể lúc leo núi thân nhiệt của bạn sẽ tăng cao, mặc áo mưa nhiệt sẽ không thoát ra ngoài được gây cảm giác bức bí rất khó chịu.

    Ga cáp treo chùa Đồng còn nằm cách chùa Đồng khoảng 500m nữa, mà đường lên lại siêu nhỏ, chỉ vừa cho 1 – 2 người đi cùng lúc nên vô cùng đông luôn. Hôm đoàn mình đi, đến đoạn leo lên chùa Đồng mọi người phải nhích từng bước một. Cả đoạn đường chỉ 500m mà phải leo gần 1 tiếng mới tới nơi.

    Còn nếu hôm nào vắng người thì các bạn chỉ cần leo khoảng 15 – 20 phút là tới chùa Đồng rồi nhé!

    Trên đường leo lên chùa Đồng, các bạn sẽ đi qua đền Trung. Hôm đó đền Trung cũng quá đông nên mình không có vào mà chỉ có anh xã mình vào đặt lễ thôi.

    Chùa Đồng là thuộc địa phận của tỉnh Quảng Ninh, vì thế trước khi tới được chùa Đồng các bạn phải đi qua một trạm soát vé và mua vé để qua cửa. Giá vé cho một người lớn là 40k, trẻ em 20k, các em bé nhỏ và người khuyết tật sẽ được miễn phí nhé!

    Chùa Đồng tọa lạc trên đỉnh của núi Yên Tử. Tuy đã đến Yên Tử 2 lần nhưng mình chưa hề được chạm tay hay lễ tại chùa Đồng vì số người chen chúc quá đông. Thôi thì thành tâm bái Phật từ phía bên ngoài chùa vậy L.

    Sau khi lễ bái tại chùa Đồng xong, bạn sẽ leo bộ để xuống dưới ga cáp treo. Có 2 lối đi xuống, bạn đi lối nào cũng được luôn nhé!

    Trên đường xuống các bạn sẽ được chiêm ngưỡng bức tượng Phật rất to nằm ở lưng chừng núi. Ở đây cũng có rất nhiều người tới đặt lễ nên các bạn chỉ nên lễ bái và chụp ảnh nhanh nhanh để tránh cảnh chen lấn.

    Lễ bái ở tượng Phật xong, đoàn mình tiếp tục leo xuống, trên đường đi xuống các bạn sẽ bắt gặp mấy quán ăn nhỏ bán đồ ăn vặt như trứng luộc, ngô, khoai luộc, xúc xích, nước uống... Mình khuyên các bạn là nên dừng lại nghỉ ngơi và ăn chút gì đó để nạp năng lượng cho cơ thể nhé!

    Lúc đi lên chen lấn bao nhiêu thì khi xuống lại thảnh thơi bấy nhiêu, đi chỉ một lát là tới ga cáp treo rồi. Sau đó mình lên cáp treo xuống dưới mặt đất luôn.

    Lưu ý nè: Với những  bạn leo bộ từ dưới lên chùa Đồng, khi quay xuống muốn đi cáp treo thì sẽ phải mua vé một chiều xuống giá 280k/ người (đắt hơn cả vé khứ hồi) nên mình khuyên các bạn nên mua vé cáp treo khứ hồi luôn vì chắc chắn bạn sẽ không đủ sức để leo bộ cả hai chiều lên xuống đâu.

    Xuống tới mặt đất, mình đi bộ một đoạn thì gặp một dòng suối nhỏ chảy cạnh chiếc cổng của Tây Yên Tử nên xuống đó rửa chân tay luôn. Nước suối rất trong và mát làm mình cảm thấy tỉnh táo hẳn luôn.

    Phía sau chiếc cổng vào của Tây Yên Tử có dựng những bước tường đá có khắc hình thù của các nhân vật nổi tiếng thời xưa (rất tiếc mình không biết đó là nhân vật nào J). Mình và anh xã cũng tranh thủ chụp choẹt tại đây một chút.

    Bức tường đá có khắc hình các nhân vật nổi tiếng
    Bức tường đá có khắc hình các nhân vật nổi tiếng
     

    Sau khi tự sướng chán chê, mình đi vào bên trong chiếc cổng Tây Yên Tử. Bên trong đó thực ra là một khu trưng bày tranh, ảnh và các hiện vật quý của Tây Yên Tử. Mình chỉ ngắm nghía qua một chút chứ không có chụp ảnh lại vì thật ra không có gì đặc biệt lắm.

    Sau khi hoàn thành hành trình khám phá Tây Yên Tử, đoàn mình tập trung lại, lên xe để di chuyển về nhà hàng. Lúc tới Tây Yên Tử là 10h sáng mà lúc đoàn mình lên xe quay trở về là 3h chiều lận, mọi người ai cũng đói và mệt nhưng vô cùng hoan hỉ vì chuyến đi khá thuận lợi.

    Trong lịch trình của đoàn mình hôm đó thì buổi chiều đoàn sẽ đi lễ tại chùa Vĩnh Nghiêm nữa nên tới nhà hàng, đoàn tranh thủ ăn uống, nghỉ ngơi rồi lên đường luôn. Lúc ăn xong thì cũng đã khoảng 4 rưỡi chiều rồi.

    Chùa Vĩnh Nghiêm cách Tây Yên Tử khoảng 16km thôi, và nằm trên trục đường về luôn nên rất tiện để đi tham quan, lễ bái.

    III. Kinh nghiệm quan quan, lễ bái tại chùa Vĩnh Nghiêm Bắc Giang

     
    Khi tới chùa Vĩnh Nghiêm, ấn tượng đầu tiên của mình là khuôn viên chùa quá rộng và yên bình. Chùa Vĩnh Nghiêm là ngôi chùa có tuổi đời hàng ngàn năm nên khi bước vào chùa, điều đầu tiên các bạn sẽ cảm nhận thấy đó chính là sự cổ kính và uy nghi của chùa.
     
    Gian chùa chính của chùa Vĩnh Nghiêm
    Gian chùa chính của chùa Vĩnh Nghiêm
    Xem thêm: Những điểm đến không thể bỏ qua khi đi tour du lịch chùa Ba Vàng
    Review chi tiết chương trình du lịch Yên Tử 1 ngày

    Chùa Vĩnh Nghiêm hiện nay đã được tôn tạo lại rất nhiều, nhưng vẫn còn lại nhiều dấu tích cổ từ thời xa xưa. Đầu tiên phải kể tới Mộc Bản Chùa Vĩnh Nghiêm, chính là phần mộc của ngôi chùa Vĩnh Nghiêm cổ xưa.

    Kế đến là các gian chùa trải dài từ ngoài cho đến tít tận sâu trong chùa. Các bạn có thể nhìn thấy ngay những chiếc cột lớn trong chùa được làm hoàn toàn từ gỗ có màu xám xám, bàng bạc, đó chính là những chiếc cột có tuổi đời vài trăm năm rồi đó.

    Một gian chùa nhỏ trong chùa Vĩnh Nghiêm
    Một gian chùa nhỏ trong chùa Vĩnh Nghiêm
     
    Cánh cửa bằng gỗ nhốm màu thời gian
    Cánh cửa bằng gỗ nhốm màu thời gian
     

    Ngoài cột gỗ và các bức bình phong, tượng Phật cổ, mình còn chú ý tới những chiếc mái chùa cong vút phủ màu rêu phong. Những chiếc mái chùa này làm mình nhớ tới những câu hát trong bài “Mái đình làng biển” do ca sĩ Tùng Dương thể hiện:

    “Những thăng trầm thời gian, đã ghi tạc hình dáng

    Nét chạm trổ phượng long, uốn lượn tựa mây sóng

    Gửi vào đây, vào đây, vui buồn người Việt

    Gửi vào đây, vào đây, tâm hồn người Việt

    Ðâu trúc mai sân đình, đâu dáng ai ưa nhìn

    Ðộng lòng tôi câu hát người xinh...”

     

    Mái chùa cong vút
    Mái chùa cong vút
     

    Sau khi vãn cảnh một vòng chùa, tôi dừng lại bên một cây hoa mọc phía sau gian chùa nhỏ. Cây hoa này thu hút tôi vì dưới thân cây có ghi cây hoa này được trồng vào năm 1330, tức là cho đến nay nó đã tồn tại được gần một ngàn năm, chứng kiến biết bao sự thay đổi của lịch sử, của con người ở làng Đức La, xã Trí Yên, huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang, nơi có ngôi chùa Vĩnh Nghiêm tọa lạc này.

    Bước ra sân chùa, tôi lại bị ấn tượng bởi một cây hoa đại có dáng khẳng khiu, nằm vươn dài về phía ngôi chùa như đang cúi đầu lễ Phật. Đọc tấm biển được treo trên cây, tôi cũng rất ngạc nhiên khi cây đại này cũng có tuổi đời gần ngàn năm, càng như khẳng định thêm sự cổ kính của chùa Vĩnh Nghiêm.

    Ngoài sân chùa còn có một cây đa cổ thụ rất lớn, bóng của nó che rợp cả một góc sân chùa, tạo nên cảm giác rất thanh bình và mát mẻ. Lối đi vào cửa gian chùa chính, người ta còn cho bày những chậu hoa hồng rất đẹp và thơm, giống như một lời chào đón nồng nhiệt những du khách như chúng tôi.

    Hoa hồng nhung thơm nức ở lối vào chùa Vĩnh Nghiêm
    Hoa hồng nhung thơm nức ở lối vào chùa Vĩnh Nghiêm
     

    Ngồi nghỉ ngơi, vãn cảnh thêm một lát nữa thì trời cũng đã nhá nhem tối, đoàn tôi lại bắt đầu lên xe về lại Hà Nội, tạm biệt ngôi chùa Vĩnh Nghiêm cổ kính. Trên đường ra xe, lúc đi qua mấy gian hàng gần chùa, tôi có mua một chai tương La đặc sản ở đây về làm quà vì nghe nói tương ở đây rất ngon. Mà quả thực là rất ngon các bạn ạ, nếu có cơ hội thì các bạn hãy mua về dùng thử nhé!

    Sau một ngày dài hành hương tại Tây Yên Tử và chùa Vĩnh Nghiêm, ai ai cũng thấm mệt. Chúng tôi cứ thế thiếp đi suốt đoạn đường từ Bắc Giang trở về Hà Nội. Một chuyến du xuân đầu năm dù mệt thật đấy, nhưng mang lại cho chúng tôi sự thanh thản, sự nhẹ nhõm như được trút đi thật nhiều ưu phiền trong tâm trí.

    Hành trình du xuân đầu năm bao giờ cũng là một hành trình vô cùng ý nghĩa. Nếu có thời gian, bạn hãy về Bắc Giang quê hương tôi để ghé thăm du lịch Yên Tử, chùa Vĩnh Nghiêm lễ Phật và tận hưởng không khí yên bình tại nơi vùng quê yên bình Bắc Bộ nhé!

    Và đừng quên Cattour luôn có sẵn chương trình du lịch chùa Yên Tử cũng như tour Yên Tử 1 ngày với lịch trình tối ưu và chuyên nghiệp nhất. 

    Cattour tự hào là nhà tổ chức các tour du lịch Yên Tử hàng đầu!

    Cattour.vn

    Lan Nguyen/ Cattour.vn - Ảnh: Internet


    Xem thêm: Yên Tử Tây Yên Tử chùa Vĩnh Nghiêm Vĩnh Nghiêm

    Quay về trang trước Lên đầu trang

    Bài liên quan

    Chia sẻ kinh nghiệm du lịch Tây Yên Tử và chùa Vĩnh Nghiêm trong 1 ngày

    Chia sẻ kinh nghiệm du lịch Tây Yên Tử và chùa Vĩnh Nghiêm trong 1 ngày

    15/03/2019

    Mình vừa có một chuyến du xuân đầu năm đi Tây Yên Tử và chùa Vĩnh Nghiêm trong 1 n gày vào đầu tháng 3 dương lịch vừa rồi và nhận thấy, có nhiều bạn muốn được chia sẻ kinh nghiệm đi du lịch tại địa điểm này nên mình đã note lại một số trải nghiệm của mình trong chuyến đi Tây Yên Tử vừa rồi, hi vọng chúng sẽ hữu ích đối với bạn trong chuyến đi sắp tới nhé!

    Yên Tử ở Quảng Ninh - địa điểm du lịch tâm linh nổi tiếng nhất Việt Nam

    Yên Tử ở Quảng Ninh - địa điểm du lịch tâm linh nổi tiếng nhất Việt Nam

    31/01/2019

    Yên Tử ở Quảng Ninh là một trong những địa điểm du lịch tâm linh nổi tiếng nhất Việt  Nam không chỉ thu hút bởi sự linh thiêng mà phong cảnh ở đây cũng tuyệt đẹp.

    Bạn có biết cáp treo Yên Tử dài bao nhiêu không???

    Bạn có biết cáp treo Yên Tử dài bao nhiêu không???

    31/01/2019

    Núi Yên Tử là ngọn núi cao 1068 m so với mực nước biển trong dãy núi Đông Triều vùng đông bắc Việt Nam. Yên Tử nổi tiếng là cái nôi Phật giáo của Việt Nam – nơi ra đời của dòng Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử, hằng năm đón tiếp hàng ngàn lượt khách du lịch tới tham quan, thắng cảnh và các tăng ni, phật tử đến hành hương bái Phật.

    Yên Tử có mấy chùa chính? Gồm những chùa nào???

    Yên Tử có mấy chùa chính? Gồm những chùa nào???

    31/01/2019

    Yên Tử có mấy chùa chính là câu hỏi của nhiều du khách khi có ý định ghé thăm khu quần thể chùa Yên Tử nhất là du khách có thời gian hạn hẹp.

    Yên Tử thu phí cáp treo bao nhiêu? Tìm hiểu về du lịch Yên Tử

    Yên Tử thu phí cáp treo bao nhiêu? Tìm hiểu về du lịch Yên Tử

    21/01/2019

    Yên Tử thu phí cáp treo mùa lễ hội giá bao nhiêu là thắc mắc của nhiều du khách khi lựa chọn cáp treo để di chuyển lên chùa Hoa Yên thay vì leo núi.

    Chùa Đồng - Yên Tử xây dựng năm nào, tìm hiểu về ngôi chùa đồng lớn nhất Châu Á

    Chùa Đồng - Yên Tử xây dựng năm nào, tìm hiểu về ngôi chùa đồng lớn nhất Châu Á

    21/01/2019

    Chùa Đồng - Yên Tử xây dựng năm nào là thắc mắc của rất nhiều độc giả quan tâm đến lịch sử hình thành của các danh thắng nổi tiếng tại Việt Nam.

    Tìm bài viết

    ĐIỂM TUYẾN

    BẠN QUAN TÂM CHỦ ĐỀ GÌ?

    Quy Nhơn 02-Thg9 Phú Quốc Khu du lịch Cát Bà Campuchia Thái Lan Đài Loan Ngoại tệ du lịch Hàn Quốc mua gì quà lưu niệm địa điểm du lịch biển Trà Cổ - Móng Cái đẹp sống ảo điểm du lịch Ăn kinh nghiệm khách sạn lịch trình ngân hàng danh sách địa chỉ 4 ngày 3 đêm trong nước nước ngoài tháng 10 tháng 11 tháng 12 du lịch ở đâu chanh xả mùa thu trải nghiệm mùa nào đẹp nhất Quan Lạn 3 ngày 3 ngày 2 đêm Hải Hòa Quảng Bình 4 ngày Bangkok Bí quyết Hải Tiến Ninh Bình Nhật Bản du lịch sầm sơn cần chuẩn bị gì bãi tắm sấm sơn đặc sản sầm sơn đặc sản du lịch sầm sơn tour du lịch 3 ngày 2 đêm hải sản Đảo Lan Châu Cẩm nang du lịch Của Lò chợ Cửa Lò tour du lịch Cửa Lò địa điểm du lịch Cửa Lò Cửa Lò ở đâu Hạ Long Đảo Hòn Ngư Đảo Song Ngư ATM mới nhất cẩm nang du lịch sầm sơn ô tô phượt 99k buffet lẩu Tuyển dụng Nhân viên Visa Cát Bà. Cô Tô miền Bắc miền Trung miền Nam đền độc cước chi phí giá chợ mùa đông món ngon quà vặt Chơi gì câu mực đêm Dù bay Lặn biển Vinpearl Cửa Hội Water Fun Công viên nước Nhà phao Quê Bác tour Cửa Lò 2 ngày 1 đêm Tuần Châu Tàu Hỏa Du lịch Cửa Lò 2 ngày 1 đêm chùa Hương hoa anh đào Tết Nguyên Đán Sài Gòn Tết dương Mộc Châu Sapa Yên Tử Tam Chúc chùa Tam Chúc Chrismas Bái Đính Sa Pa 30Thg4 1Thg5 Châu Âu Tây Nguyên Nha Trang Hong Kong Hồng Kông Mai Châu biểu tượng may mắn con vật may mắn shibuya osaka du lịch Nhật Bản 7 ngày khách sạn con nhộng fukuoka Lào Fukushima bar Nhật Bản nhà hàng ở Nhật Bản mông cổ mông cổ giá rể mông cổ có gì visa mông cổ bali indonesia ubud Phan Thiết Vũng Tàu Maldives Man-đi-vơ LaGi

    Zalo