Hàn Quốc ăn Tết nào? Tể ở Hàn Quốc vào ngày nào? Hàn Quốc ăn Tết truyền thống theo lịch âm, là 1 trong 6 nước vẫn giữ nguyên Tết Nguyên đán theo âm lịch giống như Việt Nam.
Tết ở Hàn Quốc thường diễn ra trong 3 ngày, bắt đầu từ ngày 1/1 đầu tiên của lịch âm, không chỉ là ngày nghỉ lễ lớn nhất trong năm, đánh dấu bắt đầu cho một năm mới, mà còn là thời gian để các gia đình, họ hàng sum vầy quây quần cùng nhau, họ sẽ tập trung tại nhà của người lớn tuổi nhất sau đó làm lễ dâng lên tổ tiên để thể hiện lòng tôn kính.
Lì xì cho trẻ nhỏ là 1 phong tục may mắn cho đầu năm
Trong 3 ngày nghỉ lễ Tết ở Hàn Quốc, có nhiều các hoạt động khác nhau diễn ra, từ việc thực hiện các nghi lễ, làm cỗ tết, các món ăn, các trò chơi dân gian mà nhất định phải chơi vào kì nghỉ Tết. Hãy cùng nhau tìm hiểu kĩ hơn về phong tục Tết truyền thống ở Hàn Quốc.
1. Những món quà trong dịp tết Seollal
Người Hàn có truyền thống mua quà tặng nhau vào những ngày lễ, nhất là lễ Seollal, một tuần trước khi chính thức đón Tết Nguyên đán, nhà nhà sẽ đi sắm sửa những món quà Tết. Quà tặng đặc trưng của họ thường là những thùng, hộp hoa quả tươi, hay nhân sâm, các loại đồ uống bổ dưỡng như rượu sâm, mật ong, các giỏ quà tổng hợp như đồ khô, kẹo truyền thống, các hộp thịt spam (vô cùng phổ biến và ưa chuộng ở Hàn),… đôi khi là cả tiền mặt nữa.
Hoa quả cao cấp là một trong những món quà phổ biến ở Hàn Quốc
Giỏ quà bằng hoa quả
2. Mâm đồ lễ cúng tổ tiên
Mâm cúng tổ tiên cực kỳ quan trong đối với người Hàn Quốc trong ngày Tết. Mỗi gia đình thường mất đến hẳn 1 ngày để chuẩn bị hết các nguyên liệu, sau đó cần phải nấu nướng , công việc này vất vả cho các bà nội trợ trong nhà. Một bàn lễ cúng của người Hàn được sắp xếp cầu kì không kém, khoảng 20 món ăn khác nhau được bày biện trên mâm lễ, tùy theo vùng miền mà các món có thể khác nhau, lúc nào cũng đầy đủ các món mặn, ngọt, món tráng miệng và phải được đặt theo đúng quy. Người Hàn Quốc tin rằng để bày tỏ lòng thành kính nhất tới tổ tiên và những người đã khuất là khi đồ thờ cúng phải ngon và trình bày đẹp nhất, chính vì vậy mà họ rất cẩn trong và dành nhiều thời gian cho trong việc này.
Mâm lễ cúng tổ tiên ngày đầu năm mới
3. Phong tục, nghi lễ
Ngày đầu tiên của năm mới sẽ bắt đầu bằng nghi lễ Charye. Charye là nghi lễ để con cháu cầu mong được sức khỏe, bình an trong năm mới với sự phù hộ, bảo vệ từ tổ tiên. Các thành viên trong gia đình sẽ mặc quần áo hoặc mặc hanbok (trang phục truyền thống của Hàn Quốc). Sau đó mọi người sẽ tập trung trước bàn lễ, chính là bàn đồ lễ cúng tổ tiên đã được chuẩn bị (giới thiệu ở mục trên).
Các món ăn trên bàn lễ sẽ thay đổi theo vùng, nhưng những món phổ biến là ddeokguk (canh bánh gạo) một món ăn rất phổ biến được ăn hàng ngày, cơm, thịt, hải sản, rượu, trái cây và rau quả,... Đặc biệt trẻ con rất thích món ăn này không chỉ bởi vị ngon mà người Hàn Quốc quan niệm răng, ăn một bát canh bánh gạo sẽ lớn thêm được 1 tuổi, trẻ con thì thích lớn nhanh còn người lớn thì lại muốn bé lại. Nghi lễ bắt đầu bằng việc con cháu sẽ cúi lạy trước mâm lễ cúng tổ tiên như một lời cháo đón tới tổ tiên, sau đó mọi người sẽ cùng cầu nguyện. Vào cuối nghi lễ, thức ăn trên bàn hay trong tiếng Hàn là "eumbok" sẽ được đại gia đình ăn, thưởng thức cùng nhau.
Đây là một nghi lễ con cháu chúc tuổi ông bà, cha mẹ dịp đầu năm mới
Trẻ con thì thích nhất là được mừng tuổi rồi (hay trong tiếng Hàn gọi là "Sebaetdon"), vui hơn cả Tết, nghĩ đến Tết là nghĩ đến mỗi lì xì là lì xì để bỏ heo.
Để được nhận tiền mừng tuổi đầu năm thì sau bữa ăn ngày đầu năm, những đứa trẻ (hay những thành viên nhỏ tuổi trong gia đình) sẽ cúi lạy người lớn tổi "sabae", điều này thể hiện ước nguyện chúc sức khỏe, cầu mong cuộc sống an lành cho người bề trên, và sau đó tất nhiên sẽ được nhận lì xì rồi. Đặc biệt là, ở Hàn Quốc cách cúi lạy là khác nhau giữa nam và nữ đó nhé.
Con cháu cúi lạy ông bà, người lớn tuổi hơn
Tất cả tiền mừng tuổi sẽ được bỏ vào chiếc túi nhỏ, đeo bên người gọi là "bokjumeoni" là chiếc túi vải truyền thống của Hàn Quốc.
"Bokjumeoni" là chiếc túi vải truyền thống của Hàn Quốc
4. Các trò chơi dân gian
Khi các gia đình tụ tập cùng nhau, ngoài thời gian dành cho bữa ăn quây quần thì mọi người sẽ tập trung chơi các trò chơi dân gian như GoStop và Yut Nori, là 2 trò chơi phổ biến nhất trong gia đình.
Hầu hết các gia đình ở Hàn Quốc đều sở hữu một bộ thẻ chơi bài Hwatu, giống như các hộ gia đình ở phương Tây sở hữu bộ bài 52 lá. GoStop là một trò chơi dễ học, thường liên quan đến việc cá cược một khoản tiền nhỏ và được chơi bởi 2 hoặc 4 người bằng cách sử dụng thẻ của Hwatu. Hwatu có nghĩa là "Trận chiến Hoa", mỗi lá trong 48 lá bài đều được vẽ lên bằng những hình ảnh đầy màu sắc. Mỗi bộ bài được chia thành 12 phần mỗi phần 4 thẻ được vẽ tương tự nhau đại diện cho 12 tháng trong năm. Mỗi ván chơi diễ ra trong khoảng thời gian tương đối ngắn, hiếm khi kéo dài hơn 15 phút nhưng là một cách tuyệt vời để mọi người thư giãn và vui chơi, bạn có thể hét thật to cũng được nhé, trò này rất vui đó và họ tin rằng la hét khi chơi bài có thể cải thiện may mắn sự may mắn.
Tụ tập chơi GoStop
Lại là một trò chơi cổ xưa, nhưng ra đời sớm hơn nhiều so với GoStop và không có giới hạn về số lượng người chơi. Mục đích của của trò chơi Yut Nori là một cuộc đua về điểm số, họ sẽ ném bốn thanh Yut Nori, mỗi thanh tương ứng với một số điểm nhất định thay bằng việc gieo điểm bằng ném xúc xắc. Về cơ bản luật chơi của Yut Nori sẽ như sau:
- Nếu có 1 gậy mặt ngửa gọi là ‘to’(도) thì được đi thêm 1 bước, 2 gậy mặt ngửa gọi là ‘gae’(개) được đi 2 bước, 3 gậy mặt ngửa gọi là ‘geol’(걸) được đi 3 bước, 4 gậy mặt ngửa gọi là ‘yut’(윷) được đi 4 bước.
- Nếu không có gậy nào ngửa thì gọi là ‘mo’(모) và được đi 5 bước, đặc biệt, nếu bắt được ngựa hay bò của đối phương sẽ được tung yut 2 lần.
- Cả 4 quân của bên nào về đích trước thì sẽ thắng chung cuộc.
Hay một trò dân gian khác là Yut Nori
5. Món ăn ngày Tết
Sau tất cả thì bữa tiệc không thể thiếu đi món ăn ngày Tết ở Hàn Quốc, rất rất nhiều món ngon suốt 3 ngày lễ, tùy từng nơi mà các món có thể khác nhau nhưng có những món đặc biệt không thể thiếu.
Là đại diện tiêu biểu nhất cho các món ăn trong ngày tế Seollal. Ăn một bát Tteokguk tượng trưng cho việc bạn thêm một tuổi mới, cùng với đó là mong ước có nhiều sức khỏe hơn. Một câu hỏi phổ biến được nghe trong năm mới là: bạn đã ăn bao nhiêu bát canh Tteokguk? Đó là một cách thú vị để biết được về số tuổi của một ai đó
Canh bánh gạo Tteokguk
Tương tự như Tteokguk, nhưng được nấu với cả bánh gạo và thêm há cảo nữa. Một số nơi còn bỏ qua luôn cả bánh gạo (ddeok) và sử dụng mỗi há cao không. Ddeok là một loại bánh gạo làm từ bột gạo nếp. Có hàng trăm loại ddeok khác nhau để ăn quanh năm ở Hàn Quốc. Dù đã quá quen thuộc trên mâm cơm ngày thường nhưng trên mâm lễ tổ tiên cũng vẫn không thể vắng bóng món ăn này được.
Cánh há cảo Manduguk
"Jeon" là một loại bánh được rán lên, gần giống với bánh xèo ở Việt Nam. Một số loại bánh "Jeon" phổ biến là buchujeon (bánh xèo với hành lá và tỏi), kimchi jeon (bánh xèo kimchi) và saengseon jeon (bánh xèo từ cá).
Saengseon jeon, bánh xèo từ cá
Buchujeon (bánh xèo với hành lá và tỏi)
Là một món thịt phổ biến được chuẩn bị cho những dịp đặc biệt. Galbij jim được làm từ sườn bò om mềm trong phần nước sốt mặn ngọt, kèm với cả khoai tây và cà rốt, một món ăn ngon và giàu chất dinh dưỡng.
Sườn om ngon với phần sốt cay
Miến trộn Hàn Quốc, là một món ăn ngon mang nhiều hương vị và giàu màu sắc được làm từ miến, cùng với thịt bò, đi kèm là nhiều loại rau dinh dưỡng khác nhau như cà rốt, dưa chuột, bí Hàn Quốc, hành tây,…
Miến xào với nhiều các loại rau củ khác nhau, một món ăn ngon và dinh dưỡng cho ngày Tết
Qua bài viết trên chắc hẳn du khách đã bỏ túi cho mình được nhiều thông tin hữu ích cho chuyến du lịch xứ sở kim chi sắp tới. Và đừng quên cập nhật các chương trình du lịch Hàn Quốc 2023 thường xuyên tại Cattour để không bỏ lỡ các giá tour Hàn Quốc tốt nhất!
Đọc thêm:
Tạ Thư/Cattour.vn