Đền Thác Bờ là một ngôi đền linh thiêng nhất của tỉnh Hòa Bình, tọa lạc tại xã Thung Nai, huyện Cao Phong và xã Vầy Nưa, huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình.
Ngôi đền này thờ hai bà Chúa đã có công giúp Lê Lợi trong trận đánh đèo Cát Hãn của Lê Lợi năm 1431. Hai Bà còn giúp nhân dân ổn định cuộc sống và hiển linh giúp dân vượt thác sông Đà an toàn nên nhân dân trong vùng vô cùng tôn kính, đã lập đền thờ hai Bà ở đền Thác Bờ ngày nay.
Hãy cùng tìm hiểu về hai bà Chúa cai quản đền Thác Bờ linh thiêng của tỉnh Hòa Bình các bạn nhé!
Khi nhà Minh xâm lược Đại Việt, Lê Lợi dấy quân khởi nghĩa. Khi nghĩa quân đến Thác Bờ, bà Đinh Thị Vân đã kêu gọi nhân dân quyên góp lương thực nuôi quân. Cũng chính bà đã tổ chức chèo thuyền đưa nghĩa quân đi đánh quân xâm lược ở đèo Cát Hãn (nay thuộc tỉnh Lai Châu).
Khi Lê Lợi chiến thắng trở về, bà đã tổ chức lễ hội khao quân, cùng với huy động người dân chặt tre làm bè để đưa nghĩa quân về kinh. Trong thời gian ở đây, Lê Lợi đã dùng kiếm Thuận Thiên khắc lên đá một bài thơ khích lệ tinh thần quả cảm của quân lính và sự anh dũng của người dân nơi đây, hiện tảng đá đang được lưu giữ ở Nhà văn hóa trung tâm thành phố Hòa Bình.
Để ghi công, bà được triều đình giao cai quản vùng đất người Mường ở Hòa Bình. Tại đây, bà giúp nhân dân ổn định cuộc sống, dạy mọi người lên rẫy làm nương, xuống sông Đà thả lưới bát cá; khi thanh nhàn, bà lại một mình chèo thuyền độc mộc dọc theo sông Đà du ngoạn thắng cảnh.
Sau khi mất, hai bà thường hiển linh giúp dân vượt thác an toàn, phù hộ cho trăm dân trong vùng mưa thuận, gió hòa. Bởi vậy, nhân dân trong vùng phong cả hai là Bà chúa Thác Bờ và lập đền thờ phụng.
Sau khi bà qua đời, vua Lê Lợi lệnh dân bản xứ lập đền thờ bà bên cạnh thác Bờ.
Chúa Thác Bờ rất hay ngự về đồng, thông thường Chúa Thác thường hay ngự về sau Chầu Đệ Tam (vậy nên có người lại gọi là Chầu Thác Bờ nhưng đôi khi có người lại hầu Chúa Thác sau Chúa Mường Đệ Tam Lâm Thao hoặc hầu chúa sau Chầu Bé Thượng), nhưng Chúa Thác Bờ thường hay ngự về hơn Chầu Đệ Tam và có khi người ta không thỉnh Chầu Đệ Tam mà thỉnh luôn chúa về chứng tòa Sơn Trang màu trắng rồi thả cá phóng sinh trong đại lễ khai đàn mở phủ. Chúa ngự về đồng thường mặc áo trắng, quầy đen, đai xanh, bên hông có xà tích bạc, chúa về khai cuông rồi một tay cầm chèo, một tay cầm mồi, bẻ lái dạo chơi trên sông Đà.
Du khách đến tham quan, lễ bái và thắp hương tại đền Thác Bờ ngoài được vãn cảnh đền với mặt trước hướng ra sông Đà, mặt sau tựa núi, còn được thưởng thức những chầu giá hầu đồng vô cùng đặc sắc được diễn ra trong suốt lễ hội đền Thác Bờ.
Vẻ đẹp của đền Thác Bờ còn được đưa vào thơ ca với sự ngợi khen không ngớt của những người đã từng có cơ hội đến vãn cảnh đền:
Ai lên tới Thung Nai, Đà Bắc
Dọc sông Đà, bến Ngọc long lanh
Thăm đền Chúa Thác Hòa Bình
Chợ Bờ, hang Miếng thác ghềnh cheo leo
Hay:
"Vầng nhật nguyệt đêm ngày soi tỏ
Cảnh Thác Bờ rực rỡ càn khôn
Lô xô đá mọc đầu nguồn
Khen ai khéo tạc thác luồng chơi vơi
Cảnh Thác Bờ là nơi thánh tích
Lập đền thờ thanh lịch xiết bao
Sông Đà nước chảy rì rào
Sau đền đá mọc thấp cao mấy tầng
Cảnh thanh tân thiều quang soi tỏ
Chúa Thác Bờ tiên nữ giáng sinh
Họ Mường áo trắng đai xanh
Lưng đeo xà tích bên mình dao quai
Đôi mắt phượng hoa cài trâm giắt
Vầng trán xinh vẻ mặt càng tươi
Môi son nở đoá hoa cười
Thanh tân lịch sự nét ngời thu ba
Tóc rườm rà rẽ đôi cánh phượng
Nét cong cong uốn lượn đường tơ
Xing xinh để liễu thẫn thờ
Người xinh thời cảnh Thác Bờ thêm tươi
Thú hữu tình rong chơi các ngả
Bước ngao du khắp cả non cao
Mường Bi,Mường Nậm,phố Sào
Chồng Mâm,Yên Lịch lại vào Kim Bôi
Chiếc thuyền rồng chèo chơi bến ngọc
Dọc sông Đà dạo khắp suối khe
Hang Miếng,Suối Rút chèo về
Ngược xuôi xuôi ngược thuyền về động tiên
Khắp mọi miền kêu cầu vọng bái
Ai lỗi lầm chúa đoái lòng thương
Dù ai căn số dở dương
Lòng thành thắp một tuần hương kêu cầu
Đã nhất tâm tất cầu kêu ứng
Độ cho người phúc đẳng hà sa
Ai mà vận hạn khó qua
Đến kêu Chúa Thác chúa bà cứu cho
Chúa cứu cho người tai qua nạn khỏi
Chúa cứu người khỏi cõi trầm luân
Nước tiên tẩy sạch bụi trần
Thanh tao rồi lại mười phần thanh cao
Chữ cương thường treo cao trên giá ngọc
Chứ tam tòng tứ đức khuyên ghi
Đệ tử khấn vái tâu quỳ
Thác Bờ công chúa độ trì chứng minh
Thác Bờ nổi tiếng anh linh"
Chính sự linh thiêng cùng với nét độc đáo trên mà hàng năm, cứ mỗi độ xuân về, đền Chúa Thác Bờ lại thu hút một lượng lớn du khách từ khắp nơi đổ về, tạo nên sự nhộn nhịp cho chốn đền linh thiêng nơi sơn thủy hữu tình.
>>> Tham khảo giá và lịch trình các tour du lịch lễ hội cực hot dịp đầu xuân năm mới của Cattour
Cattour tự hào là nhà tổ chức các tour du lịch lễ hội hàng đầu tại Việt Nam!
Lan Nguyen/ Cattour.vn - Ảnh: Internet
Xem thêm: thờ ai đền Thác Bờ đền Chúa Thác Bờ đền
Nhật Bản là một quốc gia có một bề dày lịch sử phong phú nhất trên thế giới. Nền văn hóa ấy là kết tinh của tinh hoa văn hóa Thần đạo và Phật giáo tại Nhật Bản; vì vậy, các ngôi đền tồn tại ở khắp mọi nơi như không chỉ chứa đựng giá trị vật chất vô giá mà còn mang giá trị tinh thần sâu sắc. Khi đến thăm Nhật Bản, việc đến thăm các ngôi đền dường như là một hoạt động tham quan không thể thiếu đối với du khách nước ngoài, hoặc kể cả đối với du khách trong nước.
Tôn giáo ở Hàn Quốc được biết đến bởi sự trỗi dậy của Kitô giáo, sự hồi sinh của Phật giáo và mặc dù có nhiều thập kỷ bị đàn áp, Shaman giáo vẫn tồn tại được đến ngày nay. Bất kể sự khác biệt, các tôn giáo đều đẹp theo cách riêng với đức tin và lòng tôn kính linh thiêng. Dưới đây là 10 trong số những nơi thờ cúng nổi tiếng nhất trên bán đảo Hàn Quốc
Đền chúa Thác Bờ là một ngôi đền linh thiêng nổi tiếng của tỉnh Hòa Bình, lại cách trung tâm thành phố Hà Nội chỉ khoảng 120km, rất tiện đi về trong ngày nên ngôi đền này được nhiều du khách chọn làm điểm đến du lịch tâm linh và du xuân trong dịp năm mới.
Dưới đây là bài văn khấn sử dụng khi quý khách đi bái lễ ở đền Chúa Thác Bờ, Thung Nai, Hòa Bình, được sưu tầm lại từ những nguồn uy tín. Mời quý khách tham khảo!
Đền Thác Bờ là một ngôi đền linh thiêng nhất của tỉnh Hòa Bình, tọa lạc tại xã Thung Nai, huyện Cao Phong và xã Vầy Nưa, huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình.
Đền Cửa Ông là một trong 3 ngôi đền, chùa nổi tiếng nhất ở tỉnh Quảng Ninh, bao gồm Thiền viện trúc lâm Yên Tử, chùa Cái Bầu và đền Cửa Ông.