I. Kiếm tra xe
Nói chẳng ngoa khi chiếc xe chính là 80% linh hồn của chuyến đi, trước chuyến đi ta phải chăm lo thật tốt “cậu bạn” này nhé.
Chiếc xe là linh hồn của chuyến phượt, do đó các bạn chú ý chăm lo "anh bạn này nhé
1. Bánh xe
Bánh xe là nơi trực tiếp chạm xuống mặt đường khi xe di chuyển, trước mỗi chuyến đi các bạn nên kiểm tra chất lượng lốp xe, kiểm tra độ ma sát với đường, kiểm tra bánh xe còn gai hay không, độ bám dính với đường thế nào, bề mặt lốp có xuất hiện vết rạn hay không hay có vật thể lạ gì (đinh, gim, mảnh nhựa…) găm vào lốp không, lốp có bị “chửa” hay không. Tất tần tật những thứ đó hoàn toàn có thể kiểm tra bằng mắt thường, hãy bỏ ra 5 đến 10 phút để kiểm tra đôi lốp có đủ an toàn không nhé.
Ngoài lốp xe ra thì còn có vành xe, hãy kiểm tra chắc chắn rằng xe bạn không bị đảo vành, nhất là khi di chuyển với tốc độ cao dấu hiệu đảo vành mới rõ rệt, cực kì nguy hiểm. Hãy đảm bảo là vành xe của bạn cân bằng, ngay cả khi chạy xe ở tốc độ cao. Ngay cả với những loại xe máy vành đúc cũng có thể bị đảo, đừng chủ quan.
Hãy chuẩn bị thật kĩ để có một chuyến đi an toàn nhất
2. Phanh xe
Ngoài bánh xe thì phanh xe cũng là bộ phận quan trọng không kém. Có rất nhiều vụ tai nạn xảy ra vì “bỗng dưng” phanh xe không ăn, hay phanh quá sâu không kịp ăn thì đã tai nạn hay thậm chí là phanh quá ăn gây ra bó bánh, trơn trượt và xảy ả tại nạn,… còn rất nhiều thứ nữa liên quan đến việc phanh xe có vấn đề. Do đó chúng ta phải kiểm tra thật kĩ phanh xe nhé.
Đối với phanh cơ thường, hãy đảm bảo là không có chất cặn bẩn ở giữa hai má phanh, lực nhấn phanh vừa đủ, không quá nông, cũng không quá sâu, đảm bảo cho bạn phản xạ trước mọi tình huống trên đường.
Đối với phanh đĩa, hãy đảm bảo mức dầu thủy lực ở mức ổn, khi bóp phanh có tiếng “tích tích” đặc trưng, đừng quên kiểm tra đĩa phanh, đừng để chúng quá sát với má phanh vì dễ gây ra hiện tượng nóng khi ma sát, dễ dẫn đến tình trạng mất phanh ở những xe dùng hệ thống phanh đĩa.
Cùng phượt với bạn bè là điều tuyệt vời nhất
3. Xích xe máy
Xích xe máy chính là “mạch máu” của chiếc xe, là nơi dẫn truyền từ động cơ đến bánh sau, hãy đảm bảo bộ phận này hoạt động trơn tru bằng cách tra thêm các loại dầu bôi trơn, tản nhiệt cho xích xe máy. Ngoài ra độ căng của xích cũng rất quan trọng, kiểm tra độ căng của xích đảm bảo không xảy ra những nguy hiểm tệ hại như dứt xích.
Có một lưu ý là những dòng xe số bây giờ trên thị trường, sau khi di chuyển một thời gian xích xe máy sẽ xuất hiện hiện tiếng kêu lọc xọc. Ngay cả khi căng xích với độ căng hoàn hảo, tiếng lọc xọc vẫn xảy ra.
Hành trình khám phá là vô tận
4. Nhớt xe máy
Theo nguyên tắc thì nhớt xe máy phải được thay mỗi 2000km, hãy đảm bảo con số này để thay nhớt trước chuyến đi, lời khuyên là chúng ta nên thay nhớt trước chuyến đi khoảng 1 tuần hoặc 200km, lúc đó là lúc nhớt đạt hiệu năng cao nhất. Nhớt xe máy nếu đã cũ sẽ xảy ra hiện tượng xe chạy rệu rã, không bốc, gia tốc xe không cao và hao nhiên liệu.
Lưu ý hãy nghĩ chân mỗi 100km khoảng 10 phút để làm mát máy ngay cả khi xe bạn đổ nhớt mới.
Phượt là cách để lưu giữ nhiều kỉ niệm
5. Lọc gió và chế hòa khí
Ngoài những bộ phận trên chúng ta còn phải lưu ý đến lọc gió và chế hòa khí của xe, đây là bộ phận thổi không khí sạch vào buồng đốt để đốt nhiên liệu, do đó phải vệ sinh sạch sẽ, tránh làm giảm tuổi thọ xe và đặc biệt là không hao nhiên liệu.
Hiện nay trên thị trường có những loại xe hiện đại chạy bằng hệ thống phun xăng điện tử (Fi) đây là một hệ thống điện tử phức tạp, đòi hỏi tay nghề cao của thợ khi muốn sửa chữa chúng. Nếu các bạn phượt bằng xe đi thuê thì nên lưu ý loại xe này, nếu chẳng may hỏng xe giữa đường thì khả năng tự sửa hoặc tìm được chỗ sửa giữa đường là khá thấp.
Đi đến mọi miền tổ quốc với chiếc xe máy
6. Các bộ phận khác
Những bộ phận còn lại như đèn xe, đèn xi nhan, đèn hậu, còi, đề xe… cũng cực kì quan trọng. Hãy đảm bảo chúng hoạt động tốt trước chuyến đi.
Một chiếc xe tốt đồng nghĩa với một chuyến đi an toàn
II. Chuẩn bị đồ đạc
Ngoài đồ đạc cá nhân cho chuyến đi, hãy mang theo một bộ dụng cụ sửa chữa xe máy, một chai nhớ dự phòng, một săm dự phòng, bơm nhỏ cầm tay…
Áo mưa, áo gió, mũ bảo hiểm, bộ bảo hộ đi xe máy là không thể thiếu.
Smart phone và sạc dự phòng cũng là một cặp đôi quan trọng, tránh trường hợp lạc đường hoặc cần liên lạc khẩn cấp.
Ngay cả xe thuê, cũng nên chuẩn bị đầy đủ giấy tờ xe, phòng khi trường hợp cơ quan chức năng kiểm tra đột xuất, vừa đảm bảo an toàn khi có chuyện không hay xảy ra.
“Nhập gia tùy tục”, hãy tìm hiểu phong tục, tập quán của địa phương mà bạn chuẩn bị đặt chân đến, tránh trường hợp mọi người có ấn tượng xấu về những người du lịch bụi.
Trên đây là những điều cần lưu ý dành cho những bạn “phượt mới”, ý kiến của các bạn như thế nào? Muốn góp ý thêm gì nữa, hãy cho chúng tôi biết bằng cách comment phía dưới nhé!
Huy Thông/Cattour.vn - Ảnh: internet