Đến với miền Tây nhất định phải khám phá miệt vườn, phải ngồi thuyền lênh đênh trên sông nước, và hơn hết là phải thưởng thức những đặc sản của nơi đây. Nhưng bạn đã biết miền Tây có đặc sản gì chưa? Nếu chưa thưởng thức đủ 10 món ăn miền Tây sông nước sau thì coi như chưa đến miền Tây đâu bạn nhé:
Canh chua cá linh nấu bông điên điển là một trong những món ăn quen thuộc và nổi tiếng bậc nhất khi nhắc đến những món ăn miền Tây sông nước. Tuy nhiên, bạn sẽ chỉ có thể thưởng thức món ăn này ngon và hấp dẫn nhất vào mùa nước nổi miền Tây thôi nhé.
Lý do là vì cả 2 loại nguyên liệu để chế biến ra món ăn là cá linh và bông điên điển đều chỉ xuất hiện vào dịp nước nổi (khoảng tháng 8 âm lịch hàng năm). Cá linh vào mùa nước nổi tươi ngon, chắc thịt, ít xương. Còn bông điên điển vàng rực, giòn sần sật mang đến màu sắc hấp dẫn cho món ăn.
Canh cá linh có vị ngọt tự nhiên, chua dịu, cùng với vị ngọt đậm đà của thịt cá cùng vị ngọt thanh thanh, giòn giòn của bông điên điển. Khi ăn chấm với chút nước mắm, hợp khẩu vị và đưa cơm vô cùng.
Ngoài ra, 2 nguyên liệu này kết hợp còn nâng tầm lên thành món lẩu cá linh bông điên điển và vẫn giữ nguyên vị ngon và còn có phần hấp dẫn và gây tò mò cho du khách hơn.
Canh chua hay là lẩu cá linh đều được ăn kèm với một số loại rau sống càng làm tăng độ hấp dẫn của món ăn. Một số loại rau ăn kèm được người miền Tây rất ưa chuộng như là bông súng, bông so đũa, lá cóc, đọt mọt, rau muống, bắp chuối,... Bạn có thể sẽ tò mò và ngạc nhiên trước những loại rau chưa từng thấy bao giờ, chỉ có ở miền Tây sông nước đấy nhé.
Đến miền Tây mùa nước nổi, du khách còn được thưởng thức nhiều món ngon khác từ cá linh như cá linh kho mía, mắm cá linh, …
Để thưởng thức món ăn ngon và đúng vị nhất thì bạn hãy đến các khu du lịch sinh thái nổi tiếng như làng nổi Tân Lập ở Long An, rừng tràm Trà Sư ở An Giang,...
Cùng có nguyên liệu chung là từ các loại mắm ở miền Tây như mắm cá linh, mắm cá sặc hay mắm cá lóc,... cùng các loại rau sống dân dã ăn kèm như rau hẹ nước, bông súng, rau muống,... nhưng 3 món lẩu mắm, bún mắm và mắm kho lại có những hương vị đặc trưng riêng, gây ấn tượng riêng cho du khách khi đến với miền Tây sông nước.
Trước hết là bún mắm, bún thường có vị mặn vừa vì mắm được chế biến để làm tăng hương vị đậm đà đặc trưng cho nước dùng. Bún mắm thường được chế vào tô lớn giống như khi ăn bún, phở hay hủ tiếu,... với sợi bún cọng to như bún bò Huế. Nước dùng ngọt đậm đà, dậy vị mắm đặc trưng. Bún thường được ăn cùng với các loại nhân như tôm, mực, thịt heo, thịt bò,... tùy khẩu vị người ăn.
Lẩu mắm cũng có vị mặn vừa phải, tương tự với bún mắm. Cách thưởng thức lẩu mắm cũng giống như những loại lẩu thông thường khác. Nước dùng lẩu đã được nấu sẵn cùng các nguyên liệu xương, các loại gia vị,.... Khi ăn người ta sẽ đặt nồi lẩu lên bếp ga hay bếp từ, bếp cồn,... chờ khi nước dùng sôi rồi nhúng các loại nhân rau, thịt, cá, tôm, hải sản,...Lẩu mắm thường ăn cùng bún tươi sẽ rất ngon.
Riêng mắm kho thì khác, mắm kho được nêm mặn hơn hẳn bún và lẩu mắm. Mắm kho được ăn cùng với cơm trắng. Mắm được nấu chín nhừ, lọc lấy nước cốt rồi pha vào nước dùng với tỷ lệ đặc hơn so với bún và lẩu mắm. Nồi mắm kho chỉ cần vài ba lát thịt rọi, hoặc cũng có thể cầu kỳ hơn có thêm tôm hay các nguyên liệu dân dã khác, quá đủ cho một bữa cơm ngon miệng và đủ chất.
Hiện nay, các hàng quán bún mắm, lẩu mắm có rất nhiều ở mọi nơi tại miền Tây. Mắm kho thì du khách thường tự mua mắm về để chế biến và ăn trong bữa cơm hàng ngày.
Cháo cá lóc hay là lẩu cháo cá lóc là món ăn có rất nhiều ở miền Tây sông nước, đặc biệt là khu vực đoạn qua tỉnh Long An, Tiền Giang. Nếu bạn đi từ Sài Gòn về hướng miền Tây chắc chắn sẽ liên tục nhìn thấy các quán ăn này ở dọc 2 bên đường. Bạn có thể ghé vào bất kỳ quán nào để thưởng thức 2 món ăn đậm vị miền Tây này nhé.
Cá lóc dùng để chế biến món ăn được rút xương, rất mềm, thơm và cực ngon, bạn có thể yên tâm ăn mà không lo mắc xương. Tô cháo nóng hổi, bốc hơi nghi ngút, mang theo hương thơm của cá lóc, kích thích vị giác cực mạnh, khiến cho thực khách không thể cưỡng lại sức hấp dẫn của món ăn này. Cháo cá lóc cũng là món ăn quen thuộc trong mâm cơm gia đình của người miền Tây rất được yêu thích.
Còn lẩu cháo cá lóc thì cũng được chế biến tương tự như lẩu mắm hay lẩu cá linh với nước dùng được nấu sẵn và bắc lên bếp, chờ sôi rồi ăn cùng các loại rau đắng hoặc giá đỗ,...
Xem thêm: Top 8 món ăn miền Tây dân dã chưa ăn coi như chưa đến miền Tây
Hủ tiếu là món ăn quen thuộc, cũng không phải là đặc sản của riêng vùng nào nhưng hủ tiếu ở miền Tây (hủ tiếu Mỹ Tho hay hủ tiếu Sa-đéc) lại có những nét đặc trưng riêng mà bạn nên thử
Hủ tiếu Mỹ Tho
Hủ tiếu chuẩn Mỹ Tho có hương vị đặc trưng vô cùng hấp dẫn, khác với hủ tiếu Sài Gòn hay Nam Vang. Hủ tiếu ở đây có nước dùng thơm ngon, vị ngọt nhẹ tự nhiên và chua dịu, thanh thanh rất hợp miệng. Tô hủ tiếu đầy đặn gồm có tôm, lòng heo, xương, trứng cút,... cùng nhiều nguyên liệu và gia vị khác như hành hay tỏi cháy thơm phức,... Cọng hủ tiếu mềm, dai dai nhai rất “đã”, ăn đến miếng cuối cùng vẫn còn thòm thèm.
Bạn dễ dàng tìm thấy các quán hủ tiếu ngon ở Mỹ Tho, đặc biệt là ở các dãy quán ăn bình dân ở khu vực cầu Quay hay đường Trưng Trắc,...
Hủ tiếu Sa-đéc
Sa-đéc cũng là một địa danh mà bạn có thể thưởng thức hủ tiếu thơm ngon và hấp dẫn nhất. Đặc biệt, ở Sa-đéc có xã Tân Phú Đông có nghề làm bột gạo truyền thống nên sợi bánh hủ tiếu ở đây vừa trắng, vừa mềm lại không có vị chua. Nước dùng hủ tiếu được nấu từ xương ninh, nêm nếm gia vị cho phù hợp.
Ở Sa-đéc, bạn có thể tới quán hủ tiếu Bà Sẩm ở số 188 Trần Hưng Đạo để thưởng thức món hủ tiếu ngon và đúng vị nhất nhé. Giá cả ở đây cũng rất rẻ chỉ 10.000 đến 20.000 đ / tô hủ tiếu đầy đặn ngon lành thôi nhé.
Ngoài hủ tiếu nước thì còn có món hủ tiếu khô dành cho những ai thích ăn riêng sợi hủ tiếu và nước dùng, cũng hấp dẫn không kém so với hủ tiếu nước truyền thống.
Miền Tây có đặc sản gì ư? Chắc chắn là không thể kể thiếu bún cá. Du lịch An Giang sau khi tham quan khám phá những cánh rừng tràm và đồng thốt nốt xanh tươi, bạn nhất định đừng quên thưởng thức món bún cá Châu Đốc nổi tiếng và hấp dẫn du khách.
Bún cá Châu Đốc có nước dùng trong cùng chút màu vàng của nghệ rất đẹp mắt. Nước dùng có vị ngọt bùi của cá và xương heo. Cá cần phải được lựa chọn, sơ chế thật cẩn thận và khéo léo để không bị tanh. Cá nhất thiết phải thật tươi, tuyệt đối không được chọn cá đã ươn. Công đoạn chế biến và tẩm ướp gia vị, bột nghệ,... cũng vô cùng quan trọng để tạo nên một tô bún thật hấp dẫn và đúng vị.
Ngoài ra, người ta còn cho thêm nhiều nguyên liệu khác để tạo nên hương vị đậm đà và đầy đủ chất dinh dưỡng cho món bún cá như là mắm ruốc, hải sản như mực, cá phi lê, các loại rau hay là bông điên điển,....
Nếu bạn đi du lịch An Giang thì có thể dễ dàng tìm thấy các quán bún cá Châu Đốc ở khắp mọi nơi với giá rất mềm chỉ khoảng 15 - 20 ngàn đồng / tô thôi nhé.
Miền Tây sông nước được thiên nhiên ưu đãi ban tặng rất nhiều sản vật quý giá, trong đó có cua đồng để chế biến ra những món ăn đặc sản dân dã mà hấp dẫn. Một món ăn miền Tây sông nước nổi tiếng mà bất cứ du khách nào đến miền Tây cũng đều muốn thử đó là món cháo cua đồng.
Cua đồng thường xuất hiện nhiều và ngon nhất ở thời điểm miền Tây vào mùa nước nổi hay mùa mưa to. Lúc này rất dễ dàng để tìm bắt cua. Sau khi bắt cua về, người ta tiến hành làm sạch, sơ chế cua, tách mai cua ra, hớt lấy phần gạch của màu vàng cam để ra bát riêng. Phần thân cua còn lại đem giã nát hoặc xay nhuyễn, chần qua nước sôi rồi chắt lấy nước dùng để nấu cháo cua đồng.
Xem thêm: Nên du lịch miền Tây tự túc hay đi tour miền Tây?
Tô cháo cua đồng nóng hổi, màu nâu xám đặc trưng do được nấu bằng nước cua, tỏa hương thơm nghi ngút vô cùng kích thích vị giác, khiến cho chiếc bụng bỗng réo liên hồi. Nếm thử thìa cháo đầu tiên, bạn sẽ cảm nhận được vị ngọt đậm đà, dậy vị cua hết sức hấp dẫn. Tô cháo vừa bổ dưỡng vừa ngon miệng này thường được ăn kèm với bún tươi, rau đắng hay rau mồng tơi,... tùy khẩu vị mỗi người.
Vì cua đồng cũng khá là hiếm, chỉ xuất hiện nhiều vào mùa mưa và mùa nước nổi nên ở miền Tây cũng không nhiều các quán cháo cua đồng. Nếu bạn đi chợ gặp hàng bán cua thì có thể mua về để tự chế biến nhé.
Ngoài cháo cua ra thì cua đồng cũng được sử dụng để chế biến nhiều món ăn hấp dẫn không kém như bún riêu cua, canh cua,... Nhưng cháo cua đồng vẫn được yêu thích hơn cả.
Cá lóc nướng trui đã không còn xa lạ gì với người dân miền Tây và cả những du khách đã từng đặt chân đến miền Tây sông nước. Đây là một món ăn rất hấp dẫn và có phương pháp chế biến rất đơn giản mà cũng thật đặc biệt.
Món ăn này được chế biến bằng cách sau khi bắt cá lóc lên thì cắm một que tre dọc thân cá rồi nướng cùng với rơm. Cá lóc chín ăn được khi phần da cá được nướng cháy đen nhưng chỉ cần bóc lớp cháy đó ra là sẽ lộ ra phần thịt cá vẫn còn trắng phau, tỏa hương thơm lừng rất hấp dẫn.
Cá lóc có thớ thịt dai, mềm, khi nướng lên rồi vẫn giữ nguyên được hương thơm và vị ngọt tự nhiên. Món ăn này là một trong những mồi nhậu lai rai nơi đồng quê yên ả thanh bình rất được người dân miền Tây và cả các khách du lịch yêu thích.
Nếu muốn thưởng thức đặc sản cá lóc nướng trui một cách chuẩn vị miền Tây nhất thì du khách phải đi sâu vào các vùng đồng ruộng, sông nước, trực tiếp hòa mình và trải nghiệm cuộc sống của người dân nơi đây để tự tay bắt những con cá lóc tươi ngon nhất, rồi tự mình nướng cá và thưởng thức hương vị thơm ngon đặc trưng của món ăn miền Tây sông nước dân dã này.
Mặc dù hiện nay lượng cá đồng tự nhiên không nhiều mà đa số chỉ nhiều cá nuôi nhưng cũng không ảnh hưởng gì nhiều đến hương vị đồng quê của món đặc sản dân dã này. Cá lóc nướng trui rất ngon và hợp khi ăn kèm cùng với bánh tráng cuốn chấm mắm nêm hay nước mắm chua ngọt đấy bạn nhé. Đi du lịch về miền Tây nhất định đừng bỏ qua món ăn đặc sản này!
Bánh xèo là một trong những món ăn miền Tây sông nước dân dã nhưng lại nổi tiếng và được yêu thích vô cùng, đặc biệt là các du khách nước ngoài.
Tuy nhiên, nếu như bánh xèo miền Trung có vỏ mỏng, giòn tan thì bánh xèo miền Tây lại có vỏ dày hơn, thơm ngậy hơn và to hơn do tận dụng được thứ quả đặc trưng của miệt vườn là cây dừa, tạo nên hương vị đặc biệt, độc đáo.
Bên cạnh đó, điểm khác biệt của những chiếc bánh xèo miền Tây là phần nhân bánh được người chế biến “sáng tạo” từ toàn những nguyên liệu dân dã, bình dị từ nơi đồng ruộng như tôm, tép, ốc, thịt mỡ, đậu xanh, giá đỗ,...mang theo hương vị của miền Tây sông nước và đậm tình người dân Tây Nam Bộ, vừa thơm ngon hấp dẫn lại vừa bổ dưỡng, đầy đủ chất dinh dưỡng.
Bánh xèo được trình bày và trang trí rất đẹp mắt, hấp dẫn. Đến cách thưởng thức bánh xèo cũng thật là độc đáo. Bạn hãy lấy một lá cải xanh, đặt miếng bánh xèo vào trong, thêm ít rau sống ăn kèm rồi cuốn lại, chấm với một ít nước mắm chua ngọt rồi thưởng thức. Cắn một miếng bánh, bạn sẽ cảm nhận được vị béo ngậy của vỏ bánh, vị ngọt đậm đà của các loại nhân bên trong, vị thanh thanh của các loại rau sống, vị chua cay ngọt đặc trưng của nước mắm,... Ăn đến no căng bụng rồi mà vẫn còn thòm thèm.
Đến với miền Tây, bạn có thể tìm ăn bánh xèo ở trong các quán xá, hàng ăn ở nhiều nơi. Hoặc bạn cũng có thể tìm mua nguyên liệu về rồi tự chế biến theo khẩu vị của riêng mình nhé. Nhất định đừng bỏ qua món ăn miền Tây sông nước này khi đã đến đây bạn nhé.
Xem thêm: Ở Hà Nội ăn món ăn miền Tây ở đâu - Top quán ăn miền Tây ở Hà Nội ngon chuẩn vị nhất
Bánh tét Trà Cuôn là một trong những đặc sản nổi tiếng nhất định phải thử khi đến với vùng đất Trà Vinh.
Bánh tét Trà Cuôn được làm từ các loại nguyên liệu chính là gạo nếp, thịt mỡ, đậu xanh,... tẩm ướp cùng đường, muối và các loại gia vị,...
Tuy được chế biến từ toàn các nguyên liệu đơn giản, dễ kiếm nhưng để làm được một chiếc bánh tét ngon thì các khâu lựa chọn và chuẩn bị nguyên liệu cần phải cẩn thận và chu đáo. Ví dụ như khi gói bánh cần phải chọn nếp sáp sao cho có độ dẻo phù hợp, vo sạch, để ráo nước rồi trộn với nước lá bồ ngót để bánh có màu xanh ngát tự nhiên và đẹp mắt, tuyệt đối không được dùng phẩm màu để ướp bánh.
Một điều làm nên khác biệt của bánh tét Trà Cuôn là phần nhân được cho thêm cả trứng muối để tăng thêm hương vị thơm ngon hấp dẫn. Tất cả các nguyên liệu trên hòa quyện vào nhau tạo nên hương vị bùi bùi, thơm thơm, đậm đà của nhân bánh.
Đặc biệt, nếu muốn bánh tét để được lâu hơn mà không bị hỏng sớm thì người làm bánh cần phải rất cẩn thận và khéo léo để cuốn dây đủ độ chặt để khi luộc bánh không bị tràn hay thấm nước vào bánh ở bên trong lá.
Bánh tét Trà Cuôn phải mua đúng “hàng chính hãng” thì mới có thể cảm nhận được trọn vẹn hương vị thơm ngon của món ăn này. Bạn có thể tìm đến thương hiệu bánh tét Hai Lý nổi tiếng ở miền Tây để mua bánh để ăn hay để làm quà sau chuyến du lịch nha.
Xem thêm: Top 6 món ăn vặt miền Tây được lòng du khách nhất - Chưa ăn coi như chưa đến miền Tây
Không khó khăn gì để tìm thấy một cửa hàng bán bánh pía nhưng chỉ có bánh pía được sản xuất ở Sóc Trăng mới là chiếc bánh ngon và chuẩn vị nhất mà bạn nên thưởng thức.
Bánh pía được chế biến từ những nguyên liệu tươi ngon như sầu riêng, bột mì, đậu xanh xay nhuyễn, trứng muối,...Tất cả tạo nên một hương vị bánh rất thơm ngon, không quá ngọt gắt hay béo, ngấy mà lại có mùi thơm dịu, ngọt thanh tự nhiên khiến bạn ăn mãi không ngán, kể cả nếu bạn không ăn được đồ ngọt thì vẫn có thể xơi “tì tì” mấy cái liền cơ đấy.
Bánh pía Sóc Trăng chủ yếu được làm từ nhân đậu xanh ngọt dịu, hương sầu riêng thơm nức mũi cùng một số loại nguyên liệu khác. Hoặc có cả những loại bánh pía với nhân khoai môn cũng rất hấp dẫn.
Bánh pía Sóc Trăng có rất nhiều lớp vỏ trắng mịn, mỏng tang chồng lên nhau được gói ngoài lớp nhân thơm ngọt đặc trưng, ăn không chỉ ngon mà còn rất thú vị và độc đáo. Đặc biệt, thưởng thức bánh pía cùng tách trà nóng thì càng khiến cho hương vị của bánh pía thêm hấp dẫn tuyệt vời.
Để mua được bánh pía - món ăn miền Tây sông nước này về thưởng thức và làm quà, bạn có thể tìm đến các cửa hàng dọc các con đường ở tỉnh Sóc Trăng. Đặc biệt là các khu vực Vũng Thơm, Phú Tâm hay An Trạch,...
Trên đây là danh sách 10 món ăn miền Tây sông nước được du khách yêu thích nhất. Nếu bạn sắp có chuyến du lịch miền Tây sông nước thì hãy lưu ngay lại để không còn phải thắc mắc miền Tây có đặc sản gì nữa nhé. Nhớ thưởng thức hết các đặc sản trước khi về để chuyến đi thêm phần trọn vẹn và ý nghĩa nhé! Và đừng quên Cattour luôn sẵn sàng đồng hành cùng bạn qua các tour miền Tây từ Hà Nội cũng như tour miền Tây 4 ngày 3 đêm với lịch trình tối ưu và mức giá hấp dẫn nhất nhé!
Cattour tự hào là nhà tổ chức tour du lịch miền Tây hàng đầu!
Vân Trần / Cattour.vn - Ảnh: Internet.
Xem thêm: đặc sản miền tây món ngon miền tây
Đến với miền Tây nhất định phải khám phá miệt vườn, phải ngồi thuyền lênh đênh trên sông nước, và hơn hết là phải thưởng thức những đặc sản của nơi đây. Nhưng bạn đã biết miền Tây có đặc sản gì chưa? Nếu chưa thưởng thức đủ 10 món ăn miền Tây sông nước sau thì coi như chưa đến miền Tây đâu bạn nhé: