Shushi – Món ăn mang đậm tinh hoa ẩm thực Nhật Bản

13/08/2021 / 1,544

Nếu bạn đang muốn đến du lịch Nhật Bản và muốn tìm hiểu về món Shushi trước khi khởi hành, hãy tham khảo bài viết cực hay về Shushi này của Cattour nhé!

Mục lục bài viết

    Nhắc đến ẩm thực Nhật Bản, người ta không thể không nhắc đến Shushi – Món ăn tinh tế hiện nay đã nổi tiếng trên khắp thế giới, được lòng cả những vị khách khó tính nhất.

    Nếu bạn đang muốn đến du lịch Nhật Bản và muốn tìm hiểu về món Shushi trước khi khởi hành, hãy tham khảo bài viết cực hay về Shushi này của Cattour nhé!

    NGUỒN GỐC CỦA MÓN SHUSHI

    Dù có nguồn hải sản tự nhiên vô cùng lớn nhưng ngày xưa công nghệ chưa phát triển, để bảo quản cá con người chỉ có cách phơi khô hoặc chế biến thành món ăn có khả năng tích trữ trong thời gian dài.

    Người Nhật đã khéo léo dựa trên cách thức của người Trung Hoa cổ, ướp cá với muối bọc trong cơm để lên men tự nhiên trong khoảng từ 2 tháng đến 1 năm. Đến thời điểm ướp xong, người ta sẽ chỉ dùng cá muối còn phần cơm sẽ được loại bỏ.

    Sau này, ngoài việc phát triển các phương pháp lên men và tẩm ướp khác nhau, người Nhật đã trực tiếp sử dụng cá sống, thưởng thức với các gia vị chế biến bổ trợ để tạo nên độ tươi, hương vị nguyên chất, và cảm nhận hết cái ngon của các loại hải sản giàu protein này. Sushi chính là một kiệt tác thành công trong cách chế biến ẩm thực của người Nhật Bản.

    Shushi là một kiệt tác thành công trong cách chế biển ẩm thực của người Nhật Bản
    Sushi chính là một kiệt tác thành công trong cách chế biến ẩm thực của người Nhật Bản

    Vào khoảng đầu thế kỉ thứ 19, để phù hợp với guồng xoay hối hả của cuộc sống, bếp trưởng Yohei Hanaya một bậc kì tài sáng tạo đã chế biến sushi với những nắm cơm nhỏ kết hợp với nguyên liệu hải sản sống, hoặc cuốn cơm trộn với rau củ quá, hải sản trong là rong biển, cắt từng khoang đựng vào các hộp nhỏ rất tiện lợi.Từ đó, rất nhiều người đã chọn sushi cho bữa ăn của mình bởi nó đầy đủ chất dinh dưỡng, không béo ngậy như các đồ ăn nhanh của phương Tây.

    Shushi là món ăn nhẹ nhàng nhưng lại chứa đựng rất nhiều chất dinh dưỡng
    Shushi là món ăn nhẹ nhàng nhưng lại chứa đựng rất nhiều chất dinh dưỡng

    Để làm đươc một đĩa sushi đúng vị và đúng nghĩa không phải là một điều dễ dàng, đòi khỏi rất nhiều khâu chế biến.

    Nước dùng để nấu cơm phải là nước tinh khiết như vậy chúng ta mới có được những hạt cơm dẻo, thơm mùi gạo, không bị nát, độ mềm vừa phải tạo sự kết dính.

    Nguyên liệu hải sản phải tươi, nhất là lúc vừa bắt, như vậy độ ngậy và hương vị khi thưởng thức sẽ nguyên chất, không pha tạp.

    Ngoài ra, họ còn sáng tạo trong cách trang trí tỉa hoa quả, nắm cơm theo hình thù nghệ thuật, kết hợp màu làm từ nguyên liệu tự nhiên để món ăn thêm màu sắc và đa dạng hương vị.

    Xem thêm: Những điều bạn nên biết trước khi du lịch tới Chubu, Nhật Bản

    🍣1001 MÓN SUSHI CỦA NGƯỜI NHẬT 🍣

    Sushi là món ăn nổi tiếng khi đi tour Nhật Bản, được cả thế giới yêu thích. Dù vậy, không phải bất kì ai thích sushi cũng hiểu sushi và biết ăn sushi đúng cách.

    Sushi rất đa dạng với nhiều loại nguyên liệu được sử dụng để chế biến, điểm chung giữa các loại sushi đó là phần cơm trộn giấm thì không thay đổi.

    Cơm trộn dấm: gọi là sumeshi hay sushimeshi. Loại dấm sushisu chuyên dùng để trộn cơm là dấm có pha chút muối, đường, rượu ngọt mirin. Cơm không nấu chín hoàn toàn được trộn với dấm. Các loại hải sản dùng để làm sushi gọi là tane, bao gồm cá ngừ, cá hồng, cá bơn, cá mũi kiếm, cá mú, cá trình, cá thu, tôm, mực, bạch tuộc, các loại ốc biển, cua biển, trứng cá hồi…

    Makizushi

    Đây là loại sushi có dạng hình trụ, được tạo hình bằng việc sử dụng tấm mành tre để cuộn các nguyên liệu vào với nhau thành một hình trụ dài, sau đó sẽ dùng dao sắc để cắt thành những miếng ngắn hơn (thường là 6 hoặc 8 miếng) vừa ăn. Loại sushi này thường được gói trong tấm rong biển khô, thỉnh thoảng thay tấm rong biển bằng trứng tráng mỏng, dưa chuột bào mỏng, lá tía tô.

    Makizhshi
    Makizhshi

    Futomaki

    Futomaki là loại maki “béo”, với cơm và nhân được gói bên trong tấm rong biển. Miếng sushi thường lùn hơn, đường kính lớn hơn (5-6cm). Phần nhân thường gồm nhiều loại nguyên liệu với những màu sắc khác nhau hoặc mùi vị bổ trợ cho nhau.

    Futomaki
    Futomaki

    Temaki

    Đây là loại sushi hình nón với tấm rong biển cuốn bên ngoài, bên trong là cơm và các nguyên liệu sẽ được để lộ ra trông rất hấp dẫn. Temaki khá to nên phải dùng tay cầm ăn, không gắp được bằng đũa, và temaki thường được ăn ngay sau khi gói, vì tấm rong biển sẽ rất nhanh chóng bị ngấm ẩm và mềm ra khiến cho người ăn khó cầm. Vì thế, những miếng temaki được làm sẵn và bán theo dạng fastfood luôn có một lớp nylon bao lấy tấm rong biển, khi ăn chúng ta sẽ rút miếng nylon này ra.

    Temaki
    Temaki

    Uramaki

    Đây là loại sushi mà phần cơm sẽ ở bên ngoài, lá rong biển và nhân sẽ được cuộn vào bên trong. Vì cơm ở phía ngoài nên để chống dính và cho đẹp, ngon mắt hơn, miếng sushi sẽ được lăn qua lớp trứng cá, trứng tôm hay vừng.

    Uramaki
    Uramaki

    Inarizushi

    Có lẽ đây là loại sushi đơn giản và rẻ tiền nhất, bởi vì nó chỉ là cơm được nhồi vào bên trong 1 chiếc “túi” là đậu phụ rán (aburaage). Loại sushi này khi ăn cũng cho cảm giác khá thú vị, với vỏ đậu phụ dai dai nhai, hơi có vị chua một chút, hoà quyện với cơm dẻo, thơm, vị chua dịu.

    Inarizushi
    Inarizushi

    Nigirizushi

    Nigirizushi là loại sushi với hình dạng chúng ta thường thấy nhất. Loại sushi này bao gồm phần cơm được nặn bằng tay thành dạng hình khối chữ nhật dài, góc cạnh hơi tròn, và miếng cá sống, tôm sống, mực sống, bạch tuộc, hoặc trứng rán được đặt lên trên (topping). Giữa miếng topping và cơm có thể có phết thêm một chút mù tạt.

    Nigirizushi chiếm một vai trò đặc biệt quan trọng trong nghệ thuật sushi ngày nay. Chỉ là một vắt cơm nhỏ bằng khoảng hai ngón tay, trên phủ một miếng hải sản gọi là “neta”, nigiri là loại sushi có khả năng bộc lộ tối đa sự ưu việt của nguyên liệu cũng như kĩ năng của người đầu bếp.

    Nigirizushi
    Nigirizushi

    Miếng cơm được nắm bằng đôi tay khéo léo của đầu bếp để các hạt gạo chỉ vừa đủ dính với nhau, tựa như bởi một ma lực thần kì nào đó. Khi vừa đặt lên đầu lưỡi, từng hạt gạo sẽ tan rời ra để lại vị ngọt ngào và hương thơm quyến rũ. Nếu có muốn chấm thêm xì dầu, xin hãy quay mặt neta xuống, nếu không những hạt cơm sẽ rời ra trong đĩa xì dầu! Và cũng đừng lạm dụng nước chấm hay mù tạc mà làm át đi hương vị dịu nhẹ của gạo, cá. Người đầu bếp có khi đã quết lên miếng cá một lượng nước tương vừa đủ, hoặc một thứ gia vị khác phù hợp. Có khi là một nhúm vỏ chanh để làm dịu đi những loại cá da bạc nhiều dầu, có khi là ít hạt muối biển vừa mằn mặn vừa có độ giòn vỡ ra trong miệng, có khi là những hạt trứng cá chuồn tobiko chứa đầy hương biển cả trong lớp vỏ da cam nổ lách tách khi nhai.

    Bản thân miếng neta tưởng như đơn giản nhưng nhiều khi cũng phải được xử lý rất cầu kỳ. Thí dụ, món mực (ika) tuy rất ngọt nhưng lại dai, vậy nên người đầu bếp sẽ phải khía hàng chục khía nhỏ lên miếng neta cho mềm. Bụng cá ngừ (otoro) béo tan trong miệng, nhưng phải được khéo léo lọc bỏ những lớp màng nằm giữa các thớ thịt. Các loại cá thu đao (aji), cá trích (iwashi), thường được ngâm giấm gạo cho hương vị thanh hơn, còn một số loại như bạch tuộc (tako), lươn biển (anago) hay bề bề (shako) thì phải chần qua hoặc hầm với các loại gia vị.

    Để trải nghiệm sushi “đúng chất” nhất, hãy ngồi ở quầy nơi người đầu bếp (itamae) làm việc. Ở những nhà hàng sushi cao cấp nhất, nhiều khi cả nhà hàng chỉ có 10-15 chỗ ngồi ngay tại quầy, không có bàn riêng. Hãy chọn “omakase” – không gọi món từ menu mà để cho đầu bếp tự chọn những món ngon nhất, đúng mùa và tươi nhất để làm thành một “hành trình” sushi cho bạn. Người đầu bếp sẽ làm sushi từng đôi một, làm xong chiếc nào là để ngay lên đĩa trước mặt bạn. Chớ có chần chừ! Miếng sushi vừa rời tay đầu bếp đang có nhiệt độ và cấu tạo hoàn hảo nhất. Bạn có thể lấy đũa gắp nếu ngại, nhưng “sành điệu” hơn cả là dùng tay để tránh làm vỡ miếng sushi.

    QUY TẮC ĂN SHUSHI CỦA NGƯỜI NHẬT BẢN

    Sushi thường được sắp trên một đĩa nhỏ gồm 2 miếng cho một phần ăn, hoặc 6 miếng nếu là các loại maki, hay 1 đĩa lớn tổng hợp nhiều loại. Khi ăn sushi, người ta thường chấm với xì dầu, ai thích thêm vị cay nồng thì hoà wasabi vào xì dầu.

    Shushi thường được sắp xếp theo phần ăn, chấm với xì dầu và thường có thêm chút wasabi
    Shushi thường được sắp xếp theo phần ăn, chấm với xì dầu và thường có thêm chút wasabi

    Khi chấm sushi, rất nhiều người chấm phần cơm vào xì dầu hoặc wasabi nhưng đó là cách ăn sushi sai. Nếu chấm phần cơm vào nước chấm, cơm sẽ bị rời ra khiến miếng sushi “tan tành”. Bởi vậy, thay vì cơm, bạn nên chấm phần hải sản hoặc trứng.

    Tại các nhà hàng Nhật, bạn dễ nhận thấy nhà hàng luôn dọn kèm một đĩa gừng muối chua và củ cải muối khi ăn sushi khi đi du lịch Nhật Bản. Sau khi ăn xong một miếng sushi, hãy ăn vài lát gừng muối trước khi chuyển sang một miếng sushi khác vị. Gừng muối sẽ giúp cân bằng vị giác, bạn sẽ cảm nhận trọn vẹn hương vị miếng sushi mới thay vì bị lẫn lộn với vị của miếng sushi vừa ăn.

    Sau khi tìm hiểu về món Shushi – Tinh hoa ẩm thực của đất nước Nhật Bản, chắc hẳn nhiều người sẽ muốn đến ngay nơi này để thưởng thức những miếng Shushi tươi ngon tinh tế đúng không nào?

    Và đừng quên theo dõi thường xuyên các chương trình du lịch Nhật Bản 2023 tại Cattour để không bỏ lỡ du lịch Nhật Bản giá rẻ cũng như cập nhật giá tour du lịch Nhật Bản chính xác nhất.

    Chúc bạn có một chuyến đi thú vị và đáng nhớ tại đất nước mặt trời mọc!

    Cattour tự hào là nhà tổ chức các tour du lịch Nhật Bản 2023 hàng đầu.

    Xem thêm: Những lâu đài Nhật Bản đẹp bất chấp thời gian
    Một vài lưu ý bạn nên biết khi đi tour Nhật Bản 2023 

    Cattour.vn

    Quay về trang trước Lên đầu trang

    Tìm bài viết

    ĐIỂM TUYẾN

    BẠN QUAN TÂM CHỦ ĐỀ GÌ?

    Quy Nhơn 02-Thg9 Phú Quốc Khu du lịch Cát Bà Campuchia Thái Lan Đài Loan Ngoại tệ du lịch Hàn Quốc mua gì quà lưu niệm địa điểm du lịch biển Trà Cổ - Móng Cái đẹp sống ảo điểm du lịch Ăn kinh nghiệm khách sạn lịch trình ngân hàng danh sách địa chỉ 4 ngày 3 đêm trong nước nước ngoài tháng 10 tháng 11 tháng 12 du lịch ở đâu chanh xả mùa thu trải nghiệm mùa nào đẹp nhất Quan Lạn 3 ngày 3 ngày 2 đêm Hải Hòa Quảng Bình 4 ngày Bangkok Bí quyết Hải Tiến Ninh Bình Nhật Bản du lịch sầm sơn cần chuẩn bị gì bãi tắm sấm sơn đặc sản sầm sơn đặc sản du lịch sầm sơn tour du lịch 3 ngày 2 đêm hải sản Đảo Lan Châu Cẩm nang du lịch Của Lò chợ Cửa Lò tour du lịch Cửa Lò địa điểm du lịch Cửa Lò Cửa Lò ở đâu Hạ Long Đảo Hòn Ngư Đảo Song Ngư ATM mới nhất cẩm nang du lịch sầm sơn ô tô phượt 99k buffet lẩu Tuyển dụng Nhân viên Visa Cát Bà. Cô Tô miền Bắc miền Trung miền Nam đền độc cước chi phí giá chợ mùa đông món ngon quà vặt Chơi gì câu mực đêm Dù bay Lặn biển Vinpearl Cửa Hội Water Fun Công viên nước Nhà phao Quê Bác tour Cửa Lò 2 ngày 1 đêm Tuần Châu Tàu Hỏa Du lịch Cửa Lò 2 ngày 1 đêm chùa Hương hoa anh đào Tết Nguyên Đán Sài Gòn Tết dương Mộc Châu Sapa Yên Tử Tam Chúc chùa Tam Chúc Chrismas Bái Đính Sa Pa 30Thg4 1Thg5 Châu Âu Tây Nguyên Nha Trang Hong Kong Hồng Kông Mai Châu biểu tượng may mắn con vật may mắn shibuya osaka du lịch Nhật Bản 7 ngày khách sạn con nhộng fukuoka Lào Fukushima bar Nhật Bản nhà hàng ở Nhật Bản mông cổ mông cổ giá rể mông cổ có gì visa mông cổ bali indonesia ubud Phan Thiết Vũng Tàu Maldives Man-đi-vơ LaGi

    Zalo