Nhận thấy chưa có một bài viết/ tài liệu nào liệt kê đầy đủ những địa điểm du lịch ở tỉnh Hà Giang nên Cattour đã tổng hợp và sắp xếp lại các điểm du lịch Hà Giang theo từng huyện để quý khách tham khảo.
Những địa điểm du lịch này tuy rất đẹp và đã có từ lâu nhưng lại khá ít người biết đến vì chưa được quảng bá nhiều. Hi vọng sau bài viết này, quý khách sẽ lựa chọn cho mình những điểm tham quan mới hoặc quay trở lại Hà Giang nhiều lần để khám phá hết những điểm du lịch trên.
Để quý khách dễ tham khảo, chúng tôi đã chia bài viết thành các phần:
I. Địa điểm du lịch ở huyện Đồng Văn
II. Địa điểm du lịch ở huyện Yên Minh
III. Địa điểm du lịch ở huyện Quản Bạ
IV. Địa điểm du lịch ở huyện Mèo Vạc
V. Địa điểm du lịch ở huyện Vị Xuyên
VI. Địa điểm du lịch ở huyện Xín Mần
VII. Địa điểm du lịch ở huyện Hoàng Su Phì
VIII. Địa điểm du lịch ở huyện Bắc Mê
IX. Địa điểm du lịch ở huyện Bắc Quang
X. Địa điểm du lịch ở thành phố Hà Giang
Mời quý khách cùng khám phá!
Trước khi xây dựng Dinh thự Vua Mèo, Vương Đức Chính từng phải lặn lội sang tận Trung Quốc để tìm thầy phong thủy giỏi chọn đất xây dinh thự ở Hà Giang, cuối cùng chọn được mảnh đất gồ lên hình mai rùa tượng trưng cho thần Kim Quy, giàu sang phú quý chính là Dinh thự Vua Mèo ngày nay.
Từ năm 2006, để phục vụ nhu cầu tham quan, vui chơi của khách du lịch, huyện Đồng Văn đã tổ chức "Đêm phố cổ" vào các ngày 14, 15 âm lịch hàng tháng. Vào ngày này, khắp con phố đều được treo đèn lồng đỏ, bày bán các gian hàng đồ ăn vặt hấp dẫn khiến du khách gần xa ai ai cũng cảm thấy thích thú và nhớ nhung diện mạo mới này của phố cổ Đồng Văn.
Ngày nay con dốc này không còn được sử dụng làm nơi thẩm định sức ngựa mà là nơi thẩm định các tay lái vững vàng của các phượt thủ, của các bác tài khi lên Cao nguyên Đá Đồng Văn.
Ngoài cái tên đặc biệt, người ta còn làm hẳn một bài thơ về con dốc này:
Khoanh thứ nhất - Thấy nhau
Khoanh thứ hai - Nhìn nhau
Khoanh thứ ba - Quen nhau
Khoanh thứ tư - Nhờ bà mối đến chơi
Khoanh thứ năm - Đợi người sang nói lại
Khoanh thứ sáu - Em thành nàng dâu
Khoanh thứ bẩy - Giận nhau em bỏ lên rừng
Khoanh thứ tám - Con chim gọi nhau về
Khoanh thứ chín : Em thành bà, anh thành ông
Đời người vùng cao gắn với khoanh dốc
Đi lên đi xuống vun vén cho tròn
Chín khoanh cho chín chờ mong
Con người đi hết đường cong lại về.
(Thơ Chu Thị Minh Huệ)
Chinh phục được dốc Chín Khoanh, đó là cảm giác của thành tựu, của sự viên mãn, là niềm vui sau khi kiên trì cùng nhau đi đến cuối con đường. Người ta còn tương truyền rằng, cặp đôi nào đi chợ Phố Cáo về mà leo hết những khoanh dốc này sẽ nên duyên vợ chồng.
“Nhà của Pao” cũng giống như biết bao ngôi nhà khác ở làng văn hóa Lũng Cẩm, với tường vách đất và mái ngói nhuốm màu thời gian. Tuy nhiên điểm nhấn của ngôi nhà chính là không gian xung quanh đó. Khắp nơi quanh “Nhà của Pao” vào mùa xuân lúc nào cũng tràn ngập sắc thắm của những bông hoa mận, hoa đào khiến du khách đến đây ai ai cũng quyến luyến chẳng muốn rời đi.
Nằm trong Thung lũng Sa Phin thuộc quận Đồng Văn của tỉnh Hà Giang, cách Hà Nội 10 giờ về phía bắc, cung điện là trụ sở của các vị vua H'mong cai trị vùng này trong thời kỳ thuộc địa Pháp cho đến khi Việt Nam giành lại độc lập vào năm 1945. chế độ quân chủ bị bãi bỏ sau khi Thanh mất năm 1962.
Nếu muốn đến thăm hang động Nà Luồng, bạn hãy đến thôn Nà Luông, xã Mậu Long, huyện Yên Minh nhé!
Động Én còn nguyên vẻ hoang sơ nên rất đẹp. Nhiều du khách không khỏi bàng hoàng, sửng sốt khi được trực tiếp chiêm ngưỡng. Đây là một điểm du lịch hấp dẫn của du khách khi đi tour Hà Giang 3 ngày 2 đêm.
Có một điều độc đáo trong ngôi làng này đó là mỗi người phụ nữ ở trong làng khi đến tuổi trưởng thành đều được cấp một mảnh nương để trồng lanh. Chính vì truyền thống này mà nghề dệt lanh ở làng Lùng Tám không hề bị mai một dù cho có trải qua hàng trăm năm lịch sử đi chăng nữa.
Núi Đôi Quản Bạ còn gắn liền với một sự tích của người Hà Giang:
Xưa kia, ở vùng đất này có một chàng trai người H’mông tuấn tú, có tài thổi đàn môi. Tiếng đàn môi của chàng réo rắt như tiếng suối, ríu rít lảnh lót như tiếng chim rừng, lúc lại sâu lắng, trầm bổng, da diết như tiếng gió giữa đêm khuya cứ bay xa, bay xa mãi. Có một nàng tiên trên thượng giới tên là Hoa Đào xinh đẹp tuyệt trần tình cờ nghe được tiếng đàn môi của chàng đã theo gió trốn xuống trần gian tìm người thổi đàn môi. Phải lòng chàng nên nàng tìm cách ở lại vùng đất này. Họ nên vợ nên chồng và sinh được một bé trai kháu khỉnh.
Ngọc Hoàng phát hiện ra chuyện Hoa Đào bỏ trốn xuống trần gian lấy người phàm trần đã vô cùng giận dữ, sai người đi bắt nàng về. Nàng khóc lóc van xin cho nàng được ở lại nuôi con nhưng không được. Thương chồng một mình nuôi con vất vả, thương con thơ thiếu bầu sữa mẹ, nàng đã bỏ lại đôi nhũ của mình dưới hạ giới cho con bú. Đôi nhũ căng tròn nuôi con nàng ngày càng khôn lớn, sau này đã biến thành hai quả núi dáng hình như bầu vú mẹ, tròn trịa, đều đặn đến lạ thường. Hai quả núi đó được gọi là Núi Đôi hay núi Cô Tiên.Tương truyền nhờ dòng sữa của nàng mà vùng đất này có khí hậu vô cùng mát mẻ, các loại hoa trái như đào, mận, lê, hồng,… có hương vị thơm ngon kỳ lạ, rau trái thì luôn xanh tươi, lúa ngô tươi tốt. Nước mắt khóc thương chồng con của nàng đã biến thành dòng sông Miện xanh ngắt, mơ màng trôi trên biển đá tai mèo, ôm lấy cả rẻo đất phía sau cổng trời huyền thoại.
Lẫn trong núi rừng, cửa hang mở ra một vương quốc thần tiên với những cảnh quan thiên nhiên hoang sơ, huyền ảo. Du khách không khỏi ngỡ ngàng trước vẻ đẹp thơ mộng mà tạo hóa đã ban tặng cho hang động này. Những nhũ đá đẹp lộng lẫy với nhiều hình thù lạ mắt, những cột thạch nhũ cao sừng sững, những dòng thạch trắng được hình thành qua hàng trăm, hàng ngàn năm với rất nhiều hình thù độc đáo.
Đường lên cổng trời Quản Bạ ngoằn nghèo, khúc khuỷu, vắt ngang lưng những ngọn núi đá tai mèo cao vút trên cao nguyên đá Hà Giang. Quản Bạ là cửa ngõ của cao nguyên đá, qua con dốc Bắc Sum, ngoằn ngèo chạy lên cổng trời thị trấn Tam Sơn bình yên, kiêu hãnh dưới một thung lũng mờ sương. Cổng trời Quản Bạ chính là chỗ khe hẹp giữa hai đỉnh núi được hạ thấp và mở rộng đủ để con đường chạy qua. Và đây cũng là nơi bắt đầu của con đường Hạnh Phúc. Đặt chân đến nơi đây du khách như lạc vào một biển mây như chốn bồng lai tiên cảnh.
Xem thêm: Du lịch Hà Giang từ Sài Gòn với chi phí dưới 3,5 triệu
Cách trung tâm huyện Quản Bạ 6 km, thôn Nặm Đăm có tổng diện tích tự nhiên 458 ha với 51 hộ, 100% người dân tộc Dao. Nơi đây có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển nông nghiệp, du lịch như: Đất đai màu mỡ; nhiều nhà trình tường truyền thống; có khu chế biến dược liệu; nhiều món ăn hấp dẫn và những bài hát, điệu múa dân gian của người Dao... Tất cả đã tạo nên khung cảnh và không gian đặc sắc khiến thôn Nặm Đăm ngày một thu hút đông khách du lịch.
Liên quan đến con hồ và ngọn núi độc đáo này còn có một câu chuyện truyền thuyết được người xưa kể lại:
Xưa kia, các nàng tiên thường trốn Ngọc Hoàng xuống đây tắm, làn da càng mịn màng và mềm mại như da em bé. Nàng Tiên Bếp đen nhẻm sau khi theo các chị xuống hồ tắm, lên thiên đình nước da cứ trắng dần ra. Hơn một tháng sau Ngọc Hoàng đã nhầm với nàng Tiên Đào khi nàng Tiên Bếp đi qua. Và chuyện các nàng tiên trốn khỏi thiên đình xuống hạ giới đã bị Ngọc Hoàng phát hiện. Hôm ấy như thường lệ nàng Tiên Hoa, Tiên Gạo và Tiên Đào lại trốn xuống tắm nước hồ. Ngọc Hoàng tức giận cho đóng cửa thiên đình lại. Ba nàng tiên không còn đường về nên phải ở lại dưới hạ giới. Ba nàng ở luôn trên núi, và thế là núi đó có tên gọi là núi Ba Tiên.
Nàng Tiên Gạo vẫn làm công việc của mình là đi gieo hạt lúa khắp nơi. Nàng gặp chàng Nhất Sơn rồi nên vợ nên chồng. Nàng Tiên Đào vào nàng Tiên Hoa vẫn ở núi Ba Tiên. Nàng Tiên Hoa gieo trồng một vườn hoa tuyệt đẹp, với hàng trăm loại hoa, hàng nghìn màu sắc bốn mùa đua nở, có những loại hoa nàng tìm ra đến cả thiên đình cũng không có, hạ giới cũng không có. Còn nàng Tiên Đào cũng có một vườn đào của mình. Cây đào vừa lớn lên đã cho quả. Quả đào có màu phớt hồng và cái núm xinh xinh như nhũ hoa người thiếu nữ, xung quanh có lớp lông tơ mịn mượt. Cây đào lớn rất nhanh và trĩu trịt quả.
Sau khi đóng cửa thiên đình Ngọc Hoàng vẫn theo dõi xem các nàng tiên sẽ sống như thế nào ở dưới hạ giới. Điều mà Ngọc Hoàng không ngờ tới là cảnh đẹp của núi Ba Tiên thật hữu tình, được bàn tay khéo léo của các nàng điểm tô nên ngày càng đẹp hơn. Cảnh sắc của thiên đình thì ngược lại ngày càng héo úa đi. Ngọc Hoàng sau khi cân nhắc đã rút lại lệnh cấm đồng ý để ba nàng tiên được quay về trời. Các nàng tiên ở hạ giới tuy có cuộc sống rất tốt nhưng từ trong sâu thẳm lòng mình nỗi nhớ thiên đình, nhớ mẹ cha luôn trào dâng, nên khi Ngọc Hoàng thu lại lệnh cấm các nàng đã không ngần ngại rời cuộc sống trần gian để trở lại thiên đình. Nàng Tiên Gạo trước khi đi đã để lại đôi nhũ của mình lại hạ giới cho đứa con còn thơ dại, đôi nhũ ấy hiện giờ vẫn còn ở tại thị trấn Tam Sơn huyện Quản Bạ tỉnh Hà Giang. Nàng Tiên Đào và nàng Tiên Hoa khi về trời cũng để lại toàn bộ hoa và quả tại núi Ba Tiên.
Chuyện kể rằng, ngày xưa có anh tiều phu đi kiếm củi đã liều mạng leo lên đỉnh núi Ba Tiên gặp đúng lúc các nàng tiên đang tắm, anh ta gần như chết lặng không còn tin vào mắt mình trước những nét đẹp hoàn mỹ của trời đất. Anh ta dụi đến đỏ cả mắt mà mỗi lần mở ra hình ảnh trước mặt vẫn không có gì đổi khác.
Khi các nàng tiên đã về trời, anh ta vẫn đứng đó. Đêm đã xuống và trăng đang lên. Anh ta không dám cựa mình, không dám nhúc nhích. Anh ta sợ chỉ động đậy một chút là các nàng tiên sẽ không quay lại. Anh ta cố đợi, các nàng tiên bay đi rồi thế nào cũng về. Đợi mãi và đợi mãi, anh ta đã hoá đá lúc nào không hay. Đến bây giờ anh ta vẫn đứng như vậy, rêu xanh đã phủ một lớp dày lên người anh ta.
Làng du lịch dân tộc Lô Lô hiện vẫn còn đang giữ nguyên vẹn nếp sống sinh hoạt của người Lô Lô như những điệu múa, bài ca, nghề dệt thổ cẩm...
Điểm nhấn trong làng văn hóa du lịch Lô Lô đó chính là những cô gái đang ngồi cặm cụi để tạo nên những mảnh vải thổ cẩm đẹp và đặc sắc. Đây cũng chính là món quà để dân tộc Lô Lô gửi đến khách du lịch.
Du khách đến đây có thể đứng từ những mỏm đá cao, phóng tầm mắt xuống ngắm trọn cảnh sắc của dòng sông Nho Quế, của hẻm vực Tu Sản và cảm nhận sự hùng vĩ của thiên nhiên được thể hiện qua sự giãn nở của các tầng địa chất tạo nên hẻm vực.
Đường đèo chênh vênh giữa lưng núi, đâu đó vẫn còn những bản làng nằm vắt vẻo trên cao. Theo Đỗ Doãn Hoàng trong bài viết Kỳ tích Mã Pí Lèng, “trong lịch sử làm đường của Việt Nam, có lẽ đó là con đường thi công hoàn toàn bằng sức người gian khổ nhất; vượt qua cao nguyên cao nhất; chiếm số ngày công lao động nhiều nhất; thời gian lâu nhất; và cũng bi tráng nhất (khi con đường hoàn thành, phải có một nghĩa trang riêng để tưởng nhớ những người đã ngã xuống)”.
Trải qua bao biến cố thăng trầm của thời gian và lịch sử, chùa nhiều lần bị đổ nát, tượng Phật và đồ thờ tự bị mai một. Duy 2 tấm bia đá và 1 quả chuông đồng còn trường tồn với thời gian, trong đó đáng chú ý nhất là bảo vật quốc gia - tấm bia dựng dưới triều vua Trần Dụ Tông vào năm 1367.
Chùa Bình Lâm (tên chữ là Bình Lâm Tự) khang trang hiện nay được phục dựng lại từ năm 2007. Trước đó, chùa chỉ còn lại phần nền ở phía chân núi đối diện với ngôi chùa hiện nay. Một ngôi chùa khá khiêm nhường ở vào một vị trí cũng khiêm nhường, nép bóng vào chân núi của một bản Mường tại thôn Mường Nam, xã Phú Linh, huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang. Trong chùa còn hiện có một quả chuông đồng được mệnh danh là “trái tim” Bình Lâm Tự.
Theo các nhà chuyên môn, đây là một trong những quả chuông thuộc loại sớm nhất trong lịch sử chuông đồng ở ta. Chuông là một khối trụ khuôn vòm liền khối bằng đồng có đường kính miệng 59cm, chiều cao 101cm (quai chuông cao 17cm, thân cao 84 cm) nặng 193kg. Quai Chuông đúc nổi đôi rồng đấu thân vào nhau, mỗi rồng có 2 chân, mỗi chân có 4 móng sắc nhọn quắp chặt xuống nóc chuông. Thân rồng mập mạp phủ kín vẩy cá chép, chắc khỏe, uốn cong tạo thành núm treo chuông. Đỉnh quai chuông trang trí hình búp sen.
Ấn tượng đầu tiên của du khách khi đến với của khẩu Thanh Thủy là hàng dài container nối đuôi nhau vận chuyển hàng hóa. Là cửa khẩu có lượng lớn nông sản Việt Nam xuất sang Trung Quốc, với các mặt hàng tiêu biểu như: hoa quả tươi, hạt điểu, hải sản khô. Từ Trung Quốc hàng hóa nhập vào Việt Nam cũng khá đa dạng: các loại hoa quả, các linh kiện ô tô, xe tải, điện năng…
Đỉnh núi Tây Côn Lĩnh nằm trên dãy núi Tây Côn Lĩnh, trải dài trên hai huyện Hoàng Su Phì và Vị Xuyên, cách thị xã Hà Giang 46 km. Đỉnh Tây Côn Lĩnh có độ cao 2419m, trên đỉnh núi có mốc trắc địa, chân núi là rừng nguyên sinh á nhiệt đới còn được bảo tồn. Tây Côn Lĩnh được biết đến như một dãy núi thiêng của người dân tộc La Chí.
Hồ nước ngọt có từ rất lâu, được trải rộng khắp bản Noong I và bản Noong II. Với diện tích mặt nước rộng khoảng 80ha (vào mùa mưa), 20ha (vào mùa cạn), bao quanh là rừng nguyên sinh bao trùm rộng tới trên 700ha, rừng "bồng bềnh" giữa hồ Noong có cảnh sắc hoang sơ đến kỳ thú.
Một trong những nét văn hóa truyền thống đặc sắc nhất của dân tộc Dao ở Lùng Tao đó là Lễ Cấp sắc. Theo quan niệm của đồng bào, Cấp sắc là một thủ tục không thể thiếu của đàn ông dân tộc Dao, được Cấp sắc mới được coi là người đàn ông trưởng thành và có quyền tham gia các công việc của cộng đồng, làng, bản. Lễ Cấp sắc thường được tổ chức vào tháng 11, tháng 12 hoặc tháng Giêng hàng năm, vì đây là thời gian nhàn rỗi khi vụ mùa đã được thu hoạch xong; con trai từ 10 tuổi trở lên là có thể tiến hành Cấp sắc. Một trong những điểm tạo nên giá trị của nghi lễ này, chính là ý nghĩa của các lời răn dạy. Đó là sự hướng tới việc thiện, tuyệt đối không được làm điều ác, tôn trọng bề trên, hiếu thảo với cha mẹ, không phản bội, lừa gạt… Những lời giáo huấn này được thực hiện bằng lời thề dưới sự chứng giám của thần linh, trời đất, Tổ tiên và trước cả cộng đồng, dòng tộc; nên có tính giáo dục rất lớn. Trong Lễ Cấp sắc còn có rất nhiều điệu múa độc đáo của dân tộc. Hiện nay, người Dao Lùng Tao vẫn duy trì nghi lễ này một cách thường xuyên, trở thành một điểm nhấn về tâm linh thu hút du khách đến tham quan, trải nghiệm.
Xem thêm: Du lịch Hà Giang tháng 12, nao nao cao nguyên đá trước khi một năm mới lại qua đi
Hy vọng bài viết này sẽ là tấm bản đồ địa điểm du lịch Hà Giang, giúp quý khách có thêm nhiều lựa chọn mới mỗi khi đi du lịch Hà Giang, để mỗi hành trình tới Hà Giang của quý khách sẽ luôn mới mẻ và tràn ngập hứng khởi.
Quý khách có nhu cầu đi tour du lịch Hà Giang, hãy inbox ngay cho Cattour để được tư vấn và báo giá chi tiết tour nhé!
>>> Tham khảo ngay chi tiết và lịch trình các tour du lịch Hà Giang giá chỉ từ 1850k của Cattour !
Cattour tự hào là nhà tổ chức các tour du lịch Hà Giang hàng đầu tại Việt Nam!
Lan Nguyen/ Cattour.vn - Ảnh: Internet
Xem thêm: địa điểm du lịch điểm du lịch Hà Giang
Đến với Hà Giang, du khách đã lần nào xách xe đi lang thang khắp nẻo? Đi thật nhiều để thấy rằng Hà Giang không những được thiên nhiên ưu ái ban tặng cho những vách đá tai mèo hiểm trở, những con đèo hùng vĩ,... mà còn có cả những điều cực nên thơ, mộng mị. Trong đó có Lao Xa, một thôn nhỏ của người Mông nằm trên núi đá cao, lọt thỏm giữa những mỏm đá cao nơi cao nguyên Đồng Văn…
Nhắc đến du lịch Myanmar, hầu như mọi người sẽ nghĩ ngay đến các địa điểm nổi tiếng như Yangon, Bagan hay Mandalay,... Tuy nhiên, ở đất nước này còn vô số những điểm đến khác cũng hấp dẫn và thú vị không kém. Dưới đây là top 5 địa điểm du lịch Myanmar đẹp tuyệt vời nhưng lại không được nhiều người biết đến
Nhân dịp mùa Tết đã cận kề, bạn và gia đình mình đã có kế hoạch đi du lịch ở đâu chưa? Nếu chưa thì bạn nghĩ sao về một chuyến du lịch khám phá đất nước Phật giáo Myanmar? Đây cũng là một đất nước nằm cùng khu vực Đông Nam Á với Việt Nam ta nên cũng có nhiều điểm tương đồng nhưng cũng có rất nhiều thứ mới mẻ, khác lạ đấy. Các bạn có thể tham khảo các địa điểm du lịch Myanmar để chuyến du lịch sắp tới cùng gia đình, bạn bè thêm phần trọn vẹn nhé
Bản Tha Hà Giang là một trong những địa danh du lịch nổi tiếng ở vùng cao Tây Bắc với những nét đẹp truyền thống, hoang sơ nhưng vô cùng ấn tượng. Bản Tha thuộc xã Phương Độ, thành phố Hà Giang, cách trung tâm thành phố chưa đầy 5 km. Vẻ đẹp thanh bình, yên ả với những nếp nhà mộc mạc của người Tày cùng những ruộng lúa, hàng tre xanh mướt chắc chắn sẽ đem lại nhiều trải nghiệm tuyệt vời cho du khách
Nhiều người thắc mắc rằng chỉ là một căn nhà cổ bình thường mà sao nhà trình tường ở Hà Giang lại có sức hút lớn đến như vậy? Bất cứ du khách nào đặt chân đến mảnh đất cao nguyên đá cũng đều muốn ghé thăm và khám phá những điều đặc biệt về ngôi nhà trình tường Hà Giang
Đến với Hà Giang, ngoài ghé thăm những điểm đến quá nổi tiếng như cột cờ Lũng Cú, nhà của Pao, Mã Pí Lèng,... thì có một địa điểm nằm ngay dưới chân cột cờ Lũng Cú, không phải ai cũng biết nhưng lại đẹp tuyệt vời như trong thế giới cổ tích vậy. Đó chính là ngôi làng Lô Lô Chải Hà Giang. Vì sở hữu khung cảnh thơ mộng và hữu tình như thế mà nơi đây đang ngày càng trở nên nổi tiếng và hấp dẫn hơn trong mắt khách du lịch trong và ngoài nước. Đến với Hà Giang, các bạn đừng nên bỏ qua địa điểm này nhé