Chùa Bái Đính là một ngôi chùa linh thiêng vào bậc nhất của Việt Nam. Chùa ngày càng có nhiều lượt du khách ghé thăm vãn cảnh và lễ bái bởi quy mô hoành tráng, kiến trúc độc đáo và là nơi hội tụ của sùng bái tự nhiên, tín ngưỡng đạo Phật, đạo Mẫu và cả Nho giáo. Nơi đây hàng năm vinh dự chào đón hàng nghìn phật tử và khách du lịch Bái Đính về hành hương và thăm quan.
I. Chùa Bái Đính Ninh Bình
Quần thể chùa Bái Đính hiện có diện tích 593ha bao gồm 27ha khu chùa cổ và 80ha khu chùa mới cùng các khu như khuôn viên văn hóa và học viện Phật giáo Việt Nam, khu đón tiếp và khuôn viên cảnh quan.
Quần thể chùa Bái Đính rộng hàng ngàn ha
Từ cổng chính sẽ là điểm đầu tiên đưa du khách vãn cảnh chùa. Khi du lịch Tràng An Bái Đính, ở ngay lối dẫn vào sẽ thấy 1 bức bình phong trước cổng Tam quan để phân định cõi trần tục và cõi Phật. Bước qua cổng Tam quan , sau khi trình Phật xong bạn sẽ vào dãy hành lang La Hán. Bên trong 2 dãy hành lang đặt 502 tượng đá trong đó có 2 tượng là bồ tát Thích Quảng Đức và thượng hoàng Trần Nhân Tông. Còn lại là 500 tượng La Hán với mỗi tượng là một khuôn mặt, một tư thế khác nhau, không ai giống ai.
Cổng Tam Quan chùa Bái Đính
Người ta đặt các tượng La Hán này theo các cấp bậc khác nhau chứ không theo số thứ tự. Tên của các vị La Hán đều bắt đầu bằng chữ Tôn Giả, chỉ những người được tôn kính và cũng là danh hiệu chung của các vị La Hán này.
Hành lang La Hán được sắp xếp theo cấp bậc
Điểm tiếp theo là Tháp Chuông của chùa, với kiến trúc gồm 3 tầng mái, mỗi tầng mái gồm 8 mái ghép lại, tổng cộng là 24 mái, với 24 đầu đao được xây dựng bằng bê tông cốt thép, sơn màu vân gỗ bên ngoài để có thể tạo thế vững chắc nhất nâng đỡ quả chuông lớn nhất trong chùa. Đây cũng là một tháp chuông có quả chuông lớn, hiện nay “độc nhất vô nhị ” ở Việt Nam. Chuông đúc được pha vàng nên tiếng ngân vang rất xa.
Du khách khi đi tour Bái Đính sẽ được tham quan tháp chuông tại nơi đây, tháp được xây dựng bằng bê tông cốt thép giả gỗ theo kiến trúc tháp chuông cổ, ôm lấy các hàm xà là các hàm xà là các họa tiết xà chồng cổ ngỗng đắp xung quanh.
Tháp chuông của chùa với 3 tầng mái
Chính điện đầu tiên mà bạn lễ Phật là điện Pháp Chủ. Bên trong điện có nhiểu tượng Phật trong đó có 3 pho tượng bằng đồng dát vàng và 8 pho tượng không dát vàng. Điện có 5 gian, gian giữa đặt pho Pháp Chủ bằng đồng, cao 10m, nặng 100 tấn.
Pho tượng Pháp chủ bằng đồng
Điện Tam Thế đặt 3 pho tượng Tam thế phật: quá khứ, hiện tại và tương lai bằng đồng cao 7.2m và nặng 50 tấn. Ba pho tượng không chỉ cụ thể cho vị phật nào cả, mà tượng trưng cho hằng hà sa số phật để muốn nói lúc nào và ở đau cũng có Phật.
Ba pho tượng Tam Thế Phật trong điện Tam thế
Trước sân điện Tạ thế là tượng Phật Di Lặc bằng đồng với trọng lượng 80 tấn, được xác nhận là “Tượng Di Lặc bằng đồng lớn nhất châu Á”. Vào ngày hội, người dân và khách du lịch Bái Đính tứ phương về thỉnh lễ tại chùa. Nhiều người còn đặt tiền, xoa lên tượng Phật để mang lại may mắn trong chuyến hành hương.
Tượng Phật Di Lặc bằng đồng lớn nhất châu Á
Tháp Xá lợi Phật có 13 tầng thể hiện cho 13 danh hiệu của Phật A Di Đà. Du khách thăm quan tháp Xá lợi, lên đến tầng 13 sẽ được chiêm ngưỡng toàn cảnh khuôn viên chùa Bái Đính.
Tháp Xa lợi Phật với 13 tầng
Điểm cuối cùng trong chuyến du lịch chùa Bái Đính Tràng An là giếng Ngọc nằm ở chân núi Bái Đính. Tương truyền đây là nơi thiền sư Nguyễn Minh Không đã lấy nước để sắc thuốc chữa bệnh cho dân và cho vua Lý Thần Tông.
GIếng Ngọc là điểm dừng chân cuối cùng
Như vậy, bài viết đã đưa bạn đi thăm quan một vòng tại chùa Bái Đính, đến những điểm chính của chùa. Ngoài ra, quang cảnh của chùa cũng rất đẹp mà không một ống kính nào có thể lột tả được hết. Vì vậy rất mong bạn có thể sắp xếp cho mình một ngày nghỉ, có thể là vào cuối tuần để đến thăm quan, lễ phật, du lịch Bái Đính nhé.
Các bài viết liên quan:
Phương Trần / Cattour.vn - Ảnh: Internet