Tháp Chăm Quy Nhơn là từ khóa được rất nhiều khách du lịch đến Quy Nhơn quan tâm bởi thành phố biển xinh đẹp này không chỉ nổi tiếng với những bãi biển đẹp như tranh, trong xanh hiếm có mà nơi đây còn ghi dấu rất nhiều những dấu ấn lịch sử của một nền văn hóa cổ - Chăm Pa. Du lịch Quy Nhơn đến tham quan, chụp hình tại những ngọn tháp Chàm nổi tiếng là hoạt động yêu thích của rất nhiều du khách.
Nếu bạn là người yêu thích vẻ đẹp văn hóa cổ xưa hay là tín đồ sống ảo thì đừng quên ghé tham quan, tìm hiểu về các ngọn tháp Chàm, tháp Chăm nổi tiếng tại Quy Nhơn - Bình Định sau đây nhé!
Tháp Đôi quy Nhơn là di tích tháp Chăm nằm ngay giữa trung tâm thành phố Quy Nhơn nên rất thuận tiện cho khách du lịch ghé thăm nơi đây. Tháp Đôi Quy Nhơn được xây dựng với kiến trúc độc đáo, ấn tượng gồm hai tháp nằm cạnh nhau theo hướng Bắc Nam. Tháp Đôi từ lâu đã là điểm du lịch hấp dẫn du khách đến tìm hiểu về nền văn minh của nhân loại Chăm Pa cổ. Tháp có niên đại từ cuối thế kỉ XXII đến đầu thế kỉ XXIII là một trong những đền tháp Chăm Pa ảnh hưởng yếu tố Khmer rõ nét, vừa có mặt bằng, kiến trúc đặc trưng của tháp Chăm Pa phong cách Bình Định, vừa mang phong cách nghệ thuật Khmer thời Angcovat - Bayon.
Vé vào cổng tháp Chăm Quy Nhơn có giá 8.000đ/người thôi nhé! Tuy nằm trong trung tâm thành phố nhưng khu vực tháp đôi vẫn khá rộng rãi với rất nhiều cây cối xanh mát thoáng đãng vô cùng dễ chịu. Khu vực tháp có biển hướng dẫn, giải thích sơ lược về lịch sử hình thành và ý nghĩa của tháp Chăm. Đối diện tháp Chăm Đối diện tháp Đôi Quy Nhơn có quán ăn Anh Nhật Gia Viên khá nổi tiếng tham quan xong ghé quán thưởng thức đồ ăn ngon là cực kỳ hợp lý nhé!
Xem thêm: Hòa mình vào khoảng trời yên bình trong tour du lịch Quy Nhơn
Một vài lưu ý bạn nên biết để du lịch Quy Nhơn Phú Yên diễn ra trọn vẹn hơn
Tháp Đôi Quy Nhơn là công trình kiến trúc, văn hóa, tôn giáo, tín ngưỡng của người Chăm Pa Cổ sinh sống tại dải đất miền Trung Việt Nam. Tháp có cấu trúc độc đáo với hai tháp. Gọi là tháp đôi nhưng hai ngọn tháp không giống nhau hoàn toàn về kiến trúc cũng như kích thước. Tháp lớn cao khoảng 20m, tháp nhỏ cao 18m nằm liền kề nhau. Phía bên trong tháp Đôi Quy Nhơn có đặt cối đá xay bột gạo để chế biến các loại bánh. Từ trên cao nhìn xuống tháp Đôi trông như mũi lao sắc nhọn vô cùng ấn tượng.
Hai ngọn tháp của tháp Đôi Quy Nhơn được xây dựng bằng gạch nung cổ xếp khít với nhau vô cùng tỉ mỉ và sử dụng một loại kết dính độc đáo theo kỹ thuật xây dựng truyền thống của người Chăm Pa cổ. Đến nay người ta vẫn chưa thể giải thích được về cách xây dựng kiến trúc xuất sắc khiến những công trình này đứng vững suốt nhiều trăm năm mà vẫn giữ được nét đẹp nguyên bản của mình.
Cấu trúc của Tháp Đôi Quy Nhơn chia làm thành hai phần chính đó là: Chân tháp là khối đá (tháp lớn) và gạch (tháp nhỏ) được xếp chồng một cách cực kỳ vững chãi, các góc của tháp Đôi hiện được trang trí những nét riêng nhưng trong tổng thể vẫn là các tượng thần, các phù điêu diễn tả các nhân vật, các vũ công với điệu múa lấy từ truyền thuyết Ấn Độ, những tượng chim thần Garuda hai tay đưa cao như đang nâng đỡ mái tháp kỳ vỹ này. Tất cả đều như một bức tranh sinh động chắc chắn sẽ thu hút du khách khi tới đây không thôi tò mò và thật sự ngạc nhiên về cấu trúc Tháp Đôi.
Xem thêm: Tận hưởng trọn vẹn vẻ đẹp của biển xanh qua tour Quy Nhơn
Di chuyển đi tour Hà Nội Quy Nhơn bằng những phương tiện nào?
Tháp Bánh Ít là một nơi sống ảo lý tưởng của rất nhiều du khách và phù hợp cho những ai thích tìm hiểu về kiến trúc, văn hóa của người Chăm. Tháp Bánh Ít nằm ở trên một ngọn đồi với không gian rộng mở. Đây cũng chính là điểm khiến rất nhiều du khách lựa chọn đây là địa điểm sống ảo lý tưởng thay vì tháp Đôi nằm trong khuôn viên thành phố quy Nhơn. Không những thế càng lên cao thì không khí càng mát và trong lành, tạo cảm hứng tuyệt vời cho các bạn trẻ sống ảo.
Nếu bạn muốn tìm về lịch sử thì hãy đến tháp Bánh Ít vì cho đến nay tháp vẫn giữ còn lưu những nét cổ kính ở thời Champa. Từ trên cao bạn có thể thưởng thức những cơn gió biển thổi vào xua tan đi cái nóng oi bức mà bạn đã leo lên từng vách. Từ đây nơi này bạn sẽ được ngắm nhìn huyện Tuy Phước ồn ào, tấp nập cũng không kém gì ở Quy Nhơn.
Tháp Chăm Bánh Ít hay còn được gọi với cái tên khác là tháp Bạc nằm yên bình tại thôn Đại Lễ, xã Phước Hiệp, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định cách trung tâm thành phố Quy Nhơn khoảng 18km. Tháp Bánh Ít không chỉ có một tháp Chăm mà còn bao gồm 4 tháp nằm trên một ngọn đồi có độ cao 100m so với mực nước biển. Tháp có tên gọi là Bánh Ít bởi kiến trúc, hình dáng của tháp này giống với hình của chiếc Bánh Ít đặc sản của người Bình Định.
Cụm tháp Chăm Bánh Ít có thể nói là lâu đời nhất và còn nguyên vẹn nhất. Đây từng là nơi đóng đô trong 1 thời gian dài của người Chăm. Khi đến đây tham quan, du khách có thể ngắm cảnh và tận hưởng cảm giác mát mẻ của không gian xanh mát nơi đây.
Điểm ấn tượng đầu tiên mà du khách đến tham quan tháp Bánh Ít sẽ cảm nhận được đó là những bậc thang dài liên tiếp nhau không thấy điểm cuối. Nhưng rồi bạn cũng sẽ nhanh chóng quên đi sự hiện hữu của nó, vì phong cảnh tuyệt đẹp xung quanh và cả kiến trúc độc đáo nơi đây. Một chút hoang sơ! Một chút cổ kính! Đâu đâu bạn cũng có thể chụp được những bức ảnh đẹp, ngay cả đang leo thang cũng có thể tạo dáng được.
Xem thêm: Điểm danh những điểm đến không thể bỏ qua khi đi tour Quy Nhơn Phú Yên 4 ngày 3 đêm
Tháp Bánh Ít nằm trên một ngọn đồi nên đến trưa nắng khá nóng khiến bạn chỉ muốn chui vào một căn phòng điều hòa để làm dịu cơ thể. Tháp Bánh Ít chính là cái phòng mà bạn mong ước bởi bên trong tháp mát lạnh tự nhiên. Điều này có thể hiểu là vì toàn bộ Tháp Bánh Ít được xây dựng bằng gạch nên dù trời nóng oi ả thì không khí trong Tháp cũng mát hơn rất nhiều. Cái cảm giác như trở về thời xa xưa, thời công nghệ chưa phát triển, mọi thứ vẫn đơn sơ và mộc mạc cực kỳ thoải mái.
Thời gian di chuyển từ trung tâm thành phố Quy Nhơn đến tháp Bánh Ít là khoảng 30 phút đồng hồ nên rất nhiều du khách băn khoăn không biết có nên đến đây tham quan hay không. Tháp Bánh Ít sẽ cho bạn những trải nghiệm về văn hóa người Chăm, về đời sống và phong tục tập quán và cả một thời gian thư giãn giữa không gian yên bình của vùng ngoại ô dịu dàng nhé!
Hiện nay tháp Bánh Ít không chỉ thu hút các đoàn du lịch mà rất nhiều bạn trẻ, các gia đình cũng đến đây tham quan, chụp ảnh bởi tháp Bánh Ít vô cùng lý tưởng để cho ra đời những bộ ảnh sống ảo mang phong cách hoài cổ ấn tượng.
Tháp Dương Long tọa lạc tại một gò cao thuộc địa phận xã Bình Hòa, huyện Tây Sơn, Bình Định cách trung tâm thành phố Quy Nhơn khoảng 36 km đường bộ. Tháp Dương Long là cụm di tích gồm ba tháp Chăm với kiến trúc đồ sộ và nổi bật ở Bình Định.
Tháp có niêm đại từ cuối thế kỉ XXII - khoảng thời gian nền văn hóa Chăm Pa cổ đại phát triển hưng thịnh, rực rỡ nhất. Tháp Dương Long gồm 3 tháp đơn lập: Tháp Bắc, Trung tâm và Nam. Tháp Trung Tâm với chiều cao 39m - đây là ngọn tháp cao, lớn nhất của cụm tháp Dương Long. Hai thác Bắc Nam có chiều cao là 32m. Tháp Dương Long có bố cục, nghệ thuật điêu khắc và trang trí tiêu biểu nhất cho "phong cách Bình Định" một giai đoạn quan trọng trong lịch sử kiến trúc vương quốc Chăm cổ. Phong cách này có nhiều điểm giao thoa giữa các yếu tố Khmer du nhập.
Tháp Dương Long là cụm tháp Chăm có chiều cao cao nhất tại Việt Nam. Cụm tháp có kiến trúc rất đẹp, đặc biệt, rêu phong bám vào thành cổ. Phần thân của các ngọn tháp Chăm được xây bằng gạch, phần góc tháp được ghép bằng những khối đá lớn đã chạm trổ hoa văn nghệ thuật của người Chăm rất tỉ mỉ, công phu. Tháp không chỉ gây ấn tượng cho du khách bởi chiều cao bậc nhất Việt Nam mà còn bởi kiến trúc độc đáo, các hoa văn, họa tiết được khắc tạc trực tiếp trên những tảng đá đồ sộ đặt ngay trên đỉnh tháp.
Tháp Dương Long có vị trí sát cạnh một khu thành dân sự - thành Phú Phong, mặc dù đã trở thành phế tích. Ngoài các tháp, trong khu vực chính dường như còn có một tòa nhà dài ở phía nam mà nay chỉ còn là một đống gạch vụn. Ở đây phải liên hệ với người giữ khóa thì khách du lịch mới có thể vào tham quan được vì địa điểm này chưa có nhiều du khách tham quan bởi các xa trung tâm du lịch Quy Nhơn nên không thể quản lý thường xuyên.
Năm 2015, Tháp Chăm Dương Long Bình Định đã được Thủ tướng Chính phủ xếp hạng là Di tích quốc gia đặc biệt.
Hiện nay khách du lịch có thể đến tháp Dương Long bằng hai hướng: Từ QL1A, có con đường đi qua đầu Ngã Ba Gò Găng vào sân bay Phù Cát, con đường này là 19 B hoặc từ QL19 đường đi thị xã An Khê, trên đường vào huyện Tây Sơn, rẽ phải vào QL19B. Tháp nằm ở khoảng giữa Q14 B. Đường 14B chủ yếu là đường bê tông.
Ngoài 3 tháp Chăm nổi bật kể trên thì Bình Định còn có hai tháp chăm khác nữa đó là: Tháp Chăm Thủ Thiện nằm tại Bình Nghi, Tây Sơn, Bình Định và tháp Chăm Cánh Tiên nằm tại Làng Nam An, Thôn Nam Tân, Nhơn Hậu, An Nhơn, Bình Định.
Trên đây là danh sách 3 ngọn tháp Chăm tại Quy Nhơn, Bình Định nổi bật thu hút khách du lịch ghé đến tham quan, khám phá về nền văn hóa của người Chăm Pa. Hy vọng bài viết sẽ giúp bạn có thêm những thông tin hữu ích cho hành trình khám phá du lịch Quy Nhơn Bình Định một cách trọn vẹn nhất nhé!
Và đừng ngần ngại liên hệ ngay với Cattour để cập nhật các chương trình du lịch Phú Yên Quy Nhơn cũng như tour Quy Nhơn 4 ngày 3 đêm với mức giá tốt nhất.
Cattour tự hào là nhà tổ chức các tour Phú Yên Quy Nhơn hàng đầu!
Review chi tiết lịch trình du lịch Quy Nhơn 4 ngày 3 đêmĐừng quên ghé thăm Eo Gió Kỳ Co khi du lịch Quy Nhơn nhé!
Thanh Tuyền / Cattour.vn - Ảnh: Internet
Xem thêm: Quy Nhơn Tháp Chăm Quy Nhơn
Vũng Tàu và Quy Nhơn đều là những thành phố biển xinh đẹp thu hút đông đảo du khách từ mọi miền đất nước. Tuy nhiên, Vũng Tàu - Quy Nhơn mỗi nơi mỗi vẻ khiến du khách mong muốn được đến tham quan cả hai điểm du lịch hấp dẫn này. Vậy quãng đường từ Quy Nhơn đến Vũng Tàu và ngược lại có xa không? Liệu có thể đến Vũng Tàu, Quy Nhơn trong cùng một khoảng thời gian? Hãy cùng Cattour.vn tìm kiếm câu trả lời xem nhé!
Quy Nhơn được mệnh danh là thiên đường du lịch biển Việt Nam, ngày càng nhiều du khách yêu thích vẻ đẹp biển nguyên sơ, bình yên đẹp tựa tranh vẽ của thành phố biển tỉnh Bình Định này. Du lịch Quy Nhơn tháng 4 là khoảng thời gian được nhiều khách du lịch cân nhắc lựa chọn. Vậy thời tiết Quy Nhơn thời gian này ra sao, có thuận lợi để đến tham quan các hòn đảo tại đây hay không? Hãy cùng Cattour.vn khám phá nhé!
Thời tiết Quy Nhơn tháng 3 là từ khóa được rất nhiều du khách quan tâm. Chuyến đi du lịch Quy Nhơn tháng 3 có nên hay không cũng là băn khoăn của rất nhiều người yêu thích vẻ đẹp biển ngọc ngà của thành phố biển Bình Định. Nếu bạn cũng đang cân nhắc cho chuyến đi Quy Nhơn tháng 3 thì đừng bỏ lỡ những thông tin hữu ích trong bài viết dưới đây nhé!
Hòn Sẹo Quy Nhơn là địa điểm du lịch mới nổi với vẻ đẹp nguyên sơ, trong trẻo hiếm có. Du lịch Quy Nhơn ngày càng nhiều du khách muốn đặt chân đến đây khám phá vẻ đẹp biển và tìm cho mình một chốn yên bình, tạm rời xa những ồn ào, tấp nập của những khu du lịch đã quen thuộc gần trung tâm thành phố. Vậy muốn khám phá hòn Sẹo Quy Nhơn thì hành trình diễn ra như thế nào hãy cùng Cattour.vn khám phá nhé!
Cắm trại ở Quy Nhơn đang là một trong những hoạt động được đông đảo khách du lịch yêu thích đặc biệt là các khu cắm trại ven biển. Quy Nhơn với bãi biển trong xanh ấn tượng được mệnh danh là Maldives của Việt Nam lôi cuốn bước chân của du khách trong và ngoài nước. Đến Quy Nhơn khách du lịch không chỉ được vui chơi, ngắm nhìn, khám phá, hòa mình vào làn nước biển trong xanh mà nơi đây còn có rất nhiều những khu du lịch cắm trại gần biển lý tưởng cho các nhóm bạn, gia đình.
Quy Nhơn và Quảng Ngãi là hai thành phố biển thuộc khu vực duyên hải Nam Trung Bộ của Việt Nam. Quy Nhơn - Quảng Ngãi mỗi nơi mỗi vẻ đẹp khác nhau do đó rất nhiều du khách mong muốn có chuyến đi khám phá cả hai thành phố biển này trong một khoảng thời gian hay xuất phát từ Quy Nhơn đi tham quan Quảng Ngãi và ngược lại. Cùng khám phá vẻ đẹp của Quy Nhơn và Quảng Ngãi cũng như tìm câu trả lời cho thắc mắc “từ Quy Nhơn đi Quảng Ngãi bao nhiêu km?” nhé!