Tết Nguyên Đán tại Trung Quốc còn được gọi là Xuân Tiết, đánh dấu sự kết thúc của mùa đông và khởi đầu cho mùa xuân mới. Tết được tính từ ngày đầu tiên của tháng âm lịch đầu tiên và kết thúc vào ngày tổ chức lễ hội đèn lồng rằm tháng giêng. Dưới đây là một số nét truyền thống trong phong tục đón năm mới của người Trung Quốc.
1. Đốt pháo, bắn pháo hoa
Pháo hoa không chỉ làm sáng bầu trời đêm ở thời khắc chuyển giao từ năm cũ sang năm mới mà còn mang trong mình nét giao hưởng rực rỡ đầy màu sắc, âm thanh vui nhộn được phát ra. Hơn nữa, ý nghĩa của việc bắn pháo hoa đêm giao thừa ở Trung Quốc còn được cho là để xua đuổi tà mà, quỷ quái đến gần. Hiện ở đất nước Trung Quốc không chỉ có pháo hoa mà còn có cả các loại pháo thông thường cũng được người dân sử dụng để đốt mỗi độ Tết đến xuân về.
Màn bắn pháo hoa chào đón năm mới vào đêm Giao thừa
2. Ăn bánh sủi cảo
Không chỉ riêng gì những ngày Tết Nguyên Đán mà ngay cả những ngày lễ truyền thống phổ biến, người Trung Quốc cũng thường hay ăn sủi cảo. Theo quan niệm của người Trung Hoa, những ai ăn chiếc bánh có chứa nhân là đồng xu ắt sẽ gặp được nhiều điều may mắn trong chuyện làm ăn. Còn những ai ăn được chiếc bánh có đường mật thì chuyện tình cảm sẽ ngọt ngào. Ngoài ra, phụ nữ muốn sinh con thì họ sẽ là một chiếc bánh riêng có nhân là đậu phộng. Theo nét văn hóa của người Trung, đậu phộng được phát âm là “hua sheng” mà “sheng” lại có nghĩa là sinh nở nên người phụ nữ ăn chiếc bánh này sẽ sớm có con.
Bánh sủi cảo được làm với nhiều loại nhân khác nhau mang những ý nghĩa khác nhau trong ngày Tết của người Trung Quốc
Xem thêm: Tìm hiểu xem 50 khu Chinatown (phố Tàu) trên thế giới có gì đặc biệt và khác biệt
3. Dọn dẹp nhà cửa
Những ngày giáp tết, người Trung Quốc thường lau nhà, hút bụi sạch sẽ tươm tất và gọn gàng. Trước thời khắc giao thừa, những vật dụng trong nhà phải đảm bảo được mới mẻ. Trước thời khắc giao thừa, những khoản nợ của năm cũ người ta cũng cố gắng trả hết để mong muốn gia đình thoát khỏi những điều không may mắn tích tụ trong năm cũ.
Mọi người cùng nhau dọn dẹp nhà cửa khang trang, sạch sẽ để đón năm mới
4. Trang trí nhà màu đỏ
Ngày Tết Nguyên Đán ở Trung Quốc, người ta thường quan niệm màu đỏ được xem như màu may mắn, được sử dụng nhiều để trang trí cho năm mới. Người ta thường dùng màu đỏ để trang trí một số chỗ trong nhà như:
+ Dán giấy đỏ lên ô cửa sổ: các loại giấy dàn thường là những bức mô tả về cuộc sống nông thôn hay những câu chuyện thần thoại Trung Quốc
+ Treo câu đối đỏ: những bức thư pháp tiếng Trung được viết hay in trên giấy màu đỏ, treo trước cửa mỗi gia đình
+ Treo đèn lồng giấy đỏ: những chiếc đèn lồng giấy màu đỏ được treo lủng lẳng trước nhà, không thể thiếu trong mỗi dịp năm mới của người Trung Quốc.
Nhà cũng được sơn đỏ, treo những câu đối đỏ với mong muốn mang lại may mắn cho năm mới
5. Tiễn Ông Táo về trời
Bảy ngày trước khi đến Tết Nguyên Đán, tức ngày 23 tháng Chạp âm lịch, ông Táo sẽ về thiên đình để tâu với Ngọc Hoàng những chuyện xảy ra dưới hạ giới trong năm qua. Lễ vật để cúng ông Táo gồm những loại trái cây, kẹo, nước và các thực phẩm khác. Có một số gia đình còn đốt bức hình ông Táo để đưa ông lên trời qua làn khói.
Mâm cơm để tiễn ông Công ông Táo về trời không thể thiếu đi hình ảnh cá chép
6. Đi lễ chùa
Người Hoa thường đi chùa vào dịp năm mới để cầu may mắn cho gia đình. Họ thắp nhang, khấn nguyện mọi điều tốt đẹp, mong những điều xấu xa lánh họ. Bạn có thể lên chùa để xin một quẻ xem năm mới của mình ra sao.
Rất đông người dẫn đưa nhau đi lễ chùa đầu năm, vừa để du xuân vừa để cầu bình an, may mắn
7. Thờ cúng tổ tiên
Vào những ngày giáp tết, trên bàn thờ tổ tiên sẽ đầy ắp hương hoa để tỏ lòng biết ơn của những người còn sống đối với tổ tiên của họ. Có nhiều phong tục truyền thống được thể hiện trong dịp này, chẳng hạn như cúi lậy trước bàn thờ hay chuẩn bị đồ ăn thức uống để thờ cúng.
Bàn thờ tổ tiên ngày Tết luôn có khói hương
8. LÌ xì mừng tuổi
Những phong bao màu đỏ chứa đựng bên trong là tiền để mừng tuổi những cụ già sống lâu, trẻ con mau ăn chóng lớn, ngoan ngoãn.
Người già và trẻ nhỏ là những đối tượng được nhận tiền mừng tuổi nhiều nhất
Tết Nguyên Đán Trung Quốc là lễ hội quan trọng nhất trong một năm và khá giống với những phong tục ở Việt Nam. Đây cũng là dịp để gia đình quây quần bên nhau. Bạn có cảm nhận thế nào về ngày tết ở Việt Nam và ở Trung Quốc?
Các bài viết liên quan:
Phương Trần / Cattour.vn - Ảnh: Internet