Tìm hiểu những biểu tượng may mắn của Nhật Bản đầy đủ nhất

31/05/2019 / 2,717

Biểu tượng may mắn như là một là bùa không chỉ ở riêng Nhật Bản mới có, họ tin vào những biểu tượng may mắn này để cầu mong những điều tốt lành trong cuộc sống.

Mục lục bài viết
    Nhật Bản là một đất nước thích sự may mắn. Đất nước này có một lịch sử đầy biến động của những cuộc chiến tàn khốc, động đất, hỏa hoạn, sóng thần, bão, mất mùa, dịch bệnh và núi lửa phun trào. Không có gì ngạc nhiên khi người dân Nhật Bản có nhiều cách để hy vọng một chút may mắn xuất hiện, cầu bình an cho họ và cho cả đất nước Nhật Bản mạnh mẽ. Những biểu tượng, tín ngưỡng đều được trân trọng như một nét đẹp văn hóa.  

    Tham khảo: Tất tần tật Tour du lịch Nhật Bản 2023, chất lượng, uy tín, trọn gói, chi tiết lịch trình chỉ có tại Cattour.vn

    1. Daruma

    Daruma, hay búp bê Daruma, là búp bê may mắn Nhật Bản.
    Daruma lần đầu tiên được tạo ra Đền Shorinzan Darumaji ở thành phố Takasaki thuộc tỉnh Gunma vào những năm 1700. Khu vực này tập trung nhiều những nông dân làm nghê tơ lụa, một nghề khó khăn và vất vả được cho là cần đến sự may mắn rất nhiều. Những người nông dân ở đây vì thế mà luôn mong ngóng ngôi đền linh thiêng của họ có thể tìm ra được một loại bùa may mắn nhằm cải thiện năng suất và mang đến thuận lợi cho họ. Điều này dẫn đến sự đổi ra đời của búp bê may mắn Daruma.
     
     
    Daruma theo truyền thống được bán ra chưa được vẽ mắt. Người Nhật Bản tin rằng, khi bạn đặt ra một mục tiêu, bạn vẽ một con mắt đen cho Daruma, lấy đó làm động lực và khi nào hoàn thành được mục tiêu đó mới vẽ nốt con mắt đen còn lại.
     
     
    Búp bê Daruma gắn liền với cụm từ "nanakorobi yaoki", có nghĩa là "ngã bảy lần, đứng lên tám lần" và được coi là biểu tượng của sự kiên trì.
    Lưu ý: người ta không vứt bỏ những con búp bê Daruma vào thùng rác mà thay vào đó họ sẽ có riêng một buổi lễ gọi là lễ Dondo Yaki vào tháng một hàng năm để đốt những con búp bê may mắn Daruma đã cũ này.
     
    Búp bê Daruma

    2. Teru Teru Bozu

     
    Teru Teru Bozu là những con búp bê nhìn giống như ma được treo ở phần cổ để cầu chúc mang lại thời tiết tốt ở Nhật Bản. Truyền thống treo con búp bê này được ra đời từ những người nông dân trong thời đại Edo.
     
     
    Thuật ngữ Teru Teru Bozu có thể được dịch theo nghĩa đen là "tỏa sáng, nhà sư tỏa sáng". Bozu là tiếng lóng của Nhật Bản để chỉ việc cạo trọc đầu của những nhà sư. Mặc dù Teru Teru Bozu trông giống như những chú ma đối với cái nhìn khách quan của hầu hết mọi người nhưng trong thời đại Edo, họ thấy nó giống với những vị tu sĩ mang lại bình yên, an lành. Trang phục của búp bê được làm từ một tấm vải trắng chùm qua đầu.
     
     
    Búp bê Teru Teru Bozu rất dễ làm và thường được trẻ em làm từ vải trắng hoặc giấy. Chúng có thể được treo ngược để ước mưa. Ngày xưa, chúng không có mắt và mỗi khi mắt được tô vào thì khi đó điều ước về thời tiết đã không thể thành hiện thực.

    3. Omikuji

     
    Omikuji là những quẻ bói bạn có thể xin quẻ khi đến các đền, chùa trên khắp Nhật Bản.  
    Khá là thú vị và hồi hộp khi bạn mở quẻ bói, xem ý nghĩa trong tương lại mà bạn vừa bốc được. Tuy nhiên, hãy chuẩn bị tinh thần bạn có thể không bốc được thẻ đẹp đâu, đôi khi là cả những dự đoán không hay sẽ xảy đến như những trục trặc trong tình yêu, về công việc và sức khỏe. Tất cả chỉ là để tham khảo nên hay cứ vui vẻ bốc quẻ, nếu quẻ xấu thì hãy treo lại thẻ ở đền, đây được xem như việc giúp bạn tránh xa điều xui xẻo nhé. (KHÔNG được mang thẻ xấu về nhà)
     
     
     

    4. Ema

     
    Ema (絵馬) là bảng cầu nguyện bằng gỗ có sẵn bạn có thể mua tại các đền thờ khi đi tour Nhật Bản. Bạn mua một tấm bảng gỗ, sau đó viết những lời cầu nguyện và mong muốn của bạn vào mặt sau và treo nó lên khu vực riêng đã được quy định ở đền thờ. Những tấm bảng gỗ sẽ được lấp đầy xếp chồng lên nhau từng lớp từng lớp, chứa đầy bên trong là lời ước. Những tấm bảng gỗ này sẽ được thường xuyên thu thập và đốt như một nghi thức cầu bùa may mắn mong điều ước thành hiện thực
     
     

    5. Maneki Neko

     
    Maneki Neko là một bùa may mắn Nhật Bản, đúng hơn là mèo may mắn dựa trên một truyền thuyết của Nhật Bản.
    Mặc dù truyền thuyết có vô số biến thể, nhưng câu chuyện cơ bản là một linh mục nghèo có một con mèo, và con mèo này đã cứu mạng vị chúa tể giàu có bằng cách vẫy gọi chúa tể. Trong hầu hết các phiên bản lưu truyền, chúa tể đang đứng dưới gốc cây sắp bị sét đánh khi con mèo vẫy gọi, nếu không có nó chắc chắn chúa đã bị bỏ mạng. Vị lãnh chúa trở thành người bạn tốt với con mèo và vị linh mục tội nghiệp. Ông đã cho linh mục tiền để xây dựng một ngôi đền. Khi con mèo chết, bức tượng Maneki Neko đầu tiên được làm để vinh danh cô mèo này.
     
     
    Maneki Neko đã được sản xuất tại Nhật Bản từ thời Meiji. Chúng được cho là mang lại may mắn cho chủ nhân của chúng bằng cách vẫy chào với một chân. Ở Nhật Bản, vẫy tay trong lịch sử là một cử chỉ vẫy gọi. Điều này có ý nghĩa ngược lại ở phương Tây, nơi đi ngược lại với quan niệm của Nhật Bản, vẫy tay có nghĩa là đang chào tạm biệt.
     
     
    Ngày nay mèo thần tài có nhiều kiểu dáng, đa dạng, và xinh xắn hấp dẫn người mua. Biểu tượng may mắn của Nhật Bản này cũng có thể trở thành món quà lưu niệm du lịch Nhật Bản nữa nhé.

    6. Ehomaki

     
    Ehomaki là một truyền thống "Setsubun"- lễ hội xua đuổi yêu ma ở Nhật Bản, có thể tạm dịch Ehomaki là "phong tục cuộn sushi may mắn".
    Phong tục này được biết đến bắt nguồn từ  cách ăn cả cuộn sushi chưa được cắt để cầu mong mua may bán đắt ở các khu chợ lớn hay ở trong giới kinh doanh. Mỗi năm người Nhật thực hiện phong tục cầu may này khi vừa ăn sushi vừa hướng về một phí được coi là hướng may mắn, hướng may mắn này thay đổi theo từng năm.
     
     
    Ehomaki ban đầu là một truyền thống của Osaka nhưng đã lan rộng ra trên toàn quốc bởi vì đó là một điều thú vị để mọi người cùng làm trong lễ hội  Setsubun.

    7. Thấy nhện vào buối sáng

     
    Việc thấy nhện được coi là con vật may mắn của Nhật Bản vào buổi sáng.
    Theo như sự tín ngưỡng của Nhật Bản nếu bạn nhìn thấy một con nhện vào buổi sáng điều đó dự báo bạn sẽ gặp may mắn và bạn không nên giết nó. Dù sao đây cũng có thể là một thách thức vì nhện Nhật Bản nhiều loại, con lớn con nhỏ, con có chứa độc tố con không, di chuyển lại nhanh nữa vì vậy mà nhất là đối với người sợ nhện thì lại càng là một mối quan ngại lớn. Nhện xuất hiện trong vô số trong những câu chuyện thần thoại Nhật Bản và có được sự tôn trọng của người Nhật dành cho nó.
     
     
    Theo truyền thống, người ta tin rằng con vật may mắn của Nhật Bản này nếu đến 400 tuổi, nó sẽ có được sức mạnh ma thuật như khả năng biến đổi thành hình dạng con người.

    8. Koinobori

     
    Koinobori là những chiếc đèn lồng có hình cá chép, biểu tượng may mắn của Nhật Bản, những chiếc đèn lồng các chép này sẽ được sử dụng làm vật trang trí trên khắp đường phố vào ngày lễ "Ngày trẻ em" ở Nhật Bản.
     
     
    Cá chép được treo khắp  Nhật Bản như một biểu tượng tốt lành của thời thơ ấu của những năm 1200. Phong tục này bắt nguồn từ một câu chuyện của Trung Quốc về một con cá chép bơi ngược dòng để trở thành một con rồng.
    Vào thời xa xưa, Ngày của trẻ em được gọi là "Tango no Sekku" hay "Boy's Day" (chỉ dành cho các bé trai). Biểu tượng của ngày lễ bắt nguồn từ truyền thống Samurai đã chuẩn bị cho các chàng trai trong tương lai họ cũng sẽ là thành viên của tầng lớp chiến binh. Các biểu tượng khác của "Ngày trẻ em" – "Children's Day" còn có một bộ áo giáp Samurai.
     
     
    Trong thời gian gần đây, Ngày của trẻ em được xem là một ngày để hy vọng cho sức khỏe và hạnh phúc cho cả bé trai và bé gái. Các gia đình đặt những chiếc đèn lồng cá chép Koinobori trên ban công, trên mái hoặc sân sau để ăn mừng ngày này. Ngoài ra, cũng có một ngày riêng để tôn vinh, cầu chúc cho sức khỏe và hạnh phúc của những cô gái được gọi là ngày Hinamatsuri.

    9. Tori No Ichi

     
    Tori-no-ichi là phong tục mua bán của người Nhật khi mua một chiếc cào tre được trang trí cùng các biểu tượng may mắn vào tháng 11. Những chiếc cào mang ý nghĩa để chúc may mắn trong năm mới. Tori-no-ichi đôi khi được dịch sang tiếng Anh với tên gọi "Rooster Rake Fair" - "Ngày gà trống"
    Sự kiện này được tiến hành vào ngày gà trống vào tháng 11 theo lịch hoàng đạo Nhật Bản tại các đền thờ trên khắp nước Nhật. Chỉ riêng ở Tokyo, có khoảng 30 khu hội chợ ở khắp các khu vực vào ngày này. Có hai "Ngày gà trống" cách nhau 12 ngày theo lịch của Nhật Bản vì vậy sự kiện sẽ diễ ra thường là 2 lần một năm.
    Việc diễn ra nghi lễ Tori-no-ichi có từ hàng trăm năm trước thời kỳ Edo.
     
     
    Cào được làm bằng tre. Chúng là biểu tượng may mắn liên quan mật thiết đến người nông dân, cầu mong cho một năm mùa vụ bội thu. Mỗi chiếc cào được trang trí công phu với mặt nạ truyền thống Nhật Bản và một vài biểu tượng may mắn bao gồm tiền vàng và cả mèo thần tài Maneki Neko.
     
     
    Bên cạnh đó, các khu gian hàng của lễ hội cung cấp rất nhiều các món ăn Nhật Bản mà đi qua đây thì bạn không thể bỏ qua được rồi, nhất là những món ăn đường phố lại càng hấp dẫn hơn nữa rất đáng để bạn trông chờ nhé.

    10. Akabeko

     
    Akabeko là một biểu tượng may mắn của Nhật Bản, đây đồng thời cũng là nghề thủ công truyền thống của vùng Aizu thuộc quận Fukuoka. Akabeko là những con bò màu đỏ được làm từ giấy bồi và giấy washi (cũng là một loại giấy truyền thống) cho phần đầu và gỗ cho phần thân. Khi bạn di chuyển, cái đầu của Akabeko cũng lúc lắc theo. Để làm ra con vật may mắn của Nhật Bản này các nghệ nhân phải làm trực tiếp thủ công, phải tốn khoảng 10 ngày mới cho ra một sản phẩm.
     
     
    Bò đỏ Akabeko ra đời dựa trên một câu chuyện cũ về một con bò lịch sử từ thế kỷ thứ 9, con vật này đã được sử dụng làm công cụ vận chuyển trong quá trình xây dựng Đền Enzoji nhưng khi đền được xây dựng xong, bò nhất quyết không chịu rời đi. Trong hầu hết các phiên bản của câu chuyện,bò đã hóa thành một vị Phật sau khi hoàn thành ngôi đền và cơ thể cô biến thành đá.
     
     
    Người dân địa phương từ lâu đã tin rằng Akabeko có sức mạnh để tránh khỏi bệnh tật, là bùa may mắn đồng thời chúng cũng là một món đồ chơi truyền thống cho trẻ nhỏ.

    11. Senbazuru

     
    Trước khi tìm hiểu “senbazuru” là gì thì chắc hẳn các bạn đã nghe tới nghệ thuật gấp giấy origami Nhật Bản rồi phải không. Orizuru, hay nghệ thuật gấp giấy origami, là một loại gấp hình với 17 lần gấp cổ điển được dạy cho mọi học sinh ở Nhật Bản. Chúng được coi là một biểu tượng văn hóa của Nhật Bản. Người ta tin rằng nếu bạn gấp đủ 1000 con hạc giấy origami thì điều ước của bạn sẽ trở thành sự thật.
     
     
    Xâu thành một chuỗi 1000 con hạc giấy lại với nhau thì được gọi là Senbazuru, senbazuru thường được sử dụng để làm đồ trang trí ở các lễ hội và sự kiện. Người ta nói rằng, một chuỗi hạc 1000 con phải được gấp từ 1 người và thời hạn gấp không quá 1 năm thì điều ước mới thành sự thật. Trong truyền thống của Nhật Bản, trong lễ cưới người cha sẽ tặng cho con gái của mình một xâu hạc senbazuru.
    Và câu chuyện 1000 con hạc giấy vô cùng cảm động được gấp bởi cô bé Sadako Sasaki, một cô bé chỉ 2 tuổi đã phải chịu trận bom nguyên tử lịch sử giáng xuống Hiroshima nhưng may mắn thoát chết. Cô bé gấp hạc giấy với mong ước khi gấp đến con thứ 1000 thì cô bé sẽ khỏi bệnh, nhưng con số ấy đã dừng lại ở 644 con hạc giấy, cố bé đã qua đời năm mới 12 tuổi. Từ câu chuyện cảm động này mà hạc giấy đẫ trở thành biểu tượng của may mắn, hòa bình trên khắp thế giới.
     

    12. Kurotamago

     
    Kurotamago, nghĩa là " quả trứng đen", là những quả trứng được nấu chín trong thung lũng núi lửa Owakudani ở Hakone. Theo văn hóa dân gian địa phương, ăn một quả trứng Kurotamago thì bạn sẽ có thêm 7 năm cuộc đời, ăn hai thêm 14 năm và ăn ba là một ý tưởng cực kỳ tồi tệ... Ngày này, truyền thống của sự may mắn, dồi dao về sức khỏe này có một số biến thể và đã giúp người kinhh doanh ở khu vực này bán được vô số trứng đen cho du khách.
     
     

    13. Hatsuyume

     
    Năm mới của Nhật Bản gắn liền với rất nhiều những sự may mắn từ những món ăn hàng ngày tết, đồ trang trí và cả những nghi lễ ngày tết. Thậm chí, người Nhật tin rằng giấc mơ đầu tiên của bạn trong năm mới, được gọi là “Hatsuyume” mang ý nghĩa như điềm báo cho năm tới. Nếu bạn mơ thấy cà tím, chim ưng hoặc núi Phú Sĩ thì chúc mừng bạn, đây là những biểu tượng may mắn của Nhật Bản.
     

    14. Omamori

     
    Omamori, nghĩa đen là "bảo vệ", là những chiếc túi thổ cẩm bằng lụa với lời cầu nguyện hoặc bùa may mắn ban phước lành ở bên trong được coi là những túi bùa hộ mệnh của người Nhật Bản. Bùa hộ mệnh được bán phổ biến tại các đền thờ Thần đạo và đền thờ Phật giáo ở Nhật Bản và việc mua hàng của họ có thể được xem là sự quyên góp của bạn đến nhà chùa.
     
     
     
    Bùa Omamori được bán ra với nhiều lời ước, may mắn khác nhau từ may mắn trong tình yêu, đên suôn sẻ trong công việc, an toàn khi lái xe, sức khỏe, bình an,…
    • Chú ý: Bùa được niêm phong và sẽ bị coi là xui xẻo nếu bạn mở chúng ra để xem bên trong. Omamori thường được giữ trong một năm, từ thời điểm năm mới cho đến hết năm. Khi qua một năm, bạn không được vứt bùa đi mà phải mang bùa đi đốt. Có riêng  một nghi lễ được gọi là “Dondo Yaki” diễn ra vào tháng 1, đây là thời điểm thích hợp để bạn đốt đi túi bùa hộ mệnh cũ của mình.

    15. Hina Matsuri

     
    Hina Matsuri, hay “Ngày của các cô gái”, là một lễ kỷ niệm để hy vọng mang đến sức khỏe và hạnh phúc cho các cô gái ở Nhật Bản. Trong những tuần trước “Ngày con gái”, các gia đình có con gái đưa ra một bộ búp bê được gọi là búp bê may mắn Nhật Bản. Ở Nhật Bản cũ, người ta tin rằng xui xẻo và bệnh tật có thể được chuyển từ trẻ em sang búp bê. Những con búp bê sau đó được gửi xuống một dòng sông hoặc gửi ra biển. Truyền thống này, được gọi là “Doll Floating”, ngày càng hiếm bắt gặp nghi lễ truyền thống này nữa những nó vẫn đang được diễn ra tại một số ít các đền thờ.
     
     
     

    16. Kit Kat

     
    • Kit Kat là thương hiệu socola nổi tiếng ở Nhật Bản, hiện nay các hương vị Kit Kat ở thị trường Nhật Bản đã có đến hơn 400 loại hương vị khác nhau và chỉ phục vụ riêng ở đất nước này.
    Kit Kat là một thanh kẹo sô cô la, ngon và được ưa chuộng đến mức nó được sản xuất tại ít nhất 16 quốc gia bởi hãng Nestle, một công ty Thụy Sĩ. Nhật Bản là một thị trường kẹo cạnh tranh rất khốc liệt, nơi các công ty thường sản xuất hương vị mới lạ trong một thời gian rất ngắn với mục đích làm sao để lôi kéo được khác hàng. có sẵn trong một thời gian hạn chế. Thương hiệu Kit Kat đã thực hiện đúng tinh thần Nhật Bản, không ngừng cho lên thị trường những hương vị mới, những hương vị thay đổi theo mùa, theo từng khu vực lại có một phiên bản Kit Kat riêng khiến bạn có ăn đến chán cũng vẫn chưa thử qua hết được các phiên bản của chúng.
     
     
    Có những hương vị dễ ăn, ngọt ngào, nhưng có những hương vị nghe đã thấy sai sai như vị nước tương, vị rượu sake,.. và đặc biệt đôi khi xuất hiện những phiên bản số lượng giới hạn như vị khoai tây nướng thì dù ngon dù nghiện cũng khó lòng để bạn tìm mua thêm.
    • Hương vị sô cô la truyền thống của Kit Kat vẫn là phổ biến nhất, được đóng gói với nhiều kích thước gói khác nhau. Nơi dễ nhất để tìm thấy những  hương vị kỳ lạ là tại các cửa hàng lưu niệm. Trong những năm gần đây, Kit Kat là một món quà lưu niệm Nhật Bản ngày càng phổ biến đối với cả khách du lịch trong nước và quốc tế. Ở một số nơi, Kit Kat có thể bao gồm các hương vị đặc trưng riêng của địa phương như một loại trà hoặc món tráng miệng.
    Không tự nhiên mà Kit Kat xuất hiện trong danh sách những biểu tượng may mắn của Nhật Bản. Kit Kat có một số ảnh hưởng nhất định đến ngôn ngữ Nhật Bản vì nó đã trở thành một từ viết tắt phổ biến cho cụm từ "kitto katsu" nghĩa là "một thắng lợi chắc chắn". Chính vì vậy mà Kit Kat được coi là một biểu tượng may mắn thời hiện đại. Bao bì màu đỏ của nó cũng góp phần ý nghĩa hơn khi màu đỏ luôn là màu may mắn theo văn hóa Nhật Bản. Học sinh, sinh viên Nhật Bản thường tặng nhau Kit Kat thay lời chúc may mắn trong thi cử.

    17. Shisa

     
    Shisa là những linh vật bảo vệ từ của đảo Okinawa. Linh vật này được lại giữa sư tử và chó.  
    Những linh vật bảo vệ thường xuất hiện như một linh vật 1 đực và 1 cái. Thông thường bán sẽ thấy một con thì mở miện rất to còn một con thì miệng đóng, nhưng vô cùng uy nghiêm. Điều này được giải thích rằng, linh vật mở miệng giống như đang xua đuổi cái xấu, linh vật đóng miệng chào đón những điều tốt.
    Những bức tượng Shisa được tìm thấy ở lối vào, trên mái nhà và ở nhiều nới khác nhau nữa trên đảo Okinawa. Chúng là biểu tượng may mắn đặc trưng của hòn đảo, đây cũng là một gợi ý đồ lưu niệm không hề tồi, khi mà những bức tượng linh vật với kích thước nhỏ được bán ở các cửa hàng lưu niệm nằm rải rác ở trên đảo.
     
     
    Ảnh hưởng từ văn hóa Trung Quốc là rõ ràng ở hình dáng của linh vật shisa, với những bức tượng cũ bạn sẽ cảm nhận thấy giống với những bức tượng sư tử, cũng là một linh vật mang tính bảo vệ trong văn hóa Trung Hoa. Ngày nay, shisa đã được thiết kế lại với những tạo hình, đường nét có phần hài hước, dễ thương hơn, đi kèm cả màu sắc có phần rực rỡ hơn để phản ánh tinh thần hiếu khách, vui tươi, và nền văn hóa riêng biệt của đảo Okinawa như một nền văn hóa trên đảo.
     
     

    18. Bảy vị thần may mắn

     
    Bảy vị thần may mắn là một nhóm các vị thần thường xuất hiện cùng nhau trong nghệ thuật Nhật Bản. Theo truyền thuyết, họ cùng nhau vi hành trên một chiếc Takarabune, hay được biết đến là chiếc thuyền kho báu để thăm các thành phố của Nhật Bản vào năm mới.
     
     
    Cả bảy vị thần đều được thờ phụng vì Nhật Bản tin rằng các vị thần sẽ ban cho họ sự giàu có, may mắn trong tình yêu, hạnh phúc, sức khỏe và những điều đáng mơ ước khác.
    Mặc dù hầu hết bảy vị thần may mắn đều dựa trên các vị thần Ấn Độ và Trung Quốc, nhưng mỗi người đều mang những đặc điểm độc đáo trong văn hóa của Nhật Bản.
    • Thần Ebisu: thần Ebisu được sinh ra không có xương và được đưa xuống biển khi mới ba tuổi. Ngài đã phải tự xoay sở để sống sót và trải nghiệm cuộc sống khắc nghiệt này khiến ông trở nên mạnh mẽ. Ebisu mọc xương và trở về đất liền. Mặc cho những thử thách khó khăn trong cuộc sống, Ebisu vẫn luôn luôn vui vẻ, mỉm cười. Ông trở thành huyền thoại và gắn liền với may mắn của người ngư dân khi giúp họ bắt được nhiều cá.
    • Daikokuten: Daikokuten ban đầu là một vị thần chiến binh Ấn Độ giáo. Những bức tượng đầu tiên khắc họa vị thần này ở Nhật Bản thì vị thần này có một khuôn mặt dữ dằn. Qua thời gian, gương mặt củ Daikokuten đã trở nên thân thiện, hạnh phúc. Được biết đến như một vị thần đại diện cho sự giàu sang. Ông là biểu tượng của thần của cải trong văn hóa Nhật Bản.
    • Bishamon: Bishamon là một người canh giữ chốn thiêng liêng nơi cửa Phật, với dáng vẻ oai nghiêm cùng bộ áo giáp vững chãi, một tay cầm vũ khí một tay cầm tháp (nơi chứa đựng của cải bên trong) để ban phát cho dân lành. Ngài được coi là vị thần bảo vệ và thần của cải ở Nhật Bản.  
    • Benzaiten: Benzaiten là nữ thần của tri thức, nghệ thuật và cái đẹp.  mọi thứ chảy bao gồm nước, lời nói và âm nhạc. Thêm nữa, bà cũng được biết đến là nữ thần của tình yêu, vì vậy khu vực đền thờ riêng dành cho bà thu hút rất nhiều các cặp đôi tới đây cầu nguyện.
    • Hotei: Hotei là vị thần của sự hài lòng và hạnh phúc. Ông được miêu tả là có chiếc đầu hói cùng với cái bụng to và thường cười một cách sảng khoái.
    • Jurojin: Jurojin là vị thần của sự trường thọ bắt nguồn từ tín ngưỡng Đạo giáo. Ông được coi là bất tử và đôi khi được miêu tả bên cạnh một con hươu. Nếu như bạn chưa biết thì hươu là một biểu tượng khác của sự trường thọ ở Nhật Bản vì theo truyền thống người ta tin rằng chúng có thể sống hàng ngàn năm.
    • Fukurokuju: Fukurokuju là vị thần của trí tuệ và tuổi thọ. Ông được miêu tả với cái đầu hói và cái trán cao. Ông như một lá bùa mang đến sự may mắn, của cải.

    19. Okiagari Koboshi

     
    Okiagari Koboshi là những con búp bê béo tròn truyền thống của Nhật Bản có từ thế kỷ 14. Chúng được làm từ giấy bồi, rỗng ở bên, bạn có thể đẩy nó ngã xuống nhưng nó sẽ tự bật đứng dậy trở lại (giống như lật đật vậy).
     
     
    Những con búp bê này được coi là biểu tượng của sự kiên cường, đem lại sự may mắn cho người sở hữu.
    Một số khu vực của Nhật Bản bán những con búp bê Okiagari Koboshi như những món quà lưu niệm địa phương dành cho du khách đi tour Nhật Bản như vùng Aizu của tỉnh Fukushima.

    20. Fukusasa

     
    Fukusasa là những nhánh tre được trang trí bằng những biểu tượng mang đến sự may mắn. Từ lâu, cây tre đã được coi là một loài cây vô cùng quan trọng trong cuộc sống của người Nhật Bản. Tre dẻo dai, mạnh mẽ nhưng lại dễ uốn, linh hoạt đáp ứng được nhiều nhu cầu phục vụ cuộc sống hàng ngày. Từ thời xưa thì tre được dùng để làm bẫy, làm cung, làm vật liệu để xây dựng chỗ trú. Còn ngày nay, tre được làm thành những đồ vật trang trí có tính thẩm mĩ cao, vừa đẹp vừa được coi là nguồn nguyên liệu thân thiện với môi trường.
     
     
    Lễ hội Toka Ebisu là một sự kiện được tổ chức riêng là để bán cành tre, các nhánh tre Fukusasa mang lại may mắn. Lễ hội được tổ chức tại một số đền thờ trên khắp Nhật Bản được dành riêng cho vị thần Ebisu, vị thần của mang lại may mắn cho ngư dân. Lễ hội được tổ chức với quy mô lớn nhất tại đền Imamiya Ebisu ở Osaka, thu hút hơn 1 triệu người tới tham dự.
     
    Lễ hội có sự góp mặt của những người nổi tiếng địa phương, âm nhạc, đèn lồng, geisha, Miko (là những người hầu gái đóng vai trò vô cùng quan trọng trong các nghi lễ và hoạt động của đền thờ Thần đạo).  
    Những biểu tượng may mắn của Nhật Bản vô cùng đa dạng, từ mèo may mắn, búp bê may mắn, bùa may mắn và không thể thiếu đi những vị thần may mắn giữ vai trò tín ngưỡng quan trọng trong đức tín ở xứ sở mặt trời mọc. Có những món đồ may mắn rất thích hợp để bạn mùa về làm quà hay làm đồ lưu niệm. Đừng quên trong chuyến đi du lịch Nhật Bản thưởng thức thêm nhiều món ăn ngon, trải nghiệm nền văn hóa, sống như một người Nhật Bản thực thụ.
     

    Tất cả những biểu tượng may mắn Nhật Bản đều xuất phát tự tín ngưỡng của người Nhật, ở đâu cũng vậy, họ tin vào có một sự bảo vệ, thành khẩn chân thành sẽ mang lại điều tốt lành cũng như biến điều ước thành sự thật. Những biểu tượng này cũng giúp cho tâm lý của chúng ta thoải mái hơn bằng một cách nào đó, bạn mang một chiếc bùa bên người và bạn cảm thấy yên tâm, đấy là điều bình thường trong tâm lý con người "có thờ có thiêng, có kiêng có lành". Và đây cũng là những món đồ bạn có thể mua về như là một món quà lưu niệm dành cho người thân và bạn bè của mình nữa nhé.

    Và đừng quên theo dõi thường xuyên các chương trình du lịch Nhật Bản 2023 tại Cattour để không bỏ lỡ du lịch Nhật Bản giá rẻ cũng như cập nhật giá tour du lịch Nhật Bản chính xác nhất.

    Chúc bạn có một chuyến đi thú vị và đáng nhớ tại đất nước mặt trời mọc!

    Đọc thêm: 
    Review chi tiết tour Nhật Bản từ Hà Nội cho người đi lần đầu
    Một vài lưu ý bạn nên biết khi đi tour Nhật Bản 2023
    Tạ Thư/Cattour.vn - Ảnh: Internet

    Xem thêm: Nhật Bản biểu tượng may mắn con vật may mắn

    Quay về trang trước Lên đầu trang

    Bài liên quan

    Bật mí 5 địa điểm “hớp hồn du khách” khi đến với thủ đô của Nhật Bản

    Bật mí 5 địa điểm “hớp hồn du khách” khi đến với thủ đô của Nhật Bản

    09/02/2023

    Nhắc đến xứ sở hoa anh đào, chúng ta không thể không nhắc đến Tokyo - thủ đô của Nhật Bản, một thành phố sầm uất đầy năng động và là nơi giao thoa văn hóa qua nhiều thời kỳ.

    Địa điểm ngắm hoa anh đào tháng 5 ở Nhật Bản

    Địa điểm ngắm hoa anh đào tháng 5 ở Nhật Bản

    21/01/2020

    Nếu bạn đã bỏ lỡ mất mùa hoa anh đào tháng 3 và tháng 4 ở Nhật Bản thì đừng tỏ ra hụt hẫng vội. Chỉ cần đi lên phía Bắc của Nhật Bản thêm một chút là các bạn vẫn có thể say đắm trong sắc đẹp của hoa anh đào rồi.

    Địa điểm ngắm hoa anh đào tháng 4 đẹp ngẩn ngơ ở Nhật Bản

    Địa điểm ngắm hoa anh đào tháng 4 đẹp ngẩn ngơ ở Nhật Bản

    20/01/2020

    Tháng 4 là thời điểm hoa anh đào Nhật Bản nở rộ nhiều ở các tỉnh miền Trung và phía Tây, Tây Nam, Đông Nhật Bản.

    Địa điểm ngắm hoa anh đào tháng 3 đẹp rực rỡ ở Nhật Bản

    Địa điểm ngắm hoa anh đào tháng 3 đẹp rực rỡ ở Nhật Bản

    20/01/2020

    Hoa anh đào ở Nhật Bản nở theo vùng. Vùng nào có nhiệt độ ấm hơn thì hoa sẽ nở sớm hơn và ngược lại. Thông thường, hoa sẽ nở sớm nhất ở các tỉnh phía Nam của Nhật Bản như Okinawa, Kyushu... và nở muộn nhất ở các tỉnh phía Bắc như Hokkaido, Sapporo...

    Tiết lộ thời tiết và cảnh đẹp ở Nhật Bản suốt 12 tháng trong năm

    Tiết lộ thời tiết và cảnh đẹp ở Nhật Bản suốt 12 tháng trong năm

    14/10/2019

    Nhật Bản có 4 mùa trong một năm. Vào từng tháng trong mỗi mùa, nơi đây lại có thời tiết khác nhau, kèm theo đó là nhiều cảnh đẹp, nhiều loài hoa nở rộ và cả những lễ hội vô cùng độc đáo.

    Kinh nghiệm tham quan và leo núi Phú Sĩ cho những ai muốn chinh phục đỉnh núi cao nhất Nhật Bản

    Kinh nghiệm tham quan và leo núi Phú Sĩ cho những ai muốn chinh phục đỉnh núi cao nhất Nhật Bản

    23/09/2019

    Núi Phú Sĩ – biểu tượng của đất nước Mặt Trời mọc. Khách du lịch đến Nhật Bản thường chỉ được nhìn ngắm núi Phú Sĩ từ xa hoặc tham quan dưới chân núi, thế nhưng bạn hoàn toàn có thể leo lên đỉnh ngọn núi này để ngắm mặt trời mọc và ngắm nhìn đất nước Nhật Bản ở tọa độ cao nhất.

    Tìm bài viết

    ĐIỂM TUYẾN

    BẠN QUAN TÂM CHỦ ĐỀ GÌ?

    Quy Nhơn 02-Thg9 Phú Quốc Khu du lịch Cát Bà Campuchia Thái Lan Đài Loan Ngoại tệ du lịch Hàn Quốc mua gì quà lưu niệm địa điểm du lịch biển Trà Cổ - Móng Cái đẹp sống ảo điểm du lịch Ăn kinh nghiệm khách sạn lịch trình ngân hàng danh sách địa chỉ 4 ngày 3 đêm trong nước nước ngoài tháng 10 tháng 11 tháng 12 du lịch ở đâu chanh xả mùa thu trải nghiệm mùa nào đẹp nhất Quan Lạn 3 ngày 3 ngày 2 đêm Hải Hòa Quảng Bình 4 ngày Bangkok Bí quyết Hải Tiến Ninh Bình Nhật Bản du lịch sầm sơn cần chuẩn bị gì bãi tắm sấm sơn đặc sản sầm sơn đặc sản du lịch sầm sơn tour du lịch 3 ngày 2 đêm hải sản Đảo Lan Châu Cẩm nang du lịch Của Lò chợ Cửa Lò tour du lịch Cửa Lò địa điểm du lịch Cửa Lò Cửa Lò ở đâu Hạ Long Đảo Hòn Ngư Đảo Song Ngư ATM mới nhất cẩm nang du lịch sầm sơn ô tô phượt 99k buffet lẩu Tuyển dụng Nhân viên Visa Cát Bà. Cô Tô miền Bắc miền Trung miền Nam đền độc cước chi phí giá chợ mùa đông món ngon quà vặt Chơi gì câu mực đêm Dù bay Lặn biển Vinpearl Cửa Hội Water Fun Công viên nước Nhà phao Quê Bác tour Cửa Lò 2 ngày 1 đêm Tuần Châu Tàu Hỏa Du lịch Cửa Lò 2 ngày 1 đêm chùa Hương hoa anh đào Tết Nguyên Đán Sài Gòn Tết dương Mộc Châu Sapa Yên Tử Tam Chúc chùa Tam Chúc Chrismas Bái Đính Sa Pa 30Thg4 1Thg5 Châu Âu Tây Nguyên Nha Trang Hong Kong Hồng Kông Mai Châu biểu tượng may mắn con vật may mắn shibuya osaka du lịch Nhật Bản 7 ngày khách sạn con nhộng fukuoka Lào Fukushima bar Nhật Bản nhà hàng ở Nhật Bản mông cổ mông cổ giá rể mông cổ có gì visa mông cổ bali indonesia ubud Phan Thiết Vũng Tàu Maldives Man-đi-vơ LaGi

    Zalo