Tổng hợp 9 ngôi chùa ở thành phố biển Phan Thiết Bình Thuận

21/08/2019 / 12,321

Đến tham quan Phan Thiết, rất nhiều khách du lịch không chỉ muốn khám phá những địa điểm du lịch biển hấp dẫn mà còn muốn tìm hiểu và ghé đến những ngôi chùa để khám phá đời sống văn hóa tâm linh của người dân bản địa cũng như hành hương bái Phật trong chuyến đi Phan Thiết của mình. Cùng tìm hiểu 9 ngôi chùa nổi tiếng linh thiêng ở Phan Thiết trong bài viết này nhé!

Mục lục bài viết

    1. Chùa Ông - Quan Đế Miếu 

     

    Địa chỉ: Đức Nghĩa, Thành phố Phan Thiết, Bình Thuận

    Chùa Ông ở Phan Thiết hay còn được gọi là Quan Miếu Đế là ngôi miếu có niên đại cổ xưa nhất và lớn nhất của người Hoa trên mảnh đất Bình Thuận. Chùa nằm tại phường Đức Nghĩa, thành phố Phan Thiết. Vì gần trung tâm thành phố nên chùa nhận được rất nhiều sự quan tâm của khách du lịch và phật tử ghé thăm khi đến Phan Thiết. 

    Chùa Ông ở Phan Thiết hay còn được gọi là Quan Miếu Đế là ngôi miếu có niên đại cổ xưa nhất và lớn nhất của người Hoa trên mảnh đất Bình Thuận
     
    Người dân đến Quan Đế Miếu sinh hoạt văn hóa tâm linh đông đúc
     

    Quan Miếu Đế nằm trên diện tích khá lớn, có kiến trúc và trang trí nghệ thuật mang hơi hướng đặc trưng truyền thống của người Hoa. Trên thanh xà cò nóc chính diện khắc dòng chữ Hán “ Thiên kiến Canh Dần niên trọng đông kiết tạo" với ý nghĩa là "Chùa được thiết lập vào tháng 11 năm Canh Dần" tức năm 1770. 

    Không gian của Quan Đế Miếu không rộng nhưng đóng vai trò rất lớn trong đời sống tâm linh của người dân địa phương
     

    Kiến trúc của Quan Miếu Đế khá ấn tượng với các dãy nhà nối nhau tạo thành hình chữ Kim trong tiếng Hán. Hệ thống cột, vĩ kèo chạm khắc rất công phu, tỉ mỉ, có phần giống kĩ thuật chạm khắc trong các ngôi đình chùa của người Việt Nam ta. Các cột chính đều treo câu đối được chạm khắc, sơn son, thiếp vàng lộng lẫy. Bên trong miếu có những bức tranh chạm gỗ miêu tả các điển tích xưa của người Hoa có niên đại thế kỷ 18. Nhiều bức hoành lớn được chuyển từ Trung Hoa sang ở thế kỷ 19. Đây đều là những cổ vật có giá trị lớn đối với Quan Đế Miếu

    Bên trong nơi thờ cúng Quan Đế Miếu ở Bình Thuận 
     

    Quan Đế Miếu - Chùa Ông ở Phan Thiết sau gần 250 năm lịch sử vẫn còn lưu giữ rất nhiều những chiếc chuông cổ có giá trị lịch sử nghệ thuật, hầu hết những chiếc chuông này được đúc ở Quảng Đông Trung Quốc rồi được đưa đến Quan Đế Miếu ở Phan Thiết từ triều đại nhà Thanh. Kiểu cách và vật liệu giống Đại hồng chung của người Việt nhưng được trang trí phức tạp và rườm rà hơn trên thân chuông. 

    Quan Đế Miếu - Chùa Ông ở Phan Thiết sau gần 250 năm lịch sử vẫn còn lưu giữ rất nhiều những chiếc chuông cổ có giá trị lịch sử nghệ thuật
     

    Quan Đế Miếu ở Phan Thiết không phải là nơi thờ Phật mà người Hoa xây dựng ngôi miếu này với mục đích là để thờ Quan Công (Quan Vân Trường). Trong sách Đại Nam Nhất Thống Chí tập 12 gọi đây là Đền Quan Công. Quan Đế Miếu chỉ thờ tượng Quan Thánh đế quân và một số bức tượng khác mà không thờ Phật nhưng dân gian từ xưa đến nay ở Phan Thiết cả người Hòa và người Việt đều gọi tên nơi đây là Chùa Ông. Quan Đế Miếu không cho nhà sư trụ trì. 

    Quan Đế Miếu ở Phan Thiết không phải là nơi thờ Phật mà người Hoa xây dựng ngôi miếu này với mục đích là để thờ Quan Công (Quan Vân Trường)
     

    Vào ngày Tết Nguyên Đán, Chùa Ông - Quan Đế Tự là nơi mà người dân địa phương đến để cầu cho cuộc sống hạnh phúc, may mắn và ấm no. Chùa Ông còn là trung tâm của Lễ hội Nghinh Ông Quan Thánh Đế Quân của cộng đồng người Hoa tại thành phố Phan Thiết. Chùa có quang cảnh vườn rất đẹp đem lại cảm giác thanh tịnh, bình yên cho những ai đến đây tham quan khám phá.

    2. Chùa Phật Quang

     

    Địa chỉ: Trần Quang Khải, Bình Hưng, Thành phố Phan Thiết, Bình Thuận

    Cổng vào chùa Phật Quang nổi tiếng ở Phan Thiết, Bình Thuận 
     

    Chùa Phật Quang ở Phan Thiết là ngôi chùa cổ nhất tại Phan Thiết nói riêng và tỉnh Bình Thuận nói chung. Chùa được xây dựng vào niên hiệu Chính Hòa (1680 - 1705) cách đây hơn 320 năm. Trước đây chùa có tên gọi là Bồ Đề hoặc dân gian thường gọi là chùa Cát do vùng đất Phan Thiết khi chưa phát triển như ngày nay thì dân cư thưa thớt, quanh chùa là những bãi cát chạy dài cho tới biển. Chùa thuộc thôn An Hòa, tổng Vạn Phước, huyện An Phước, phủ Bình Thuận, nay là đường Trần Quang Khải, Phường Hưng Long, Thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận. Chùa Phật Quang có ý nghĩa vô cùng to lớn trong đời sống văn hóa, tâm linh của người dân Phan Thiết, là nơi người dân sinh hoạt văn hóa và cầu mong những điều tốt đẹp đến người người thân, gia đình của mình. 

    Chùa được xây dựng vào niên hiệu Chính Hòa (1680 - 1705) cách đây hơn 320 năm
     

    Chùa Phật Quang ở Phan Thiết là nơi lưu giữ bộ kinh Pháp Hoa khắc trên gỗ thị huyết - hay còn gọi là thị đỏ có lịch sử từ thời nhà Lê Trung Hưng được coi là quốc bảo Phật Giáo Việt Nam rất quý giá. 

    Chùa được trùng tu và trùng hưng nhiều lần. Trải 18 đời truyền thừa. Năm 2002, chùa được trùng kiến, to đẹp hơn với 15 vườn tượng Phật nhưng chùa cũ vẫn giữ nguyên với nhiều pho tượng và pháp khí cổ. Ngôi chùa này có đến 166 con rồng trang trí, cùng vô số phù điêu hoa văn khắc họa về Phật pháp cho đến các danh thắng Việt Nam và Bình Thuận được làm từ 48 tấn mảnh sành, mua từ các làng gốm miền Bắc, được các thợ Huế chọn lọc ghép thành. Do đó nơi đây không chỉ là điểm đến của các phật tử bốn phương mà còn là điểm đến hấp dẫn đối với khách du lịch quốc tế, khách du lịch Việt muốn tìm hiểu văn hóa tín ngưỡng truyền thống của Việt Nam. 

    Chùa Phật Quang được trùng tu nhiều lần để có khuôn viên như này nay 
     

    Năm 1987, trong lúc trùng tu, thầy trụ trì Huệ Tánh phát hiện dưới tượng Phật chánh điện có hầm bí mật. Trong hầm có tài liệu Việt Minh và bộ kinh Pháp Hoa. Tài liệu Việt Minh gồm 100 cuốn tài liệu "Muốn thành cán bộ tốt" in ngày 30.7.1947, khổ 15 x 20 cm, gói cẩn thận trong mo cau. Chùa nộp cho phường 40 cuốn và Ban Đại diện Phật giáo tỉnh 60 cuốn. 

    Năm 1987, trong lúc trùng tu, thầy trụ trì Huệ Tánh phát hiện dưới tượng Phật chánh điện có hầm bí mật
     

    Bộ kinh Pháp Hoa tại chùa là "Bộ kinh Pháp Hoa khắc gỗ đầy đủ và xưa nhất Việt Nam" (Vietbook công nhận kỷ lục năm 2006). Đây là một trong ba bộ kinh Pháp Hoa có niên đại lâu đời trên thế giới (2 bộ kinh kia của Trung Quốc khắc trên đồng và đá, qua thời gian đã bị mai một nhiều nên nội dung không còn đầy đủ). Bộ kinh khắc trên gỗ thị đỏ, vừa bền, vừa có tác dụng xua đuổi côn trùng, rắn rết... Bộ kinh được khắc ngược bằng chữ Hán trên 118 tấm ván gồm 110 tấm khắc 60 vạn chữ, 8 tấm khắc tranh về cuộc đời của Đức Phật. Căn cứ vào đoạn văn ghi trong kinh "Long Đức tam niên tuệ thứ Giáp Dần, tứ nguyệt thơ nhất nhật khánh tạo" và các ghi chú khác thì bộ kinh được thực hiện từ năm 1704 - 1732. Suốt 28 năm ròng rã; các thiền sư Minh Dung - hiệu Pháp Không, Khánh Tài - tự Thiện Huệ, Thiện Pháp - hiệu Bảo Hương; cùng 12 đệ tử, đã hoàn thành tuyệt tác gồm 7 quyển, 28 phẩm, 60 vạn chữ; tóm gọn trong 9 chữ "Khai thị chúng sanh ngộ nhập tri kiến Phật". Từng chữ cho đến mỗi chi tiết trong tranh đều rất sắc sảo, sinh động, nguyên vẹn và đầy đủ. Đây là bộ kinh Phật được cho là cổ nhất Việt Nam, được khắc trước bộ kinh Phật của chùa Bổ Đà (Bắc Giang)

    =
    Bộ kinh Pháp Hoa tại chùa là "Bộ kinh Pháp Hoa khắc gỗ đầy đủ và xưa nhất Việt Nam" (Vietbook công nhận kỷ lục năm 2006)
     

    Ngoài Bộ kinh Pháp Hoa thì chùa Phật Quang ở Phan Thiết còn có rất nhiều các cổ vật có giá trị văn hóa, lịch sử rất lớn đối với riêng ngôi chùa và cả Phật giáo Việt Nam. Vào năm 2002, kho khởi công trùng kiến chùa Phật Quang đã phát hiện được 3 tượng đồng với hơn 300 năm tuổi ( tuy nhiên đã bị đánh cắp 1 pho tượng) và rất nhiều cổ vật khác. Chùa còn có cặp mõ và chuông Gia Trì lớn nhất Việt Nam. Cặp mõ được làm bằng gỗ mít Quảng Bình thực hiện từ năm 1977 đến năm 2004, có chiều cao 80cn và chiều ngang là 92cm. Chuông Gia Trì do thợ Quảng Nam thực hiện, cao 1m, đường kính 1,2m, nặng 400 kg

    Ngoài Bộ kinh Pháp Hoa thì chùa Phật Quang ở Phan Thiết còn có rất nhiều các cổ vật có giá trị văn hóa, lịch sử rất lớn đối với riêng ngôi chùa và cả Phật giáo Việt Nam.
     

    Nơi đây còn lưu giữ Bàn cờ Phật là một phương tiện giải trí và khuyến tu thú vị do Đại đức Thích Nguyên Minh mang từ Pháp về. Bàn cờ Phật bằng chữ Hán, chép tay, khổ lớn, hình vuông. Mỗi ván cờ có từ 2 - 6 người chơi, gieo xúc xắc để di chuyển giữa các ô, từ "Sơ khởi phát tâm" đến "Vô thượng chánh giác". Vừa giải trí, vừa luyện tâm và nhắc nhở đường tu hành chánh quả. 

    Chùa Phật Quang là điểm đến sinh hoạt văn hóa tâm linh không thể thiếu của người dân Phan Thiết 
     

    Đi du lịch Phan Thiết nếu là người yêu thích tìm hiểu về văn hóa, tín ngưỡng hay muốn thành tâm thắp hương khấn Phật cầu mong những an lành, tốt đẹp đến với gia đình, người thân của mình thì bạn hãy ghé đến thăm chùa Phật Quang nhé! 

    3. Chùa Bửu Sơn

     

    Địa chỉ: Nguyễn Thông, Phú Hài, Thành phố Phan Thiết, Bình Thuận

    Toàn cảnh không gian của chùa Bửu Sơn Phan Thiết
     

    Chùa Bửu Sơn ở Phan Thiết còn có tên gọi khác là Chùa Tháp với lịch sử khá lâu đời từ cuối thế kỉ 18 đến đầu thế kỷ 19. Chùa Bửu Sơn được Vua Gia Long ban “Ngự Tứ Bửu Sơn Tự”. cách thành phố 6km về hướng Đông Bắc. Đường trước Chùa từ cao nhìn xuống ta có thể thấy được Thành phố Phan Thiết. Phía sau Chùa là hai Tháp Chàm với màu gạch tạo thành một quần thể Tháp rất đẹp

    Chùa Bửu Sơn ở Phan Thiết còn có tên gọi khác là Chùa Tháp với lịch sử khá lâu đời từ cuối thế kỉ 18 đến đầu thế kỷ 19
     

    Ngôi chùa được xây dựng khá lớn nằm trên đỉnh một ngọn đồi nhìn về biển Phú Hải. Từ Chùa Bửu Sơn bạn sẽ được chiêm ngưỡng quang cảnh thành phố biển xinh đẹp Phan Thiết và cảnh biển nguyên sơ đẹp dịu dàng của vùng đất này. Phía sau Chùa là hai Tháp Chàm màu gạch đỏ tươi tạo thành một quần thể Tháp rất đẹp. 

    Ngôi chùa được xây dựng khá lớn nằm trên đỉnh một ngọn đồi nhìn về biển Phú Hải
     

    Năm 1950 Chùa Bửu Sơn do sự tàn phá của chiến tranh mà chùa bị phá hủy hoàn toàn. Đến năm 1954 hai Phật Tử Phạm Khắc Minh và Nguyễn Thanh Vân xây dựng lại chùa để người dân địa phương đến sinh hoạt văn hóa tâm linh. Chánh điện Chùa tuy không đồ sộ nhưng rất trang nghiêm, điện phật thờ Đức Phật Thích Ca và một số tượng cổ (số tượng cổ này hiện nay đã bị đánh cắp). Tả hữu thờ Bồ Tát Quán Thế Âm, lầu trống thờ Hộ Pháp và Tiêu diện đại sĩ. Phía sau chánh điện là nhà thờ Tổ và Tiên Linh. Bên cạnh Chùa còn một ngôi tháp 2 tầng không rõ đây là Tháp của vị sư nào. 

    Không gian chùa trang nghiêm và rất đỗi yên bình 
     

    Đến năm 1958 chùa Bửu Sơn thành lập gia đình Phật Tử Thiện Chánh do ông Lâm Vĩnh Bá tổ chức. Năm 1961 Bổn đạo và ông Lâm Vĩnh Bá tiếp tục trùng tu lại chùa cho khang trang hơn. Trước Chùa có tượng Bồ Tát Quán Thế Âm lộ thiên, mặt quay về hướng biển, người dân địa phương tin rằng tượng Quan Thế Âm Bồ Tát sẽ phù hộ cho ngư dân quanh vùng Phú Hải có cuộc sống ấm no, bình yên. 

    Chùa Bửu Sơn còn là điểm đến khám phá văn hóa được khách du lịch Phan Thiết ghé đến thăm thường xuyên 
     

    Khách du lịch đến đây để tìm một chốn bình yên ngắm nhìn khung cảnh thành phố và cảnh biển, lễ Phật để cảm nhận tâm hồn thanh tịnh, dịu dàng, tạm quên đi những muộn phiền của cuộc sống xô bồ, tấp nập.

    4. Thanh Minh Tự 

     

    Địa chỉ: Mậu Thân, Phú Thuỷ, Thành phố Phan Thiết, Bình Thuận

    Toàn cảnh Thanh Minh Tự ở Mậu Thân, Phú Thuỷ, Thành phố Phan Thiết, Bình Thuận
     

    Thanh Minh Tự nằm trong khu Đô thị biển của thành phố Phan Thiết nên rất dễ tìm kiếm. Đây là nơi người dân và khách du lịch có một khoảng không gian yên tĩnh để thư giãn tâm hồn, nghe tiếng sóng vỗ rì rào của biển cả mênh mông. Nên Thanh Minh Tự không chỉ nổi tiếng đối với các phật tử mà còn là điểm đến được rất nhiều khách du lịch Phan Thiết quan tâm. 

    Thanh Minh tự xưa kia là ngôi chùa được bà con trong hội Thanh Minh xây dựng vào thời vua Tự Đức năm 1876. Chùa nhiều lần hư hại nặng nề do chiến tranh và thiên tai nên để có được ngôi chùa khang trang như hiện nay, Thanh Minh Tự đã được phục dựng, tu tạo nhiều lần. 

    Thanh Minh tự xưa kia là ngôi chùa được bà con trong hội Thanh Minh xây dựng vào thời vua Tự Đức năm 1876
     

    Lúc bấy giờ, trong chùa thờ ngài Tiêu Diện Đại Sĩ. Theo truyền thuyết dân gian, đây là hóa thân của Quan Thế Âm Bồ tát. Ngoài ra, trong chùa còn thờ các vị Tiên linh, Tiền hiền khai khẩn, Hậu hiền khai cơ. Tiền hiền - Hậu hiền đã có công kiến tạo sự ổn định mọi mặt cho người dân quanh vùng an cư lạc nghiệp. Việc thờ cúng ở đây đã thể hiện đầy đủ tín ngưỡng dân gian và chịu sự ảnh hưởng của văn hóa tâm linh Phật giáo. Trong khuôn viên Thanh Minh tự còn có miếu Ngũ Hành thờ Ngũ vị Thánh Mẫu: Kim - Mộc - Thủy - Hỏa - Thổ. Đây là tín ngưỡng theo thuyết ngũ hành, thể hiện lòng tôn kính đối với vũ trụ phù hợp với quan niệm Á đông.

    Đây là nơi người dân và khách du lịch có một khoảng không gian yên tĩnh để thư giãn tâm hồn, nghe tiếng sóng vỗ rì rào của biển cả mênh mông
     

    Cuối năm 1991, khu vực ven biển Thương Chánh thuộc phường Phú Thủ (trong đó có Thanh Minh Tự) được giao cho nhà đầu tư nước ngoài xây dựng sân golf Phan Thiết. Từ đây, việc thờ cúng cũng như tu bổ Thanh Minh tự không còn được quan tâm, nhà đầu tư còn có ý phá bỏ nhưng không thực hiện. Cuối năm 2012, Tập đoàn Rạng Đông chuyển nhượng toàn bộ dự án sân golf Phan Thiết. Nhận thấy, ngôi chùa cổ và miếu Ngũ Hành tuy đã xuống cấp nhưng nơi đây vẫn mang trong mình giá trị tâm linh vô giá nên tập đoàn này đã đầu tư kinh phí tôn tạo và phục dựng Thanh Minh Tự. Sau hơn 1 năm tôn tạo, sửa chữa (từ cuối năm 2015 đến cuối năm 2016) chùa đã được phục dựng gần như nguyên trạng lối kiến trúc cách đây 140 năm của ngôi chùa này bao gồm giếng cổ và nét trang nghiêm, độc đáo của Thanh Minh Tự.

    Thanh Minh Tự bao gồm giếng cổ và nét trang nghiêm, độc đáo 
     

    Bên cạnh giữ nguyên kiến trúc cổ Phan Thiết với kết cấu nhà 2 gian cột gỗ, lợp mái ngói âm dương, chạm khắc hình rồng, chánh điện, gian thờ, ngôi chùa cổ còn được thiết kế hồ nước xung quanh, chiếc cầu bắc ngang, lối đi, tường bao, cổng tam quan bằng loại gạch thẻ truyền thống, trồng thêm nhiều cây cổ thụ, bonsai, mai tứ quý, vạn thọ, hoa sen… khiến khung cảnh chùa rất đẹp, bình yên nhưng cũng hết sức trang nghiêm khiến bất cứ ai đến đây đều khen ngợi không gian và thiết kế của chùa. 

    Vẻ đẹp kiến trúc của Thanh Minh Tự 
     

    Thanh Minh Tự có vị trí nằm giữa khu đô thị biển Phan Thiết thuộc khu vực trung tâm thành phố nên khi Thanh Minh tự và miếu Ngũ Hành mở cửa, khánh thành trở lại để phục vụ người dân tham quan, cúng tế đã trở thành địa điểm thu hút đông đảo người bản địa và khách du lịch trong đó có cả các bạn trẻ đến đây viếng thăm, ngắm cảnh. Rất nhiều người ấn tượng với không gian kiến trúc của chùa đã đến đây để chụp ảnh lưu niệm và thưởng ngoạn không gian đẹp, thanh tịnh tại di tích văn hóa tâm linh rất độc đáo của thành phố Phan Thiết trong chuyến du lịch của mình.

    Nét bình yên ở ngôi chùa này
     

    Xem thêm: 
    Bình Thuận thuộc miền nào? Du lịch Bình Thuận có gì hấp dẫn? 
    Top 5 điểm đến nhất định không thể bỏ qua khi đi tour Phan Thiết Mũi Né
    Một vài lưu ý cần nhớ khi đi tour Phan Thiếttour Mũi Né

    5. Chùa Linh Long

     

    Địa chỉ: Mũi Né, Thành phố Phan Thiết, Bình Thuận

    Từ chùa Linh Long có thể ngắm nhìn biển Phan Thiết 
     

    Chùa Linh Long là ngôi chùa nổi tiếng nằm tại phường Mũi Né cách trung tâm thành phố Phan Thiết khoảng 22km. Chùa nằm trên ngọn đồi Nghĩa Trũng - giếng Ông Hổ ở trung tâm Mũi Né. Ngôi chùa do các vị tiền bối từ các tỉnh miền Trung vào lập nghiệp, tạo nên từ năm 1811. Khi được xây dựng lần đầu chùa có kiến trúc bằng tre, vách đá trên dốc Thương Chánh. Đến năm 1851 chùa bị hư hỏng nặng bởi thời gian nên được dời đến dốc Nghĩa Trũng - giếng Ông Hổ như ngày nay. Lần rời đi xây lại này chùa Linh Long được xây bằng vách đá, lợp ngói âm dương. Nhiều năm tiếp theo đến năm 1968 chùa tiếp tục được xây lại khang trang hơn. 

    Có câu chuyện của người Phan Thiết nói rằng, đồi Nghĩa Trũng - giếng Ông Hổ cách đây hơn 200 năm là rừng rậm, hoang sơ, chim muông, thú rừng thường ẩn náu, có cả hổ. Những vị tiền nhân thường thấy hổ xuống uống nước tại chiếc ao rộng 4m, sâu 5m. Uống xong, hổ ngồi trên tảng đá phơi nắng. Vì thế, người dân đặt tên là giếng Ông Hổ. Theo thầy Thích Pháp Minh (trụ trì chùa), trước đây giếng đầy nước quanh năm, đủ nước dùng cho chùa và cho người dân lân cận sử dụng. 

    Sau khi phải rời đi và xây dựng lại chùa có kiến trúc hình chữ Khẩu. Trong không gian chữ khẩu khép kín chia thành 5 khu vực: Chánh Điện, Phương Trượng, Đông Đường, Tây Đường và Nhà Trù. Chùa Linh Long đến nay vẫn còn lưu giữ 2 bản gỗ xưa chạm 2 câu đối và nhiều tượng cổ như: Đức Ngọc Hoàng, Tiêu diện Đại sĩ (làm từ đất sét) và tượng Quan Thánh Đế Quân (làm từ gỗ) đã có từ khi chùa mới  lập. Ngoài ra, mõ gõ, ghế, bàn trong chùa chạm khắc tinh xảo với nhiều hoa văn, hình cá, mặt hổ... 

    Khu vực bên phải Chùa Linh Long là khu vườn Lâm Tỳ Ni với nhiều phù điêu rồng cuộn 2 bên trụ cổng phỏng lại nơi Phật được sinh ra. Bên trái là Lộc Uyển, có tượng Phật Thích Ca ngồi dưới cây bồ đề thuyết pháp cho 5 anh em nhà Kiều Trần Như. Phía sau, pho tượng  Phật nằm nhập niết bàn. Bao quanh chùa là cây xanh tỏa mát, các khu vườn quanh chùa Linh Long mô tả cuộc đời của Phật từ lúc sinh ra đến lúc nhập niết bàn. 

    Chùa Linh Long là địa điểm yên tĩnh từ chùa có thể ngắm nhìn khung cảnh biển tươi đẹp của Phan Thiết - là chốn bình yên giúp người dân địa phương và khách du lịch có khoảng lặng tâm hồn. Vì nằm gần với những địa điểm du lịch nổi tiếng nên chùa Linh Long cũng nhận được rất nhiều sự quan tâm của du khách đến đây trong đó có cả du khách Việt và du khách quốc tế vừa đến để ngắm cảnh vừa là để tìm hiểu về văn hóa Việt Nam. 

    6. Chùa Thiện Quang

     

    Địa chỉ: Hồ Quang Cảnh, Thiện Trung, Thành phố Phan Thiết, Bình Thuận

    Chùa Thiện Quang là ngôi chùa mới được khánh thành ở Phan Thiết Bình Thuận. Chùa được xây dựng khang trang với diện tích khá rộng lớn là một địa chỉ sinh hoạt văn hóa tâm linh mới cho tín đồ Phật Giáo ở Phan Thiết nói riêng và Việt Nam nói chung. 

    Chùa có Chánh điện rất lớn nhiều tầng, khuôn viên rộng lớn. Cổng chùa uy nghi, 2 bên là hai dòng chữ “Đại Từ” và “Đại Bi”. Bước vào bên trong sân chùa 2 bên là rất nhiều tượng Phật tạo nên khung cảnh trang nghiêm. Chùa được sơn son thiếp vàng rất ấn tượng với kiến trúc đẹp mắt, thiết kế cầu kỳ khiến rất nhiều người Phan Thiết và khách du lịch đến đây dành lời khen ngợi cho ngôi chùa nguy nga này. Chắc chắn đây sẽ là điểm đến du lịch văn hóa tâm linh hấp dẫn đối với khách du lịch và cả những phật tử về đây tham quan, lễ Phật. 

    Mới được khánh thành nhưng với vẻ đẹp của chùa đã thu hút được rất nhiều sự quan tâm của người dân và khách du lịch. 
     

    Xem thêm: 
    Du lịch Phan Thiết Mũi Né bằng những phương tiện gì? Phương tiện nào phù hợp nhất?
    Bật mí bí kíp đi tour du lịch Phan Thiếttour du lịch Mũi Né tối ưu chi phí nhất 
    Chia sẻ top 10 điểm du lịch Lagi hấp dẫn thu hút nhiều du khách

    7. Chùa Liên Trì

     

    Địa chỉ: 1B - 3B Nguyễn Văn Cừ, Đức Nghĩa, Thành phố Phan Thiết, Bình Thuận

    Chùa Liên Trì - Phan Thiết hay còn được gọi với cái tên khác là chùa Tre được xây dựng rất lâu đời từ đời Lê Cảnh Hưng năm 1740. Chùa tọa lạc tại phường Đức Nghĩa thành phố Phan Thiết. Gọi là chùa Tre bởi trước kia bao quanh chùa là một rừng tre với cây cối xum xuê, um tùm trải dài. Chùa được xây dựng để thờ Phật, là nơi sinh hoạt tâm linh của người dân địa phương nhưng vì khung cảnh thiên nhiên ấn tượng nên được gọi là chùa Tre. Theo lời người xưa kể lại, năm 1783 Vua Gia Long trên đường bôn tẩu vào Nam, có ghé đến đây và đã đặt hiệu “Liên Trì Tự”. 

    Vào khoảng những năm 1800 đến năm 1810 Hòa Thượng Đạo Chơn Quang Huy từ Phú Yên vào hoằng hóa Phật pháp nơi đất Bình Thuận. Ngài được dân làng cung thỉnh trụ trì Chùa Liên Trì. Vào năm Bính Tý 1812 – Gia Long thứ 10, Hòa Thượng Đạo Chơn đúc một quả Đại Hồng Chung cao 1,5 mét. Tân Hợi 1851, Hòa Thượng Quang Huy viên tịch, Hòa Thượng Đạo tín Hải Chấn kế vị trụ trì chùa Liên Trì. Theo lời kể thì chính Hòa Thượng Hải Chấn đã truyền bá khoa nghi ứng phú đạo tràng đầu tiên tại Bình Thuận và dùng âm điệu tang đẩu Phú Yên cải biên thành tang đẩu Bình Thuận. Do đó Chùa Liên Trì trước đây là nơi giảng dạy khoa ứng phú đạo tràng cho Chư Tăng Bình Thuận do Hòa Thượng Hải Chấn giảng dạy.

    Kế vị trụ trì là Hòa Thượng Tánh Đức Minh Nghĩa. Năm Tự Đức thứ 9 (1855), Hòa Thượng Tăng Cang Liễu Thành Chơn Giác, đệ tử của Hòa Thượng Tế Tín du hóa ra Bình Thuận trụ trì Chùa Liên Trì. Khi bắt đầu trụ trì vào năm này Hòa Thượng Tăng Cang Liều Thành trùng tu lại chùa, xây thành tường vôi, lợp ngói âm dương. 

    Chùa được kiến trúc theo hình chữ khẩu, phía trước là Chánh điện, cách sân nhỏ phía sau là hậu Tổ, nối liền Chánh điện và nhà Tổ là đông, Tây lang. Kế vị trụ trì vào năm 1885 là Hòa Thượng Liễu Đoan Tường Vân. Năm 1913, Hòa Thượng Tường Vân làm Đàn đầu Hòa Thượng giới đàn Chùa Thiền Long (Phong Nẫm). 

    Chánh điện Chùa Liên Trì có điện Phật được tôn trí trên cao 3 pho tượng Phật Tam Thân bằng đồng cao 1 mét. Tầng dưới thờ Đức Phật Thích Ca và các pho tượng đồng như Quán Thế Âm, Di Lặc, Hộ Pháp, tả hữu thờ Tổ Đạt Ma và Quan Thánh (Sau đổi lại thờ Bồ Tát Quán Thế Âm và Địa Tạng), đối diện hai bên thờ Ngọc Hoàng, Thập Điện, Thánh Mẫu, Tiêu Diện Đại Sĩ…Đến nay, chùa Liên Trì ở Phan Thiết còn lưu giữ chiếc khánh đồng có khắc dấu càn khôn đúc vào đời Lê Cảnh Hưng. Chuông gia trì, bảo chúng, Đại Hồng Chung, mõ và nhiều pho tượng Phật, Bồ Tát, Thánh bằng đồng rất có giá trị về mặt nghệ thuật. Chính giữa chánh điện có bức hoành phi. 

    Năm 1960, Ban hộ tự xây dựng cổng Tam Quan, tu sửa mặt tiền Chánh điện và sơn thếp các pho tượng thờ. Đến năm 1999 chùa được trùng tu lại Chánh điện, nhà Tổ, lầu chuông trống. Chùa Liên Trì còn 3 ngôi mộ Tháp bên cạnh phía sau nhà Tổ, một Tháp vọng thờ Hòa Thượng Vĩnh Sung, bên cạnh tháp là 2 ngôi mộ chôn các vị trụ trì chùa. 

    Chùa Liên Trì với gần 300 năm lịch sử, có ý nghĩa quan trọng đối với người dân địa phương và là một phần không thể thiếu trong văn hóa tâm linh của người Phan Thiết. Chùa trải qua rất nhiều thời kỳ suy thịnh đến nay vẫn còn giữ nguyên được hình dáng ban đầu, chùa có giá trị lớn lao trong văn hóa, lịch sử Phật Giáo Bình Thuận, chứng kiến đổi thay của thành phố. Chùa Liên Trì cũng là một trong những địa điểm du lịch khám phá văn hóa địa phương thu hút sự quan tâm của khách du lịch. 

    8. Chùa Giác Hoa 

     

    Địa chỉ: 55 Thủ Khoa Huân, Phú Thuỷ, Thành phố Phan Thiết, Bình Thuận

    Chùa Giác Hoa là ngôi chùa mới được xây dựng vào năm 1956 bởi Hòa Thượng Thích Long Hoa tại số 55 đường Thủ Khoa Huân, Phú Thủy Phan Thiết. Tuy so với những ngôi chùa khác ở Phan Thiết thì chùa Giác Hoa hình thành muộn hơn nhưng ngôi chùa này cũng góp một phần quan trọng trong đời sống văn hóa, tâm linh của người Phan Thiết. 

    Khởi nguyên Chùa được xây dựng rất đơn giản dùng để làm nơi tu niệm của Hòa Thượng Long Hoa dần dần Chùa được trùng tu xây dựng khang trang như ngày nay. Hòa Thượng Long Hoa viên tịch ngày 15 tháng 7 năm 1966. Kế vị trụ trì là Thượng Tọa Thích Tịnh Nghiêm. Năm 1967 Thượng Tọa Tịnh Nghiêm viên tịch, Hòa Thượng Thích Tịnh Trí trụ trì cho đến ngày nay.

    Chùa được tu sửa nhiều lần để có khuôn viên như ngày hôm nay. Chánh điện Chùa lợp tôn, tiền đường có cổ lầu tôn trí tượng Bồ Tát Quán Thế Âm. Chánh điện tuy nhỏ nhưng rất khang trang. Gian giữ chánh điện tôn trí tượng Đức Bồ Sư Thích Ca. Bồ Tát Văn Thù Và Phổ Hiền, tả hữu thờ Bồ Tát Quán Thế Âm và Địa Tạng. Gần lầu chuông trống thờ tiêu diện Đại sĩ và Hộ Pháp. 

    Chùa Giác Hoa được trang trí nhiều cây cảnh rất đẹp. Hiện nay Hòa Thượng Thích Tịnh Trí trụ trì Chùa Giác Hoa. Ngài là vị trụ trì có công đức trùng tu xây dựng Chùa Giác Hoa rất lớn. Với không gian nhỏ ở chùa và lòng từ bi của các sư trong chùa nên đây là nơi cưu mang rất nhiều những chú chó bị bỏ rơi không có chủ chăm sóc. Chùa Giác Hoa là điểm đến dành cho những tín đồ Phật Giáo, khách du lịch và những ai yêu thương động vật muốn góp sức giúp đỡ chùa. 

    9. Chùa Phú Sơn 

     

    Địa chỉ: Hải Thượng Lãn Ông, Phú Tài, Thành phố Phan Thiết, Bình Thuận

    Chùa Phú Sơn - Phan Thiết còn được gọi là Phú Linh Tự. Chùa tọa lạc tại phía Đông Nam Phú Tài, gần bờ sông Văn Thánh. Theo dân địa phương kể lại, Chùa được dựng và thời hậu Lê (thế kỷ 18) do Hòa Thượng Tâm Hậu trụ trì. Đến thời Tây Sơn, ngôi Chùa này bị tàn phá. Năm 1843 ông Ngô Hiền phát tâm cúng 4000m2 đất tại làng Phú Tài để dựng lại ngôi Chùa Phú Linh và đổi hiệu Phú Sơn Tự và cung thỉnh Hòa Thượng Yết trụ trì.

    Năm 1953 Chùa Phú Sơn bị chiến tranh tàn phá lầu 2, Phật tử dời về Miếu Thành Hoàng gần thành Tỉnh cũ nay thuộc thôn Xuân Hải, Xã Phong Nẫm, Tp. Phan Thiết dựng lại ngôi Chùa mới như hiện nay, do Đại Sư Tâm Hòa hiệu Phước Lâm trụ trì. Vị Đại Sư đã có công trùng tu chánh điện, Tháp Hòa Thượng Thịnh Quang. Sau khi Đại Sư Tâm Hòa mất, Thầy Không Ý hiệu Minh Dĩ và Thầy Nhuận Tín hiệu Thiện Hiền trụ trì. Sau khi hai Thầy viên tịch năm 1995, Đại Đức Thị Thạch xây dựng vòng thành và tu tạo Pháp khí  chùa Phú Sơn để cảnh quan chùa thanh tịnh, trang nghiêm hơn. 

    Bên cạnh Chùa có 2 ngôi Tháp của Thầy Phước Lâm và Thiện Hiền. Phía trước Chùa bên trái có ngôi miếu nhỏ thờ Thần Hoàng và 3 đạo sắc phong. Giữa sân Chùa tôn trì tượng Đức Phật Di Lặc, ngoài là cổng Tam Quan, hiện nay Chùa còn giữ được pho tượng Phật Di Đà, Quán Thế Âm, Hộ pháp, Di Lặc bằng đồng. Tượng Tổ Đạt Ma và Ngọc Hoàng bằng gỗ rất xưa, những pho tượng này là di tích còn sót lại của Chùa Phú Sơn. 

    Chùa nằm trong không gian rộng rãi, thoáng đãng của rừng núi nên cảnh quan trong lành, không khí mát mẻ, yên bình. Ngoài những tín đồ phật tử thường ghé đến đây bái Phật thì khách du lịch Phan Thiết cũng coi đây là chốn dừng chân, thư giãn để tạm quên đi những lo toan bộn bề của cuộc sống. 

    Trên đây là thông tin về 9 ngôi chùa nằm trên địa phận thành phố Phan Thiết, Bình Thuận. Hy vọng bài viết đã đem đến những thông tin hữu ích cho bạn khi tìm hiểu về văn hóa lịch sử, tâm linh của thành phố biển này. Khám phá văn hóa của vùng đất du lịch mình đặt chân đến đang là hoạt động hấp dẫn đối với rất nhiều du khách ngoài thời gian đến những địa điểm du lịch khám phá thiên nhiên. 

    Chúc bạn có chuyến đi Phan Thiết, Bình Thuận nhiều niềm vui và ý nghĩa nhé! 

    Bài viết có liên quan: 
    Đến Phan Thiết ăn hải sản ở đâu? Top những quán hải sản Phan Thiết ngon nhất? 
    Chia sẻ kinh nghiệm du lịch Mũi Né từ Hà Nội cực chi tiết cho người đi lần đầu
    Du lịch Mũi Nédu lịch Phan Thiết theo lộ trình nào là hợp lý nhất
    Bạn đã biết du lịch Mũi Né Bình Thuận có gì đặc biệt chưa?

    Thanh Tuyền / Cattour.vn - Ảnh: Internet


    Xem thêm: Chùa Phan Thiết

    Quay về trang trước Lên đầu trang

    Bài liên quan

    Top 10 món ăn vặt Phan Thiết ngon nức tiếng 

    Top 10 món ăn vặt Phan Thiết ngon nức tiếng 

    29/02/2020

    Du lịch Phan Thiết - Mũi Né không chỉ hấp dẫn du khách bởi vẻ đẹp biển trong xanh, ấn tượng mà đến đây khách du lịch sẽ được trải nghiệm, khám phá nét đẹp ẩm thực khó quên. Không chỉ thưởng thức những món hải sản tươi ngon, hấp dẫn mà các món ăn vặt ở Phan Thiết cũng lôi cuốn bước chân của rất nhiều tín đồ ẩm thực. Cùng dạo quanh một vòng Phan Thiết để tìm kiếm những món ăn vặt, món ăn đường phố ngon nhất tại đây nhé! 

    Du lịch Phan Thiết 3 ngày 2 đêm nên đi đâu? Hết bao nhiêu tiền?

    Du lịch Phan Thiết 3 ngày 2 đêm nên đi đâu? Hết bao nhiêu tiền?

    30/01/2020

    Phan Thiết là thành phố biển thu hút rất nhiều du khách trong và ngoài nước bởi vẻ đẹp thiên nhiên đa dạng. Đến Phan Thiết du lịch bạn không chỉ được đắm mình trong làn nước biển trong xanh mà nơi đây còn rất nhiều những điểm du lịch hấp dẫn khác đang chờ đón du khách khám phá. Chuyến đi Phan Thiết 3 ngày 2 đêm là lựa chọn của rất nhiều khách du lịch đến thành phố biển của Bình Thuận để thưởng thức trọn vẹn vẻ đẹp của thành phố biển xinh đẹp này.

    Cảng Phan Thiết đi Phú Quý - Từ Phan Thiết ra Phú Quý bao nhiêu hải lý?

    Cảng Phan Thiết đi Phú Quý - Từ Phan Thiết ra Phú Quý bao nhiêu hải lý?

    18/01/2020

    Đảo Phú Quý Bình Thuận đang là một trong những hòn đảo ngọc nhận được rất nhiều sự quan tâm và yêu thích của khách du lịch trên khắp đất nước. Lý do gì khiến hòn đảo xa bờ này nhận được nhiều cảm tình của du khách đến vậy và từ Phan Thiết đi Phú Quý như thế nào? Hãy cùng Cattour.vn khám phá vẻ đẹp của hòn đảo Phú Quý này nhé! 

    Xe Bình Dương đi Phan Thiết - Phan Thiết cách Bình Dương bao nhiêu km?

    Xe Bình Dương đi Phan Thiết - Phan Thiết cách Bình Dương bao nhiêu km?

    18/01/2020

    Xe Bình Dương đi Phan Thiết là từ khóa được rất nhiều khách du lịch từ Bình Dương tìm kiếm trước chuyến du lịch Phan Thiết - Bình Thuận của mình. Vẻ đẹp của Phan Thiết khiến rất nhiều khách du lịch khắp cả nước trong đó có Bình Dương yêu thích và muốn đến đây vui chơi, tham quan, tắm biển trong kỳ nghỉ của mình. Nếu bạn cũng đang muốn có chuyến đi Phan Thiết từ Bình Dương bằng xe khách thì đừng bỏ lỡ những thông tin hữu ích dưới đây nhé! 

    Ăn trưa Phan Thiết ở đâu ngon? Top 10 quán ăn trưa Phan Thiết được yêu thích nhất

    Ăn trưa Phan Thiết ở đâu ngon? Top 10 quán ăn trưa Phan Thiết được yêu thích nhất

    18/01/2020

    Du lịch Phan Thiết ăn trưa ở đâu ngon là câu hỏi của rất nhiều du khách. Ngoài khám phá nét đẹp thiên nhiên của thành phố biển xinh đẹp này thì ẩm thực Phan Thiết cũng là điều khiến rất nhiều khách du lịch háo hức được thưởng thức. Để có trải nghiệm ẩm thực Phan Thiết đáng nhớ bạn đừng quên “note” lại những nhà hàng, quán ăn trưa được yêu thích nhất tại đây nhé! 

    Xe Phan Thiết Phan Rang - Phan Thiết cách Phan Rang bao nhiêu km?

    Xe Phan Thiết Phan Rang - Phan Thiết cách Phan Rang bao nhiêu km?

    03/01/2020

    Bạn đã biết Phan Thiết cách Phan Rang bao nhiêu km? và đường đi từ Phan Thiết đến Phan Rang như thế nào chưa? Nếu bạn đang lên kế hoạch cho chuyến đi Phan Thiết - Phan Rang và tìm kiếm cho mình một hãng xe khách uy tín thì đừng bỏ lỡ những thông tin hữu ích dưới đây nhé! 

    Tìm bài viết

    ĐIỂM TUYẾN

    BẠN QUAN TÂM CHỦ ĐỀ GÌ?

    Quy Nhơn 02-Thg9 Phú Quốc Khu du lịch Cát Bà Campuchia Thái Lan Đài Loan Ngoại tệ du lịch Hàn Quốc mua gì quà lưu niệm địa điểm du lịch biển Trà Cổ - Móng Cái đẹp sống ảo điểm du lịch Ăn kinh nghiệm khách sạn lịch trình ngân hàng danh sách địa chỉ 4 ngày 3 đêm trong nước nước ngoài tháng 10 tháng 11 tháng 12 du lịch ở đâu chanh xả mùa thu trải nghiệm mùa nào đẹp nhất Quan Lạn 3 ngày 3 ngày 2 đêm Hải Hòa Quảng Bình 4 ngày Bangkok Bí quyết Hải Tiến Ninh Bình Nhật Bản du lịch sầm sơn cần chuẩn bị gì bãi tắm sấm sơn đặc sản sầm sơn đặc sản du lịch sầm sơn tour du lịch 3 ngày 2 đêm hải sản Đảo Lan Châu Cẩm nang du lịch Của Lò chợ Cửa Lò tour du lịch Cửa Lò địa điểm du lịch Cửa Lò Cửa Lò ở đâu Hạ Long Đảo Hòn Ngư Đảo Song Ngư ATM mới nhất cẩm nang du lịch sầm sơn ô tô phượt 99k buffet lẩu Tuyển dụng Nhân viên Visa Cát Bà. Cô Tô miền Bắc miền Trung miền Nam đền độc cước chi phí giá chợ mùa đông món ngon quà vặt Chơi gì câu mực đêm Dù bay Lặn biển Vinpearl Cửa Hội Water Fun Công viên nước Nhà phao Quê Bác tour Cửa Lò 2 ngày 1 đêm Tuần Châu Tàu Hỏa Du lịch Cửa Lò 2 ngày 1 đêm chùa Hương hoa anh đào Tết Nguyên Đán Sài Gòn Tết dương Mộc Châu Sapa Yên Tử Tam Chúc chùa Tam Chúc Chrismas Bái Đính Sa Pa 30Thg4 1Thg5 Châu Âu Tây Nguyên Nha Trang Hong Kong Hồng Kông Mai Châu biểu tượng may mắn con vật may mắn shibuya osaka du lịch Nhật Bản 7 ngày khách sạn con nhộng fukuoka Lào Fukushima bar Nhật Bản nhà hàng ở Nhật Bản mông cổ mông cổ giá rể mông cổ có gì visa mông cổ bali indonesia ubud Phan Thiết Vũng Tàu Maldives Man-đi-vơ LaGi

    Zalo