I. Cửa khẩu, cột mốc
Hà Giang là một vùng cực bắc địa đầu tổ quốc,, với hơn 270km đường biên giới với nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, do đó tại Hà Giang có rất nhiều cửa khẩu với Trung Quốc. Ngoài ra mỗi cửa khẩu lại có một mốc giới với Trung Quốc rất phù hợp làm chỗ chụp ảnh, check-in trong chuyến đi thú vị của mình.
1. Cửa khẩu Săm Pun
Trong số những cửa khẩu ở Hà Giang thì có lẽ cái tên đầu tiên phải kể đến đó là cửa khẩu Săm Pun. Ngoài việc là một cửa khẩu để thực hiện việc thông thương hàng hóa với nước láng giếng Trung Quốc, cửa khẩu Săm Pun còn là một nơi có cảnh đẹp mê hồn. Nơi đây được mệnh danh là “cổng trời” của Hà Giang. Để biết được cửa khẩu Săm Pun đẹp như nào xin mời các bạn theo dõi phần sau của bài viết với việc tìm hiểu con đèo Săm Pun hùng vĩ.
Mốc 476 tương ứng với cửa khẩu Săm Pun
Cửa khẩu Săm Pun tương ứng với cột mốc 476 của hệ thống mốc biên giới Việt – Trung
2. Cửa khẩu Thanh Thủy
Cửa khẩu Thanh Thủy chính là cửa khẩu lớn nhất Hà Giang, được xây dựng khang trang nhất tại Hà Giang với những hoạt động thương mai cực kì sôi động của hai nước. Cửa khẩu này giáp với tỉnh Vân Nam – một tỉnh khá lớn của Trung Quốc và chỉ cách thành phố Hà Giang khoảng 25km nên rất thuận tiện để tham quan. \
Cột mốc 261 đặt trước cổng cửa khẩu Thanh Thủy
Cửa khẩu Thanh Thủy ứng với cột mốc sô 261 trong hệ thống cột mốc biên giới Việt – Trung
3. Cửa khẩu Bạch Đích
Nếu cửa khẩu thanh Thủy là một cửa khẩu lớn với kim ngạch xuất nhập khẩu lớn thì cửa khẩu Bạch Đích lại là một cửa khẩu đê phục vụ tiểu ngạch. Nói nôm na đây chính là một phiên chợ thông thương biên giới giữa hai nước.
Chợ cửa khẩu Bạch Đích
Do những đặc điểm như thế mà cửa khẩu Bạch Đích là một cửa khẩu rất đáng để ghé thăm, đến với cửa khẩu Bạch Đích các bạn sẽ được trải nghiệm cảm giác của một phiên chợ đa dạng về văn hóa, ngôn ngữ và những mặt hàng được bày bán cũng rất đa dạng nữa. Có một đặc điểm đó là phiên chợ này chỉ họp vào ngày Thân và ngày Dần hàng tháng nên trước khi ghé thăm các bạn nên tìm hiểu trước nhé
Cửa khẩu Bạch Đích ứng với cột mốc 358 trong hệ thống cột mốc biên giới Việt – Trung.
4. Cột cơ Lũng Cú
Cột cờ Lũng Cú là một trong những nơi chắc chắn sẽ xuất hiện trong danh sách “những nơi nhất định phải đi khi đến du lịch Hà Giang” của rất nhiều người. Cột cờ Lũng Cú chính là cao điểm mang tọa độ 23°21’ vĩ Bắc và 105°20' kinh Đông, nằm tại KHU VỰC CỰC BẮC CỦA NƯỚC TA. Đây là một địa điểm linh thiêng mang đậm tinh thần tự do, khẳng định chủ quyền của tổ quốc ta.
Cột cờ Lũng cú là địa điểm check in không thể bỏ qua khi đến Hà Giang
Ngoài cao điểm cột cờ Lũng Cú ra thì ở đây còn có một quán café rất đặc biệt đó là quán café cực Bắc, quán café này tuy không có nhiều điều đặc biệt nhưng với cách bài trí thông minh kết hợp với văn hóa của người dân tộc thiểu số đã gây ra rất nhiều thú vị với mỗi du khách đến dây.
Cột cờ Lũng cú chính là địa điểm mơ ước số 1 của mỗi một du khách, mỗi một “phượt thủ” khi đến với mảnh đất Hà Giang này.
5. Cột mốc 428 – điểm cực bắc thật sự của Việt Nam
Có một sự nhầm lẫn nho nhỏ đó chính là địa điểm cực Bắc của Việt Nam không phải là cao điểm Cột cờ Lũng Cú ở trên mà chính xác ra phải là cột mốc mang số hiệu 428 của hệ thống cột mốc biên giới Việt – Trung, cột mốc này nằm ở tọa độ 23°22’ vĩ Bắc, 105°20’ kinh Đông, tức là còn cách cột cờ Lũng Cú khoảng 2km nữa. nếu tính theo tính toán của những nhà địa lý. Nếu đến Hà Giang và ghé thăm Cột cờ Lũng cú thì các bạn cũng đừng quên ghé thăm cột mốc 428 – Cực bắc thực sự cảu Việt Nam này nhé.
Cột mốc 428 thiêng liêng
II. Dốc, đèo, núi đá, cao nguyên
Dốc và đèo chính là “đặc sản” mà Hà Giang nhiều và đẹp nhất, tại đây đã có những con đèo đi vào huyền thoại hay những con dốc đã đi vào thơ ca, được dân “phượt” mê mẩn bấy lâu nay.
1. Đèo Mã Pì Lèng
Đèo Mã Pì Lèng là một trong “tứ đại đỉnh đèo” của Việt Nam, chỉ với điều đó thôi cũng đã biết được mức độ hùng vĩ của con đèo này. Đến với Hà Giang, Mã Pì Lèng trở thành nơi được ghé chân nhiều nhất. Nơi đây còn nổi tiếng với giai thoại những thanh niên xung phong của 16 dân tộc tại Hà Giang cùng nhau lấn từng centimet núi đá để mở con đường huyền thoại này.
Đèo Mã Pì Lèng hùng vĩ
2. Con đường Hạnh Phúc
Nếu nhắc đến đèo Mã Pì Lèng mà không nhắc đến con đường hạnh phúc thì thật là quá thiếu sót. Đây cũng là con đường được thanh niên tình nguyện của 16 dân tộc thiểu số mở, gọi là con đường hạnh phúc vì con đường này mở ra chính là tia hy vọng xóa đói, giảm nghèo của người dân các huyện Mèo Vạc, Đồng Văn vốn dĩ chênh vênh và xa xôi, xe ô tô không thể nào mà có thể với đến được.
Con đường hạnh phúc như một sợi dây nằm vắt ngang, ôm lấy những ngọn núi đá, quang cảnh cực kì kì ảo, hùng vĩ, dây chính là nơi dừng chân ưa thích của mỗi phượt thủ khi đến với Hà Giang
3. Dốc Thẩm Mã
Dốc Thẩm Mã hay Dốc Thử Ngựa là một con dốc được dừng lại check in yêu thích thứ nhì của Hà Giang chỉ sau mỗi đèo Mã Pì Lèng. Tương truyền, tương truyền con dốc này là nơi được người dân Hà Giang dũng để thử sức ngựa, người ta sẽ thồ hàng vào ngựa rồi cho nó đi ngược dốc lên, khi đến đỉnh dốc con ngựa nào còn khỏe thì đó là ngựa tốt, còn con ngựa nào mà mệt thì là ngựa không tốt và sẵn sàng để giết thịt.
Dốc Thẩm Mã là nơi được dừng chân nhiều thứ nhì sau đèo Mã Pì Lèng
4. Dốc Bắc Sum
Nếu đi theo quốc lộ 4C hướng từ Thành Phố Hà Giang lên thì qua dốc Thẩm Mã các bạn sẽ đến một con dốc khác thú vị hơn, kì vĩ hơn đó chính là dốc Bắc Sum. Dốc Bắc Sum thực ra là sự kết hợp của nhiều con dốc, trong đó con dốc lớn nhất và nổi tiếng nhất chính là con dốc Chín Khoanh. Đây là con dốc có nhiều đoạn cua khó, biên độ dốc cao, dùng để thử thách sự can đảm của mỗi người qua đây.
Dốc Bắc Sum
5. Đèo Săm Pun
Như đã hứa từ đầu, sau đây chúng ta hãy cũng tìm hiểu về con đèo Săm Pun, nơi được mệnh danh là “cổng trời” khi đi tour Hà Giang.
Săm Pun là tên con đèo tại huyện Mèo Vạc – huyện nghèo nhất nhì Hà Giang, tuy nghèo khó và có khí hậu khắc nghiệt nhưng thiên nhiên ở Săm Pun lại cực kì hùng vĩ. Đường lên Săm Pun có một điều đặc biệt và cực kì thử thách đo chính là quãng đường rất dài, biên độ dốc lơn và rất treo leo. Đèo Săm Pun là con đèo cao nhất trong khu vực đó nên khi lên Săm Pun ta càng cảm nhận thêm sự treo leo và hùng vĩ.
Lên đến đỉnh Săm Pun ta sẽ gặp mây, mây mù trắng xóa, ở đây rất hiếm khi có nắng mà lúc nào cũng chỉ là một lớp mây mù bao quanh, bởi lẽ đó nơi này mới được mệnh danh là cổng trời của Hà Giang.
6. Núi đôi Cô Tiên
Núi đôi Cô Tiên hay Núi đôi Quản Bạ, là hai ngọn núi dường như “sinh đôi” giống nhau như đúc, thoạt nhìn, kết hợp với một chút nghệ thuật phồn thực rất phổ biến với người dân tộc thiểu số, đó chính là hình ảnh bầu ngực người thiếu nữ căng tròn đầy sức sống.
Núi đôi Cô Tiên nhìn từ xa
Truyền thuyết về cặp núi đôi này cũng được dân gian truyền miệng rất nhiều. Ngày xưa, con gái Ngọc Hoàng trót xuống trần thế, bén duyên và yêu một người phàm. Tình yêu của họ đơm hoa kết trái được một đứa con kháu khỉnh. Ngọc Hoàng biết chuyện đùng đùng nổi giận sai người xuống bắt con gái về. Người mẹ vì thương con đã để lại bầu ngực của mình cho con bú, lâu dần thành hai quả núi như bây giờ. Khu núi đôi cô tiên có cảnh đẹp và một trong những câu chuyện xúc động lòng người chắc chắn sẽ là trải nghiệm cực kì đáng nhớ trong chuyến đi Hà Giang của bạn đó.
7. Cổng trời Quản Bạ
Để ngắm nhìn núi đôi Cô Tiên một cách hoàn hảo nhất, các bạn có một lựa chọn đó chính là lên Cổng trời Quản Bạ. Cổng trời Quản Bạ là một điểm dừng chân rất nổi tiếng tại Quản Bạ - Hà Giang, ở đây có một “chòi quan sát” nằm ở độ cao khá lớn, khoảng 1500m so với mực nước biển. Đứng trên cao điểm các bạn có thể chiêm ngưỡng hoàn toàn miền cao nguyên đá, ngắm nhìn hoàn chỉnh núi đôi Cô Tiên – tuyệt tác giữa lòng thiên nhiên.
8. Cao nguyên đá Đồng Văn
Cao nguyên đá Đồng Văn có lẽ là địa điểm nổi tiếng nhất Hà Giang. Nơi đây là một hệ thốn hoang mạc đá rộng lớn của Hà Giang, được hình thành bởi hàng triệu năm trước, khi mà vùng núi này vẫn là những đại dương mênh mông.
Trên những vách đá treo leo của Cao nguyên đá Đồng Văn
Cao nguyên đá Đồng Văn được UNESCO xếp hạng là “công viên địa chất thế giới” năm 2014, và quả thực đến với Hà giang mà không ghé qua cao nguyên đá Đồng Văn thì sự thật đây là một sự phí hoài không đáng có trong chuyến đi của mình. Tại khu vực này cũng có những địa danh tham quan nổi tiếng khác mà chúng tôi sẽ đưa đến các bạn trong những phần sau của bài viết.
III. Hang động
Vì địa hình gồm rất nhiều núi đá và địa chất rất phực tạp, nên đi tour du lịch Hà Giang cũng được thiên nhiên ưu đãi có nhiều hàng động lớn và kì vĩ, sau đây chúng ta hãy cùng đi tìm hiểu xem hệ thống hang động tại Hà Giang nhé
1. Lùng Khúy – hang động huyền bí nhất Hà Giang
Hang động Lùng Khúy mới được đưa vào đón khách tham quan vào năm 2015, đây là một hang động nằm trong hệ thống cao nguyên đá Hà Giang. Đây là một hang động gần như là còn nguyên sơ với những khối thạch nhũ đặc biệt. Đường đến Lùng Khúy cũng rất đặc biệt bởi con đường ngoằn ngoèo, khúc khuỷu xung quanh núi đá chênh vênh, thử thách mọi sự dũng cảm của du khách.
Bên trong hang động Lùng Khúy
2. Động Én
Nếu là một người yêu thích những bộ phim kiến hiệp chắc chắn các bạn sẽ yêu thích hang động này. Động Én tuy không sâu nhưng lại có một cửa hang hứng trọn ánh mặt trời vào ban ngày, thăm quan hang Enms vào những ngày sáng trời, ta có cảm giác như đang lạc vào một câu chuyện xa xưa, nơi các ẩn sỹ thu mình, tránh xa thế gian sống cuộc sống ẩn dật, gần gũi với thiên nhiên.
Hang Én là nơi cắm trại mạo hiểm được ưa thích
IV. Di tích tôn giáo, lịch sử
Hà Giang tuy là một vùng đất còn nghèo, khó khăn nhưng cũng mang trong mình lịch sử phát triển và hoạt động tâm linh phong phú, hãy điểm qua một vài địa điểm sau đây nhé
1. Dinh thự họ Vương (Dinh thự vua Mèo)
Dinh thự nhà họ Vương hay còn gọi là Dinh thự vua Mèo. Đây là một biệt phủ do chi huyện cuối cùng của triều nhà Nguyễn là cụ Vương Chính Đức được người dân các tỉnh miền núi Hà Giang suy tôn làm “vua mèo”. Số tiền xây dựng lên dinh thự này là do tài sản tích cóp được khi còn buôn bán thuốc phiên của gia tộc họ Vương nên tham quan nơi này, ngoài những kỉ vật của nhà họ Vương, phòng làm việc cũng như nơi ở của gia đình cụ Vương Chính Đức còn có những di vật của việc buôn bán thuốc phiện năm xưa.
Cổng vào Dinh thự nhà họ Vương
Dinh thự nhà họ Vương là sự kết hợp hài hòa giữa kiến trúc cổ điển của người dân tộc thiểu số Hà Giang, kiến trúc của Trung Quốc và còn có cả kiến trúc của phương Tây thế kỉ XIX nữa, đây chính là địa điểm đáng đến nhất nếu bạn là một người yêu thích tìm hiểu về sự pha trộn văn hóa trong thời kì Pháp bắt đầu đô hộ nước ta thế kỉ XIX
2. Chùa Sùng Khánh
Chùa Sùng Khánh nằm tại xã Đạo Đức, huyện Vị Xuyên tỉnh Hà Giang, muốn lên được ngôi chùa này, các bạn phải đi qua hơn 100 bậc thang cao vút, được lát gạch đỏ. Chùa Sùng Khánh nằm trên núi Nùng, là một ngôi chùa với địa thế cực kì tốt, nằm tại lưng chừng núi, tựa núi và nhìn ra khoang cảnh bao la. Điểm thú vị của chùa Trúng Khánh chính là nơi đây lưu giữ hai bảo vật quốc gia đố là hai tấm bia được dựng vào thế kỉ XIV. Đây là hai tấm bia từ thời Trần có giá trị lớn trong việc nghiên cứu các văn bản và chữ viết của người Việt vào thời nhà Trần.
3. Căng Bắc Mê
Tại xã Yên Cường, huyện Bắc Mê có một địa điểm nghe tên khá lạ đó là Căng Bắc Mê. Được biết từ “căng” trong phiên âm tiếng Pháp là “trại lính”, đây chính là một trại lính, căn cứ quân sự và là nhà tù của thực dân Pháp trong thời kì đô hộ Việt Nam trong giai đoạn từ năm 1939 đến năm 1942.
Trong thời gian hoạt động, mặc dù đây là nhà tù nhưng lại trở thành trung tầm đầu não bồi dưỡng tư tưởng chính trị của Đảng Cộng Sản Việt Nam của những chiến sỹ cách mạng tại Hà Giang, tôi luyện ý chí cách mạng của con người cộng sản. Ngày nay tuy nhiều thứ đã không còn nguyên vẹn nhưng những kí ức về nó vẫn còn nguyên vẹn, mang nhiều bài học cho thế hệ mai sau.
V. Thác nước, suối, hồ
Hà Giang là một vùng đất cao nguyên đầy đá, và đương nhiên những mạch nước ngầm chảy ra dòng nước mát từ núi rừng là không thể thiếu rồi, hãy cùng dạo qua xem Hà Giang có những thác nước, suối, hồ nào đẹp nhé.
1. Hồ Noong
Chỉ cách trung tâm thành phố Hà Giang 20km, Hồ Noong thuộc địa bàn xã Phú Linh, huyện Vị Xuyên là một hồ nước tự nhiên rất đẹp. Hồ Noong ôn trọn lấy chân ngọn núi Noong và nằm trên dãy núi Tây Côn Lĩnh. Vì là hồ nước nằm trên dãy núi cao nên đường đi lên khá chênh vênh, nhiều dốc đá và trơn trượt nhưng bù lại cảnh rất đẹp và là trải nghiệm không bao giờ quên. Không những thế xung quanh khu vực hồ Noong là một khu vừng nguyên sinh với diện tích 100ha với một cảnh sắc vô cùng nguyên sơ, sảng khoái.
Hồ Noong rất đẹp và hoang sơ
2. Thác Táng Tinh
Thác Táng Tinh có lẽ là cái tên khá xa lạ với mọi người nhưng với những người ưa thích du lịch mạo hiểm tại Hà Giang thì nơi đây là một nơi rất quen thuộc. Đường xuống thác táng tinh bằng các phương tiện cơ giới không có, muốn đến được đây ta buộc phải đi bộ men theo những bậc thang dốc, trên quãng đường này du khách sẽ được chứng kiến cảnh nước non hùng vĩ và thảm thực vật còn nguyên sơ gần như chưa bị con người xâm lấn.
3. Thác Thí
Nếu “anh bạn hàng xóm” Cao Bằng có thác Bản Giốc hùng vĩ, được xệp loại “kỳ quan” thuộc top 4 thác lớn nhất thế giới thì Hà Giang lại khiêm tốn, chỉ có Thác Thí được ví như một phiên bản thu nhỏ của thác Bản Giốc. Nằm tại thôn Tân Sơn, thị trấn Việt Quang, huyện Bắc Quang, thác Thí nằm dưới chân dãy núi tây Côn Lĩnh nơi nổi tiếng là có khí hậu trong lành, thoáng mát. Thác Thí là một thác nước khá đặc biệt khi đây là một thác nước có 4 tầng, nước chảy mạnh và bọt trắng xóa quanh năm. Người ta vẫn ví thác Thí như một mái tóc của nàng tiên ở giữa vùng cổng trời Hà Giang.
VI. Những địa điểm gần gũi với người dân
Hà Giang là một tỉnh biên giới, số lượng dân tộc thiểu số rất nhiều tạo nên một bức tranh về văn hóa vô cùng đa dạng.
1. Phố cổ Đồng Văn
Phố cổ Đồng Văn là một thị trấn nhỏ nằm nép mình dưới thung lũng và bốn bề được núi đá bao quanh. Phố cổ đồng văn có khoảng 40 căn nhà với lối kiến trúc khá giống của Trung Quóc với việc lợp bằng ngói âm dương, sơn trắng và có treo lồng đèn đỏ. Tuy nhiên những căn nhà ở đây một số lại được làm theo lối nhà ống để tích hợp kinh doanh buôn bán, đây lại là kiến trúc tương tự với các ngôi nhà ở phố cổ Hà Nội.
Một góc phố cổ Đồng Văn
Đặc biệt, mỗi tháng, phố cổ Đồng Văn có 3 ngày tổ chức “đêm phố cổ”, vào những ngày này tất cả các ngôi nhà ở phố cổ đều được trang hoàng bằng lồng đèn vô cùng rực rỡ. Ngoài ra phố cổ Đồng Văn cũng là một nơi có bày bán những đặc sản của Hà Giang thuộc hàng ngon nhất ví dụ như thắng dền, bánh cuốn…
2. Hoàng Su Phì
Hoàng Su Phì là một huyện của Hà Giang, nơi đây nổi tiếng với những cảnh đồng ruộng bậc thang bát ngát, hùng vĩ. Đây cũng là nơi cung cấp ra loại gạo quý của Hà Giang mà không phải ai cũng được thưởng thức. Nếu đến Hoàng Su Phì chơi, các bạn hãy cố gắng căn đúng thời gian lúa chín nhé, chắc chắn chuyến đi đó sẽ là trải nghiệm không bao giờ quên đấy.
Ruộng bậc thang tại Hoàng Su Phì
3. Thị trấn Phó Bảng
Thị trấn Phó Bảng nằm tại huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang, tuy cách không xa phố cổ Đồng Văn nhưng nơi đây lại trái ngược hoàn toàn với phố cổ Đồng Văn, không tấp nập và xa hoa như ở phố cổ, nơi đây nằm ở vị trí cao hơn, yên bình hơn. Dạo chơi quanh những con đường yên ả, thưởng thức làn gió mát của cao nguyên đá, nơi đây chính là nơi chúng ta tìm về với yên bình giữa bộn bề cuộc sống khó khăn.
Phó Bảng là thị trấn yên ả tại Đồng Văn
Hà Giang có rất nhiều địa điểm vui chơi, tham quan, chuyến đi Hà Giang tuy gồ ghề, khó khăn và xa xôi nhưng cũng rất đáng, các bạn hãy đến du lịch Hà Giang một lần để biết được cuộc sống của con người nơi đây, cùng thư giãn và thêm yêu đời, tạm thời quên đi những bộn bề cuộc sống
Huy Thông/Cattour.vn - Ảnh: Internet