các chùa ở chùa Hương và những câu chuyện lịch sử về sự hình thành cũng như lối kiến trúc độc đáo luôn là sự thu hút với những người đam mê tìm hiểu văn hóa Việt.
Chùa Hương là một quần thể di tích thắng cảnh nổi tiếng của miền Bắc với lối kiến trúc độc đáo, sự hòa quyện về tôn giáo cùng với phong cảnh hữu tình, mộng mị.
Tìm hiểu chi tiết về Chùa Hương
Khi đến với du lịch Chùa Hương, từ đền Trình đi vào, đầu tiên là chùa Thiên Trù, còn gọi là chùa Trò hay chùa Ngoài. Theo truyền thuyết, xưa có lần vua Lê Thánh Tông đi tuần thú qua đây, đã đóng quân nghỉ tại thung lũng có chùa này và cho quân lính thổi cơm ăn. Ngẫu nhiên nhà vua quan tâm đến thiên văn địa lý khu vực chùa, thấy ứng với địa phận trên trời nằm vào chòm sao Thiên Trù (Bếp Trời), một sao chủ trong Tử vi nấu nướng, nhân đấy nhà vua đặt tên cho chùa là chùa Thiên Trù, còn thung lũng là thung lũng Phụ Mã.
Bật mí hành trình tour đi chùa Hương 1 ngày cho người đi lần đầu
Năm 1686, thời Lên Trung Hưng, chùa được xây dựng với quy mô lớn, lúc đó có tới trăm nóc nhà, với những công trình kiến trúc quy mô tinh xảo. Tuy nhiên, trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp, chùa đã bị tàn phá. Những di tích còn lại của chùa Thiên Trù xưa đến nay chỉ còn lại một vườn tháp, trong đó đáng chú ý nhất là tháp Thiên Thủy và Viên Công bảo tháp, đó là hai công trình nghệ thuật đất nung của thế kỷ thứ XVII. Khách thập phương đi trẩy hội thường nghỉ chân ăn uống tại đây để dưỡng sức mà lên động chính Hương Tích.
Trên đường từ chùa Thiên Trù vào động Hương Tích khoảng 1200m, thì đến suối Giải Oan. Từ đây nhìn lên phía bên trái là chùa Giải Oan tọa lạc trên triền núi thấp, dưới chân mái đá cao khoảng 30m.
Chùa Giải Oan gắn với chuyện Phật bà Quan Thế Âm thờ trong động Hương Tích: sau khi được thần núi cứu từ pháp trường về chùa Hương, tại đây bà tắm rửa sạch bụi trần, trút bỏ hết oan khiên, rồi được đức Phật Tổ Như Lai chỉ vào động Hương Tích tu hành chín năm thành chính quả.
Chùa Giải Oan do hòa thượng Thông Dung xây vào thập niên thứ hai của thế kỷ XIX có một mái dựa lưng vào vách núi, một mái lợp bằng gỗ lim. Đến năm Đinh Mão (1927), sư tổ Thanh Tích xây dựng lại theo kiểu cổ diêm, chất liệu bằng xi măng cốt thép, mái đắp ngói ống, các góc đao đắp rồng như hiện nay.
Đọc thêm: Chùa hương có gì đẹp mà hằng năm cứ mỗi dịp xuân về người người lại về đây dâng hương trẩy hội?
Một vài lưu ý bạn nên biết khi đi tour chùa Hương 1 ngày
Từ đền Trình nhìn sang sẽ thấy một nhánh suối nhỏ, đó là suối Long Vân, là một nhánh của suối Yến. Suối dài 1,5km từ bến Long Vân lên cao khoảng 150m là tới chùa. Ngôi chùa ở trên lưng chừng núi với ngọn tháp mái chùa ẩn hiện trong cảnh sương mây kỳ ảo. Qua eo núi thì đến động Long Vân, động được mở ra cùng thời với chùa, trong động có một tam bảo nhỏ thờ Phật. Hãy đi tour đi Chùa Hương và khám phá, tìm hiểu những ngôi chùa này nhé!
Mời các bạn tham khảo các tour du lịch lễ hội hấp dẫn khác của Cattour:
Tất cả tạo nên một quần thể chùa Hương huyền bí, mê hoặc và trang nghiêm, trải qua mấy trăm năm lịch sử đến nay, chùa Hương vẫn giữ được vẻ đẹp và sự linh thiêng vốn có từ thuở đầu. Hy vọng bài viết sẽ giúp bạn hiểu thêm về nguồn gốc và lịch sử các chùa tại khu danh thắng nổi tiếng này. Và đừng quên Cattour luôn có sẵn chương trình tour đi chùa Hương cũng như tour du lịch chùa Hương 1 ngày với lịch trình tối ưu và chuyên nghiệp nhất nhé!
Cattour tự hào là nhà tổ chức các tour du lịch chùa Hương hàng đầu!
Các bài viết liên quan:
Chùa Hương không khí mùa lễ hội
Chùa Hương hành trình về với đất Phật
Đi chùa Hương sắm lễ như thế nào
Những điểm đến bạn không thể bỏ qua khi du lịch chùa Hương 1 ngày
Phương Trần / Cattour.vn - Ảnh: Internet
Xem thêm: chùa Hương các chùa ở chùa Hương lịch sử chùa Hương
Chùa Hương thuộc tỉnh nào, nghệ thuật và kiến trúc chùa Hương có gì đặc biệt mà lại có sức hấp dẫn vô cùng lớn với khách du lịch để tìm hiểu kiến trúc cổ Việt Nam.
các chùa ở chùa Hương và những câu chuyện lịch sử về sự hình thành cũng như lối kiến trúc độc đáo luôn là sự thu hút với những người đam mê tìm hiểu văn hóa Việt.
Chùa Hương gồm những chùa nào trong quần thể thắng cảnh chùa Hương là câu hỏi của nhiều du khách khi muốn đi hành hương lễ Phật tại đây. Chùa Hương hay còn gọi là chùa Hương Tích, là một trong những ngôi chùa nổi tiếng bậc nhất miền Bắc bởi vị trí tọa lạc nơi non nước hữu tình với cảnh sắc thiên nhiên tuyệt đẹp.
Chùa Hương Hà Nội - không khí mùa lễ hội rất đặc trưng tạo nên một nét thú vị mà khách thập phương vô cùng thích thú khi đi trẩy hội.
Chùa Hương hay còn gọi là chùa Hương Tích, là một trong những ngôi chùa nổi tiếng bậc nhất miền Bắc bởi vị trí tọa lạc nơi non nước hữu tình với cảnh sắc thiên nhiên tuyệt đẹp. Chùa Hương cũng là ngôi chùa mang đậm giá trị tâm linh thiêng liêng của người Việt.
Đi chùa Hương sắm lễ như thế nào mới là đúng và đủ tại các động, các ban thờ luôn là đề tài được tranh luận nhiều mỗi dịp đầu năm người người đi trẩy hội.