Trước khi bắt đầu chuyến du lịch đến Tây Tạng thì câu hỏi mà khá nhiều du khách đặt ra đó là: Hiện nay cuộc sống của người Tây Tạng như thế nào? Cùng Cattour.vn tìm hiểu về lịch sử, văn hóa, cuộc sống ở Tây Tạng trước hành trình khám phá vùng đất linh thiêng, huyền bí này nhé!
Trước cuộc xâm lược của Trung Quốc vào năm 1950, Tây Tạng đã duy trì một nền văn hóa, tôn giáo và ngôn ngữ độc đáo trong nhiều thế kỷ. Ngày nay, nền văn hóa này đang bị đe dọa từ sự di dân hàng loạt của Trung Quốc và sự kiểm soát chặt chẽ mọi khía cạnh của văn hóa Tây Tạng và bản sắc dân tộc vùng đất này. Cùng với các quốc gia khác trên thế giới, Tây Tạng đã thay đổi rất nhiều trong 70 năm qua. Mỗi ngày người Tây Tạng vẫn tiếp tục gìn giữ, bảo tồn văn hóa của họ.
Tây Tạng có lịch sử lâu đời và phong phú như một quốc gia tồn tại song song với Trung Quốc đại lục trong suốt khoảng thời gian chính trị châu Á thay đổi quyền lực giữa các đế vương và vương quốc. Năm 1913, Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 13 đã ban hành một tuyên bố tái khẳng định nền độc lập của Tây Tạng và đất nước này đã duy trì quốc kỳ, tiền tệ, tem, hộ chiếu và quân đội của riêng mình.
Sau cuộc cách mạng Cộng sản Trung Quốc năm 1948, Trung Quốc xâm chiếm Tây Tạng năm 1950. Bị áp đảo, Tây Tạng buộc phải từ bỏ nền độc lập. Sau một cuộc nổi dậy thất bại chống lại sự cai trị của Trung Quốc vào năm 1959, Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 - lãnh đạo chính trị và văn hóa của Tây Tạng lúc bấy giờ - đã phải sống lưu vong ở Ấn Độ, theo sau là hàng chục ngàn người Tây Tạng. Từ năm 1959, chính phủ Trung Quốc đã thực hiện toàn quyền kiểm soát đối với Tây Tạng, sử dụng tất cả các công cụ đàn áp để răn đe và trừng phạt kháng chiến của Tây Tạng.
Ngày nay, Tây Tạng được thế giới công nhận là khu vực tự trị thuộc lãnh thổ Trung Quốc. Ngày càng có nhiều người Trung Quốc xuất hiện ở Tây Tạng thế nhưng sau nhiều năm, văn hóa, tín ngưỡng của người Tây Tạng vẫn giữ được nét vẹn nguyên trong lối sống và tâm hồn. Đối với khách du lịch Tây Tạng là điểm đến hấp dẫn - nơi ẩn chứa nhiều điều huyền bí và thiên nhiên nguyên sơ, tươi đẹp.
Xem thêm: Cần chuẩn bị những gì trước khi đi tour Thượng Hải Hàng Châu Tô ChâuMê mẩn trước cảnh đẹp của các điểm đến trong tour Thượng Hải
Văn hóa và bản sắc Tây Tạng gắn liền với Phật giáo Tây Tạng và nơi đây được xem là lãnh địa của Phật Pháp khi hầu hết người dân địa phương đều là những người tôn sùng tôn giáo này.
Sinh hoạt tôn giáo và các nguyên tắc Phật giáo là một phần của cuộc sống hàng ngày đối với hầu hết người Tây Tạng. Các tu sĩ nam, nữ đóng một vai trò quan trọng trong cộng đồng của người Tây Tạng mang đến những hướng dẫn hữu ích mang tính giáo dục. Người dân Tây Tạng thường rất tích cực trong việc bảo vệ và gìn giữ môi trường, ngôn ngữ và văn hóa của Tây Tạng. Hầu như tất cả người Tây Tạng đều tôn sùng Dalai Lama. Sự lưu vong của ông và cách chính phủ Trung Quốc đối xử với Tây Tạng là nguồn cơn của những buồn đau, sự tức giận của người dân Tây Tạng.
Lòng trung thành của người Tây Tạng đối với Dalai Lama và Phật giáo Tây Tạng được coi là mối hiểm nguy đối với nhà nước Trung Quốc đang chiếm đóng. Do đó tất cả các khía cạnh của hoạt động tôn giáo tại đây đều được giám sát và kiểm soát chặt chẽ. Người dân chỉ cần sở hữu một hình ảnh của Dalai Lama có thể bị bắt và tra tấn. Các tu sĩ thường xuyên trở thành mục tiêu của việc hạn chế an ninh và các tu sĩ cũng chiếm một tỷ lệ đáng kể các tù nhân chính trị ở Tây Tạng.
Xem thêm: Nằm lòng lịch trình tour du lịch Trung Quốc Bắc Kinh Thượng Hải chỉ với 5 triệu đồngCó gì đặc biệt trong tour du lịch Thượng Hải mà hấp dẫn du khách đến thế?
Tây Tạng là vùng đất giàu truyền thống, một số người Tây Tạng đặc biệt là dân du mục có lối sống ít thay đổi qua nhiều thế hệ. Đây cũng là một vùng đất khá hiện đại tại tác thành thị với cuộc sống bận rộn, tấp nập.
Thông tin liên lạc rất quan trọng đối với người Tây Tạng và việc sử dụng điện thoại di động và internet tại đây đã rất rộng rãi, kể cả ở một số vùng xa xôi nhất của Tây Tạng. Trong khi Trung Quốc cố gắng ngăn chặn người Tây Tạng tiếp cận với truyền thông và ảnh hưởng của nước ngoài, thì người Tây Tạng làm việc chăm chỉ để tránh các hạn chế và hòa nhập với thế giới bên ngoài biên giới của họ.
Nhiều người trẻ đang tìm cách để chống lại sự cai trị của Trung Quốc và bảo tồn văn hóa Tây Tạng. Điều này bao gồm phong trào Lhakar hoặc "Thứ tư trắng" - đây là tập quán mà theo đó người Tây Tạng quảng bá văn hóa riêng của họ, nói ngôn ngữ riêng của họ, mua sắm độc quyền tại các cửa hàng Tây Tạng và mặc quần áo Tây Tạng để bày tỏ mong muốn từ chối sự cai trị của Trung Quốc.
Cuộc sống của người Tây Tạng bị chi phối bởi tôn giáo. Tôn giáo xuất hiện trong hoạt động, sinh hoạt của người dân hàng ngày thậm chí là hàng giờ. Người Tây Tạng dành phần lớn thời gian của họ để cầu nguyện hoặc thực hiện các hoạt động tôn giáo khác chẳng hạn như quay bánh xe cầu nguyện và treo cờ cầu nguyện để khiến tâm hồn hướng Phật. Phật tử Tây Tạng cũng gửi con trai của họ đến các tu viện, tham gia hành hương, làm việc thiện và tặng quà cho các Lạt ma để công đức cho Phật.
Các nghi lễ phổ biến ở Tây Tạng đó là: cọ xát đá thánh với nhau, cách cầu nguyện phước lành truyền thống của dân địa phương là nhúng một ngón tay vào sữa và vẩy nó lên bầu trời (phổ biến ở Mông Cổ hơn Tây Tạng). Các tòa nhà được ban phước bởi một Lạt ma. Một Phật tử Tây Tạng giải thích: "Trước khi bạn làm bất cứ điều gì, bạn phải có sự cho phép của các vị thần."
Những người phụ nữ của gia đình thức dậy sớm hơn hàng giờ trước bình minh, kéo nước và gỗ, vắt sữa và cho thú ăn. Người mẹ trẻ rót trà bơ yak ... Bế con, đồng thời cho con bú, thêm củi vào bếp, kiểm tra gạo, khuấy bơ yak, rửa chén, phân loại ớt.... Sáng sớm là khoảng thời gian khá bận rộn với những người phụ nữ Tây Tạng.
Nhờ có du lịch phát triển mạnh mà người Tây Tạng hiện nay đã có cuộc sống hiện đại và thay đổi rất nhiều. Tuy nhiên sự tôn sùng tôn giáo, văn hóa của người Tây Tạng vẫn luôn “chảy” trong dòng máy của người dân bản địa. Đi du lịch Tây Tạng các bạn hãy thể hiện sự tôn trọng văn hóa bản địa bằng cách mặc trang phục kín đáo khi đến các tu viện, không chỉ tay hay vỗ đầu bất cứ ai.
Xem thêm: Điểm đến nào lý tưởng nhất trong tour Bắc Kinh?
Di chuyển qua các cao nguyên Tây Tạng để chăn nuôi gia súc là cuộc sống truyền thống của người Tây Tạng qua nhiều thế kỷ. Từ đầu những năm 1990, Trung Quốc đã tìm cách thực thi quyền kiểm soát đối với Tây Tạng bằng cách phá hủy lối sống du mục. Chính phủ Trung Quốc đã di chuyển hơn hai triệu người du mục Tây Tạng từ vùng đất mà họ đã sống qua nhiều thế hệ đến các khu định cư đô thị giống như doanh trại. Bị tách khỏi lối sống truyền thống, những người du mục phải đối mặt với nghèo đói, thất nghiệp và loại trừ bởi xã hội.
Những người du mục Tây Tạng đã phản đối các chương trình tái định cư và cả các dự án khai thác và đắp đập của Trung Quốc đe dọa đến môi trường của họ. Thường thì họ chống lại việc xây dựng có nguy cơ làm hỏng các hồ và núi thiêng. Đến Tây Tạng, một trong những điểm nổi bật nhất đó là các ngọn núi, hồ nước linh thiêng đã ăn sâu vào tâm trí của người dân địa phương.
Người Tây Tạng nói một số ngôn ngữ. Những ngôn ngữ này hoàn toàn tách biệt với các ngôn ngữ Trung Quốc, tất cả chúng hiện đang bị đe dọa và mất dần bởi sự thúc đẩy mạnh mẽ tiếng Trung phổ thông. Tiếng Trung Quốc phổ thông đang là ngôn ngữ chính thức của kinh doanh, giáo dục và chính phủ hiện nay.
Xem thêm: Du lịch Thượng Hải Trung Quốc nên mua gì về làm quà?Bạn biết gì về du lịch Thượng Hải?
Mặc dù tiếng Tây Tạng được dạy ở một số trường nhưng tại hệ thống giáo dục tiểu học và trung học được dạy chủ yếu bằng tiếng Quan thoại, tiếng Tây Tạng chỉ là ngôn ngữ thứ hai. Kỳ thi tuyển sinh vào các trường đại học là bằng tiếng Trung Quốc. Kết quả là, một số thanh niên Tây Tạng không biết viết chữ bằng tiếng Tây Tạng. Nhiều người Tây Tạng ngày nay lo lắng sâu sắc về số phận của chữ viết Tây Tạng và nói tiếng Tây Tạng nhưng những nỗ lực của họ để thúc đẩy ngôn ngữ thông qua giáo dục bị nhà nước đàn áp nặng nề.
Nhiều người Tây Tạng làm việc để bảo tồn văn hóa Tây Tạng, chẳng hạn như mở và điều hành các lớp học ngôn ngữ địa phương. Tuy nhiên, những người làm như vậy đang chịu áp lực ngày càng tăng. Chính quyền ở một số khu vực của Tây Tạng buộc các tu viện ngừng cung cấp các lớp học chữ Tây Tạng cho các cộng đồng địa phương. Tashi Wangchuk - người lên tiếng chống lại những hạn chế ngày càng tăng, đã bị bắt vào năm 2016 và đang thụ án năm năm tù. Một số nhạc sĩ bị bỏ tù cũng đã viết các bài hát kêu gọi sử dụng tiếng mẹ đẻ của người Tây Tạng - ví dụ, Kalsang Yarphel - người đã bị kết án bốn năm tù.
Người Tây Tạng cũng nói một số ngôn ngữ khác ngoài tiếng Tây Tạng. Các nhà ngôn ngữ học ước tính rằng người Tây Tạng ở Trung Quốc nói khoảng 30 ngôn ngữ phi Tây Tạng khác biệt. Các ngôn ngữ này hoàn toàn không được công nhận và không được hỗ trợ bởi chính phủ Trung Quốc. Họ đang ở trong một tình huống cực bất lợi, hầu hết trong số ngôn ngữ này sẽ phải đối mặt với sự biến mất hoàn toàn theo thời gian.
Trên đây là những thông tin về cuộc sống của người Tây Tạng qua nhiều thời kỳ. Hy vọng bài viết đã giúp bạn có hiểu hơn về lịch sử, văn hóa, con người Tây Tạng trước chuyến đi khám phá vùng đất này. Chúc bạn có chuyến đi Tây Tạng nhiều niềm vui, khoảnh khắc ý nghĩa bên bạn bè, người thân yêu của minh nhé!
5 lý do khiến bạn phải xách balo lên và đi tour du lịch Bắc Kinh luônNhững trải nghiệm thú vị mà sẽ được trải nghiệm trong tour Bắc Kinh Thượng Hải Hàng Châu Tô ChâuCần lưu ý những gì khi đi tour Bắc Kinh Thượng Hải
TT / Cattour.vn - Ảnh: Internet
Xem thêm: Trung Quốc Tây Tạng Tibet
Everest chắc chắn là ngọn núi nổi tiếng nhất thế giới bởi đây được xem là đỉnh toàn thế giới. Chinh phục, khám phá vẻ đẹp của Everest là ước mơ của biết bao du khách yêu thích vẻ đẹp hùng vĩ, ngoạn mục của thiên nhiên. Nếu bạn đang muốn có một chuyến đi đặt chân đến vùng đất hùng vĩ bậc nhất thế giới này thì đừng bỏ lỡ những thông tin hữu ích dưới đây nhé!
Du lịch Tây Tạng là một trong những điểm đến không thể không bỏ qua đó là Lhasa - thủ phủ của cao nguyên cao nhất Thế giới. Lhasa được coi là trái tim của Tây Tạng, trung tâm văn hóa, tôn giáo, chính trị của vùng đất rộng lớn này. Hầu hết các chuyến du lịch Tây Tạng đều có điểm dừng chân tại Lhasa, nơi đây cũng là thành phố tọa lạc rất nhiều những điểm du lịch nổi tiếng hàng đầu của thánh địa Phật giáo này.
Vẻ đẹp hùng vĩ, nguyên sơ của Tây Tạng khiến biết bao trái tim yêu du lịch phải ngẩn ngơ. Khách du lịch Việt Nam yêu thích vẻ đẹp của cao nguyên Thanh Hải - Tây Tạng cũng ngày một nhiều hơn. Tuy nhiên trước quyết định du lịch Tây Tạng thì chi phí cho một chuyến đi đến vùng đất này là bao nhiêu tiền cũng là một trong những thắc mắc lớn của du khách. Cùng tìm hiểu chi tiết về các chi phí cho hành trình khám phá Tây Tạng nhé!
Cung điện Potala được coi là biểu tượng kiến trúc, văn hóa, tôn giáo vĩ đại của Tây Tạng. Du lịch cao nguyên Tây Tạng, Trung Quốc điểm đến không thể bỏ qua đó là cung điện Potala. Vậy điều gì đã khiến cung điện này trở thành điểm đến thiêng liêng của cả một vùng đất rộng lớn - Tây Tạng? Hãy cùng khám phá lịch sử, vẻ đẹp và kiến trúc của nơi này nhé!
Tây Tạng nổi tiếng là vùng đất huyền bí linh thiêng với phong cảnh thiên nhiên hùng vĩ, ấn tượng bậc nhất thế giới. Du lịch Tây Tạng một trong những điểm đến không thể bỏ qua đối với bất cứ vị khách nước ngoài nào đó là hồ Yamdrok - hồ nước trong nhất và đẹp nhất Tây Tạng. Cùng chiêm ngưỡng, ngắm nhìn và tìm hiểu về hồ thiêng Yamdrok của Tây Tạng nhé!
Trước khi bắt đầu chuyến du lịch đến Tây Tạng thì câu hỏi mà khá nhiều du khách đặt ra đó là: Hiện nay cuộc sống của người Tây Tạng như thế nào? Cùng Cattour.vn tìm hiểu về lịch sử, văn hóa, cuộc sống ở Tây Tạng trước hành trình khám phá vùng đất linh thiêng, huyền bí này nhé!