10 di tích lịch sử dưới đây chắc chắn sẽ là những điểm đến thú vị trong chuyến đi của bạn đấy
Vùng đất Quảng Bình được vinh danh là miền đất phong thủy hữu tình, địa linh nhân kiệt. Nơi đây không chỉ được thiên nhiên ban tặng cho cảnh quan đẹp đẽ, khu hang động nguyên sơ, kỳ vĩ, nơi giao thoa hội tụ của nhiều nền văn hóa mà còn có hàng loạt khu di tích lịch sử, văn hóa gắn liền với triều đại phong kiến cũng như công cuộc đấu tranh bảo vệ đất nước. Theo đó, dưới đây là một số khu di tích tiêu biểu, nổi tiếng thuộc hệ thống di tích lịch sử, văn hóa, các danh thắng cấp tỉnh, cấp quốc gia mà bạn cần biết đấy nhé.
1. Di tích lịch sử Tam Tòa
Di tích lịch sử Tam Tòa được xây dựng vào thế kỷ 19, là một nhà thờ Công Giáo lớn nhất tại Quảng Bình lúc bây giờ. Tọa lạc ngay trung tâm thành phố Đồng Hới, nhà thờ Tam Tòa được xây dựng theo lối kiến trúc Gothic đặc trưng Châu Âu. Về chi tiết và nội thất trang trí bên trong được đánh giá là một trong những kiểu kiến trúc nhà thờ đẹp nhất lúc bấy giờ.
Di tích lịch sử nhà thờ Tam Tòa
Câu chuyện nhà thờ Tam Tòa thời bình còn trở thành đề tài tranh cãi về việc phục dựng kiến trúc và đời sống tinh thần cho giáo dân. Điều đó đã khiến nơi đây trở thành một trong những điểm đến mang nhiều màu thăng trầm mà khi có dịp du khách du lịch Quảng Bình ghé thăm đều không khỏi bồi hồi về một công trình kiến trúc có giá trị sâu sắc. Mặc dù trải qua những năm tháng chiến tranh khốc liệt, nhà thờ Tam Tòa giờ đây bị phá hủy gần như toàn bộ. Ngày nay, di tích tháp chuông không còn vẹn nguyên nhưng nơi đây đã trở thành điểm du lịch tham quan để du khách và thế hệ sau này nhớ đến sự tàn khốc của chiến tranh.
2. Lăng mộ Lễ Thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh
Nằm trên một ngọn đồi rộng của dãy núi An Mã, xã Trường Thủy, huyện Lệ Thủy, lăng mộ Lễ Thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh phải cách trung tâm huyện Lệ Thủy khoảng 25km về phía Nam. Lễ Thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh được coi là “Thượng đẳng thần”, “Khai quốc công thần’’. Dưới thời Chúa Nguyễn, ông đã tổ chức một cuộc di dân lớn nhất trong lịch sử, đưa người dân từ vùng Quảng Bình trở vào khai phá vùng đất Nam Bộ trù phú như ngày nay.
Tài thao lược, trí thông minh và bản lĩnh của ông đã lập được nhiều chiến công hiển hách. Sau này, khi ông mất đi, nhà Nguyễn đã truy phong công trạng với sự đánh giá rất cao tài năng và phẩm chất của ông. Sức ảnh hưởng của ông khá rộng rãi ở khắp các tỉnh miền Trung, Tây Nam Bộ khi ở đâu cũng có nhà thờ, đền thờ. Hiện nay tại tỉnh Quảng Bình, phía trong khuôn viên Lăng mộ Nguyễn Hữu Cảnh, người dân vẫn còn lưu giữ tấm bia đá ghi nhớ công lao.
Sau quá trình trùng tu, lăng mộ Lễ Thành Hầu Nguyễn Hữu Cảnh mang một diện mạo mới. Khu di tích được xây dựng nhiều hạng mục bề thế bằng đá. Trước khi bước vào khu lăng mộ, bạn phải đi qua một cây cầu đá ba nhịp bắc qua một hồ nước. Nằm phía bên kia cầu là bốn trụ biểu bằng đá, đánh dấu khu vực chính của lăng mộ. Nối tiếp hàng trụ biểu là con đường đá lát dẫn đến nhà bia. Theo đó, trước lối vào mộ có một hương án, lư hương được chạm trổ bằng đá vô cùng tinh xảo. Phần mộ được xây có hình dạng của một ngôi nhà với hai tầng mái, bao quanh bằng một vòng tường đá thấp. Ngoài ra còn có bức bình phong hậu làm bằng đá, chạm hình hổ phù.
3. Cổng Trời - Chalo
Nằm ở khu vực xã Dân Hóa, huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình, Cổng Trời – Cha lo là điểm di tích văn hóa, lịch sử của tuyến đường 12A thuộc hệ thống đường mòn Hồ Chí Minh. Di tích Cổng Trời gắn liền với cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Nơi đây đã chứng kiến kỳ tích của biết bao nhiêu lớp người Việt Nam đã chiến đấu không mệt mỏi trở thành những chiến công mang tính huyền thoại. Nơi đây đã đi vào lịch sử lẫy lừng với biết bao chiến công của những người anh hùng liệt sỹ vô danh, lực lượng nữ thanh niên xung phong với những đóng góp và hy sinh thầm lặng cho hòa bình của đất nước.
Cổng Trời - Chalo
Trong giai đoạn này, Cổng Trời Cha lo là điểm huyệt quan trọng của tuyến đường chiến lược 12A thuộc hệ thống đường Hồ Chí Minh thiết yếu nối liền hai miền. Theo đó, để ngăn chặn sự chi viện của miền Bắc vào miền Nam, nơi đây cũng chịu chung sự hứng chịu của hàng ngàn tấn bon đạn suốt thời kỳ kháng chiến gian khổ. Với địa hình hiểm trở, núi non hùng vĩ, vùng đất này được bao phủ xung quanh bởi những cây rừng đan tầng ngày một vươn cao hơn. Đặc biệt nhiều loại dược liệu quý cùng các đặc sản rừng nhiệt đới khiến du khách khi đi tour ghép Quảng Bình không khỏi ngỡ ngàng khi đến với Cha lo – Cổng Trời.
Hơn 30 năm sau chiến tranh, ngày nay mỗi khi đặt chân lên Cha Lo - Cổng Trời, ngày nay, nơi đây đã trở thành cửa khẩu quốc tế của cả nước, để giao lưu kinh tế với các nước láng giềng. Du khách sẽ được ngắm nhìn thiên nhiên kỳ thú của núi rừng Trường Sơn hùng vĩ và hơn thế nữa là được sống lại một thời oanh liệt của mảnh đất kỳ tích này. Quá khứ đã qua đi nhưng bóng hình Cổng Trời năm xưa vẫn đứng hiên ngang che chở cho từng đoàn quân, đoàn xe vận tải lương thực, vũ khí đạn dược chi viện cho chiến trường miền Nam vẫn còn mãi ghi dấu. Và hơn thế nữa,
4. Khảo cổ Hồ Bàu Tró
Hơn 500km từ Hà Nội chạy trên Quốc lộ 1A, du khách sẽ đặt chân đến thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình. Nằm bên bên bờ Nhật Lệ, hồ Bàu Tró chỉ cách đó có hơn 100 mét nhưng lại là một hồ nước ngọt quanh năm một màu nước xanh trong. Bạn dễ dàng nhìn thấy vùng hồ khi đứng trên đồi cát thuộc phường Hải Thành nhìn xuống. Từ đây, khoảng cách từ biển đến hồ tưởng chừng chỉ cách nhau vài gang tay. Nhưng lạ thay dù gần nhau đến vậy nhưng nước hồ lại ngọt, không bị nhiễm mặn nên được coi như nguồn nước ngọt dồi dào cung cấp nước sinh hoạt cho cư dân từ bao đời nay.
Hồ Bàu Tró
Di chỉ khảo cổ Hồ Bàu Tró được phát hiện vào mùa hè năm 1923 khi Hồ Bàu Tró là hồ nước ngọt nằm giữa các đồi cát ven biển, phía Đông Bắc thành phố Đồng Hới. Trải qua nhiều cuộc khai quật có quy mô của các chuyên gia ở trong và ngoài nước, hiện nay Hồ Bàu Tró đã hé lộ di chỉ từ thời tiền sử đá với các vật dụng như: rìu đá, bàn mài, chày nghiền, nghiền hạt, chì lưới, mảnh đồ gốm hoa văn, màu sắc cũng được tìm thấy tại đây.
Việc phát hiện ra những di chỉ này là minh chứng cho một thời kỳ văn hóa cổ đại, mang ý nghĩa lịch sử quan trọng, đặt cho nền văn hóa hậu kỳ đá mới sau này. Bên cạnh đó, Hồ Bàu Tró còn là một thắng cảnh tự nhiên vẫn giữ được đường nét nguyên sơ, hoang vu với nguồn nước ngọt trong mát đã biến hồ trở thành nơi hấp dẫn du khách từ khắp mọi nơi đến với du lịch Quảng Bình.
5. Quảng Bình Quan
Di tích lịch sử kiến trúc Quảng Bình Quan là nơi giao thoa của những tuyến đường đi về hướng Tây và Đông của thành phố. Với vị trí nằm ở trung tâm thành phố, thuộc địa phận phường Hải Đình, sát bên con đường thiên lý Bắc - Nam hiện đại, Quảng Bình Quan ở vị thế đắc địa làm tuyến giao thương của cả Nam Bắc lẫn giao Đông Tây của thành phố Đồng Hới.
Quảng Bình Quan có nhiều tên gọi, khi người thì nói đó là cửa vào dinh Quảng Bình hoặc cổng Bình Quan. Nơi này đã trở thành biểu tượng của tỉnh Quảng Bình bởi mang trên mình biết bao trầm tích của vùng đất địa linh nhân kiệt. Dưới triều đại phong kiến, Quảng Bình Quan là một trong qua cửa chính có liên quan chặt chẽ với thành lũy Đâu Mâu - Nhật Lệ với chiều dài lên tới hơn 3.000 trượng. Sau đến thời kỳ trước Cách mạng tháng Tám, Quảng Bình Quan từng nhiều lần bị phá, hủy hoại tuy nhiên sau này, di tích đã được khôi phục gần như nguyên bản.
Để đến với Quảng Bình Quan ngày nay rất dễ dàng và thuận tiện. Theo đó, nếu có dịp đi tour Quảng Bình, du khách không nên bỏ qua một lần để hiểu hơn về những cung đường, vùng đất lịch sử mà người xưa trải qua một thời nhé.
Quảng Bình Quan
6. Lũy Thầy
Trong bối cảnh cuộc chiến Trịnh - Nguyễn phân tranh, hệ thống thành lũy được lập nên dựa vào địa thế hiểm trở nhằm phân chia địa giới, ngăn chặn sự tiến công vào đàng Trong. Theo đó, đôi bờ sông Gianh được lấy làm ranh giới, đồng thời hệ thống thành lũy mà trong đó nổi tiếng nhất phải kể đến Lũy Thầy là một công trình vừa mang tính quân sự thời cổ vừa mang tính lịch sử quan trọng của Việt Nam.
Lũy Thầy
Lũy Thầy được khởi công đắp vào năm 1631, ở Đồng Hới, Quảng Bình. Hệ thống thành lũy này cao 12 thước, dài 10 dặm, trải dài từ núi Đầu Mâu đến cửa sông Nhật Lệ đổ ra biển. Mặt lũy khá rộng, cứ mỗi đoạn 40 thước lại có một pháo đài, có đặt súng Thần công ở đó. Mặc dù Lũy Thầy được đắp bằng đất, nhưng là một công trình phòng thủ khá bề thế thời đó. Lũy Thầy đóng vai trò như phòng tuyến giăng ngang giữa hai đầu núi biển đã như một cánh cửa đóng chặt con đường vào Nam, giúp bảo vệ vùng đất có dinh các chúa Nguyễn ở Quảng Trị. Trên chiều dài của thành lũy có 3 cửa chính mà trong đó Quảng Bình Quan là một trong số đó. Dưới góc độ quân sự, hệ thống Lũy Thầy phát huy sức mạnh phòng thủ tối đa, đóng vai trò như một lá chắn, chặn đường tiến công của quân địch.
Lũy Thầy ngày nay, đã không còn giữ được nhiều những dấu tích bởi thời gian và chiến tranh đã làm mai một dần. Tuy nhiên, du khách khi tới đây vẫn không khỏi bâng khuâng khi tìm về những dấu tích xưa vẫn còn lại đâu đó dọc ven sông Nhật Lệ.
7. Tượng đài Mẹ Suốt
Tượng đài Mẹ Suốt là một trong những điểm đến du lịch tâm linh nổi tiếng tại thành phố Đồng Hới. Từ bao đời nay, người dân Quảng Bình vẫn nhớ đến nơi này như một công trình mang tính lịch sử, biểu tượng văn hóa của mảnh đất nhỏ bé. Bến đò và tượng đài Mẹ Suốt là khu di tích để nhớ đến công lao của Mẹ Suốt đã dũng cảm chèo đò dưới làn mưa bom đạn để chở bộ đội, vũ khí, hàng hóa cần thiết từ bờ Bắc sang bờ Nam sông Nhật Lệ.
Để ghi nhớ công lao và sự hy sinh quả cảm của mẹ, năm 2003, tượng đài Mẹ Suốt đầy uy nghiêm đã được khánh thành với chiều cao 7m đặt tại trung tâm bến đò năm xưa. Khi bạn đến với tượng đài Mẹ Suốt, bạn có thể đến cung đường Quách Xuân Kỳ, thành phố Đồng Hới. Bức tượng được điêu khắc tài tình với khuôn mặt uy nghiêm, dũng cảm của mẹ bên mái chèo đón đưa những người lính hướng về sông Nhật Lệ.
Theo đó, khi bạn tản bộ trên cây cầu Nhật Lệ bắc ngang con sông anh hùng, bạn có thể ghé thăm bến đò Bảo Ninh dường như rất đỗi thân thuộc. Dừng chân thắp nén nhang bày tỏ lòng hiếu kính với người mẹ anh hùng, bất khuất chắc chắn sẽ là điều tuyệt vời để trải nghiệm thêm về chuyến hành trình khám phá văn hóa lịch sử của dải đất nhỏ bé này.
Tượng đài Mẹ Suốt
8. Trận địa Pháo Quang Phú
Trận địa pháo Quang Phú là điểm đến tham quan được nhắc đến nhiều trong mỗi chuyến đi tìm hiểu, khám phá lịch sử. Nơi đây thuộc địa phận xã Quang Phú, nằm cách thành phố Đồng Hới khoảng 3km về phía Đông Bắc. Trở lại quá khứ, trận địa pháo Quang Phú được triển khai vào năm 1964, khi cuộc chiến tranh phá hoạt của đế quốc Mỹ trở nên khốc liệt, đơn vị chỉ huy đã có kế hoạch xây dựng tuyến phòng thủ bao gồm hệ thống hầm pháo và lô cốt kiên cố bằng bê tông nửa chìm, nửa nổi trên mặt đất.
Theo đó, hệ thống hầm hào này được bố trí rải rác dọc ven biển, bên cạnh mỗi hầm pháo là đài quan sát xây cao 2.5m có bậc thang lên xuống được. Đây vừa là trận địa chống địch lại vừa có thể làm nơi trú ẩn an toàn cho lực lượng chiến đấu của ta. Theo dòng thời gian, trận địa pháo Quang Phú chính là bằng chứng sinh động biểu hiện sức mạnh của cuộc chiến tranh nhân dân trong lịch sử.
Hiện nay, hệ thống hầm pháo và lô cốt gần như vẫn còn nguyên vẹn trước những thách thức về mặt thời gian. Trải qua bao năm tháng, trận địa pháo Quang Phú là nhân chứng sống của những năm tháng chiến tranh gian khổ của đất nước một thời mà bất cứ du khách nào khi có dịp đến đây đều thấy lòng còn tràn ngập niềm tự hào.
9. Hoành Sơn Quan
Bước tới Đèo Ngang, bất cứ ai cũng không khỏi bồi hồi khi dừng chân nơi khung cảnh non nước kỳ vĩ này. Đèo Ngang đã đi vào thơ ca từ bao đời nhưng nó còn gắn liền với những câu chuyện lịch sử của quá khứ. Đèo Ngang thuộc dãy núi Hoành Sơn có chiều cao lên tới 256m, được tách ra từ dãy Trường Sơn. Nơi đây làm điểm ngăn cách giữa hai tỉnh Quảng Bình và Hà Tĩnh. Theo đó, bạn không ghé thăm chứng tích Hoành Sơn Quan là một điểm nhấn thêm đẹp cho dãy Hoành Sơn.
Hoành Sơn Quan
Chứng tích Hoành Sơn Quan được xây dựng dưới thời vua Minh Mạng vào năm 1883, có thể nói đây là điểm đến nổi tiếng mà lịch sử đã ghi lại trong những địa danh mà sử sách từ hàng trăm năm trước đã ghi lại. Hoành Sơn Quan nằm trên đỉnh Đèo Ngang, được miêu tả có cao hơn 4m, nằm về hai bên có thành đăng dài hơn 30m. Phía trên cổng Hoành Sơn đắp nổi ba chữ Hoành Sơn Quan, hai phía đắp thành 1.000 bậc.
Dưới thời nhà Nguyễn, Hoành Sơn Quan đóng một vị thế lớn nơi vùng đất và con người Quảng Bình. Theo đó, từ cửa quan này đến kinh đô nhà Nguyễn có vai trò hết sức quan trọng trong việc chống giặc ngoại xâm và xây dựng đất nước. Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, Hoành Sơn Quan giờ đây tuy không nguyên vẹn nhưng vẫn mang vẻ uy nghi, phong trần nơi đầu núi góc biển. Địa danh này là một địa điểm du lịch, thu hút du khách trong và ngoài nước tới tham quan. Ngày nay, Hoành Sơn Quan vẫn hiên ngang tọa lạc trên đỉnh dãy núi Hoành Sơn và ngày càng thu hút du khách trong và ngoài nước đến du lịch Quảng Bình.
10. Các trọng điểm trên đường 20 Quyết Thắng, Bố Trạch
Các tuyến trọng điểm trên đường 20 Quyết Thắng là một phần của con đường Trường Sơn huyền thoại. Nơi đây chính là minh chứng cho tinh thần chiến đấu anh dũng, ý chí quyết tâm thép, sự hy sinh mệt mỏi, không tiếc xương máu của quân và dân ta. Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, một số trọng điểm như A.T.P (cua chữ A, ngầm Ta Lê, đèo Phu-La-Nhích), trọng điểm Trà Ang, hang Thông tin, hang Y tá, dốc Ba Thang... và đặc biệt là hang Tám Thanh niên xung phong.
Đặc biệt, hang Tám Cô là khu di tích để tưởng nhớ đến 8 chiến sĩ thanh niên xung phong và 5 chiến sĩ binh chủng pháo binh mắc kẹt bên trong khi bị máy bay Mỹ đánh sập hầm. Sau này, những công lao đóng góp của các anh các chị trong hang đã trở thành nguồn động lực, sức mạnh tinh thần cổ vũ vô cùng lớn lao cho cán bộ, chiến sĩ trên mọi mặt trận lúc bấy giờ. Cho đến ngày nay, đền tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ đường 20 Quyết Thắng được xây dựng cạnh hang Tám Thanh niên xung phong trở thành một trong các trọng điểm lịch sử, điểm đến tâm linh, hướng về cội nguồn của người dân trên cả nước.
Hang Tám Cô
Sau bao nhiêu năm toàn thắng, kết thúc chiến tranh, các khu di tích lịch sử Quảng Bình ngày hôm nay đã khoác lên mình nhiều diện mạo mới thế nhưng vẻ linh thiêng và oai hùng gắn liền với các dấu mốc của thời gian và các trận đánh năm xưa vẫn còn tồn tại cho đến ngày hôm nay. Theo đó, đứng trước những dấu tích vàng son một thời, du khách không khỏi bồi hồi tưởng nhớ đến công trạng lớn lao của những người đi trước đã hy sinh một phần xương máu để gìn giữ, bảo vệ và xây dựng vùng đất Quảng Bình nói riêng, đất nước Việt Nam nói chung được hòa bình và ngày càng đẹp đẽ hơn.
Mai Nguyễn/Cattour.vn - Ảnh: Internet