1.Thời tiết Pleiku
Thời tiết của Pleiku nói riêng và của cả Tây Nguyên nói chung thường có 2 mùa mưa nắng rõ rệt chứ không phân thành 4 mùa xuân, hạ, thu, đông như ở miền Bắc. Hai mùa ở đây thường được gọi là mùa mưa và mùa khô.
+ Mùa mưa: thường bắt đầu từ khoảng tháng 8 cho đến hết Tết
Mùa mưa ở Pleiku thường bắt đầu từ khoảng tháng 8 cho đến Tết
+ Mùa khô: mùa còn lại.
Mùa khô ở Pleiku
Mùa mưa ở Pleiku nếu như vào đúng dịp cao điểm, lượng nước thường lên rất cao gây ra ngập lụt lớn trên diện rộng. Các khu vực như rừng lớn hay thác nước trong mùa mưa không thích hợp cho việc đi du lịch nên Cattour khuyên bạn nên tránh và đợi đến mùa khô rồi đi nhé.
2.Đi Pleiku mùa nào đẹp? Nên đi Pleiku mùa nào?
Từ khoảng tháng 7 – tháng 9, ở Pleiku thường có những đợt mưa kéo dài cả ngày hoặc đến vài ngày liên tiếp. Nếu bạn lựa chọn đi du lịch vào thời gian này thì loại hình du lịch nghỉ dưỡng là thích hợp nhất.
Riêng các tháng còn lại thường có nắng ấm, không khí khá dễ chịu nên thích hợp cho những chuyến tham quan du lịch, khám phá nhiều địa điểm đẹp nổi tiếng của Pleiku.
Lựa chọn thời điểm thích hợp để đi Pleiku là rất quan trọng
Thời tiết Pleiku rất biết chiều lòng người
Vì vậy, lời khuyên nho nhỏ mà Cattour dành cho bạn đó là nên lựa chọn đúng thời điểm để đi du lịch là mùa khô, đặc biệt là những tháng cuối năm, khoảng tháng 11 – 12. Bởi lúc này ở Pleiku lúc đã chín vàng trên các nương đồi, hoa dã quỳ cũng nở vàng rực trên mọi nẻo đường càng khiến cho núi rừng Tây Nguyên thêm phần rực rỡ hơn. Đồng thời, đây cũng là thời điểm diễn ra nhiều lễ hội truyền thống đặc sắc của đồng bào các dân tộc, có thể kể đến như:
+ Lễ ăn cơm mới: người Êđê tổ chức lễ ăn cơm mới sau mùa thu hoạch vào dịp cuối năm âm lịch, lễ được diễn ra một cách tuần tự từng nhà, theo trật tự đã được thỏa thuận trước. Lễ được tổ chức to hay nhỏ, nhiều ngày hay ít ngày cũng được tùy thuộc vào kết quả thu hoạch mùa màng của mỗi gia đình. Lễ ăn cơm mới không chỉ là dịp để người Êđê tận hưởng thành quả của mình sau những ngày lao động nhọc nhằn mà nó còn có ý nghĩa lớn hơn là để người dân tạ ơn thần, bởi thần lúa là vị thần rất được coi trọng trong tất cả các vị thần được tôn thờ. Khi tổ chức lễ ăn cơm mới, người đàn ông trong nhà lo việc chuẩn bị rượu thịt, còn phụ nữ chuẩn bị lo việc nấu nướng, con trai chặt củi, con gái giã gạo, người già lo chọn váy áo và khố… đẹp nhất để diện trong ngày lễ. Khi các ché rượu cần đã được buộc vào cột gơng; lợn gà đã được mổ thịt xong xuôi thì thầy cúng hút rượu cần hòa vào với một bát tiết lợn, sau đó trân trọng mời nữ chủ nhân cao tuổi nhất trong gia đình. Tiếp đố, thầy đi vẩy rượu chúc phúc nơi bếp lửa, cầu thang, kho lúa, dàn chiêng… Khi nghi lễ kết thúc cũng là lúc bữa tiệc được bắt đầu, mọi người ăn uống vui chơi, múa hát tự nhiên. Khi đêm khuya, những gì làng từng trải được mời kể Khan (khúc tráng ca truyền thống của người Êđê). Theo tuần tự, lễ cơm mới được trải đều từ nhà này sang nhà khác, từ tháng chạp cho đến tháng giêng trong không khí nhộn nhịp, hân hoan của mùa màng thắng lợi, âm hưởng rộn ràng của khung cảnh đất trời vào xuân…
Lễ hội ăn cơm mới ở Pleiku thường diễn ra vào dịp cuối năm
+ Lễ hội liên hoan Cồng chiêng: không chỉ góp phần tích cực trong việc phát huy và bảo tồn nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc tại địa phương mà việc tổ chức hội thi liên hoan Cồng chiêng qua nhiều năm còn tạo được sân chơi văn hóa bổ ích, lành mạnh dành cho nhiều đoàn viên, thanh niên và người dân tộc thiểu số thể hiện được tài năng và bản sắc riêng của mình. Đây cũng là nguồn để thành phố Pleiku lựa chọn và phát triển những nhân tố tiêu biểu trong công tác bảo tồn bản sắc văn hóa các dân tộc.
Lễ hội liên hoan cồng chiêng của đồng bào Pleiku
+ Lễ hội đâm trâu: đây là một lễ hội với mục đích tế thần linh hoặc những người đã có công chủ trì thành lập buôn làng, ăn mừng chiến thắng, ăn mừng mùa màng bội thu hay ăn mừng các sự kiện quan trọng khác. Lễ hội đâm trâu phản ánh tập tục hiến tế súc vật cho thần linh, thể hiện được tấm lòng thành kính của con người đối với các thế lực siêu nhiên đã cho họ một mùa màng bội thu, cuộc sống ấm no và sung túc. Một con trâu sẽ được nuôi trong điều kiện tốt nhất, cho ăn uống đầy đủ và đợi đến đúng ngày lễ sẽ thực hiện nghi thức hiến tế. Sau khi hiến tế, thịt trâu sẽ được chia cho dân làng để mọi người cùng được hưởng phước lành của thần linh.
Lễ đâm trâu mong cho mùa màng bội thu, cuộc sống ấm no
+ Lễ bỏ mả: hay còn gọi là lê pơ thi của người dân tộc Bahnar và Jrai ở Gia Lai, là lễ hội lớn nhất của văn hóa lễ hội Tây Nguyên. Đây là một trong những lễ hội truyền thống và thiêng liêng, có ý nghĩa đưa tiễn linh hồn của người chết về với tổ tiên. Lễ bỏ mả hàng năm thường được diễn ra trong vòng 3 – 5 ngày, khi mùa mưa vừa chấm dứt và luôn trải qua 3 bước, gồm có: dựng nhà mồ, lễ bỏ và lễ rửa nồi (giải phóng linh hồn). Có thể nói lễ bỏ mả là một trong những lễ hội mang tính nghệ thuật cao và còn đầy chất nhân văn, mang ý nghĩa tái sinh cho người chết và giải phóng cho người sống khỏi những ràng buộc với người chết. Lễ bỏ mả là ngi thức của người sống nhằm tưởng nhớ người đã chết và cầu mong người chết sẽ không quay trở lại quấy phá những người còn sống.
Những lễ hội này thường được kéo dài từ khoảng cuối năm trước cho đến tận tháng 3 của năm sau, tùy thuộc vào từng làng và từng khu vực trong tỉnh. Ngoài ra, ở Pleiku còn diễn ra rất nhiều những lễ hội đặc sắc khác mà nếu có dịp bạn cũng có thể tham gia như: Lễ hội dúi, Lễ hội đua voi… Tuy nhiên một điều đáng tiếc đó là những lễ hội này lại ngày càng bị mai một đi nhiều, không phải buôn làng nào cũng tổ chức và không phải năm nào cũng tổ chức một cách thường xuyên như trước nữa. Thay vào đó, nó được tái hiện lại trong các sự kiện liên quan đến văn hóa được Sở/Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch tổ chức.
Tháng 3 cũng là một thời điểm khác nữa mà bạn có thể thưởng thức được vẻ đẹp của phố núi Pleiku. Bởi đây chính là khoảng thời gian mà hoa cà phê nở khắp núi đồi, sâu bướm nở nên bướm vàng bay đầy trời tạo nên khung cảnh vô cùng thơ mộng.
Một điều cần lưu ý là bạn không nên đến Pleiku vào mùa mưa, bởi vì thời gian này thường có mưa lớn vào buổi sáng hoặc cả ngày gây khó khăn trong việc di chuyển. Ngoài ra những địa điểm tham quan như núi rừng, thác nước, bản làng cũng rất lầy lội trơn trượt gây khó khăn trong việc đi lại. Lưu ý là nếu di chuyển bằng xe máy để đi tham quan thì bạn cũng nên đi với tốc độ chậm vì đường ở Pleiku khá hẹp, dốc và nhắm tránh va chạm với xe đối diện.
Hi vọng rằng với bài viết trên bạn đã xác định cho mình nên đi Pleiku mùa nào đẹp nhất rồi. Chúc bạn có chuyến đi vui vẻ.
Các bài viết liên quan:
Phương Trần / Cattour.vn - Ảnh: Internet