Trên đảo Quan Lạn không chỉ có những khu du lịch biển xinh đẹp hút hồn du khách, mà còn có cả những khu du lịch văn hóa, tâm linh rất cổ kính, linh thiêng. Khu du lịch Quan Lạn đó là hệ thống đình, chùa, nghè, miếu trên đảo.
Cùng Cattour.vn khám phá khu du lịch văn hóa, tâm linh ở khu du lịch Quan Lạn nhé!
Không giống như đảo Cô Tô hay các hòn đảo khác ở phía Bắc, đảo Quan Lạn đặc biệt khi có đầy đủ đình, chùa, miếu, đền như một ngôi làng trên đất liền. Đến du lịch Quan Lạn bạn sẽ có cơ hội để tìm hiểu về lịch sử anh hùng và văn hóa miền biển trên đảo.
Đầu tiên, đình Quan Lạn được xây dựng gần bến Cái Làng, trung tâm thương cảng Vân Đồn. Tuy nhiên sau nhiều thế kỷ phát triển, hưng thịnh, thương cảng Vân Đồn trở lên thưa thớt, hoang tàn do việc thông thương đi sâu vào khu vực kinh kỳ, phố Hiến. Người dân Cái Làng chuyển đi chỗ chỗ khác làm nghề biển, ngôi đình cũng chuyển hai lần và từ 9 gian xuống còn 7 gian.
Ngôi đình hiện nay ở trên đảo Quan Lạn được người dân xây dựng vào khoảng những năm 1890 - 1900. Nằm ngay giữa trung tâm của đảo Quan Lạn, đình Quan Lạn gồm một gian bái đường được nối với hậu cung bằng ba gian ống muống.
Toàn bộ đình được làm chủ yếu bằng gỗ mần lái - loại gỗ được xếp vào hàng "tứ thiết" trong các loại gỗ, loại gỗ này chỉ có tại vùng đảo Hải Vân. Trên nóc đình tạc hình lưỡng long chầu nguyệt, phía trước đình khắc nổi bốn chữ “Quốc thịnh dân hưng”, thể hiện ước mong đất nước yên bình, nhân dân ấm no của người dân trên đảo.
Có thể bạn chưa biết:
Thời tiết Quan Lạn như thế nào? Nên đi Quan Lạn vào thời gian nào là đẹp nhất?
Bên trong đình được chạm khắc bằng các hình rồng, hình phượng, hoa lá… rất công phu, tỉ mỷ và độc đáo. Đặc biệt, các đầu bẩy đều chạm khắc đầu rồng, mỗi một đầu rồng lại có sự khác nhau, không có cái nào giống nhau. Sàn đình được làm bằng gỗ, kiểu kiến trúc này chỉ có ở đình Bảng (Bắc Ninh) và đình Trà Cổ (Móng Cái). Bên cạnh đó, đình còn lưu giữ được một số sắc phong của các vua nhà Nguyễn từ đời vua Thiệu Trị năm thứ nhất (1841) đến đời vua Bảo Đại.
Đình Quan Lạn thờ thành hoàng làng cùng với các vị thần công có công quai đê lập ấp dựng làng, sau đó phối thờ Trần Khánh Dư – vị tướng có công lớn trong trận đánh thuyền lương quân Nguyên ở Vân Đồn năm 1288 và gắn bó với vùng đảo này.
Tham khảo thêm:
Chùa Quan Lạn nằm ngay cạnh đình Quan Lạn được xây dựng từ thời nhà Nguyễn, tên chữ là Linh Quang tự. Chùa có kiến trúc giản dị, phía ngoài cùng là tam quan, sau đến bái đường, cuối cùng là hậu cung với hệ thống kèo cột gỗ theo kiểu giá chiêng chồng rường, trên các đầu xà, đầu trụ có chạm khắc hoa lá, chủ yếu là hoa sen. Mái lợp ngói mũi hài.
Chùa Quan Lạn thờ Phật, mẫu Liễu Hạnh và cụ Hậu. Cụ Hậu là người gốc Quan Lạn không có con, sống rất hiền lành phúc hậu, trước khi chết cụ đã hiến toàn bộ tài sản của mình còn lại cho nhà chùa, vì vậy mà người dân trong vùng đã tôn cụ làm Hậu Phật, tạc tượng cụ và đặt ở ngay trong chùa.
Tượng cụ Hậu là bức tượng dân gian khá đặc sắc còn lưu giữ trong chùa. Hiện nay chùa còn lưu giữ được đầy đủ các bức tượng phật có giá trị điêu khắc mang phong cách thời Nguyễn, các câu đối, hoành phi, sắc phong của vua Thành Thái (1889) ban cho mẫu Liễu Hạnh.
Khi đi tour du lịch Quan Lạn này còn có 2 là nghè Bản Thổ và nghè Trần Khánh Dư.
Nghè Bản Thổ rất nhỏ nằm giữa đình và chùa, thờ Thần Bản Thổ. Trong sách chép nói về các thần của Quan Lạn có ghi: “Thần thổ địa là vị có công khai phá đất đai dựng nên xã này, cũng là vị dũng mãnh chết trong chiến trận”. Hiện trong nghè đang thờ một bài vị, trên bài vị có ghi: “Đương Cảnh thổ địa thần kỳ - vị hiền”.
Nghè Trần Khánh Dư nằm ở xóm Thái Hà, bị hỏng nặng, năm 1995 được xây dựng lại theo kiểu chữ đinh gồm 3 gian tiền đường và 1 gian hậu cung. Nghè thờ tướng Trần Khánh Dư, người có công lao to lớn trong việc bảo vệ vùng biển biên ải Đông Bắc của tổ quốc.
Nghè Trần Khánh Dư và đình Quan Lạn có mối quan hệ rất gắn bó và mật thiết với nhau. Hàng năm dân làng vẫn tổ chức rước kiệu Trần Khánh Dư từ đình về nghè để thờ.
Ở khu du lịch Quan Lạn có bốn ngôi miếu, đó là miếu Cao Sơn, miếu Sao Ỏn, miếu Đức Ông và miếu Đồng Hồ.
Miếu Sao Ỏn, miếu Đồng Hồ và miếu Đức Ông là 3 miếu thờ ba anh em tướng lĩnh họ Phạm là: Phạm Công Chính, Phạm Quý Công, Phạm Thuần Dụng (người Vân Đồn xã Quan Lạn ngày nay) đã tham gia chiến đấu và hi sinh trong trận đánh giặc Nguyên Mông thế kỷ XIII trên vùng biển Quan Lạn. Xác của ba ông đã trôi dạt vào bờ biển Quan Lạn ở ba nơi là Đồng Hồ, Sao Ỏn, Bến Đình như vị trí miếu thờ ba ông hiện nay.
Người dân trên đảo còn xây dựng một ngôi đền gần chùa và đình Quan Lạn để thờ cả 3 anh em tướng lĩnh họ Phạm. Do nằm ngay trung tâm Quan Lạn lại gần ngay đình và chùa Quan Lạn nên những du khách khi đi tour Quan Lạn đến đây thường chỉ đi thăm ngôi đền này mà ít khi đến thăm miếu thờ của từng vị tướng.
Miếu Cao Sơn thờ thần núi, một vị thần mà người dân trong đảo tôn sùng, thờ kính họ cho rằng nhờ có vị thần này che chở mà đời sống của họ được ấm êm, no đủ. Ngoài ra, miếu còn thờ cụ Đỗ Tấn Thân, cụ tổ của dòng họ Đỗ trên đảo Quan Lạn.
Cụm di tích đình, chùa, miếu, nghè Quan Lạn thực sự là cụm di tích lịch sử, văn hóa và kiến trúc nghệ thuật đặc sắc mang đậm bản sắc văn hoá của cư dân vùng biển Quan Lạn. Nếu có điều kiện đến Quan Lạn du lịch thì bạn đừng bỏ qua cơ hội được tìm hiểu văn hóa, lịch sử qua hệ thống đình, đền, chùa, miếu, nghè trên đảo nhé.
Đặc biệt lễ hội ở đây cũng mang sắc thái riêng biệt gắn chặt với đời sống lao động của người dân vùng biển và truyền thống đánh giặc giữ nước của cha ông ta. Lễ hội Quan Lạn diễn ra vào ngày 18 tháng 6 âm lịch hàng năm, không kéo dài đến hết tháng sáu. Lễ hội có hai phần gắn bó chặt chẽ với nhau đó là lễ rước Tướng Trần Khánh Dư từ đình Quan Lạn về nghè thờ Trần Khánh Dư và hội chèo thuyền đặc sắc, hấp dẫn... Nếu muốn thưởng thức lễ hội có một không hai này thì hãy "canh lịch" để đến du lịch Quan Lạn Quảng Ninh vào đúng ngày 18 tháng 6 âm lịch nhé (vào khoảng cuối tháng 7, đầu tháng 8 dương lịch).
Khu du lịch Quan Lạn không chỉ hấp dẫn du khách bằng những bãi biển quyến rũ mà còn bằng cả những cụm di tích lịch sử, văn hóa linh thiêng cổ kính.
Hãy đến ngay khu du lịch Quan Lạn để tìm hiểu những điều thú vị ở hòn đảo hoang sơ, xinh đẹp và mang đậm bản sắc vùng biển Việt Nam nhé. Và đừng quên Cattour luôn có sẵn các chương trình du lịch đảo Quan Lạn cũng như tour Quan Lạn 3 ngày 2 đêm với lịch trình tối ưu và mức giá hấp dẫn.
Tổng hợp một vài tips hữu ích khi du lịch Quan Lạn Minh ChâuĐiểm danh những điểm đến hấp dẫn khi đi du lịch Quan Lạn 3 ngày 2 đêm
Đoàn Thư / Cattour.vn - Ảnh: Internet
Xem thêm: Quan Lạn
Bạn đang lên kế hoạch cho một chuyến du lịch Quan Lạn vào mùa hè sắp tới nhưng chưa biết phải bắt đầu từ đâu. Vậy thì hãy đọc ngay bài viết này để biết được những kinh nghiệm du lịch Quan Lạn mới nhất mà Cattour đã tìm hiểu và tổng hợp được nhé!du lịch Quan Lạn
Bạn không còn hào hứng với những chuyến du lịch đông đúc, ngủ khách sạn, ăn nhà hàng, tham quan những gì nhân tạo. Vậy thì hãy đến hòn đảo Quan Lạn hoang sơ để trải nghiệm một chuyến du lịch hoàn toàn mới lạ.
Bạn đang có dự định đi du lịch Quan Lạn nhưng chưa biết thời tiết ở Quan Lạn như thế nào. Vậy thì hãy đọc ngay bài viết này để biết về thời tiết ở Quan Lạn, nên đi Quan Lạn vào thời gian nào.
Sá sùng biển là một loại hải sản nhất định phải thử khi đến Quan Lạn, tuy nhiên giá của loại hải sản này thì không hề rẻ một chút nào, có thể gần bằng giá của một chỉ vàng. Loại hải sản này có gì đặc biệt mà lại đắt như vậy. Hãy cùng Cattour.vn tìm hiểu đặc sản sá sùng của Quan Lạn nhé!
Sau một tuần làm việc căng thẳng, cuối tuần này bạn hãy refresh lại bản thân bằng cách xách balo lên và đi đến một nơi thật thanh bình để nghỉ dưỡng, lấy lại tinh thần nhé. Quan Lạn sẽ là một địa điểm tuyệt vời cho việc nghỉ ngơi, xả hơi cuối tuần đấy.
Ở Quan Lạn nếu bạn muốn mua được hải sản tươi ngon nhất, thì hãy chịu khó dậy sớm một chút và đi đến Chợ Quan Lạn nhé, bạn sẽ mua được những loại hải sản còn tươi sống với giá gốc luôn đây. Cùng Cattour.vn khám phá khu chợ này ở Quan Lạn nhé.