I. Những điều cần lưu ý khi đi du lịch Campuchia
1. Cách thức giao tiếp
Người Campuchia chào bằng kiểu Sompiah đối với những người có địa vị xã hội bằng hoặc cao hơn bạn. Sompiah là hình thức chào hỏi của người Khmer bằng cách chắp hai bàn tay của bạn lại với nhau như thể cầu nguyện và cúi đầu chào. Ngày nay, dù bắt tay đã là hình thức hoàn toàn phổ biến và được chấp nhận nhưng bạn cũng có thể chào kiểu Sompiah trước khi bắt tay
Bạn cũng không được chỉ tay trực tiếp vào một ai đó, không được tùy tiện chạm vào đầu hoặc tóc của bất kì ai (bởi đầu được coi là bộ phận thiêng liêng của cơ thể) và cũng không được vỗ lên đầu trẻ em.
Lễ phép đối với nhà sư
Cũng phải thật cẩn thận không chỉ lòng bàn chân của bạn vào bất cứ ai, đặc biệt là trước khi bạn bước đi. Khi bạn ở trong nhà của một người Khmer hoặc trong một ngôi chùa, nhớ là không được ngồi với đôi chân bắt chéo nhau mà nên ngồi với cả hai chân cùng được đặt ở một bên.
Biển cấm viết, vẽ bậy ở đền
Bạn cũng cần nhớ phải cởi nón và giày của mình trước khi bước vào chùa nhé. Không được ngồi cao hơn so với một tu sĩ. Còn nếu bạn là một phụ nữ thì luôn luôn phải nhớ không được tùy ý chạm vào một nhà sư. Bạn cũng không được biểu hiện sự tức giận bởi đây là dấu hiệu của sự mất kiểm soát và được cho là bất lịch sự. Trong bất kể tình huống nào bạn cũng hãy luôn mỉm cười, giữ thái độ bình tĩnh để giải quyết mọi việc nhé.
Không được tùy tiện xoa đầu trẻ em ở Campuchia
2. Lưu ý về trang phục
Hãy ăn mặc một cách giản dị và kín đáo khi bạn bước chân vào một ngôi chùa cũng như những Cung điện Hoàng gia ở Phnom Penh. Hãy cân nhắc đến việc mua một chiếc áo T-shirt và sarong sao cho phù hợp với quần áo còn lại của bạn trước khi bước vào chùa.
Trang phục khi đến những nơi linh thiêng cần kín đáo, nếu là váy cần dài qua gối
Hãy nhớ mang theo krama trong khi đi du lịch ở Campuchia. Krama là một chiếc khăn trông khá giống với khăn rằn của Việt Nam, được làm bằng bông mà bạn có thể dùng để quấn quanh đầu và cổ của mình, rất hữu ích cho việc che nắng chắn bụi khi đi du lịch Campuchia. Bên cạnh việc sử dụng Krama như một chiếc khăn che, người dân Campuchia còn sử dụng nó trong nhiều việc khác như để mang em bé, mang bất kì vật gì, lót bàn ghế… cùng vô vàn những cách sáng tạo khác.
Trang phục kín đáo, gọn gàng
3. Nhà vệ sinh ở Campuchia
Đi tour đi Campuchia bạn đừng mong đợi việc có thể tìm được một nhà vệ sinh công cộng sạch sẽ và có sẵn ở bất cứ nơi nào nhé. Nhà vệ sinh ở đây là loại nhà vệ sinh ngồi chồm hổm còn rất phổ biến. Trước khi ra khỏi khách sạn để đi chơi hoặc mua sắm, đặc biệt là trước khi thực hiện muốn chuyến đi dài hãy nhớ quy tắc cơ bản “đi vệ sinh ngay bây giờ hoặc không bao giờ”.
Ảnh minh họa cho nhà vệ sinh công cộng
Trong trường hợp bất đắc dĩ bạn đang trên đường đi một chuyến đi dài và có nhu cầu cần đi vệ sinh dọc đường, hãy chắc chắn rằng chỗ bạn đứng không có bảng hiệu “hãy coi chừng bom mìn”.
4. Giao thông vận tải
Về vấn đề giao thông ở Campuchia, có khá nhiều nét tương đồng với Việt Nam nên nhìn chung khá “hỗn loạn”. Khi đi xe ôm, tuk tuk, xích lô bạn nên cẩn thận bằng việc mặc cả giá trước khi đi. Cũng đừng cảm thấy quá bất ngờ và ngạc nhiên khi thấy người dân ngồi trên nóc xe, bởi theo quan niệm của người dân bản địa nơi đây thì việc ngồi trên nóc xe sẽ “an toàn và đỡ tốn kém” hơn.
Giao thông ở Campuchia cũng chưa được "quy củ" lắm nhỉ
5. Lưu ý khi đi mua sắm ở Campuchia
Bạn nên đến với các khu chợ truyền thống và cả các khu chợ có các cửa hàng bán đá quý, lụa, đồ trang trí gỗ, bạc, hộp trầu hoặc hàng may mặc. Các khu chợ nổi tiếng ở Campuchia có thể kể đến như chợ Nga, chợ trung tâm Phnom Penh và Phsar Toul Tompong…
Mua sắm ở những khu chợ cần hết sức cẩn thận, nhớ trả giá nha
Hãy cẩn thận với việc mua phải hàng giả khi mua đá quý mới hoặc đã qua sử dụng, hãy chắc chắn rằng nơi bạn mua hàng đảm bảo được độ tin cậy và tốt nhất là nên được người quen giới thiệu.
6. Tiền tệ
Đơn vị tiền tệ của Campuchia là đồng Riel nhưng đồng Dola cũng được sử dụng một cách rộng rãi và được chấp nhận ở hầu hết mọi nơi. Cho đến nay, nền kinh tế của Campuchia và tất cả hệ thống ngân hàng đều được điều hành chủ yếu bằng đồng Dola, vì vậy nên bạn cũng không cần phải quá lãng phí thời gian để đi đổi tiền khi đến nơi đây.
Riel là tiền tệ của Campuchia
Ở Campuchia cũng có nhiều nơi cho phép sử dụng thẻ tín dụng để trả tiền nhưng bạn vẫn nên mang theo nhiều tiền mặt một chút, bởi hầu hết những dịch vụ ở Campuchia chỉ chấp nhận trả tiền mặt thôi.
Đặc biệt, bạn cần đảm bảo rằng tiền của mình vẫn còn mới và không bị hư hại nhiều. Ở Campuchia có quy định khá chặt chẽ trong vấn đề này, họ không chấp nhận tiền mặt (đặc biệt là tờ 100$) bị rách, bẩn.
Ngoài ra ở Campuchia cũng xài tiền dola thông dụng ngang với đồng Riel
7. An ninh và sức khỏe khi đi du lịch Campuchia
Hãy chăm sóc bản thân thật tốt và rất không nên để mình bị bệnh khi ở Campuchia nhé. Dịch vụ cấp cứu và cơ sở vật chất ở các bệnh viện đều không được tốt lắm và chi phí cũng khá tốn kém. Tốt nhất bạn nên mua bảo hiểm du lịch cho mình trước khi đi. Hoặc đi du lịch theo Tour của công ty du lịch Cattour, với mức giá ưu đãi cũng đã bao gồm cả bảo hiểm du lịch. Bạn nên tránh uống nước máy và cẩn thận với nước đá trong các nhà hàng, nên yêu cầu nhà hàng sử dụng đá tròn thay vì đá bào.
Nên chú ý về việc bảo quẩn đồ quý giá bởi ở Campuchia nạn móc túi và cướp giật cũng khá phổ biến, đặc biệt là ở thủ đô Phnom Penh.
II. Những điều nên và không nên khi đi du lịch Campuchia
A. Những điều nên làm
1. Xin phép trước khi chụp ảnh
Điều cơ bản này bạn nên áp dụng ở bất kì nơi đâu chứ không chỉ riêng ở Campuchia. Nhưng riêng đối với người Campuchia, nụ cười cũng có thể là dấu hiệu của sự e ngại, giống như “cười trừ” ở Việt Nam vậy. Vì thế, để tốt nhất nếu họ đã đồng ý bằng cách gật đầu hoặc thể hiện trong hành động và lời nói thì bạn chắc rằng họ vui lòng nhé.
Trước khi chụp ảnh ai đó bạn nhớ xin phép trước nhé
2. Ăn mặc lịch sự
Trang phục truyền thống và được cho là lịch sự ở Campuchia là Sampot. Đó là một mảnh vải hình chữ nhật được quấn quanh cơ thể, che kín eo, bụng, chân và được buộc lại thon gọn trước bụng. Phần thân trên dùng Chang vắt chéo một bên vai để che đi phần ngực. Du khách đến với Campuchia khi đi vào những đền chùa cần ăn mặc kín đáo để thể hiện sự tôn trọng họ. Ngoài ra, khi đến chùa bạn cũng cần để giày dép bên ngoài nhé.
Ăn mặc một cách lịch sự
3. Chào hỏi lịch sự
Người Campuchia chào nhau bằng việc chắp hai lòng bàn tay hướng vào nhau giống như cầu nguyện, đầu hơi cúi về phía trước. Điều này là đặc biệt quan trọng khi bạn gặp các nhà sư và người cao tuổi, lãnh đạo ở Campuchia đấy.
Kiểu chào hỏi ở Campuchia
B. Những điều không nên làm
1. Không chạm vào đầu
Người Campuchia rất coi trọng phần đầu và sẽ cảm thấy vô cùng khó chịu nếu có ai đó chạm vào đầu mình. Cho dù trước mặt bạn là một em nhỏ thì cũng nên tránh hành động xoa đầu hay vỗ đầu nhé.
Không chạm vào đầu người khác, nhất là trẻ em
2. Không được ăn trước chủ nhà
Nếu bạn được mời đến một bữa ăn của gia đình người Campuchia, đặc biệt là bữa tối thì bạn nên nhớ một điều tối kị là không được ăn trước cả chủ gia đình nhé. Bởi họ coi đó là sự thiếu tôn trọng, thiếu lịch sự. Khi được mời, bạn nên mang theo một giỏ hoa quả để thể hiện phép lịch sự.
3. Giữ khoảng cách với những nhà sư
Đặc biệt là đối với nữ giới thì càng không nên đứng quá gần hoặc chạm vào cơ thể một nhà sư nam giới. Đây được coi là một điều tối kị, kể cả đó là mẹ hay em gái của nhà sư đó. Bạn chỉ nên đứng ở một khoảng cách vừa phải, nói chuyện một cách lịch sự đàng hoàng không quá thân mật dù cho đang ở trong chùa hay trên đường phố.
Nên giữ một khoảng cách nhất định đối với những nhà sư
4. Không thể hiện tình cảm nơi công cộng
Cũng giống như ở nhiều nước châu Á khác, tuy không quá khắt khe nhưng đối với việc thể hiện tình cảm quá mức nơi công cộng cũng không phải là một việc nên làm khi đi tour du lịch Campuchia.
5. Không ăn hoặc bắt tay bằng tay trái
Khi bạn đi du lịch Campuchia nên lấy thức ăn và nhiều việc khác bằng tay phải nhé, không nên dùng tay trái và đặc biệt là khi bắt tay người khác. Nguyên nhân bởi vì người Campuchia cho rằng tay trái chỉ để làm những việc như trong nhà vệ sinh. Ngoài ra, khi bạn muốn chỉ một món đồ để mua hay bất kì ai đó cũng nên dùng cả bàn tay phải nhé, tránh việc dùng 1 ngón để chỉ trỏ.
6. Tránh nhắc đến những chủ đề nhạy cảm
Đó có thể là những vấn đề liên quan đến tình dục, chiến tranh, chính trị, nạn diệt chủng, Khmer đỏ hay Pol Pot…
7. Chú ý đến đôi chân của mình
Người Campuchia coi trọng đầu bao nhiêu thì lại coi nhẹ phần chân bấy nhiêu. Do đó, khi bạn ngồi nên chú ý tránh để bàn chân chỉ thẳng về hướng người khác, nên ngồi để cả 2 chân về một bên, cũng tránh ngồi bắt chéo chân nhé.
III. Du lịch Campuchia mùa cao điểm cần lưu ý gì
1. Đặt các dịch vụ sớm
Nếu như bạn đã có sẵn cho mình kế hoạch để vi vu ở Campuchia thì đừng ngần ngại mà hãy tiến hành đặt các dịch vụ từ sớm như vé xe, vé máy bay, khách sạn… Đây cũng là một trong những điều cần lưu ý khi đi du lịch Campuchia từ Hà Nội mùa cao điểm vô cùng quan trọng, bởi nó ảnh hưởng không nhỏ đến sự thành công của chuyến đi. Nếu đặt được các dịch vụ sớm hơn bạn sẽ tránh được tình trạng phải chen lấn, đảm bảo có chỗ và cơ hội được mức giá ưu đãi hơn, giúp bạn tiết kiệm được một khoản chi phí. Nếu không quen với việc đặt trước các dịch vụ ở nước ngoài thì bạn có thể liên hệ đến công ty du lịch Cattour để được tư vấn và đặt trước giúp bạn nhé.
Chủ động đặt các dịch vụ sớm
2. Đăng kí tour du lịch uy tín
Bạn không có nhiều thông tin về đất nước Campuchia cũng như chưa quen với việc lên lịch trình và tìm nơi ăn chốn ở. Nếu vậy hãy tìm ngay đến công ty du lịch Cattour để có được một chuyến đi tuyệt vời và có nhiều trải nghiệm thú vị nhất nhé. Vào mùa cao điểm du lịch, công ty du lịch Cattour thường có nhiều gói ưu đãi tour đi Campuchia từ Sài Gòn, nhiều khuyến mãi hấp dẫn dành cho du khách đặt tour sớm… vì vậy bạn đừng bỏ lỡ cơ hội này nhé.
Nếu du lịch theo tour cũng nên đặt sớm
3. Mang theo hành lí hợp lý cho chuyến đi
Để tránh tình trạng đông đúc và chen lấn, bạn nên mang theo những hành lí cơ bản, gọn nhẹ, thoải mái để dễ dàng hơn trong việc di chuyển. Mùa du lịch ở Campuchia thường là vào mùa khô nóng, bạn nên mang theo những quần áo mát mẻ, thấm hút được mồ hôi, nón, kính mát… Nếu đi máy bay bạn cũng nên tránh việc mang quá số hành lý cho phép nhé.
4. Linh hoạt về thời gian cũng như địa điểm ăn uống
Mùa cao điểm du lịch ở Campuchia khá đông đúc, để tránh tình trạng phải chen lấn, bạn không nên đợi đến đúng giờ như thường ngày mà có thể linh hoạt thời gian tham quan, làm trái lịch trình một chút, ăn sớm hơn hoặc muộn hơn thường ngày. Điều này sẽ giúp bạn tránh được đám đông du lịch, không lãng phí mất thời gian vui chơi tham quan. Nếu những nhà hàng đã quá đông bạn có thể linh hoạt tìm đến những khu chợ, quán bình dân để tìm hiểu ẩm thực địa phương và cuộc sống đầy màu sắc của người dân.
5. Tìm hiểu trước về các địa điểm tham quan
Việc tìm hiểu trước thông tin du lịch về Campuchia đã không còn quá khó khăn ở thời đại 4.0 nữa. Bạn có thể lên internet tìm kiếm, hỏi bạn bè, người thân đã có kinh nghiệm đi trước đó để biết thêm thông tin, nên tham quan những đâu, nơi nào vắng người, nơi nào đông khách…
Tìm hiểu sơ qua trước về những điểm mình sẽ đến tham quan
IV. Một số những lưu ý khác
1. Chú ý khi thăm các đền thờ Angkor
Quần thể Angkor là một điểm du lịch thu hút được khách du lịch Campuchia nhưng đồng thời nó cũng là những đền thờ tôn giáo. Vì thế, khi đến đây tham quan du lịch bạn không nên gây ồn ào và cần phải ăn mặc lịch sự. Hầu hết những ngôi đền ở Campuchia đều yêu cầu khách du lịch phải mặc quần hoặc váy qua gối, áo che kín vai và có tay áo.
2. Không mua hàng hoặc cho trẻ em khi đi du lịch Campuchia
Trẻ em Campuchia thường tiếp cận khách du lịch để mời chào mua bưu thiếp hay kẹo cao su với lý do kiếm tiền học phí. Nhưng nếu bạn mua kẹo, quà tặng, sách và thực phẩm từ trẻ em ở đây sẽ chỉ khiến cho đói nghèo nơi đây tiếp diễn mà thôi. Chúng sẽ tưởng rằng việc ăn xin có lợi hơn là đi học.
3. Cẩn thận với những trò gian lận liên quan đến trẻ em
Ở Siem Reap hiện đang có trò lửa đảo sữa phổ biến, cụ thể: một đứa trẻ dễ thương hoặc một bà mẹ bế con nhỏ đi tiếp cận khách du lịch và nhờ mua sữa cho em bé của họ. Du khách sẽ thường nghĩ rằng thay vì cho tiền trực tiếp thì cho sữa những đứa trẻ là không có hại gì đối với chúng. Tuy nhiên, chỉ khi khách du lịch vừa rời đi, người ta sẽ mang sữa trả lại cửa hàng và lấy tiền.
Trò lừa đảo này còn biến tướng với hình thức khác, một đứa trẻ xin bạn mua cho nó một cuốn sách để tiếp tục cho việc học. Khách du lịch thường mủi lòng sẵn sàng bỏ tiền để mua, nhưng vô hình chung chúng ta đang tiếp tay cho bố mẹ hoặc những người chăn dắt trẻ em ngược đãi chúng.
4. Cẩn thận với bàn tay của bạn
Khi hỏi đường, xem menu hay yêu cầu một thứ gì đó hãy chú ý không nên dùng ngón tay để chỉ vào nó nhé, đó được xem là sự thô lỗ. Bạn cũng không nên dùng bàn tay trái cho những việc như vậy bởi người Campuchia quan niệm tay trái chỉ để làm những thứ bẩn như trong nhà vệ sinh.
Ngoại lệ duy nhất mà bạn có thể sử dụng bàn tay trái là khi bạn cho và nhận danh thiếp, quà tặng và những đồ vật có giá trị, bạn cần tỏ ra lịch sự và tôn trọng bằng cách nhận bằng cả hai tay.
5. Campuchia còn nhiều điều hơn cả Angkor và Khmer Đỏ
Bạn sẽ không thể đến thăm Campuchia mà không nhìn thấy những ngôi đền Angkor đáng kinh ngạc bên ngoài Siem Reap, Bảo tàng diệt chủng Toul Seng ở Phnom Penh. Nhưng bạn cũng không thể hiểu hết được Campuchia nếu không đi xa hơn.
Ở phía đông bắc Campuchia, bạn có thể tìm thấy một con cá heo nhảy trên mặt sông, ngắm nhìn thác nước hùng vĩ ở dãy Cardamom Mountants, thăm Battambang, thăm một vài trong số 7 Công viên Quốc gia Campuchia. Và còn vô số những địa điểm du lịch hấp dẫn khác nữa đang chờ bạn đến khám phá.
Chọn du lịch Campuchia một cách khôn ngoan là bạn có thể tạo ra sự khác biệt thực sự trong việc khôi phục di sản văn hóa của Campuchia. Trên đây là một số những điều cần lưu ý khi đi du lịch Campuchia mà Cattour muốn gửi đến bạn. Và đừng quên Cattour luôn có sẵn chương trình tour Campuchia giá rẻ hay tour du lịch Campuchia 5 ngày 4 đêm trọn gói lịch trình tối ưu và chuyên nghiệp nhất nhé!
Các bài viết liên quan:
Phương Trần / Cattour.vn - Ảnh: Internet