Vào mỗi dịp Tết Nguyên Đán, mọi người thường đi lễ đền, chùa để cầu chúc một năm mới bình an, may mắn, sung túc, đủ đầy. Nếu bạn còn băn khoăn về chuyến hành hương vào dịp Tết sắp đến, hãy lưu lại những đền, chùa ở cả 3 miền được nhiều người đi vào dịp đầu xuân trong bài viết dưới đây nhé!
Chùa Bái Đính (Ninh Bình) là một quần thể chùa lớn được biết đến với nhiều kỷ lục châu Á và Việt Nam được xác lập như: chùa có hành lang La Hán dài nhất châu Á, chùa có tượng Phật bằng đồng dát vàng lớn nhất châu Á, chùa có tượng Di lặc bằng đồng lớn nhất Đông Nam Á... Có thể nói đây là ngôi chùa lớn nhất và sở hữu nhiều kỷ lục nhất ở Việt Nam.
Quần thể chùa Bái Đính gồm có một khu chùa cổ được xây dựng hơn 1000 năm trước và một khu chùa mới được xây dựng năm 2003.
Với vị trí đẹp trên sườn núi, giữa những thung lũng mênh mông hồ và núi đá, ở cửa ngõ phía tây vào cố đô Hoa Lư lại ngay gần danh thắng Tràng An nổi tiếng mà chùa Bái Đính đã trở thành một địa điểm được nhiều người lựa chọn để lễ Phật, du xuân trong dịp Tết Nguyên Đán.
Đặt ngay Tour du lịch Hà Nội - Bái Đính - Tràng An để tham quan và đi lễ đầu năm tại ngôi chùa lớn nhất Việt Nam
Chùa Yên Tử (Quảng Ninh) từ xưa đến nay vẫn luôn nổi tiếng là một trong những ngôi chùa linh thiêng nhất Việt Nam. Chính vì vậy mà hàng năm, đặc biệt là vào dịp tết đến xuân về lại có hàng nghìn du khách thập phương cùng hướng về Quảng Ninh, lên chùa Yên Tử dâng hương, lễ Phật để cầu mong bình an trong suốt một năm.
Trước đây, hành trình hành hương đến với chùa Yên Tử là một hành trình khá gian lan nhưng rất thú vị. Hiện nay thì đã có thêm cáp treo để việc tham quan chùa dễ dàng hơn.
Hành trình viếng thăm Yên Tử bắt đầu ở chùa Trình, từ chùa Trình bạn sẽ đi bộ, leo núi trên đoạn đường dài khoảng 6 km đã được gia cố bởi hàng nghìn bậc đá xếp, len lỏi theo lối mòn vượt qua bạt ngàn cây cỏ, dưới tán rừng trúc, rừng thông để đến với những ngôi chùa, địa điểm khác nhau trong quần thể chùa Yên Tử như chùa Giải Oan, vườn tháp Huệ Quan, chùa Yên Hoa… và cuối cùng ngôi chùa ở vị trí cao nhất là chùa Đồng với độ cao 1068m so với mực nước biển.
Lễ hội Yên Tử được tổ chức hàng năm bắt đầu từ ngày 10 tháng giêng và kéo dài hết tháng 3 (âm lịch)
Tham khảo ngay 2 tour du lịch Yên Tử trong dịp Tết:
Chùa Hương là một quần thể văn hóa tôn giáo bao gồm nhiều chùa, đền, đình thờ Phật và các vị thần trong tín ngưỡng của người dân Việt Nam nằm ở xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Nội (ven bờ phải sông Đáy). Chỉ cách trung tâm thành phố Hà Nội khoảng 60 km, chùa Hương là một địa điểm được rất nhiều người yêu thích và lựa chọn là nơi sẽ ghé thăm mỗi dịp Tết Nguyên Đán.
Lễ hội chùa Hương được bắt đầu vào ngày mùng 6 tháng giêng và thường kéo dài đến hạ tuần tháng 3 âm lịch.
Xem thêm: Bật mí hành trình tour đi chùa Hương 1 ngày cho người đi lần đầuMột vài lưu ý bạn nên biết khi đi tour chùa Hương 1 ngày
Chùa Keo (tên chữ: Thần Quang tự) là một ngôi chùa ở xã Duy Nhất, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình, Việt Nam. Đây là một trong những ngôi chùa cổ ở Việt Nam được bảo tồn hầu như còn nguyên vẹn kiến trúc 400 năm tuổi.
Hằng năm vào ngày mùng 4 tháng giêng Âm lịch, nhân dân làng Keo lại mở hội xuân ngay ở ngôi chùa mang tên làng. Trong ngày hội, người ta tổ chức lễ rước kiệu, hương án, long đình, thuyền rồng và tiểu đỉnh. Trong chùa thì có cuộc thi diễn xướng về đề tài lục cúng: hương, đăng, hoa, trà, quả, thực, thật sinh động.
Vào những ngày diễn ra hội xuân không chỉ có người dân ở làng Keo mà còn có rất nhiều du khách ở các địa phương khác đến chùa Keo để dâng hương, lễ Phật cầu bình an trong năm mới và tham gia lễ hội.
Ở Quảng Ninh không chỉ nổi tiếng với chùa Yên Tử mà còn có chùa Ba Vàng - "Ngôi chùa trên núi có Chính Điện lớn nhất Đông Dương". Du khách, Phật tử đến với chùa Ba Vàng sẽ được đắm chìm trong khung cảnh nên thơ, trữ tình mà vẫn cảm nhận được không khí linh thiêng của chốn đạo thiền nhà phật.
Chùa Ba Vàng không chỉ là nơi để tu tập cho những người đến học Phật, hiểu Phật và tu Phật, chùa Ba Vàng còn là một điểm du lịch sinh thái, văn hoá - lịch sử cho tất cả mọi người
Vào mỗi dịp Tết Nguyên Đán, những du khách khắp mọi miền đất nước lại lên chùa vãng cảnh, cầu bình an.
Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên nằm tại xã Đại Đình, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc, cách Hà Nội khoảng 85 km về phía tây.
Được xây dựng ở bên cạnh khu di tích danh thắng Tây Thiên cổ tự nổi tiếng, nơi đây không chỉ được biết đến là nơi đất Phật linh thiêng mà còn là địa danh thu hút nhiều du khách hành hương lễ Phật, thưởng ngoạn phong cảnh hữu tình.
Đứng dưới chân núi nhìn lên, Thiền viện thấp thoáng trong mây. Đường đi lên khúc khuỷu, quanh co, bốn bề mây bay, gió thổi. Cảnh vật thanh tịnh đến lạ lùng.
Trong dịp Tết Nguyên Đán hàng năm, mỗi ngày Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên đón hàng nghìn khách hành hương tới vãn cảnh.
Xem thêm chi tiết lịch trình và giá tour du lịch Hà Nội - Thiền Viện Trúc Lâm Tây Thiên 1 ngày của Cattour để có một ngày du xuân ý nghĩa
Khu du tích Côn Sơn – Kiếp Bạc thuộc địa bàn thị xã Chí Linh tỉnh Hải Dương, là một trong 62 di tích quốc gia đặc biệt quan trọng của Việt Nam. Khu di tích bao gồm: chùa Côn Sơn, đền Kiếp Bạc, đền thờ Nguyễn Trãi, đền thờ Trần Nguyên Hãn và đền thờ Trần Nguyên Đán.
Côn Sơn – Kiếp Bạc là quần thể kiến trúc cổ kính với quy mô rất bề thế và nổi tiếng, lại có cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp. Phong cảnh thiên nhiên nên thơ, hữu tình với núi, rừng, suối, hồ, đan xen hòa hợp làm cho Côn Sơn – Kiếp Bạc trở thành một khu du lịch được rất nhiều du khách ghé thăm, đặc biệt là vào mỗi dịp Tết đến.
Lễ hội mùa xuân Côn Sơn Kiếp Bạc được tổ chức từ 16 - 23 tháng Giêng âm lịch. Lễ hộ diễn ra với các nghi thức tế lễ và diễn xướng dân gian vô cùng độc đáo như: lễ tế trời đất trên Ngũ Nhạc linh từ, lễ Mông sơn thí thực, lễ rước nước, đua thuyền trên Lục Ðầu Giang, hội thi cờ người, làm bánh chưng, giã bánh dày, pháo đất, thi chọi gà, đấu vật…
Đặt ngay tour Tour du lịch Côn Sơn - Kiếp Bạc 1 ngày của Cattour để tham gia lễ hội Con Sơn Kiếp Bạc trong năm mới
Đền Mẫu Đồng Đăng hay Đồng Đăng linh tự là một ngôi đền cổ kính uy nghi nằm trên một ngọn núi, gần chợ Đồng Đăng. Đây là một trong những nơi thờ tự nổi tiếng trong tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt Nam.
Hàng năm, cứ vào ngày mùng 10 tháng giêng âm lịch, tại đền Mẫu lại diễn ra lễ hội đón xuân của người dân xứ Lạng. Trong lễ hội có các trò chơi như thi đấu thể dục thể thao, múa sư tử, võ dân tộc. Đến với đền Mẫu Đồng Đăng, du khách sẽ được đắm mình trong văn hóa tâm linh, thắp hương cầu mong sức khoẻ, cầu tài, cầu một năm mới bình an, đủ đầy.
Đền Bà Chúa Kho nằm trên lưng chừng ngọn núi Kho, tại khu Cô Mễ, phường Vũ Ninh, TP Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh.
Đền Bà Chúa Kho nổi tiếng là một nơi linh thiêng để cầu tài lộc. Hàng năm vào mỗi dịp Tết Nguyên Đán có hàng nghìn người từ khắp các nơi trên khắp Việt Nam và nước ngoài hành hương đầu xuân về Bắc Ninh để cầu tài cầu lộc, quan trọng nhất là vay tiền Bà Chúa Kho, mong cho một năm mới công việc xuôi thuận, phát tài.
Đền Trần là một quần thể đền thờ tại đường Trần Thừa, phường Lộc Vượng, thành phố Nam Định, là nơi thờ các vua Trần cùng các quan lại có công phù tá nhà Trần.
Lễ khai ấn đền Trần được tổ chức vào đêm 14 rạng sáng ngày 15 tháng giêng âm lịch hàng năm. Tối ngày 14, bắt đầu nghi thức rước hòm ấn từ nội cung đền Cố Trạch đến đền Thiên Trường, rồi làm lễ khai ấn vào đúng giờ Tý. Hàng năm cứ vào dịp Tết Nguyên Đán lại có rất nhiều khách thập phương đến đền để tế lễ và xin lá ấn với mong muốn một năm mới thành đạt, thăng tiến và phát tài.
Khu di tích lịch sử Đền Hùng là một quần thể đền chùa thờ phụng các Vua Hùng và tôn thất của nhà vua trên núi Nghĩa Lĩnh, thuộc địa phận xã Hy Cương, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ. Dịp Tết Nguyên Đán có rất nhiều du khách lựa chọn đến Đền Hùng lễ viếng, tưởng nhớ về cội nguồn của dân tộc.
Lễ hội đền Hùng hay còn gọi là Giỗ tổ Hùng Vương là một lễ hội lớn mang tầm vóc quốc gia ở Việt Nam, để tưởng nhớ và tỏ lòng biết ơn công lao lập nước của các vua Hùng. Lễ hội diễn ra vào ngày 10 tháng 3 âm lịch, tuy nhiên, lễ hội thực chất đã diễn ra từ hàng tuần trước đó với những phong tục như đâm đuống (đánh trống đồng) của dân tộc Mường, hành hương tưởng niệm các vua Hùng, và kết thúc vào ngày 10 tháng 3 âm lịch với lễ rước kiệu và dâng hương trên đền Thượng.
Chùa Thiên Mụ hay còn gọi là chùa Linh Mụ là một ngôi chùa cổ nằm trên đồi Hà Khê, tả ngạn sông Hương, cách trung tâm thành phố Huế khoảng 5 km về phía tây.
Chùa Thiên Mụ không chỉ đơn thuần là một nơi thiêng liêng mà còn là một nơi tuyệt vời để tham quan, một trong những nơi đẹp nhất xứ Huế. Đứng trong chùa, du khách sẽ dễ dàng thấy được ve đẹp và sự lãng mạn của sông Hương, mà từ lâu đã là biểu tượng của Huế. Có lẽ vì vậy mà chùa Thiên Mụ là sự lựa chọn của rất nhiều khách du lịch trong ngày Tết.
Nếu đến Đà Nẵng du lịch vào dịp Tết Nguyên Đán bạn không thể không ghé thăm chùa Linh Ứng. Chùa Linh là một trong những ngôi chùa nổi tiếng của thành phố Đà Nẵng nằm trên bán đảo Sơn Trà.
Nằm ở độ cao khoảng gần 700m so với mực nước biển, có hướng nhìn ra biển Đông, một bên là đảo Cù Lao Chàm, phía bên kia là ngọn Hải Vân, phía còn lại là dòng sông Hàn yên ả đang đổ về cửa biển, lại nằm trong khu bảo tồn thiên nhiên bán đảo Sơn Trà nên chùa Linh Ứng có khung cảnh thiên nhiên nên thơ và tuyệt đẹp.
Hàng năm ngay vào ngày mùng 1 Tết đã có rất nhiều người tới đây để được tham quan, dâng hương, lễ Phật, chạm tay vào các bức tượng Phật cầu mong được sự che chở, may mắn trong năm mới.
Hội An là một địa điểm du lịch được rất nhiều du khách yêu thích và lựa chọn cho kỳ nghỉ của mình. Đặc biệt, cứ mỗi độ xuân về, lượng khách đến Hội An lại càng nhiều hơn. Đến Hội An vào dịp Tết bạn sẽ thấy khắp trong không gian phố cổ, đâu đâu cũng thoang thoảng mùi hương trầm. Cũng giống như những nơi khác, sau lễ giao thừa nhiều người dân Hội An cũng đi lễ chùa cầu chúc cho một năm mới bình an, may mắn. Chùa Cầu là một địa điểm được rất nhiều người dân Hội An và du khách lựa chọn là địa điểm để dâng hương mong mọi điều đều tốt đẹp trong năm mới.
Chùa Hoằng Phúc (còn có tên là chùa Kính Thiên, chùa Quan) là một trong những ngôi chùa cổ nhất miền Trung (hơn 700 năm) ở thôn Thuận Trạch, xã Mỹ Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình.
Theo ghi chép, năm 1301, Phật hoàng Trần Nhân Tông đã ghé thăm và cầu phúc đức cho người dân ở chùa, lúc đó Hoằng Phúc có tên là Am Tri Kiến. Năm 1716, chúa Nguyễn Phúc Chu đặt tên chùa là Kính Thiên Tự. Năm 1821, vua Minh Mạng trong chuyến ngự giá Bắc tuần, ghé thăm chùa và cho đổi tên là Hoằng Phúc Tự, tục danh chùa Trạm hay chùa Quan.
Không ai rõ chùa được xây dựng từ thời nào, chỉ biết vào thời điểm năm 1301 ngôi chùa đã có ở đó. Trong những ngày đầu năm, thì Chùa Hoằng Phúc sẽ là một điểm đến lý tưởng cho du khách đến để cầu an, cầu phúc cho những người thân trong gia đình, bạn bè của mình.
Chùa Bảo Lâm (Phú Yên) hay còn có tên gọi khác là chùa Bửu Lâm, là một trong những thắng cảnh du lịch nổi tiếng ở Phú Yên. Tọa lạc tại thôn Liên Trì, xã Bình Kiến, thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên, chùa Bảo Lâm thu hút rất nhiều phật tử và du khách mỗi năm đặc biệt là trong mỗi độ Tết đến xuân về bởi sự linh thiêng vẻ đẹp trầm lặng, an nhiên.
Chùa Từ Vân còn goi là Chùa Ốc hay Chùa San Hô Chùa tọa lạc trên đường 3/4 Phường Cam Linh, Cam Ranh, Khánh Hòa. Chùa được xây dựng năm 1968, với những nét kiến trúc độc đáo do tự tay các nhà sư tại đây xây dựng.
Điểm nổi bật trong chùa là Tháp Bảo Tích và 18 Tầng Địa Ngục với kiến trúc mang đầy hương vị của biển cả. Tháp Bảo Tích được xây dựng từ những viên san hô xếp chồng lên nhau, kết hợp với vỏ ốc, vỏ sò tạo nên một không gian mang đậm phong vị biển cả. 18 Tầng Địa Ngục được xây dựng từ đá san hô, bên ngoài bao bọc là hình rồng, dài khoảng 500m.
Một sự bình lặng và yên ả khi bước vào chùa sẽ là những gì bạn cảm nhận được. Đến chùa Từ Vân dâng hương lễ Phật và ước nguyện những điều tốt đẹp trong năm mới là một việc làm không thể thiếu của người dân Khánh Hòa và những du khách đến Khánh Hòa trong dịp Tết Nguyên Đán.
Thiền Viện Trúc Lâm Đà Lạt là một trong ba Thiền Viện Trúc Lâm lớn nhất Việt Nam bao gồm: Thiền Viện Trúc Lâm Yên Tử, Thiền Viện Trúc Lâm Đà Lạt và Thiền Viện Trúc Lâm Tây Thiên.
Thiền Viện Trúc Lâm Đà Lạt cách trung tâm thành phố Đà Lạt 5 km, nằm trên núi Phụng Hoàng, phía trên Hồ Tuyền Lâm.
Đi lên từ phía hồ Tuyền Lâm là một con đường dốc có 140 bậc thang bằng đá, hai bên là những rặng thông cao vút dẫn qua 3 cổng tam quan để vào chính điện. Từ trên chính điện nhìn xuống là hồ Tuyền Lâm, phong cảnh ở đây rất đẹp, hồ nước trong xanh in bóng rặng thông bên đồi Thanh Lương.
Du khách đến Đà Lạt vào dịp Tết sẽ không thể không đến tham quan, vãng cảnh, dâng hương, lễ Phật cầu chúc cho năm mới an lành tại Thiền Viện Trúc Lâm Đà Lạt.
Ông Hoàng Mười là một vị thánh quan trọng trong tín ngưỡng thờ Mẫu Tam Phủ, Tứ Phủ của người Việt. Đền Ông Hoàng Mười ở xã Hưng Thịnh, huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An được coi là ngôi đền linh thiêng bậc nhất cả nước.
Trong những những ngày đầu năm mới, mỗi ngày đền Ông Hoàng Mười lại đón hàng nghìn lượt khách ghé thăm. Mọi người dâng hương, cờ quạt, tiền vàng, bút sách... để cầu tài cầu lộc, cầu mong bình yên, cầu mong cho con em được đỗ đạt khoa cử, thành tài để làm rạng danh tổ tông. Nhiều người đều cho rằng: đền ông Hoàng Mười là ngôi đền linh thiêng và việc đến đền Ông Hoàng Mười để lễ bái là việc quan trọng mỗi dịp đi lễ đầu năm.
Chùa Bà Thiên Hậu (theo cách gọi của người Việt) còn được gọi là chùa Bà Chợ Lớn, là một trong những ngôi chùa cổ nhất của người Hoa đã xây dựng trên đất Đề Ngạn xưa. Chùa hiện tọa lạc tại số 710 đường Nguyễn Trãi, quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh.
Tên chính xác của chùa Bà Thiên Hậu là Thiên Hậu Miếu, có nghĩa là miếu thờ bà Thiên Hậu. Tuy nhiên theo cách gọi của dân gian của người dân miền Nam, cứ nơi nào linh thiêng thì sẽ được gọi là chùa. Vì thế người ta thường gọi là chùa Bà Thiên Hậu dù cách gọi này cũng không được đúng cho lắm.
Chùa Bà Thiên Hậu là một trong những ngôi miếu có lịch sử lâu đời nhất của người Hoa ở Thành phố Hồ Chí Minh. Bên cạnh giá trị về nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc, hiện vật cổ, nơi đây còn có một giá trị khác không chỉ là nơi đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng mà còn là nơi qui tụ và tương trợ lẫn nhau của bà con người Việt gốc Hoa.
Dù xung quanh có nhiều ngôi miếu, chùa khác nhưng chùa Bà Thiên Hậu luôn thu hút đông đảo người dân và du khách từ khắp nơi về lễ bái trong những ngày đầu năm. Đây cũng là địa điểm yêu thích của giới chụp ảnh để thực hiện những bộ ảnh Tết với chiếc áo dài truyền thống.
Chùa Vĩnh Nghiêm là một ngôi chùa hiện tọa lạc tại số 339 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, thuộc phường 7, quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh.
Từ miền Bắc, hai Hòa thượng là Thích Tâm Giác và Thích Thanh Kiểm vào miền Nam truyền bá đạo Phật, và sau đó đã cho xây dựng chùa Vĩnh Nghiêm. Họ lấy nguyên mẫu thiết kế từ một ngôi chùa gỗ cùng tên ở tỉnh Bắc Giang có từ đời vua Lý Thái Tổ, vốn là trung tâm truyền bá Phật giáo của Thiền phái Trúc Lâm để xây dựng chùa Vĩnh Nghiêm này.
Hàng năm cứ vào mỗi dịp Tết Nguyên Đán là chùa Vĩnh Nghiêm lại đón hàng nghìn lượt du khách địa phương và khắp mọi nơi đổ về để đi lễ chùa, hái lộc, cầu phúc, cầu may, cầu bình an cho mình và gia đình trong năm mới.
Chùa Bà Đen nằm ở lưng chừng núi Bà Đen một ngọn núi nằm trong quần thể di tích văn hóa lịch sử núi Bà Đen, được biết đến bởi phong cảnh hữu tình và có nhiều huyền thoại. Đây là một trong những ngôi chùa nổi tiếng nhất tại Tây Ninh, là một địa điểm du lịch tâm linh nhất định phải tới khi đến với vùng đất này.
Người dân xung quang và du khách thập phương chủ yếu thường đến chùa Bà Đen vào dịp Tết Nguyên Đán và ngày lễ Bà vào mùng 5, mùng 6 tháng 5 âm lịch.
Miếu Bà Chúa Xứ Núi Sam tọa lạc nơi chân núi Sam thuộc phường Núi Sam, thành phố Châu Đốc, tỉnh An Giang - là một điểm đến tâm linh nổi tiếng ở phía Nam. Theo như lời dạy của Bà qua miệng "cô đồng" thì cách đây khoảng 200 năm, tượng Bà được dân địa phương phát hiện và khiêng xuống từ đỉnh núi Sam bằng 9 cô gái đồng trinh, nên người dân đã lập miếu để tôn thờ.
Mỗi dịp Tết Nguyên Đán nơi đây là điểm hành hương, trẩy hội của người dân với hy vọng sẽ được ban cho sự bình an trong năm mới.
Chùa Vĩnh Tràng tọa lạc trên đường Nguyễn Trung Trực, thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang, Việt Nam. Đây là một ngôi chùa nổi tiếng ở Nam Bộ, được xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia và là một điểm hành hương và du lịch nổi tiếng.
Chùa được xây dựng và tái tạo trong nhiều năm với kiến trúc khá tinh vi, đa dạng theo lối kiến trúc tổng hợp Á - Âu (Pháp, La Mã, Thái, Miên, Chàm). Tuy nhiên, chùa vẫn mang đậm nét lối kiến trúc điêu khắc truyền thống Việt Nam. Tới đây du khách sẽ cảm nhận được không khí trang nghiêm khi ngắm nhìn những bức tượng cổ được chạm trổ công phú.
Du khách thập phương thường tới đây tham quan, vãng cảnh, dâng hương lễ Phật trong dịp năm mới để tìm lại sự thanh thản cho tâm hồn và cầu mong phước lành.
Hiện nay, việc đi đền chùa là một hoạt không thể thiếu trong những ngày đầu xuân năm mới. Người ta đi lễ đền, chùa ngày đầu năm không những để cầu may, cầu phúc thỏa ước nguyện cho bản thân và gia đình mà còn là khoảnh khắc để tìm đến với không gian tĩnh lặng, hòa mình vào chốn tâm linh, tĩnh tâm và bỏ lại phía sau những ưu phiền, vất vả của một năm cũ đã qua.
Tham khảo thêm các tour du lịch lễ hội trong ngày xuân của Cattour và chọn cho mình một tour du lịch phù hợp nhé.
Trên đây, Cattour.vn đã tổng hợp một số đền, chùa ở cả 3 miền Bắc, Trung, Nam mà du khách thường hay đi vào dịp Tết Nguyên Đán để bạn có thể lựa chọn cho chuyến đi lễ chùa đầu năm của mình trong dịp Tết năm nay.
Chúc bạn có một kỳ nghỉ lễ ấm áp, vui vẻ, hạnh phúc và những ngày du xuân ý nghĩa bên những người thân yêu!!!
Thông tin hữu ích khác:
Những ngôi chùa bạn nhất định phải ghé thăm khi du lịch chùa Hương 1 ngày
Di chuyển du lịch chùa Hương bằng phương tiện gì thuận tiện nhất?
Bạn nên chuẩn bị gì trước chuyến tour đi chùa Hương
Nhật ký chi tiết hành trình tour du lịch chùa Hương 1 ngày
Những điều thú vị bạn chưa biết về tour du lịch chùa Hương
Vì sao bạn nhất định phải 1 lần đi tour chùa Hương?
Đoàn Thư / Cattour.vn - Ảnh: Internet
Xem thêm: Tết Nguyên Đán Chùa
Để các bạn có một chuyến du xuân đầu năm thật thuận lợi, Cattour xin được chia sẻ với các bạn một số điều cần lưu ý khi đi du lịch Đà Nẵng dịp Tết Nguyên Đán nhé!
Buôn Mê Thuột không chỉ có mỗi đặc sản cà phê, thành phố này còn có vô vàn những điều thú vị và những điểm đến hấp dẫn. Vậy thì tại sao các bạn không lựa chọn nơi đây cho dịp Tết sắp tới? Dưới đây là các địa điểm du lịch ở Buôn Mê Thuột dành cho dịp Tết nguyên đán này nhé
Du lịch Vũng Tàu vào dịp tết có gì vui là băn khoăn thắc mắc của rất nhiều khách du lịch khắp cả nước, những ai mong muốn có chuyến du lịch ý nghĩa cùng với gia đình trong khoảng thời gian nghỉ lễ tết hiếm hoi trong năm. Cùng Cattour.vn khám phá vẻ đẹp của Vũng Tàu vào khoảng thời gian Tết Nguyên Đán 2024 có gì và có nên đi du lịch Vũng Tàu vào dịp Tết không nhé!
Mùa xuân Tây Bắc với tiết trời se lạnh, với trăm hoa đua sắc rực rỡ là điểm đến lý tưởng dành cho bạn để lên kế hoạch một chuyến đi đầu năm mới. Trong các địa điểm du lịch vùng Tây Bắc, thì chắc chắn rằng cao nguyên Mộc Châu là một trong những địa điểm được du khách yêu thích nhất. Hãy cùng Cattour.vn khám phá Mộc Châu dịp Tết Nguyên Đán trong bài viết này nhé!
Ngày nay, những chuyến du lịch trong dịp Tết đã trở nên phổ biến hơn đối với mỗi người, mỗi gia đình. Trong những ngày đầu xuân năm mới, người ta không chỉ về nhà đón Tết cùng gia đình mà còn cùng gia đình đi chơi, đi du lịch nữa.
Sau một năm làm việc, học tập vất vả mà bạn không tự thưởng cho mình một chuyến du lịch Tết thì thật là quá có lỗi với bản thân rồi. Hãy tham khảo lịch khởi hành và lịch trình các tour du lịch Tết âm (Tết Nguyên Đán) của Cattour năm 2024 và đặt ngay cho mình và gia đình một tour du lịch Tết 2024 để có một năm mới ấm áp vui vẻ bên những người thân yêu nhé!