Chùa Cầu Hội An đã, đang và vẫn luôn là một biểu tượng không thể thiếu của phố cổ Hội An. Ngôi chùa này là kết tinh của cả lịch sử, văn hóa và con người nơi phố Hội. Trong bài viết này, các bạn hãy cùng Cattour.vn tìm hiểu về ngôi chùa cổ kính và linh thiêng nhất Hội An này nhé.
Vào khoảng thế kỷ 17, khi đó Hội An còn đang là một thương cảng giao thương vô cùng quan trọng giữa các nước trong khu vực. Lúc đó, các thương nhân người Nhật Bản đã góp tiền xây dựng cây cầu nhỏ bắc qua một nhánh nhỏ của sông Thu Bồn để thuận tiện cho việc đi lại ở thương cảng Hội An. Vì vậy mà, chiếc cầu này còn được gọi là cầu Nhật Bản.
Theo truyền thuyết, cây cầu này được coi như là một thanh kiếm đâm xuống lưng con quái vật namazu (một con quái vật gây động đất ở Nhật Bản), khiến nó không quẫy đuôi để gây ra những trận động đất được. Năm 1653, người ta dựng thêm phần chùa, nối liền vào lan can phía Bắc, nhô ra giữa cầu, từ đó người dân địa phương gọi là Chùa Cầu.
Năm 1719, khi chúa Nguyễn Phúc Chu đi thăm Hội An đã đặt tên cho chiếc cầu là “Lai Viễn Kiều”, với ý nghĩa là "Cầu đón khách từ phương xa".
Theo niên đại được ghi lại ở xà nóc và văn bia còn lại ở đầu cầu thì chiếc cầu đã được dựng lại vào năm 1817. Ngôi chùa trên cầu có lẽ cũng được dựng lại vào thời gian này.
Hiện nay, Chùa Cầu nằm ở đoạn tiếp giáp giữa đường Trần Phú và đường Nguyễn Thị Minh Khai. Cầu bắt ngang qua một nhánh sông nhỏ rộng gần 10m chạy ra sông Thu Bồn.
Chùa Cầu Hội An có kiến trúc độc đáo với 2 phần kiến trúc tưởng chừng không liên quan đến nhau là cầu và chùa. Nhưng lại được kết hợp lại với nhau một cách tinh tế, hoàn hảo.
Chiếc cầu làm bằng gỗ trên những trụ cầu bằng gạch đá, dài khoảng 18 m, có mái che, vắt cong qua lạch nước chảy ra sông Thu Bồn. Còn chùa là một trong những di tích có kiến trúc khá đặc biệt được xây dựng trên cây cầu. Mái chùa lợp ngói âm dương che kín cả cây cầu. Trên cửa chính của Chùa Cầu có một tấm biển lớn chạm nổi 3 chữ Hán là Lai Viễn Kiều.
Chùa và cầu đều bằng gỗ sơn son chạm trổ rất công phu, mặt chùa quay về phía bờ sông. Hai đầu cầu có tượng thú bằng gỗ đứng chầu, một đầu là tượng chó, một đầu là tượng khỉ. Có lẽ có ý nghĩa là cây cầu được xây dựng từ năm thân, xong năm tuất, tương truyền đó là những con vật mà người Nhật sùng bái thờ tự từ cổ xưa.
Tuy gọi là chùa nhưng bên trong không có tượng Phật. Phần gian chính giữa thờ một tượng gỗ của Bắc Đế Trấn Võ - vị thần bảo hộ xứ sở, ban niềm vui hạnh phúc cho con người, thể hiện khát vọng thiêng liêng mà con người muốn gửi gắm cùng trời đất nhằm cầu mong cho mọi điều tốt đẹp.
Chùa được trùng tu vào các năm 1817, 1865, 1915, 1986 và dần mất đi các yếu tố kiến trúc Nhật Bản, thay vào đó là kiến trúc mang đậm phong cách Việt, Trung.
Ngày 17 tháng 2 năm 1990, Chùa Cầu Hội An được cấp bằng Di tích Lịch sử – Văn hóa quốc gia. Đến nay dường như chùa Cầu đã trở thành một biểu tượng không thể thiếu ở Hội An. Hình ảnh chùa Cầu Hội An còn được in trên tờ 20.000 VNĐ của Việt Nam. Có một bài thơ rất hay về chùa Cầu cho thấy chùa Cầu không chỉ có ý nghĩa với người dân địa phuong mà còn được rất nhiều du khách yêu thích như sau:
Có thể nói rằng đến Hội An mà không ghé qua chùa Cầu thì sẽ là một thiếu sót vô cùng lớn.
Đoàn Thư / Cattour.vn - Ảnh: Internet
Xem thêm: Hội An
Để các bạn có một chuyến du xuân đầu năm thật thuận lợi, Cattour xin được chia sẻ với các bạn một số điều cần lưu ý khi đi du lịch Đà Nẵng dịp Tết Nguyên Đán nhé!
Lên lịch trình cho một chuyến du lịch luôn là một trong công việc cần thiết khi đi du lịch, nhất là du lịch tự túc. Nếu bạn đang có dự định đi du lịch Hội An 3 ngày 2 đêm nhưng chưa biết nên đi những điểm nào, lịch trình ra sao. Vậy thì hãy tham khảo ngay bài viết này nhé!
Hội An – điểm đến khiến bao du khách “thầm thương trộm nhớ” với vẻ đẹp cổ kính và bình yên. Nếu bạn chưa có cơ hội ghé thăm Hội An mà cũng đã lỡ “trót thương” mảnh đất đất này, vậy thì hãy đọc ngay bài viết này của Cattour để biết được các kinh nghiệm du lịch Hội An và lên kế hoạch đến địa điểm xinh đẹp này ngay thôi nào!
Du lịch Huế - Đà Nẵng – Hội An là 3 điểm đến tiêu biểu của dải đất miền Trung nắng gió. Và nếu như bạn cũng đang có ý định đi du lịch 3 điểm này mà chưa biết nên đi đâu, đi như thế nào, làm gì, ăn gì… thì hãy tham khảo ngay kinh nghiệm du lịch Huế - Đà Nẵng – Hội An ngay dưới đây nhé!
Hội An và Đà Nẵng là hai địa điểm du lịch vô cùng nổi tiếng ở miền Trung nước ta. Vậy bạn đã biết “Đà Nẵng và Hội An có gì đẹp”, “các điểm ăn chơi ở hai khu du lịch này là ở đâu” chưa??? Nếu chưa, thì còn chần chừ gì nữa mà không cùng Cattour khám phá ngay trong bài viết này!
Ngay phía nam Đà Nẵng là thành phố nhỏ màu vàng đặc biệt của Việt Nam – Hội An. Đó là một thành phố ven biển nằm trên cửa sông Thu Bồn thuộc địa phận tỉnh Quảng Nam. Mặc dù có những bãi biển đẹp nhưng khu phố cổ kính màu vàng mới là điều khiến du khách phải lòng Hội An.