Hành trình về với đất Phật: Chùa Yên Tử Quảng Ninh

16/11/2019 / 636

Chùa Yên Tử Quảng Ninh trước nay vẫn luôn nổi tiếng và được xem là “đất tổ của Phật giáo Việt Nam”, là một trong những điểm du lịch tâm linh hấp dẫn tại Quảng Ninh. Cuộc sống hiện đại tất bật thì có lẽ Yên Tử chính là một địa điểm du lịch tuyệt vời và lý tưởng với phong cảnh hữu tình cùng núi non mây trời.

Mục lục bài viết

    1. Chùa Yên Tử và lễ hội chùa Yên Tử

     
    Chùa Yên Tử là một trong những ngôi chùa linh thiêng của Việt Nam, là nơi Phật Hoàng Trần Nhân Tông bỏ ngai vàng khoác áo cà sa chọn làm nơi tu hành, sáng lập nên thiền phái Trúc Lâm Yên Tử. Ông đã cho xây dựng nên hàng trăm những công trình lớn nhỏ trên núi Yên Tử để làm nơi tu hành và truyền kinh, giảng đạo.
     
    Chùa Yên Tử
    Chùa Yên Tử là một trong những ngôi chùa linh thiêng của Việt Nam
     
    Mọi người thường truyền tai nhau rằng đi chùa Yên Tử ba năm liền sẽ gặp được nhiều may mắn trong cuộc sống. Và mọi người khi đến với chùa Yên Tử cũng thường chọn đường leo bộ để thể hiện được sự thành tâm của mình.
     
    Ở chùa Yên Tử thường có lễ hội Xuân hằng năm, được tổ chức bắt đầu từ ngày 10 tháng Giêng và kéo dài cho đến hết tháng 3 âm lịch.
     
    Lễ hội chùa Yên Tử
    Ở chùa Yên Tử thường có lễ hội Xuân hằng năm

    Xem thêm: Khám phá Cửa Ông - một trong những ngồi đền đẹp nhất Việt Nam? 

    Đền Cửa Ông và những điển tích kỳ bí về vị thần được người dân Quảng Ninh tôn kính bậc nhất

    2. Thời gian thích hợp đi du lịch chùa Yên Tử

     
    Để đi du lịch chùa Yên Tử thì khoảng thời gian 1 ngày 1 đêm là hợp lý. Đi vào dịp lễ hội sẽ rất đông (nhất là khoảng tháng 1), còn những ngày khác thì ở Yên Tử khá vắng vẻ, yên tĩnh với bầu không khí trong lành rất sáng khoái.
     
    Thời gian thích hợp đi du lịch chùa Yên Tử
    Để đi du lịch chùa Yên Tử thì khoảng thời gian 1 ngày 1 đêm là hợp lý
     
    Lễ hội Xuân Yên Tử sẽ diễn ra hằng năm bắt đầu từ mùng 10 tháng Giêng cho đến hết tháng 3 âm lịch, thu hút được hàng bạn người tứ khắp mọi nơi trong cả nước đổ về trẩy hội. Theo kinh nghiệm đi Yên Tử thì vào mùa lễ hội, nhất là những ngày đầu khai hội thường sẽ rất đông, chính vì vậy Cattour khuyên bạn nếu không bị giới hạn về mặt thời gian, công việc thì tốt nhất không nên đi du lịch Yên Tử vào khoảng thời gian này. Hãy tìm một khoảng thời gian khác để thấy một Yên Tử hoàn toàn khác, đẹp và bình dị đến lạ thường. Còn nếu mục đích của bạn là đi lễ thì cũng nên chọn sang tháng 2 âm lịch để cho đỡ đông hơn nhé.
     
    Thời gian thích hợp đi du lịch chùa Yên Tử
    Lễ hội Xuân Yên Tử sẽ diễn ra hằng năm bắt đầu từ mùng 10 tháng Giêng cho đến hết tháng 3 âm lịch
    Xem thêm: Những điểm đến không thể bỏ qua khi đi tour du lịch chùa Ba Vàng
    Review chi tiết chương trình du lịch Yên Tử 1 ngày

    3. Đường đến với chùa Yên Tử

     
    Bạn có thể đến với chùa Yên Tử Quảng Ninh bằng xe máy, ô tô riêng hoặc bằng cả xe bus. Đối với những bạn ở Hải Phòng thì có thể đến chùa Yên Tử bằng xe máy là thuận tiện nhất.
     
    + Đi từ hướng Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định bạn chỉ cần đi tới Uông Bí (đoạn ngã ba giao với QL10 và QL18 rồi rẽ trái là tới đền Trình.
     
    + Từ hướng Hà Nội: đi Bắc Ninh tới QL18, chạy thẳng sẽ tới đền Trình. Từ đây bạn rẽ trái và tiếp tục đi khoảng 10km nữa là sẽ đến được với Yên Tử
     
    + Ở Hà Nội: thường thuê theo đoàn, mua tour Yên Tử 1 ngày hoặc lựa chọn đi xe khách. Nếu đi xe khách bạn bắt xe đi Uông Bí, Hạ Long, Cẩm Phả, Móng Cái… từ Hà Nội đều được. Đi đến đoạn chùa Trình ở QL18 thì bảo lái xe cho xuống. Sau đó bạn tiếp tục bắt bus 16 chỗ của công ty Tùng Lâm ở ngay QL18 vào đến chân núi Yên Tử (10km) với giá vé là 20k/người, hoặc đi bus vàng với giá vé 10k/người/lượt. Xe bus này rất dễ bắt, bạn chỉ cần đứng ngay đầu ngã 3 là sẽ thấy điểm chờ xe bus.
     
    Đường đến với chùa Yên Tử
    Đường đến với chùa Yên Tử
     
    Phương tiện đi lại khi đến Yên Tử:
     
    Có 2 cách để bạn có thể leo lên được đến đỉnh Yên Tử, cụ thể như sau:
     
    + Đi bộ: leo núi nhìn chung khá vất vả với đoạn địa hình đồi núi dài chừng 6km nhưng mang lại cho du khách rất nhiều những trải nghiệm thú vị. Từ bãi đỗ xe, bạn đi khoảng 300m nữa đến suối Giải Oan – nơi có hàng trăm những cung nữ xưa kia đã trẫm mình xuống dòng nước để tỏ lòng trung thành với vua Trần Nhân Tông. Sau đó, bạn tiếp tục leo qua tường Tùng cổ hơn 700 năm tuổi để đến với Tháp Cổ, chùa Hoa Yên, chùa Một Mái, chùa Bảo Sái, chùa Đồng. Thời gian dành cho cuộc hành trình leo núi lên Yên Tử này sẽ mất chừng 6 – 8 tiếng đồng hồ nếu không phải là thời điểm mùa lễ hội.
     
    Phương tiện đi lại khi đến Yên Tử
    Những bậc thang để leo bộ lên chùa Yên Tử
     
    + Đi cáp treo: hệ thống cáp treo ở Yên Tử là một trong những hệ thống cáp treo hiện đại nhất Việt Nam. Với chiều dài lên đến 1.2km ở độ cao 450m thì trải nghiệm đi cáp treo của bạn sẽ vô cùng thú vị, có thể ngắm được trọn vẹn danh thắng Yên Tử từ trên cao. Thời gian cho cuộc hành trình này là 4 tiếng đồng hồ.
     
    Phương tiện đi lại khi đến Yên Tử
    Hệ thống cáp treo Yên Tử
     

    4. Các điểm tham quan ở chùa Yên Tử

     
    + Chùa Trình / đền Trình: là nơi bạn sẽ ghé vào trước khi lên với Yên Tử. Bạn sẽ ghé vào đây vừa để hành hương và cũng là để nghỉ chân sau những giờ di chuyển mệt nhọc trên ô tô.
     
    Chùa Trình / đền Trình
     
    + Thiền Viện Trúc Lâm Yên Tử: đây là nơi để tu học của các nhà sư và cư sĩ. Giống như trường đại học, đây không phải là nơi thờ cúng nhưng bạn cũng có thể ghé vào để tham quan trước khi leo núi, tiếp tục cuộc hành trình đến với suối Giải Oan.
     
    Thiền Viện Trúc Lâm Yên Tử
     
    + Cầu Giải Oan – chùa Giải Oan: nơi đây được tương truyền lại rằng những cung nữ, phi tần của vua Trần Nhân Tông vì quá yêu nhà vua, muốn lên núi xin vua trở lại triều đình nhưng không được, các bà đã đằm mình xuống dưới suối tự vẫn. Tại đây cũng có cây cầu dài khoảng 10m, tuy không được trang trí một cách cầu kì nhưng  vẫn toát lên được nét cổ kính. Chùa Giải Oan này còn có một tên gọi khác là  chùa Hạ, là một trong 3 ngôi chùa chính trên núi Yên Tử. Chùa có cấu trúc hình chữ Đinh, gồm có 5 gian hậu cung, phía trước sân chùa  sum suê những khóm hoa loa kèn màu hoàng yến chen lẫn màu trắng mịn, còn xung quanh chùa là 6 ngọn tháp (lớn nhất là tháp mộ vua Trần Nhân Tông, hai bên là tháp mộ sư Pháp Loa và sư Huyền Quang).
     
     Cầu Giải Oan – chùa Giải Oan
     
    + Tháp Huệ Quang: nơi đây có cất giữ một phần xá lị của vua Trần Nhân Tông, phần còn lại được thờ ở khu đền Trần Nam Định.
     
    Tháp Huệ Quang
     
    + Chùa Hoa Yên: chùa còn có tên gọi khác là chùa Cả, chùa Phù Vân hay chùa Trung bởi nó nằm ở trung tâm núi Yên Tử. Nằm ở độ cao 543m với nhiều hàng cây tùng cổ xưa được trồng từ lúc vua Trần Nhân Tông lên tu hành. Đây cũng là ngôi chùa lớn nhất của khu di tích Yên Tử, khi xưa chùa còn là nơi Phật Hoàng giảng đạo.
     
    Chùa Hoa Yên
     
    + Chùa Một Mái: thờ Phật Quan Thế Âm, có một khe nước uống rất mát.
     
    Chùa Một Mái
     
    + Chùa Bảo Sái: nơi Phật Hoàng nhập niết bàn.
     
    Chùa Bảo Sái
     
    + Chùa Vân Tiêu: nơi tu luyện của các vị tăng sĩ
     
    Chùa Vân Tiêu
     
    + An Kỳ Sinh và tượng Phật Hoàng Trần Nhân Tông: bức tượng của một vị tu sĩ hóa đá và bức tượng Phật Hoàng bằng đồng rất lớn.
     
    + Chùa Đồng: là ngôi chùa cao nhất đỉnh núi, cũng là ngôi chùa cao nhất Việt Nam nằm ở độ cao 1068m. Chùa Đồng được khởi công xây dựng vào thời nhà Hậu Lê với tên gọi Thiên Trúc Tự, ngày nay đã được trùng tu và tôn tạo nhiều. Chùa được đúc bằng đồng nguyên chất với chiều dài là 4.6m, chiều rộng 3.6m, cao 3.35m và nặng đến hơn 70 tấn. Ngôi chùa như một đài sen thờ đức Phật Thích Ca Mâu Ni và 3 vị tổ thiền phái Trúc Lân. Đứng ở trên đây, du khách có thể ngắm nhìn được toàn cảnh của vùng Đông Bắc rộng lớn với những đảo nhỏ thấp thoáng trong vịnh Hạ Long, như một bức tranh, và phía xa hơn chính là sông Bạch Đằng.
     
     Chùa Đồng
     

    5. Giá vé các dịch vụ ở chùa Yên Tử

     
    + Giá vé bus 16 chỗ từ đền Trình vào Yên Tử: 20k/lượt
    + Giá vé xe điện từ bãi đỗ xe vào chân núi: 10k/lượt
    + Phòng ngủ riêng: 150k – 500k/phòng
    + Phòng ngủ tập thể: 100k – 180k/giường
    + Dịch vụ nhà hàng: 40k – 80k/suất ăn (ăn chay và ăn thường).
    + Hotline:
    • 0982.066.558 (Ms.Hằng – VP Yên Tử)
    • 0904.229.076 (Ms.Tâm – VP Hà Nội)
    • 0949.986.116 (Ms.Yến – VP Hà Nội)
    + Giá vé cáp treo Yên Tử:
    Đối với cáp treo thì bạn nên cân nhắc mua trọn cả 2 tuyến. Cáp treo chỉ đến tượng An Kì Sinh và vẫn phải leo bộ một đoạn đường mòn khoảng 200m. Cách mà nhiều người lựa chọn nhất chính là leo bộ lên chùa Đồng rồi mua vé cáp treo 1 chiều xuống, không nên mua giữa đường vì đắt.
    • Tuyến 1 (Giải Oan – Hoa Yên): 1 chiều giá 120k – khứ hồi giá 200k
    • Tuyến 2 (Một Mái – An Kì Sinh): 1 chiều giá 120k – khứ hồi giá 200k
    • Combo 2 tuyến: 1 chiều giá 120k – khứ hồi giá 280k.
     
    Giá vé các dịch vụ ở chùa Yên Tử
    Vé tham quan Yên Tử
     
    Lưu ý: trẻ em dưới 6 tuổi (cao dưới 1.2m), người già trên 70 tuổi (có CMND), tăng ni, thương binh (có thẻ) sẽ được miễn phí vé.
     
    Thời gian phục vụ cáp treo:
    • Mùa lễ hội (tháng 1 – tháng 3 âm lịch): từ 5h – 20h hằng ngày
    • Ngoài mùa lễ hội (tháng 4 – tháng 12 âm lịch): từ 7h – 18h.
     

    6. Mua gì là  quà khi đi chùa Yên Tử Quảng Ninh

     
    + Măng trúc tươi Yên Tử
     
    Nếu đến với Yên Tử Quảng Ninh thì gần như ai cũng biết đến món măng trúc vô cùng nổi tiếng ở đây. Măng thường rất nhỏ và thon dài với dộ giòn, ngọt đặc trưng. Bản thân măng trúc vốn đã rất hấp dẫn nên dù cho có chế biến thành nhiều món khác nhau như luộc, xào, nhồi thịt… thì cũng vẫn rất ngon. Theo nhiều người thì món măng trúc luộc chấm với muối vừng là ngon nhất.
     
    Măng trúc tươi Yên Tử
     
    + Dầu xoa bóp trầu trên Yên Tử
    Vì ở vùng rừng núi nên Yên Tử có rất nhiều loại lá cùng cây thuốc tươi. Có điều, để chọn mua được cây thuốc đòi hỏi bạn phải là một người có kinh nghiệm. Một lựa chọn khác an toàn chính là dầu xoa bóp trầu tiên Yên Tử được làm từ địa liền, gừng gió, trầu 1 lá và một số những thảo dược khác. Loại dầu này dùng để xoa bóp thì vô cùng hữu hiệu.
     
    Dầu xoa bóp trầu trên Yên Tử
     
    + Chả mực
    Món chả mực ở Quảng Ninh thuộc hàng những món ăn đặc sản của Việt Nam. Chả mực phải được làm từ mực tươi giã tay sao cho vừa đủ nhuyễn để có thể dính, vừa phải để còn những miếng mực nhỏ khiến chả mực giòn. Sau đó hỗn hợp này được ướp thêm chút tiêu, mắm và nặn thành từng miếng, đưa lên chảo chiên vàng.
     
    Chả mực
     
    7. Chuẩn bị hành trang
     
    + Quần áo: trang phục nên gọn nhẹ, mùa đông mặc áo ấm nhưng vẫn nên gọn nhẹ vì bạn phải leo núi nhiều và mệt, tránh việc ăn mặc phản cảm.
    + Giầy dép: nên mang giầy leo núi, giầy thể thao mềm để tiện cho việc leo núi. Tránh đi giày cao gót.
    + Đồ đạc: bạn nên mang theo một balo nhỏ để đựng những vật dụng cần thiết thôi, tránh mang quá nhiều đồ.
    + Tiền: nên mang theo một số tiền đủ dùng, tránh việc bị kẻ gian móc túi những ngày đông.
    + Gậy: nếu leo bộ thì bạn sẽ rất cần một chiếc gậy tre dưới chân núi đấy, nó sẽ khiến bạn đỡ mất sức và đặc biệt lúc xuống không bị đau khớp gối.
     
    Chuẩn bị hành trang
    Bộ ảnh đẹp như model của nhóm bạn trẻ khi lên Yên Tử
     

    8. Một số lưu ý khi đi du lịch chùa Yên Tử

     
    • Nếu đi vào dịp lễ mà đi cáp treo thì nên mua luôn 2 chiều, bởi lượng khách lúc này rất đông bạn sẽ phải xếp hàng đợi mua vé rất lâu.
    • Nên leo núi trước rồi xuống vãn cảnh chùa sau
    • Không nên mua linh tinh dọc đường, rất nhiều cửa hàng bán đồ lưu niệm, thuốc ở dọc đường đều có bảo kê, mua bán hay bịp bợm và gian lận.
    • Cảnh giác với móc túi, những chỗ đông người như khu đợi cáp treo, chùa đồng nhớ cảnh giác ví tiền cá nhân.
    • Không vứt rác bừa bãi, giữ vệ sinh chung. Dọc đường có nhiều thùng rác hoặc bạn có thể bỏ vào balo để mang xuống chân núi rồi bỏ vào thùng rác.
    • Nghỉ giữa đoạn: đừng cố gắng leo trèo quá mà không nghỉ ngơi, thời gian và đoạn đường còn dài.
    • Đến rừng tùng thì chú ý đừng dẫm lên gốc cây nhé. Với những cây tùng quý tuổi thọ lên đến 900 – 1000 năm tuổi thì rễ của chúng ăn cả lên mặt đất, nếu mỗi người 1 dẫm thì tuổi của cây giảm đi đáng kể đấy.
    • Cẩn thận với đoạn đường lên chùa đồng, đoạn đường cuối này không có bậc thang và bạn nên cẩn thận vào những ngày trời mưa, các tảng đá dễ trơn trượt.

    Bài viết trên đã tổng hợp tất cả các thông tin du lịch Yên Tử hữu ích. Hy vọng sẽ giúp cho chuyến tour chùa Ba Vàng Yên Tử sắp tới của bạn thêm phần trọn vẹn hơn. Và đừng quên Cattour luôn có sẵn chương trình tour chùa Ba Vàng cũng như tour Yên Tử 1 ngày với lịch trình tối ưu và chuyên nghiệp nhất nhé!

    Cattour tự hào là nhà tổ chức các tour du lịch Yên Tử hàng đầu!

    Các bài viết liên quan:
    Bật mí kinh nghiệm du lịch chùa Yên Tử cho người đi lần đầu 
    Lịch trình tham quan du lịch chùa Ba Vàng bạn nhất định phải biết
    Phương Trần / Cattour.vn - Ảnh: Internet

    Xem thêm: Hạ Long chùa Yên Tử

    Quay về trang trước Lên đầu trang

    Bài liên quan

    Gợi ý khi đi du lịch Hạ Long về đêm: nên đi đâu và chơi gì?

    Gợi ý khi đi du lịch Hạ Long về đêm: nên đi đâu và chơi gì?

    30/11/2019

    Đến với du lịch Hạ Long, ngay cả cảnh đẹp về đêm của nơi đây cũng khiến cho du khách gần xa phải lưu luyến khó quên. Nếu như ban ngày, Hạ Long sở hữu vẻ đẹp non xanh nướ biếc như chốn tiên sa thì khi màn đêm buông xuống, Hạ Long lại dát lên mình một nét đẹp lung linh huyền bí mà khó có nơi nào có được.

    Chợ đêm Hạ Long: thiên đường giải trí nhộn nhịp nhất thành phố biển khi đêm về

    Chợ đêm Hạ Long: thiên đường giải trí nhộn nhịp nhất thành phố biển khi đêm về

    30/11/2019

    Du lịch Hạ Long buổi tối thì nên đi đâu? Có lẽ chợ đêm Hạ Long chính là một đáp án dành cho câu hỏi này. Đây được coi là một trong những thiên đường giải trí về đêm tại Quảng Ninh, cũng là nơi mà bạn nên ghé một lần khi có dịp đi du lịch Hạ Long. Vậy chợ đêm Hạ Long có gì mà hấp dẫn đến thế? Hãy cùng Cattour tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.

    Du lịch Hạ Long mùa nào đẹp nhất và cách cân đối để lựa chọn thời gian du lịch thích hợp

    Du lịch Hạ Long mùa nào đẹp nhất và cách cân đối để lựa chọn thời gian du lịch thích hợp

    30/11/2019

    Mỗi sáng, khi vừa thức giấc khỏi những giấc mơ về một vùng đất xa xôi, có lẽ nhiều người sẽ mò ngay đến điện thoại để  tìm kiếm một điểm đến và bắt đầu tìm hiểu thông tin về nơi ấy. Vậy nếu địa điểm bạn tìm là Hạ Long thì sao? Đầu tiên bạn cần biết đi du lịch Hạ Long mùa nào đẹp nhất đã.   

    Du lịch Hạ Long dịp Tết 2024: Nên đi những đâu và làm gì?

    Du lịch Hạ Long dịp Tết 2024: Nên đi những đâu và làm gì?

    30/11/2019

    Với sức hấp dẫn của phong cảnh sơn thủy hữu tình, nền ẩm thực phong phú cùng nhiều địa điểm vui chơi giải trí, di chuyển thuận tiện… vịnh Hạ Long được xem là điểm đến lý tưởng dành cho dịp nghỉ lễ Tết dương lịch và Âm lịch 2024 sắp tới đây. Nếu bạn đang có kế hoạch cho hành trình du lịch Hạ Long thì đừng bỏ qua những kinh nghiệm mà Cattour chia sẻ dưới đây để có một chuyến đi lí thú nhất nhé.

    Du lịch Hạ Long mùa đông và những trải nghiệm không tưởng

    Du lịch Hạ Long mùa đông và những trải nghiệm không tưởng

    30/11/2019

    Du lịch Hạ Long để tránh cái nắng nóng của mùa hè, để được thả hồn vào những bãi biển xanh tươi mát lạnh, được vi vu lướt sóng trên vịnh ngắm nhìn một trong những kì quan thiên nhiên của thế giới. Và ngay cả khi đông về thì những cơn gió lạnh cũng mang đến cho Hạ Long một vẻ đẹp khác lạ và cuốn hút theo một cách riêng.

    Du lịch Hạ Long nhất định phải ghé Bảo tàng Quảng Ninh check in “cực chất”

    Du lịch Hạ Long nhất định phải ghé Bảo tàng Quảng Ninh check in “cực chất”

    29/11/2019

    Trong suy nghĩ của nhiều người, bảo tàng là một địa điểm nào đó khá khô khan và thường chỉ vào để thăm thú, quan sát một chút rồi bỏ qua. Thế nhưng suy nghĩ đó lại không đúng với Bảo tàng – Thư viện Quảng Ninh nhé. Đây là một nơi thú vị và hấp dẫn hơn nhiều đấy nhé, cùng xem nó có gì nào!

    Tìm bài viết

    ĐIỂM TUYẾN

    BẠN QUAN TÂM CHỦ ĐỀ GÌ?

    Quy Nhơn 02-Thg9 Phú Quốc Khu du lịch Cát Bà Campuchia Thái Lan Đài Loan Ngoại tệ du lịch Hàn Quốc mua gì quà lưu niệm địa điểm du lịch biển Trà Cổ - Móng Cái đẹp sống ảo điểm du lịch Ăn kinh nghiệm khách sạn lịch trình ngân hàng danh sách địa chỉ 4 ngày 3 đêm trong nước nước ngoài tháng 10 tháng 11 tháng 12 du lịch ở đâu chanh xả mùa thu trải nghiệm mùa nào đẹp nhất Quan Lạn 3 ngày 3 ngày 2 đêm Hải Hòa Quảng Bình 4 ngày Bangkok Bí quyết Hải Tiến Ninh Bình Nhật Bản du lịch sầm sơn cần chuẩn bị gì bãi tắm sấm sơn đặc sản sầm sơn đặc sản du lịch sầm sơn tour du lịch 3 ngày 2 đêm hải sản Đảo Lan Châu Cẩm nang du lịch Của Lò chợ Cửa Lò tour du lịch Cửa Lò địa điểm du lịch Cửa Lò Cửa Lò ở đâu Hạ Long Đảo Hòn Ngư Đảo Song Ngư ATM mới nhất cẩm nang du lịch sầm sơn ô tô phượt 99k buffet lẩu Tuyển dụng Nhân viên Visa Cát Bà. Cô Tô miền Bắc miền Trung miền Nam đền độc cước chi phí giá chợ mùa đông món ngon quà vặt Chơi gì câu mực đêm Dù bay Lặn biển Vinpearl Cửa Hội Water Fun Công viên nước Nhà phao Quê Bác tour Cửa Lò 2 ngày 1 đêm Tuần Châu Tàu Hỏa Du lịch Cửa Lò 2 ngày 1 đêm chùa Hương hoa anh đào Tết Nguyên Đán Sài Gòn Tết dương Mộc Châu Sapa Yên Tử Tam Chúc chùa Tam Chúc Chrismas Bái Đính Sa Pa 30Thg4 1Thg5 Châu Âu Tây Nguyên Nha Trang Hong Kong Hồng Kông Mai Châu biểu tượng may mắn con vật may mắn shibuya osaka du lịch Nhật Bản 7 ngày khách sạn con nhộng fukuoka Lào Fukushima bar Nhật Bản nhà hàng ở Nhật Bản mông cổ mông cổ giá rể mông cổ có gì visa mông cổ bali indonesia ubud Phan Thiết Vũng Tàu Maldives Man-đi-vơ LaGi

    Zalo