Hầu như vùng miền nào ở Việt Nam cũng có những món ăn đặc trưng cổ truyền để chào đón ngày tết truyền thống. Nếu tết miền Bắc là khi mọi người trong gia đình quây quần bên chiếc bánh chưng, miền Trung có bánh tét thì mâm cỗ tết miền Tây Nam Bộ cũng không thể thiếu những món ăn đặc trưng truyền thống. Dưới đây là danh sách các món ăn xuất hiện trên mâm cỗ tết ở miền Tây của mọi gia đình.
Về miền Tây ăn tết, bạn sẽ được thưởng thức bánh tét - một loại bánh cổ truyền và dân dã của người dân miền Tây sông nước. Bánh được gói thành hình trụ dài nên được gọi là đòn bánh.
Về nguyên liệu để làm bánh tét thì cũng có sự tương đồng với bánh chưng ở miền Bắc với các nguyên liệu chủ yếu là gạo nếp, đậu xanh giã nhuyễn, thịt heo, mỡ heo,...Bánh tét được gói chắc tay, tròn đều, cột chặt, nhân bánh đầy đặn ở giữa,...
Những ngày cận tết, người miền Tây cũng rất háo hức và mong chờ bằng việc ngồi quây quần bên nhau để luộc bánh, canh lửa và trò chuyện sôi nổi. Trong những ngày tết, bánh tét thường được dùng làm món ăn để mời khách và dùng kèm với dưa món hay thịt kho,...
Nếu miền Bắc có thịt đông thì trong mâm cỗ tết ở miền Tây không thể thiếu món thịt kho. Thịt được kho thật chín nhừ, mềm nhưng không bị nát, được tẩm ướp có màu nâu đỏ, hương thơm lừng, vị đậm đà béo ngậy vô cùng hấp dẫn. Món thịt kho này thường được ăn kèm với cơm và dưa chua để không bị ngấy.
Về nguyên liệu nấu món thịt kho thì cũng rất đơn giản, toàn từ các nguyên liệu dân dã như thịt heo, trứng, nước dừa và các loại gia vị,... Quy trình chế biến món ăn cũng vô cùng đơn giản nhưng không phải ai cũng làm được món thịt kho ngon và chuẩn vị đâu nhé.
Xem thêm: Top 8 món ăn miền Tây dân dã chưa ăn coi như chưa đến miền Tây
Miền Bắc có hành muối thì tết ở miền Tây cũng có món ăn đặc sản là củ kiệu tôm khô. Nói là đặc sản nhưng món ăn này vô cùng dân dã và bình dị. Củ kiệu được ngâm trong nước mắm pha loãng thêm chút ớt tươi và vài loại gia vị tạo nên hương vị đặc trưng của ngày tết, không lẫn đi đâu được. Củ kiệu được ăn cùng với tôm khô tạo nên sự khác biệt, một hương vị rất riêng, rất đặc biệt chỉ có ở miền Tây sông nước.
Vào tháng gần tết, các bà nội trợ miền Tây đã tất bật đi chợ để tìm mua nguyên liệu và chuẩn bị cho món kiệu muối tôm khô dành cho gia đình đón tết. Dù là món ăn bình dân nhưng lại rất đặc biệt và gây tò mò với nhiều khách du lịch. Đi tour miền Tây vào dịp Tết bạn đừng bỏ qua cơ hội thưởng thức món ăn này đấy nhé!
Không chỉ riêng ngày tết mà mắm luôn xuất hiện ở cả mọi bữa ăn thường ngày của người miền Tây. Người dân ở đây có thói quen là sử dụng mắm khi nấu nướng và chế biến mọi món ăn như món kho, món canh hay món lẩu,...
Ở miền Tây có một loại mắm ngon và cực nổi tiếng đó là mắm tôm chà - đặc sản của vùng đất Gò Công ở tỉnh Tiền Giang. Mắm tôm chà Gò Công có cách chế biến vô cùng độc đáo: Người ta sơ chế tôm, đem ướp rượu, muối, đường, tỏi ớt,... Để một lúc rồi xay tôm thành chất lỏng rồi chà qua rây tạo thành mắm tôm chà.
Mắm tôm chà Gò Công thường được dùng để chấm thịt luộc cuốn rau sống và bún tươi hay là bất cứ món ăn nào trong mâm cơm gia đình. Hương vị thơm ngon, ngọt đậm đà của mắm giúp làm tăng vị ngon của đồ ăn và giảm cảm giác dầu mỡ ngấy của các món ăn ngày Tết.
Thêm một món đặc sản không thể thiếu trong mâm cỗ tết ở miền Tây đó là thịt trâu, bò khô gác bếp. Đây là một món ăn được ảnh hưởng từ ẩm thực của nước Campuchia lân cận.
Miếng thịt gác bếp chắc thịt, thơm lừng, mềm mà dai rất được ưa chuộng, đặc biệt là trong dịp tết cổ truyền. Đây cũng là một loại mồi nhậu rất được yêu thích ở miền Tây sông nước.
Ngoài ra, còn có nhiều loại đặc sản có nguồn gốc Campuchia nữa cũng rất được người dân miền Tây ưa chuộng như là khô cá lóc, khô cá tra phồng,...
Lạp xưởng vốn là món ăn được ưa thích. Đặc biệt là vào dịp tết cổ truyền, lạp xưởng trở thành sự lựa chọn tuyệt vời trong bữa ăn của mọi gia đình. Lạp xưởng miền Tây có nhiều loại như lạp xưởng tươi, lạp xưởng khô, lạp xưởng tôm, lạp xưởng cá,... Và cũng có nhiều cách chế biến lạp xưởng tùy khẩu vị của từng người như hấp, chiên, nướng,...
Lap xưởng miền Tây có thịt chắc, mềm, có hương thơm hấp dẫn và vị chua đặc trưng. Du lịch miền Tây vào dịp tết hay bất cứ thời điểm nào trong năm, bạn nhất định phải thưởng thức món đặc sản miền Tây sông nước này nhé.
Không chỉ ỏ miền Tây mà giò chả là món ăn quá quen thuộc đối với người dân ở cả 3 miền. Chả lụa, chả bò,... đều là những món ăn xuất hiện trên mâm cỗ tết của mọi gia đình. Tuy nhiên, người miền Tây còn sáng tạo ra nhiều món ăn hấp dẫn và đẹp mắt từ các loại chả giò này. Chắc hẳn bạn đã từng biết đến chả hoa ngũ sắc vô cùng ấn tượng với đủ các loại màu sắc của trứng, cà rốt, mộc nhĩ, pate, thịt băm,... rồi chứ? Đây chính là món ăn vô cùng thích hợp cho mâm cơm ngày tết đấy nhé.
Hay như một món chả độc đáo khác là gà rút xương nhồi pate. Đây là món ăn miền Tây rất được ưa chuộng trong mâm cỗ cúng ngày tết. Về miền Tây ăn tết, bạn nhất định phải thử hết những món đặc sản hấp dẫn này nhé.
Khổ qua (hay mướp đắng) là món ăn xuất hiện rất nhiều vào dịp tết cổ truyền ở miền Tây. Lý do là vì tên gọi của chúng rất có ý nghĩa: Khổ qua có nghĩa là sự mong muốn mọi nỗi “khổ” sẽ nhanh chóng “qua”, để lại nhiều may mắn và thuận lợi trong năm mới.
Ngoài ra, món ăn này cũng rất bổ dưỡng và tốt cho sức khỏe: Khổ qua mang tính hàn, có tác dụng làm mát cơ thể, giải nhiệt sau những bữa nhậu, tiệc tết liên miên. Vị thơm, ngọt bùi của thịt băm hòa quyện cùng vị đắng của khổ qua tạo thành một hương vị rất độc đáo và hấp dẫn, ăn mãi không thấy ngán. Bạn nhớ phải thử món này khi về miền Tây ăn tết đấy nhé.
Khô nhái An Giang được người dân miền Tây ưu ái gọi bằng cái tên mỹ miều “mỹ nữ chân dài”. Đây là một món ăn đặc sản nổi tiếng của xứ sở miệt vườn An Giang. Đặc biệt, vào những ngày tết thì món ăn này lại càng được lựa chọn và tiêu thụ nhiều hơn.
Cách chế biến món khô nhái đặc sản này cũng khá kỳ công và cần nhiều thời gian. Người ta tìm bắt những con nhái ở ngoài đồng ruộng về. Sau khi sơ chế làm sạch thì tẩm ướp mật ong và các loại gia vị rồi đem phơi đến khi khô. Khi ăn, họ lấy ra chiên giòn lên, ăn cùng với mắm hoặc ăn không cũng đều là những mồi nhậu thơm ngon và lý tưởng cho những ngày tết cổ truyền.
Mứt chuối phồng hay còn được gọi là kẹo chuối hay bánh chuối, là một món đặc sản đặc trưng của vùng Đồng Tháp rất được yêu thích, đặc biệt là vào dịp tết cổ truyền.
Mứt chuối có hương thơm thoang thoảng của gừng, của mè, dậy mùi chuối. Cắn thử một miếng bạn sẽ cảm nhận được vị ngọt của chuối, vị bùi bùi của lạc vô cùng hấp dẫn. Mứt chuối dẻo quánh được bao bọc bởi độ giòn tan của lớp bánh tráng bên ngoài, ăn vô cùng thú vị. Mứt chuối rất thích hợp khi nhâm nhi cùng chén trà để ngày tết thêm phần thi vị và đậm tình con người miền Tây.
Trên đây là top 10 món ăn ngon vào dịp tết ở miền Tây. Bạn hãy lưu lại để chuyến du lịch miền Tây sông nước ăn tết thêm phần ý nghĩa và trọn vẹn nhé. Và đừng quên Cattour luôn sẵn sàng đồng hành cùng bạn qua các tour miền Tây từ Hà Nội cũng như tour miền Tây 4 ngày 3 đêm với lịch trình tối ưu và mức giá hấp dẫn nhất nhé!
Cattour tự hào là nhà tổ chức tour du lịch miền Tây hàng đầu!
Xem thêm:
Vân Trần / Cattour.vn - Ảnh: Internet.
Xem thêm: tết miền tây món ăn tết miền tây
Hầu như vùng miền nào ở Việt Nam cũng có những món ăn đặc trưng cổ truyền để chào đón ngày tết truyền thống. Nếu tết miền Bắc là khi mọi người trong gia đình quây quần bên chiếc bánh chưng, miền Trung có bánh tét thì mâm cỗ tết miền Tây Nam Bộ cũng không thể thiếu những món ăn đặc trưng truyền thống. Dưới đây là danh sách các món ăn xuất hiện trên mâm cỗ tết ở miền Tây của mọi gia đình.