Nhắc đến Ninh Bình thì người ta sẽ nghĩ ngay đến Quần thể di sản thế giới Tràng An với các khu du lịch nổi tiếng như Tràng An, Tam Cốc – Bích Động. Nhưng chắc chắn không phải ai cũng biết “Ninh Bình có giáp biển không”. Vậy Ninh Bình có giáp biển không nhỉ, hãy cùng Cattour tìm hiểu trong bài viết này nhé!
Tỉnh Ninh Bình là một tỉnh thuộc khu vực đồng bằng sông Hồng, miền Bắc nước ta. Tỉnh này nằm ở vị trí ranh giới giữa 3 khu vực địa lý là Tây Bắc, châu thổ sông Hồng và Bắc Trung Bộ có phía bắc giáp với Hòa Bình, Hà Nam; phía đông giáp Nam Định qua sông Đáy; phía tây giáp Thanh Hóa và phía nam giáp biển Đông.
Thông tin chi tiết: Ninh Bình ở đâu, thuộc miền nào và giáp tỉnh nào? Đến Ninh Bình như thế nào?
Nằm tại vị trí điểm mút của cạnh đáy tam giác châu thổ sông Hồng, ở Ninh Bình bao gồm cả ba loại địa hình là vùng đồng bằng, vùng đồi núi bán sơn địa và vùng ven biển.
Vùng đồng bằng bao gồm thành phố Ninh Bình, huyện Yên Khánh, huyện Kim Sơn và diện tích còn lại của các huyện khác trong tỉnh, diện tính khoảng 101 nghìn ha, chiếm 71,1% diện tích tự nhiên toàn tỉnh, là nơi tập trung dân cư đông đúc nhất tỉnh, chiếm khoảng 90% dân số toàn tỉnh. Vùng đồng bằng ở Ninh Bình có độ cao trung bình từ 0,9 - 1,2 mét, đất đai chủ yếu là đất phù sa được bồi và không được bồi.
Vùng đồi núi và bán sơn địa nằm ở phía Tây và Tây Nam của tỉnh, bao gồm các khu vực phía Tây Nam huyện Nho Quan, thị xã Tam Điệp, phía tây huyện Gia Viễn, phía Tây Nam huyện Hoa Lư và phía Tây Nam huyện Yên Mô. Diện tích toàn vùng này khoảng 35.000 ha, chiếm 24% diện tích tự nhiên toàn tỉnh. Độ cao trung bình ở vùng đồi núi và bán sơn địa từ 90 – 120 mét. Đặc biệt khu vực núi đá thường có độ cao trên 200 mét.
Rừng ở Ninh Bình có đủ cả rừng sản xuất và rừng đặc dụng các loại. Có 4 khu rừng đặc dụng gồm rừng Cúc Phương, rừng môi trường Vân Long, rừng văn hóa lịch sử môi trường Hoa Lư và rừng phòng hộ ven biển Kim Sơn.
Vùng ven biển Ninh Bình nằm ở huyện Kim Sơn, thuộc diện tích của 4 xã ven biển là: Kim Trung, Kim Hải, Kim Đông và Kim Tân, diện tích khoảng 6.000 ha, chiếm 4,2% diện tích tự nhiên toàn tỉnh. Đất đai ở đây còn nhiễm mặn nhiều do mới bồi tụ nên đang trong thời kỳ cải tạo, vì vậy chủ yếu phù hợp với việc trồng rừng phòng hộ (sú, vẹt), trồng cói, trồng một vụ lúa và nuôi trồng thuỷ hải sản.
Như vậy từ phần 1 và phần 2 ở trên ta có thể kết luận rằng: Ninh Bình có giáp biển. Theo cổng thông tin điện tử tỉnh Ninh Bình: “Ninh Bình có bờ biển dài 18 km. Bờ biển Ninh Bình hàng năm được phù sa bồi đắp lấn ra trên 100m. Vùng ven biển và biển Ninh Bình đã được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới. Hiện 2 đảo thuộc Ninh Bình là đảo Cồn Nổi và Cồn Mờ.”
Huyện Kim Sơn nằm ở phía đông nam tỉnh Ninh Bình, cách thành phố Ninh Bình 27 km. Huyện này có phía đông giáp sông Đáy, huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định; phía tây nam giáp sông Càn, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hoá; phía bắc và tây bắc giáp huyện Yên Khánh và Yên Mô tỉnh Ninh Bình; phía nam giáp biển với bờ biển có chiều dài gần 18 km.
Kim Sơn có 18 km bờ biển nằm giữa hai cửa sông lớn là sông Đáy và sông Càn Toàn bộ khu vực gồm thị trấn Bình Minh và các xã ven biển: Kim Đông, Kim Hải, Kim Trung. Phần biển và ven biển ở huyện này đã được UNESCO công nhận là một trong những địa danh thuộc khu dự trữ sinh quyển thế giới. Tại đây thiên nhiên, sự sống còn đa dạng và hoang sơ.
Thắng cảnh khu vực ven biển Kim Sơn nằm trong quy hoạch du lịch của tỉnh Ninh Bình bao gồm bãi biển, sông Cà Mâu, rừng phòng hộ, các cù lao, cồn Nổi, cửa sông Đáy, cửa sông Càn...
Cồn Nổi Kim Sơn có diện tích gần 1000 ha, nằm ở tọa độ 19°53'50" độ vĩ bắc và 106°00'35" độ kinh đông. Từ thành phố Ninh Bình theo Quốc lộ 10 về hướng đông nam 27 km tới thị trấn Phát Diệm, tiếp tục theo quốc lộ 12B về phía Nam 15 km đến bờ biển Kim Sơn để ra Cồn Nổi.
Khoảng cách đường chim bay từ Cồn Nổi tới thành phố Ninh Bình khoảng 44 km, tới thành phố Tam Điệp khoảng 35 km, tới thị trấn Phát Diệm tầm 24 km, cách thị trấn Bình Minh 10 km, cách bãi biển Sầm Sơn khoảng 21 km và cách bãi biển Thịnh Long hơn 20 km.
Cồn Nổi được hình thành từ việc bồi đắp phù sa ở cửa sông Đáy và được phát hiện vào năm 2003 bởi một thủy thủ tên Trần Văn Thông - người Ninh Bình, khi tàu đánh cá của ông bị mắc cạn tại đây, ông đã khám phá ra vùng đất này. Sau khi về đất liền ông đã đề xuất với địa phương xin được thực hiện dự án trồng phi lao chắn sóng và nuôi trồng thủy sản tại đây.
Gần Cồn Nổi có đảo Cồn Mờ cũng nằm trong hải phận tỉnh Ninh Bình, cách bờ biển Kim Sơn khoảng 5 km về phía đông đông nam, có diện tích xấp xỉ 3 km vuông đã và đang được khai thác để trồng rừng ngập mặn trên đảo và rừng chắn sóng xung quanh.
Vùng bãi Ngang - Cồn Nổi Kim Sơn có tiềm năng rất lớn về du lịch sinh thái đồng quê, tham quan và tìm hiểu về thế giới tự nhiên. Đây là nơi cư trú của nhiều loài chim (có khoảng 200 loài) trong đó bao gồm gần 60 loài chim di cư và hơn 50 loài chim nước. Nhiều loài quý hiếm được ghi trong sách đỏ thế giới được tìm thấy ở vùng đất này như: mòng bể, cò thìa, cò trắng bắc, rẽ mỏ thìa...
Cảnh tượng đặc sắc ở đây là những cánh rừng ngập mặn rộng hàng ngàn ha, đầm lầy mặn, bãi bồi ven biển và cửa sông. Những cánh rừng này được như một bức tường xanh vững chắc bảo vệ thiên nhiên khỏi sự tàn phá bởi bão lũ, nước biển dâng và cả thảm hoạ sóng thần nếu xảy ra. Giữa mênh mông sóng nước, Cồn Nổi hiện lên ngút tầm mắt với bờ bãi rộng, độ thoải nông, cát vàng mịn, từng đợt sóng nối đuôi nhau xô bờ và đặc biệt là không khí vô cùng trong lành. Cồn Nổi vẫn còn hoang sơ, hứa hẹn sẽ là điểm du lịch có tiềm năng và vô cùng hấp dẫn trong tương lai.
Qua bài viết này các bạn đã biết được câu trả lời cho câu hỏi “Ninh Bình có giáp biển không?” rồi. Vậy thì còn chần chừ gì mà không đến Ninh Bình để hòa mình vào biển trời nơi đây thôi nào.
Đoàn Thư / Cattour.vn - Ảnh: Internet
Xem thêm: Ninh Bình
Sapa và Ninh Bình là hai điểm du lịch hấp dẫn hàng đầu nằm tại khu vực phía Bắc của tổ quốc. Sapa với vẻ đẹp núi rừng hùng vĩ, mộng mơ, văn hóa đa dạng của các bản làng còn Ninh Bình lại gây ấn tượng với du khách nhờ có những khu du lịch văn hóa tâm linh ẩn hiện giữa không gian sơn thủy hữu tình. Vậy khoảng cách từ Ninh Bình đến Sapa là bao nhiêu km và có những hãng xe khách nào sẽ giúp bạn có chuyến đi khám phá hai điểm đến hấp dẫn này? Hãy cùng Cattour.vn khám phá xem nhé!
Nhắc đến các địa danh du lịch Ninh Bình không thể không nhắc đến đầm Vân Long - khu bảo tồn nhiên đất ngập nước lớn nhất vùng đồng bằng châu thổ Bắc Bộ. Đầm Vân Long như một bức tranh sơn thủy hữu tình với cảnh vật hoang sơ tuyệt đẹp, giữa mênh mông đất trời vẻ đẹp của đầm Vân Long được ví như một viên ngọc trên bản đồ du lịch Ninh Bình.
Tháng trước, mình vào đồng bọn đã thực hiện một chuyến du lịch NInh Bình từ Đà Nẵng. Và mình muốn review lại chuyến du lịch này vừa để làm kỷ niệm vừa giúp các bạn có thể tham khảo cách di chuyển và lịch trình du lịch Ninh Bình từ Đà Nẵng. Rất mong bài viết này sẽ hữu ích với các bạn nhé!
Bạn đang sinh sống hay đi du lịch ở Đà Nẵng và muốn đi du lịch Ninh Bình từ đây. Nhưng chưa biết nên đi như thế nào, cách đi nào thuận tiện và nhanh chóng... Vậy thì hãy đọc ngay bài viết này của Cattour để biết kinh nghiệm di chuyển khi đi du lịch Ninh Bình từ Đà Nẵng nhé!
Ninh Bình – vùng đất địa linh nhân kiệt với nhiều thắng cảnh đẹp, nhiều công trình kiến trúc mang đậm dấu ấn lịch sử, văn hóa đang là một địa điểm được các du khách vô cùng yêu thích và lựa chọn là điểm đến cho chuyến du lịch của mình. Nếu bạn cũng là một trong số đó thì hãy tìm hiểu ngay những kinh nghiệm du lịch Ninh Bình trong bài viết này để có một chuyến đi tốt đẹp và trọn vẹn nhé!
Bạn đang sinh sống, làm việc ở Ninh Bình và muốn đi du lịch Ninh Bình nhưng không biết từ Cần Thơ đi Ninh Bình như thế nào, ở Ninh Bình có những điểm vui chơi nào. Vậy thì hãy đọc ngay bài viết này của Cattour để biết được những thông tin hữu ích nhé!