[TỔNG HỢP] Du lịch Huế tự túc, phượt, bụi chi tiết như “thổ địa”

16/10/2019 / 638

Huế được gọi với cái tên hết sức mĩ miều – Thành phố mộng mơ, nơi mà bạn có thể dễ dàng ngủ quên trước nét đẹp của một cô gái hay lỡ đắm chìm trong không khí yên ả và quá đỗi nhẹ nhàng nơi đây. Dưới đây Cattour xin được chia sẻ kinh nghiệm đi du lịch Huế tự túc, phượt, bụi chi tiết nhất, được tổng hợp từ “thổ địa” ở Huế. Mong rằng những kinh nghiệm này sẽ giúp ích cho bạn có được một chuyến du lịch Huế ý nghĩa nhất nhé.

Mục lục bài viết

    I. Huế ở đâu?

     
    Ở đây có nước sông Hương
    Có cây núi Ngự, có đường Nam Giao
    Bồng bồng sáu nhịp cầu cao
    Thờ ơ bóng mát nơi nào cũng xanh
    Thâm u một dải hoàng thành
    Đình suông con én không đành bay đi
    (Nguyễn Bính – Một vài nét Huế)
    Huế cách thủ đô Hà Nội 669km, cách thành phố Hồ Chí Minh 1049km và cách thành phố Đà Nẵng 101km. Huế là thành phố nằm ở giữa dải đất hình chữ S nên bạn có thể đến Huế từ Bắc hay Nam bằng nhiều đường như: đường ô tô, đường sắt và đường hàng không. Hằng ngày, có rất nhiều những chuyến bay hay chuyến tàu hoặc ô tô từ Hà Nội – Huế // Sài Gòn – Huế.
     
    Huế
     
    Một điều đặc biệt ở Huế mà mình cảm thấy thích nhất chính là thành phố có dòng sông Hương thơ mộng chảy qua. Mỗi đêm dạo hai bên bờ sông hay khám phá qua những con đường nhỏ xung quanh bạn sẽ thấy được không khí cực kì êm dịu mà không phải nơi đâu cũng có được.
     
    Sông Hương
     

    II. Nên đi du lịch Huế tự túc vào thời gian nào?

     
    Mỗi năm sẽ có 4 mùa, ấy thế mà ngay cả chính những người Huế lại khẳng định Huế chỉ có 2 mùa: mùa mưa ít và mùa mưa nhiều. Nhưng mà lại là cái hay đấy nhé, vì cho dù bạn đến Huế vào bất cứ thời gian nào trong năm cũng sẽ thấy nơi đây có những nét quyến rũ rất riêng. Mùa mưa kéo dài từ tháng 9 đến tận cuối tháng 12, còn mùa mưa ít kéo dài từ cuối tháng 12 cho đến khoảng tháng 4 năm sau. Theo nhiều kinh nghiệm du lịch Huế tự túc thì thời gian đẹp nhất cho chuyến tham quan là vào khoảng thời điểm giao mùa: giữa hai mùa xuân – hạ và thu – đông.
     
    Thời điểm du lịch Huế thích hợp
     
    Nếu bạn là tín đồ của du lịch lễ hội thì mình nghĩ bạn nên sắp xếp đến Huế vào khoảng tháng 4 âm lịch. Đây chính là khoảng thời gian tổ chức Festival Huế hằng năm ( Festival và Festival làng nghề). Có một điều đặc biệt ở Huế mà mình cảm thấy rất thích rằng mặc dù vào mùa lễ hội nhưng Huế lại không giống như những nơi khác, đến đây bạn vẫn có thể cảm nhận được nhịp sống không trôi quá nhanh, không đắt đỏ và cũng không chặt chém.
     
    Festival Huế
    Festival Huế
     
    Festival Huế
    Không gian lung linh ánh nến
     
    Còn nếu bạn muốn có được cho riêng mình những bức hình lung linh, những trải nghiệm địa phương thì hãy đến với Huế vào những ngày nắng ráo nhé, từ tháng 1 đến tháng 3 mát mẻ hay vào mùa thu từ tháng 6 đến tháng 11. Khoảng thời gian này Huế chuyển sang thu (mặc dù thỉnh thoảng vẫn còn những cơn mưa đỏng đảnh) nhưng tiết trời lại rất dịu, những con đường rợp bóng hoa bằng lăng tím khiến cho bất cứ ai cũng phải thổn thức.
     
    Thời điểm thích hợp du lịch Huế
     
    Tuy nhiên, cũng có người lại đặc biệt thích những cơn mưa Huế dai dẳng hơn là những ngày nắng ráo. “Mưa Huế” còn được coi là đặc sản của nơi đây nên tại sao chúng ta không thử một lần xem sao nhỉ. Buổi sáng ngồi cà phê trước Đại Nội và ngắm mưa xối xả như tát vào mặt người, cảm giác sẽ thật khác biệt chỉ có ở mỗi sự cảm nhận khác nhau.
     
    Mưa Huế
     

    III. Phương tiện đi lại khi du lịch Huế tự túc

     

    1. Di chuyển đến Huế

     
    + Máy bay: từ khu vực phía Bắc hay phía Nam các bạn đều có thể dễ dàng đến Huế bằng máy bay. Huế cũng là một trong những thành phố lớn nhất cả nước, có sân bay Phú Bài rất thuận tiện cho việc di chuyển nếu bạn muốn tiết kiệm thời gian, bởi bay tới Huế cũng chỉ mất tầm 1 tiếng mà thôi.
    • Sài Gòn – Huế: sẽ mất tầm 30 phút với giá vé từ 400k/chiều
    • Hà Nội – Huế: mất tầm hơn 1 giờ bay với giá vé từ 730k/chiều.
    Hằng ngày có rất nhiều chuyến bay đến Huế và bạn có thể lựa chọn các hãng hàng không như Vietnam Airlines, Vietjet Air, Jestar, Bamboo Airway.
     
    Máy bay
     
    + Tàu hỏa: đây sẽ là lựa chọn thú vị dành cho những ai dư dả thời gian và muốn  chiêm ngưỡng vẻ đẹp thiên nhiên trên đường đi.
    • Hà Nội – Huế: giá từ 300k – 955k/chiều, thời gian di chuyển khoảng 14h.
    • Sài Gòn – Huế: giá từ 400k – 1050k/chiều, thời gian di chuyển khoảng 18 – 22h.
    Nếu đi tàu SE3 bạn sẽ phải ngủ trên tàu một giấc khoảng 12 tiếng đồng hồ tròn (23h đi – 10h45 hôm sau đến ga Huế), còn tàu SE1 đi hết 13 tiếng lận (19h đi – 8h sáng hôm sau đến ga Huế).
    Đối với những bạn ở miền Bắc muốn đến Huế bằng tàu hoa thì có thể ra ga Hà Nội, bắt một chuyến tàu đêm kéo dài khoảng 13 tiếng. Tàu TN là tàu chậm và sẽ dừng đỗ qua nhiều ga địa phương dọc đường nên đi rất mệt và đêm ngủ cũng không được ngon giấc. Cá nhân mình nghĩ không nên đi tàu TN này.
    Ngoài ra, nếu bạn muốn kết hợp đi Huế với Đà Nẵng thì bạn có thể tiết kiệm được thời gian đi tàu chỉ mất khoảng 3 tiếng đồng hồ với giá vé dao động từ 50k – 120k/chiều thôi.
     
    Ga Hà Nội
     
    + Xe ô tô: là loại phương tiện rẻ và dễ dàng di chuyển, giúp bạn tiết kiệm tối đa được chi phí.
    • Hà Nội – Huế: bạn có thể bắt xe khách đi Huế ở bến xe Giáp Bát, bến xe nước ngầm, bến xe Lương Yên với giá vé từ 300k/lượt
    • Sài Gòn – Huế: bạn mua vé ở bến xe Miền Đông với giá vé từ 450k
    • Đà Nẵng – Huế: bạn có thể bắt các chuyến xe của nhà xe The Sinh Tourist, HAV Limousine, Huetourist… với ghế ngồi êm ái mà giá vé chỉ từ 80k – 180k/lượt thôi.
    •  
    Xe khách đi Huế
     
    Gợi ý một số nhà xe đi Huế cho bạn:
    Tuyến Hà Nội – Huế (xuất phát từ Hà nội và dừng ở bến xe phía Bắc hoặc trung tâm)
    • The Sinh Tourist: 209k
    • Nhà xe Nhật Tuấn: 250k
    • Nhà xe Minh Mập: 250k
    • Nhà xe Hoàng Long: 280k
    • Nhà xe Camel Travel: 270k
    Tuyến Sài Gòn – Huế (xuất phát ở bến xe miền Đông và dừng ở bến xe miền Nam)
    • Nhà xe Tâm Minh Phương: 425k
    • Nhà xe Phương Ty: 450k
    • Nhà xe Hoàng Long: 490k
    • Nhà xe Minh Phương: 450k
    • Nhà xe Phương Trang: 360k

    2. Di chuyển tại Huế

     
    Không ồn ào và náo nhiệt như những thành phố khác, Huế mang đến cho ta cảm giác cuộc sống thanh thản và yên bình, từ những khu lăng tẩm, đền chùa đến những bãi biển hay nét ẩm thực nổi bật thu hút du khách. Để thuận tiện cho việc tham quan đi lại giữa các điểm du lịch bạn có thể lựa chọn một trong số những phương tiện di chuyển sau:
    + Thuê xe máy: với mức giá dao động từ 100k – 150k/ngày là bạn đã có thể sở hữu một chiếc xe máy để lượn vòng vòng khám phá xứ Huế rồi. Một số địa điểm thuê xe máy có thể kể đến như:
    • Đường Lê Lợi, khu phố Tây đối diện khách sạn Hương Giang\
    • Đường Hùng Vương, quãng đường từ cầu Tràng Tiền đến ngã 6 Hùng Vương giao với Nguyễn Tri Phương (quán gần với chè Hẻm nổi tiếng)
    • Đường Phạm Ngũ Lão, Chu Văn An
    • Gem’s Café số 2 Nguyễn Công Trứ
    • Hue Motorbike Adventure số 35/42 Nguyễn Công Trứ
    • Nam Thành số 48 Lê Lợi
    • Trường Thiện số 19 đường Hà Nội
     
    Thuê xe máy ở Huế
     
    + Xích lô: để dạo quanh một vòng thành phố Huế về đêm thì không gì tuyệt vời hơn bằng một chiếc xích lô. Chỉ cần bạn dạo quanh thành phố và đặc biệt là đi vòng hết 2 bờ sông Hương thôi cũng đủ để bạn thấy yêu Huế thêm nhiều chút rồi. Bạn có thể đến các tổ xích lô du lịch ở các khách sạn Hương Giang, Century, Sài Gòn Morin, 2 Lê Lợi, 5 Lê Lợi… để thuê xích lô nhé
     
    Xích lô Huế
     
    + Taxi: bạn cũng có thể thuê taxi để di chuyển tại Huế với mức giá vừa phải. Một số hãng taxi ở Huế cho bạn lựa chọn như:
    • Mai Linh: (054) 389 8989 // (054) 382 4747
    • Đông Ba: (054) 384 8484
    • Phú Xuân: (054) 387 8787
     
    Taxi Huế
     

    IV. Khách sạn, nhà nghỉ và homestay ở Huế khi đi du lịch Huế tự túc

     
    Nếu không kể đến những khách sạn lớn với mức giá không hề bình dân như SaiGon Morin, Imperial Hotel, Indochine Palace… thì những khách sạn và nhà nghỉ quanh khu phố Tây (như Võ Thị Sáu, Chu Văn An, Phạm Ngũ Lão) vẫn sẽ là những lựa chọn thích hợp nhất dành cho các bạn.
    Nhà nghỉ, khách sạn giá rẻ tại Huế:
    + Khách sạn Hương Giang
    • Đ/c: số 51 Lê Lợi, Thừa Thiên – Huế
    • ĐT: (08) 36.012.152
    • Fax: (84-54) 382.3102
    + Khách sạn Á Đông:
    • Đ/c: số 1 Chu Văn An, phường Phú Hội, Huế
    • ĐT: (054) 38.24.148
    + Khách sạn An Phước
    • Đ/c: số 26 Phạm Ngũ Lão, Huế
    • ĐT: (054) 38.24.925
    + Khách sạn Ancient House
    • Đ/c: số 27B Trần Quang Khải, Huế
    • ĐT: (054) 39.36.939
    + Khách sạn Anh Minh
    • Đ/c: số 21 Tôn Đức Thắng, phường Vĩnh Ninh, Huế
    • ĐT: (054) 38.31.371
    + Khách sạn Tràng Tiền
    • Đ/c: số 62 Lê Lợi, Huế
    • ĐT: (054) 38.29.953
     
    Khách sạn Huế
     
    Homestay đẹp, giá rẻ tại Huế
    + Deja vu Homestay
    • Đ/c: 191/3 Điện Biên Phủ, Huế
    • Giá; 180k/người
    + Hue Happy Homestay
    • Đ/c: 20/26 Võ Thị Sáu, Huế
    • Giá: 90k/người và 350k/phòng đôi
    + Hue Amazing Homestay
    • Đ/c: 21 Phạm Ngũ Lão, phường Phú Hội
    • Giá: 100k – 130k/người
    + Vu Homestay
    • Đ/c: đường Minh Mạng, Huế
    • Giá: 150k – 300k/phòng
    + Mosaic Garden
    • Đ/c: nằm cách thành phố Huế chừng 3.5km, trên một con hẻm nhỏ thuộc xã Thủy Vân, thị xã Hương Thủy
    • Giá: 200k – 500k/phòng
    + April Hostel
    • Đ/c: 11 Nguyễn Thái Học, Huế
    • Giá: 100k/người
    + Tịnh Lâm Viên Homestay
    • Đ/c: Nguyễn Trọng Nhân, thôn Long Hồ Hạ, thị xã Hương Trà, Huế
    • Giá: 100k – 1 triệu/phòng/người
     
    Homestay
     
    Resort tại Huế:
    + Huế Riverside Boutique Resort & Spa: 588 Bùi Thị Xuân, phường Thủy Biều, Huế
    + Pilgrimage Village (Làng Hành Hương): 130 Minh Mạng, Thủy Xuân, Huế
    + Vedana Lagoon: 41/23 Đoàn Trọng Truyến, Phú Lộc, Huế
    + La Residence: số 5 Lê Lợi, Vĩnh Ninh, Huế
    + Banyan Tree Lăng Cô: Cù Du, Lộc Vĩnh, Phú Lộc, Huế
    + Ana Mandara Huế Beach Resort & Spa: thị trấn Thuận An, Hải Tiến, Phú Vang, Huế
    + Alba Thanh  Tan Hot Springs Resort: xã Phong Sơn, huyện Phong Điền, Phong Sơn, Huế
     
    Resort
     

    V. Du lịch Huế tự túc nên đi đâu? Các địa điểm du lịch Huế

     

    1. Khu vực nội thành Huế

     
    Hoàng Thành Huế
    • Giá vé tham quan: 150k/người/lượt (Vào dịp 30/4 hoặc 2/9 sẽ được miễn phí vé vào cổng)
    Hoàng Thành Huế có diện tích hơn 500ha, là một địa điểm du lịch không thể bỏ lỡ, cũng là nơi mà bạn nên đến tham quan đầu tiên khi đặt chân đến Huế. Đây là kinh đô, là trung tâm hành chính, chính trị của triều đình nhà Nguyễn trong suốt 143 năm, là nơi sinh hoạt của 13 đời vua nhà Nguyễn từ Gia Long cho đến Bảo Đại, gồm có Hoàng Thành và Tử Cấm Thành với lối kiến trúc nghệ thuật cung đình và vườn hoa vô cùng độc đáo.
     
    Các di tích quan trọng của Hoàng Thành Huế bao gồm:
    + Ngọ Môn: là cửa chính của Hoàng Thành, là nơi tổ chức lễ duyệt binh, lễ truyền Lô (đọc tên các Tiến sĩ tân khoa), lễ Ban Sóc (lẽ ban lịch năm mới)…
     
    Ngọ Môn
     
    + Kỳ Đài: là cột cờ của triều đình nhà Nguyễn, nằm ở chính giữa hướng nam của kinh thành – theo lời ghi trong Kinh Dịch là “Thánh nhân nam diện nhi thính thiên hạ” (nghĩa là: Vua quay mặt về hướng Nam cai trị thiên hạ)
     
    Kì đài
     
    + Điện Thái Hòa: được coi như một biểu tượng cho sự quyền lực của triều đình nhà Nguyễn, đây còn là nơi cử hành các cuộc lễ Đại Triều 2 lần một tháng (ngày 1 và 15 âm lịch), lễ Đăng Quang, lễ Vạn Thọ, lễ Quốc Khánh…
     
    Điện Thái Hòa
     
    + Quốc Tử Giám – Bảo tàng lịch sử Thừa Thiên Huế: (giá vé tham quan là 30k/người/lượt). Quốc Tử Giám chính là trường đại học đầu tiên và cũng là duy nhất của thời phong kiến, ban đầu là ở Thăng Long dưới thời Lý, sau đó được xây dựng tại Huế vào thời nhà Nguyễn. Hiện nay, Quốc Tử Giám đã trở thành Bảo tàng lịch sử Thừa Thiên Huế, nơi lưu giữ lại những giá trị lịch sử quan trọng về một thời kháng chiến hào hùng và oanh liệt của dân tộc ta.
     
    Quốc Tử Giám – Bảo tàng lịch sử Thừa Thiên Huế
     
    + Bảo tàng Mỹ thuật Cung đình Huế: bảo tàng có tòa nhà chính của viện bảo tàng chính là điện Long An được xây bằng gỗ quý, trên các cột gỗ có hình chạm khắc tứ linh long – ly – quy – phượng và hơn 1000 bài thơ được viết bằng chữ Hán. Đây được coi là ngôi điện đẹp nhất trong hệ thống cung điện triều Nguyễn. Hiện bảo tàng trưng bày hơn 300 hiện vật bằng vàng, sành, sứ, ngự y và ngự dụng, trang phục của hoàng thất nhà Nguyễn. Bảo tàng này hiện có tới hơn 700 hiện vật như: gốm mộc, gốm tráng men từ thời Lý đến thời nhà Nguyễn, ngoài ra còn có cả gốm sứ Trung Hoa, Nhật, Pháp…
     
    Bảo tàng Mỹ thuật Cung đình Huế
     
    Chùa Thiên Mụ
    Chùa Thiên Mụ hay còn được gọi với một cái tên khác là chùa Linh Mụ, nằm trên ngọn đồi Hà Khê, bên tả ngạn sông Hương. Chùa được xây dựng từ những năm 1600 và được bảo tồn qua nhiều lần, cho đến ngày nay chùa vẫn là một trong những hình ảnh đặc trưng của xứ Huế. Gắn liền với chùa Thiên Mụ chính là tháp Phước Duyên và tiếng chuông chùa vang xa. Chuông được đánh 2 lần trong một ngày, vào 3h30 và 19h30, mỗi lần đánh liên tục 108 hồi trong 1 tiếng. Đây cũng chính là điều khiến cho chùa Thiên Mụ trở nên đặc biệt hơn.
     
    Tháp Phước Duyên
     
    Với quy mô mở rộng và cảnh đẹp tự nhiên, chùa Thiên Mụ đã trở thành ngôi chùa đẹp nhất ở Đàng Trong. Nằm ngay bên bờ Hương Giang thơ mộng, với lối kiến trúc cổ kính, chùa Thiên Mụ đã góp phần tô điểm cho bức tranh thiên nhiên nơi xứ Huế trở nên duyên dáng hơn.
     
    Chùa Thiên Mụ
     
    Sông Hương
    Con sông nằm trải dài khắp đất cố đô, uốn lượn tựa nhẹ nhàng qua khắp các địa danh nổi tiếng của Huế. Dòng Hương Giang có lẽ đã chứng kiến hết tất cả sự hình thành, những cuộc chiến và cả vòng xoáy của cuộc đời những con người nơi đây. Đến với sông Hương, bạn nên thử một lần trải nghiệm ngồi thuyền ngắm dòng Hương Giang thơ mộng, trữ tình và lắng nghe các làn điệu dân ca xứ Huế nữa nhé. Đặc biệt, đi thuyền vào buổi tối thì khí trời rất mát mẻ, bạn sẽ được ngắm nhìn kinh thành Huế lung linh huyền ảo và được đắm mình trong sự lãng mạn của Huế về đêm. Bạn sẽ có cảm giác như mình đang được sống trong thời kì vua chúa thời xưa vậy đó. À, nếu có đi vào ban đêm, đúng ngày rằm thì đừng quên thả đèn hoa đăng để gửi gắm những ước nguyện và tâm tư của mình nhé.
     
    Sông Hương
     
    Cầu Tràng Tiền
    “Cầu Trường Tiền sáu vài mười hai nhịp
    Em qua không kịp tội lắm anh ơi
    Mấy lâu nay mang tiếng chịu lời
    Có xa nhau đi nữa cũng tại ông trời mà ra”
    Cầu Tràng Tiền hay còn được gọi với tên khác là cầu Trường Tiền, nằm ở trung tâm thành phố Huế và cũng là một trong những biểu tượng đặc trưng của mảnh đất cố đô.  Cầu có tất cả 6 nhịp dầm thép hình vành ngược, kết hợp với sông Hương được xem như biểu tưởng của thành phố. Nếu có dịp đến với Huế mộng mơ đúng vào dịp hè thì bạn đừng bỏ lỡ cầu Tràng Tiền nhé, bởi cầu đẹp nhất là khi có những đóa hoa phượng đỏ rực như điểm xuyết vào khung cảnh bình yên vốn có nơi đây.
     
    Cầu Trường Tiền
     
    Chợ Đông Ba
    Chợ Đông Ba là khu chợ nổi tiếng nhất ở Huế nói riêng và cả miền Trung nói chung. Chợ nằm dọc theo bờ bắc của sông Hương, bên đường Trần Hưng Đạo, thành phố Huế, cách cầu Trường Tiền khoảng 100m về phía Bắc.
    Những tinh túy về văn hóa vật chất của Thừa Thiên – Huế vẫn còn được lưu giữ cho đến ngày nay bạn đều có thể tìm thấy ở chợ Đông Ba như: nón lá Phú Cam, dao kéo Hiền Lương, đồ kim hoàn Kế Môn, mè xửng Song Hỷ, dâu Truồi, chè Tuần, quýt Hương Cần, sen khô hồ Tịnh… và cả những món ăn đặc sản truyền thống của Huế, bình dân như: cơm hến, bún bò, bánh lá, chả tôm, bánh khoái…
     
    Chợ Đông Ba
     
    Đồi Vọng Cảnh
    Nằm tĩnh lặng bên dòng Hương Giang, Đồi Vọng Cảnh chỉ cách trung tâm thành phố Huế chừng 7km, khá thuận tiện cho việc đi lại. Nếu đứng từ trên đồi Vọng Cảnh trông xuống bạn có thể thấy được bức tranh trữ tình của thành phố, đặc biệt là khu lăng tẩm của các vua chúa thời Nguyễn, hòa cùng với thiên nhiên cây cối thơ mộng. Thời điểm vàng để các bạn ghé đến đồi Vọng Cảnh là lúc hoàng hôn hoặc bình minh, đây là thời điểm bạn có thể cảm nhận được trọn vẹn ngất sự nên thơ của đất trời nơi đây.
     
    Đồi Vọng Cảnh
     
    Núi Ngự Bình
    Núi Ngự Bình nằm ở bờ phải sông Hương, cách trung tâm thành phố Huế chừng 4km về phía Nam. Núi Ngự Bình cùng với sông Hương hòa quyện vào nhau, luôn ở bên cạnh nhau tạo nên vẻ sơn thủy hữu tình của Huế và đã trở thành biểu tượng của xứ Huế từ rất lâu rồi. Cũng bởi vậy mà người ta mới có câu nói quen thuộc mỗi khi nhắc về Huế, Huế là xứ xở của “sông Hương, núi Ngự”.
     
    Núi Ngự Bình
     

    2. Khu vực ngoại thành Huế

     
    Điện Hòn Chén
    Điện Hòn Chén là một cụm di tích gồm khoảng 10 công trình kiến trúc to nhỏ đều nằm ở trên lưng chừng sườn núi Ngọc Trản, hướng mặt ra dòng sông Hương và ẩn mình dưới những tàng cây cao bóng cả của núi. Điện Hòn Chén ngoài giá trị là một nơi phục vụ tín ngưỡng, tâm linh thì nó còn là một trong những điểm thu hút khách du lịch đến tham quan rất đông. Chính kiến trúc của ngôi đền cùng với dòng sông, làng mạc, núi non đã tạo nên bức tranh sơn thủy của điện Hòn Chén thêm phần hữu tình.
     
    Điện Hòn Chén
     
    Các khu lăng tẩm
    Đây cũng là một trong những địa điểm du lịch mà bạn không thể bỏ qua được khi tới Huế. Những khu lăng tẩm ở Huế gồm những nơi dùng để an táng các vị vua triều Nguyễn đã chọn Huế làm trung tâm quyền lực. Lăng tẩm ở Huế gồm tổng cộng 7 khu với những kiến trúc, phong cách nghệ thuật khác nhau và những phong cách đó lại thể hiện được tư tưởng và suy nghĩ của mỗi một vị vua, cụ thể như: lăng Gia Long hoành tráng, lăng Minh Mạng thêm nghiêm, lăng Thiệu Trị thanh thoát, lăng Tự Đức thơ mộng, lăng Dục Đức đơn giản, lăng Đồng Khánh xinh xắn, lăng Khải Định tinh xảo.
    + Lăng Tự Đức: (Giá vé tham quan 100k) là một trong những lăng tẩm đẹp nhất của vua chúa thời Nguyễn, để tham quan hết lăng bạn sẽ mất khoảng 2 tiếng đồng hồ.
     
     Lăng Tự Đức
     
    + Lăng Đồng Khánh: (Giá vé tham quan 40k) cách lăng Tự Đức khoảng 800m, lăng Đồng Khánh mang dấu ấn của 2 trường phái kiến trúc của 2 thời điểm lịch sử khác nhau, vừa mang lối kiến trúc xưa và chịu ảnh hưởng của kiến trúc Tây Âu.
     
    lăng Đồng Khánh
     
    + Lăng Minh Mạng: (Giá vé tham quan 100k) Trong tất cả các lăng thì lăng Minh Mạng là xa nhất, kiến trúc của lăng cũng hài hòa với thiên nhiên.
     
     Lăng Minh Mạng
     
    + Lăng Khải Định: (Giá vé tham quan 100k). So với 6 khu lăng của nhà Nguyễn khác thì lăng Khải Định là lăng sau cùng, mặt bằng kiến trúc cũng nhỏ hẹp nhất nhưng lại là công trình đòi hỏi nhiều nhất về thời gian, công sức và tiền của để xây dựng.
     
     Lăng Khải Định
     
    Vịnh Lăng Cô
    Nếu bạn muốn tìm một nơi yên bình và hoang sơ để tạm thời quên đi những muộn phiền trong cuộc sống hằng ngày của mình thì vịnh Lăng Cô chính là một sự lựa chọn hoàn hảo. Biển ở Lăng Cô nước trong veo, bãi biển cong cong được đèo Hải Vân ôm trọn vào lòng là nơi được mệnh danh một trong những vịnh biển đẹp nhất trên thế giới.
     
    Vịnh Lăng Cô
     
    Vườn Quốc gia Bạch Mã
    Khu vườn quốc gia này là ranh giới giữa xứ Huế dịu dàng và Đà Nẵng sôi động và tràn đầy sức sống. Vườn Quốc gia vừa mang nét hoang liêu, u tịch lại vừa độc đáo và lạ lẫm nên rất phù hợp cho những ai muốn khám phá nhiều điều mới lạ đấy. Bạch Mã đẹp, thơ mộng với mây gió ngút ngàn, với hoa thơm bướm lượn bên những khe suối cạn ven đường, với cả những bông hoa đỗ quyên dịu dàng một dải bên bờ thác hùng vĩ cao 300m, với những áng mây bay có thể tự tay chạm vào rồi lại bất giác vụt qua…
     
    Vườn Quốc gia Bạch Mã
     
    Bạch Mã còn là nơi nghỉ mát nổi tiếng ở Việt Nam và cũng là nơi trekking dành cho các phượt thủ. Không chỉ có 4 mùa tươi xanh với thác nước, suối rừng, khí hậu ôn đới mà Bạch Mã còn quy tụ rất nhiều loài động thực vật quý hiếm miền nhiệt đới. Thời gian tốt nhất để bạn đến thưởng ngoạn Bạch Mã chính là mùa hạ và khoảng thời gian đầu thu.
     
    Vườn Quốc gia Bạch Mã
     
    Hồ Truồi
    Nằm ngay dưới chân của dãy Bạch mã chính là hồ Truồi cũng mang vẻ đẹp mơ màng đặc trưng của xứ Huế. Đi đò đến hồ Truồi là một trải nghiệm hay ho để bạn thưởng ngoạn được cảnh đẹp sông núi nên thơ và cả tìm được sự an yên giữa bộn bề cuộc sống này. Nước hồ ở đây xanh đến lạ thường, bao quanh hồ lại là núi non trùng điệp, từ xa xa là dãy Bạch Mã như đang ôm trọn cả lòng hồ rộng lớn vào trong.
     
    Hồ Truồi
     
    Đầm Lập An
    Nằm ở dưới chân đèo Hải Vân, xung quanh đầm Lập An chính là con đường uốn lượn mềm mại tạo nên cảnh sắc mê hồn. Đầm Lập An còn có tên gọi khác là đầm An Cư, nằm gần với trục đường quốc lộ 1A đoạn qua thị trấn Lăng Cô, huyện Phú Lộc trên con đường nối từ Đà Nẵng đến Huế. Dưới đầm còn có một loài thủy sản được mệnh danh là đặc sản, là ngọc của trời, đó chính là “hàu”. Du lịch đầm Lập An mùa nào cũng đẹp hết, nhưng tốt nhất bạn vẫn nên đến vào khoảng tháng 3 – tháng 6 hằng năm, dù mùa này nẵng khá gắt nhưng khi lên hình ảnh sẽ đẹp lung linh hơn nhé.
     
    Đầm Lập An
     
    Phá Tam Giang
    Từ biển Thuận An xuôi theo dòng sông Ô Lâu để đi dọc theo chiều dài đầm phá. Khoảng hơn 15km chạy dọc theo những con sóng, những cánh đồng và cả những cây cầu, dọc theo cả con đầm phá đến với làng chài Thái Dương Hạ. Bạn hãy nhớ ghé thăm phá Tam Giang để một lần khám phá mảnh đất anh hùng và thưởng thức những món hải sản tuyệt ngon tại nơi đây nhé.
     
    Phá Tam Giang
     

    VI. Đi du lịch Huế tự túc ăn gì, mua gì? Ẩm thực đất cố đô nhất định phải thử

     
    Huế là cái nôi ẩm thực của Việt Nam, đồ ăn ở Huế thường mang một nét đặc trưng riêng với các món ăn phong phú và đa dạng. Đồ ăn ở Huế thường sẽ có vị cay nên những ai không ăn được cây thì nên lưu ý và chuẩn bị trước nhé. Sau đây Cattour xin giới thiệu đến một danh sách những món ăn đặc sắc mà bạn nên thử khi đến với Huế.
     

    1. Ăn gì khi đi du lịch Huế tự túc?

     
    Bún bò Huế
    Nhắc đến Huế thì không thể không nhắc đến bún bò Huế, bởi món ăn này được xem như “linh hồn” của nền ẩm thực đất cố đô rồi. Một bát bún bò Huế “chuẩn” Huế thì không thể nào thiếu đi được một miếng chân giò, một miếng giò tự nắm, một miếng tiết lợn nhỏ và nguyên liệu sau cùng quan trọng nhất lại chính là thịt bò. Bán bún bò nóng hổi, thơm phức chắc chắn sẽ càng kích thích vị giác của bạn hơn khi được dùng chung cùng với một chút rau sống.
     
    Bún bò
     
    Một số địa chỉ ăn bún bò Huế ngon nổi tiếng:
    • 13 Lý Thường Kiệt (cạnh nhà khác Công Đoàn)
    • Quán Bà Tuyết 47 Nguyễn Công Trứ, Huế
    • Quán Mệ Kéo 20 Bạch Đằng
    • Quán chị Mỹ ở chợ Cống, đường Nguyễn Công Trứ
    • Bún bò Hội Nhà Báo số 22 đường Lê Lợi
    • Quán Chị Gái số 3 Lê Huân
    • Quán O Cẩm ở vườn hoa Phan Đăng Lưu
    • Quán chị Nọ ở ngã tư đường Hàn Thuyên, Đinh Tiên Hoàng
    • 24 Lê Duẩn, gần với bến xe Nguyễn Hoàng (chỉ bán chiều, tối)
    • Bún bò bà Rớt, bún bò công viên Kim Đồng, bún bò chị Phụng
     
    Cơm hến
    Nói về cơm hến/bún hến/mỳ hến thì chỉ có ở Huế mới là ngon nhất. Cơm hến tuy là món ăn dân dã có ở hầu khắp mọi nơi, dù thôn xóm hay đường quê, nghèo mà sang, lại đậm đà hương vị. Cơm hến được nấu từ cơm trắng, để nguội. Người ta sẽ cho phần thịt hến cùng với các loại phụ gia khác, thêm chút tóp mỡ chiên giòn. Cơm hến mà có thêm chút mắm ruốc Huế thì vừa bùi, chát, cay và hăng; ăn kèm với những phụ gia là rau sống như: bwps chuối, giá đỗ và ít thân khoai môn trắng thái nhỏ. Lạc cũng được rang vừa phải và phi dầu vàng cho lên màu đẹp mắt.
     
    Cơm hến
     
    Cơm hến khá rẻ, một tô chỉ có giá khoảng 8k – 10k thôi. Một số địa chỉ ăn cơm hến ngon ở Huế dành cho bạn:
    • Cơm hến ở cồn Hến – Vỹ Dạ
    • Quán Nhỏ số 28 Phạm Hồng Thái, Huế
    • Cơm hến Bà Cam số 2 Trương Định
    • Cơm hến số 98 Nguyễn Huệ
     
    Cơm Âm Phủ
    Nghe tên có vẻ “rùng mình” đấy nhỉ, nhưng thực ra đây lại là một món ăn cực ngon mà giản dị của người Huế đấy nhé. Chỉ là bát cơm với những nguyên liệu bình thường như thịt ba rọi, chả lụa Huế, tôm, nem Huế nướng, trứng tráng, rau thơm, dưa leo… được bày biện xung quanh đúng nghĩa một suất cơm bình dân nhưng lại vô cùng ngon mắt và ngon miệng. Cơm âm phủ ngon nhất ở Huế thì bạn nên tìm đến một số địa chỉ như:
    • 35 Nguyễn Thái Học
    • 51 Nguyễn Thái Học
     
    Cơm Âm Phủ
     
    Các loại bánh Huế (bánh bèo – bánh nậm – bánh lọc)
    Huế có vô vàn loại bánh như: bánh bèo, bánh bột lọc, bánh khoái, bánh nậm, bánh ít… nhưng có một điểm khá hay ở những loại bánh này là bạn có thể ăn chúng bất cứ lúc nào cũng được. Dù đã được du nhập sang nhiều tỉnh miền Trung khác nhưng hương vị ở Huế thì vẫn không có nơi nào sánh nổi. Cứ khoảng từ 3h – 5h chiều, trên các ngõ phố bạn sẽ thấy hình ảnh những người phụ nữ quẩy gánh trên vai hoặc chiếc thúng nhỏ cắp ngang hông, đi bán bánh bèo, bánh lọc đến từng nhà. Người Huế rất thích và đã thành thói quen dùng loại bánh mang đầy hương vị quê hương này vào những bữa ăn phụ trong ngày.
     
    Các loại bánh Huế
     
    Một số địa chỉ bán bánh bèo, bánh nậm, bánh lọc Huế ngon:
    • Quán bà Đỏ số 8 Nguyễn Bỉnh Khiêm
    • Khu ẩm thực của các chợ như chợ Tây Lộc, chợ Đông Ba
    • 109 Lê Duẩn
    • Quán bà Hòa số 11A Trương Định
    • Quán hàng Me đường Võ Thị Sáu
    • Bánh bèo bà Cư 47 Nguyễn Huệ, cung An Định, đường Ngự Bình
     
    Bánh canh Huế - bánh canh bà Đợi
    Nằm ở trên đường Đào Duy Anh, ở cuối một con hẻm nhỏ có một quán bánh canh không bảng hiệu. Quán hoạt động theo lối gia đình, ít nhân công nên khách đến đây thường phải đợi khá lâu, cũng vì lí do đó mà khách quen thường gọi là quán bà Đợi (hay theo cách gọi của người Huế là mụ Đợi). Dù bánh của quán được thái sợi dẹt như kiểu ở Quảng Bình chứ không nén khuôn sợi tròn nhưng nước dùng thì lại mang đậm phong cách Huế.
    Nước dùng của quán có vị đậm đà và thơm tự nhiên của tôm. Một tô bánh canh được bưng ra, nước trong, chả và tôm tươi giòn sần sật, thực khách khi ăn sẽ cho thêm muối, tiêu, chanh, tương ớt dầu và hành lá thái nhỏ được bày sẵn trên bàn. Hiếm có khách nào bỏ sót nước dùng trong tô bánh canh ở quán bà Đợi lắm.
    • Địa chỉ quán: số 9 Nguyễn Trãi và 34 Ngô Gia Tự
     
    Bánh canh Huế
     
    50 món chè Huế
    Mỗi một loại chè lại mang một hương vị riêng biệt, ngon bổ, tinh tế, thanh và cầu kì như chính con người nơi đây vậy. Chè bắp thì ngọt mát tinh khiết, vừa thơm lại vừa bùi được nấu từ những bắp ngô non của cồn Hến. Chè hạt sen với thứ hương thơm trầm lạ của giống sen hồ Tịnh Tâm – loại sen “tiến vua”. CHè nhãn bọc hạt sen ngọt thanh, thơm bùi và nhiều loại chè khác như chè hạt lựu, chè trôi nước, chè khoai sọ, chè bột lọc…
    Trong số đó, có một loại chè nghe tên lạ tai mà chỉ ở Huế mới có, đó là chè bột lọc thịt heo quay. Chè được chế biến khá cầu kì từ những miếng thịt heo quay cắt thành từng khúc nhỏ, bọc ngoài là bột nếp, cho thêm chút đường và nấu thành chè. Khi ăn, món chè này mang đến cho thực khách một cảm giác rất lạ, vừa ngọt lại vừa mặn, béo ngậy khó có thể diễn tả thành lời.
     
    50 món chè Huế
     
    Một số địa chỉ ăn chè Huế nổi tiếng:
    • Chè Cung Đình Huế số 31 Nguyễn Huệ
    • Chè Hẻm: số 17 Hùng Vương
    • Chè Sao số 60 Phan Chu Trinh
     
    Mắm tôm chua
    Người Huế luôn có một niềm yêu thích vô tận với các món mắm, trong đó có một món được rất nhiều du khách yêu thích và mua về làm quà đó là mắm tôm chua. Điểm đặc sắc của món mắm này chính là tôm tươi đem ngâm với rượu trắng nên sẽ chín từ từ và tạo thành màu đỏ sậm. Mắm tôm chua ngon nhất khi ăn cuốn với thịt luộc, bánh tráng và các loại rau sống. Để mua được món mắm tôm chua ngon bạn đến số 95 Chi Lăng tìm Tôm chua Tô Việt nhé.
     
    Mắm tôm chua
     

    2. Đi du lịch Huế nên mua gì làm quà?

     
    Mè xửng
    Mè xửng là sản phẩm truyền thống vô cùng đặc biệt của mảnh đất cố đô và nó đã trở thành một trong những biểu tượng văn hóa của xứ Huế. Mừ xửng được làm từ mè, vừng và xững (cách hoán đường) tạo nên món kẹo mè xửng thơm ngon. Ngoài vừng là nguyên liệu chính thì mè xửng Huế còn được tạo nên bởi bột đậu, mạch nha và bánh đa. Tất cả các nguyên liệu đó được hòa quyện vào với nhau tạo nên hương vị thơm ngon, béo giòn của mè xửng Huế.
     
    Mè xửng
     
    Các loại mắm
    Huế nổi tiếng với nhiều loại mắm ngon, phong phú như mắm cá cơm, tôm chua, mắm ruốc, mắm rò… Nếu có dịp đến với Huế bạn nhớ đặt mua một lọ mắm rò Lăng Cô ngon đúng chất, một lọ tôm chua nguyên con không pha chế, một chau nước mắm cá ngon… để làm quà cho người thân và bạn bè nhé.
     
    Các loại mắm
     
    Mứt gừng
    Được coi là một trong những món ngon bổ dưỡng mà người Huế thường dùng để đãi khách, bày tiệc hay tráng miệng… Đây cũng là một món quà ý nghĩa để bạn mua về cho người thân, bạn bè đấy.
     
    Mứt gừng
     
    Dầu tràm
    Dầu tràm Huế đã quá nổi tiếng, bởi đây là một trong những sản phẩm truyền thống nổi tiếng của xứ Huế. Dầu tràm có tác dụng phòng ho, tránh gió, cảm lạnh… dành cho trẻ em, phụ nữ mang thai và cả người lớn vô cùng hiệu quả. Từ lâu, đối với mỗi gia đình ở Huế thì trong nhà không bao giờ thiếu một chai dầu tràm để bảo vệ sức khỏe cho cả gia đình. Đây cũng là sản phẩm rất phù hợp để làm quà tặng đầy ý nghĩa khi bạn đến Huế.
     
    Dầu tràm
     

    3. Gợi ý một số địa điểm mua quà Huế

     
    Địa chỉ mua sắm đặc sản Huế:
    • Nem chả bà Ký: số 3 đường Đào Duy Từ gần với cửa Đông Ba
    • Mè xửng Nam Thuận: số 135 đường Huỳnh Thúc Kháng // Hông Thuận số 137 Huỳnh Thúc Kháng // Thiên Hương số 138B đường Chi Lăng
    • Tôm chua: số 7 đường Đặng Trần Côn
    • Hạt sen: số 3 đường Trần Trúc Nhẫn
    • Đặc sản Huế Thiên Hương: số 131 Huỳnh Thúc Kháng
    • Bánh Huế bà Bốn: số 5 đường Nguyễn Thiện Thuật
    • Địa chỉ mua sắm các món đồ lưu niệm:
    • Khu vực các shop bán hàng mỹ nghệ Bội Trân, khách sạn Morin.
    • Sơn mài Đông Ba số 4 đường Trần Hưng Đạo, chuyên bán hàng sơn mài và đồ mĩ nghệ lưu niệm
    • Nguyễn Phúc Long: số 8 đường Trần Hưng Đạo, chuyên bán các sản phẩn đúc đồng và tranh ảnh
    • Hướng Dương: số 59 đường Phan Đăng Lưu, chuyên bán các sản phẩm mĩ nghệ như tranh vẽ
    • Trường Tiền: số 51 Trần Hưng Đạo, chuyên hàng sơn mài, chạm khảm mĩ nghệ, hàng lưu niệm Huế
    • Mỹ nghệ Huế Thương: số 26/1 đường Nguyễn Công Trứ, chuyên sản xuất và bán các sản phẩm mĩ nghệ, đặc biệt là mĩ nghệ xương
    • Mỹ nghệ Phúc Lộc: số 38 đường Lê Lợi, chuyên sản phẩm mĩ nghệ các loại
    • Phòng tranh thêu lụa Cố Đô XQ: số 81 đường Trần Hưng Đạo, chuyên sản xuất và cung cấp tranh thêu nghệ thuật cao cấp.
    • Huế: số 7 đường Hùng Vương, chuyên bán hàng thêu lụa, tranh ảnh
    • Sông Hương: số 7 đường Hùng Vương, chuyên bán tranh thêu lụa và hàng lưu niệm
    • Hoặc bạn cũng có thể nghé đến một số khu chợ lớn như: chợ Đông Ba, chợ Bến Ngự, chợ Tây Lộc…
     

    VII. Dự trù các chi phí du lịch Huế tự túc

     

    1.Chi phí di chuyển

     
    + Vé máy bay khứ hồi đi Huế khoảng 1,5 triệu bất kể bạn xuất phát từ Hà Nội hay thành phố Hồ Chí Minh.
    + Một cách khác để bạn có thể ngắm cảnh ven đường là đi bằng tàu hỏa (sẽ rất mệt vì không được nghỉ ngơi nhiều) và vé 6 giường cứng tương đương với 4 giường mền tầm 800k – 1 triệu. Vé từ thành phố Hồ Chí Minh sẽ khoảng 500k – 700k/lượt.
    + Còn nếu bạn thuê xe máy để đi lại ở Huế sẽ mất khoảng 80k/ngày/chiếc (xăng tự túc).
     
    Chi phí di chuyển
     

    2.Chi phí lưu trú

     
    Thông thường, du khách đi du lịch Huế tự túc thường chọn các khu vực gần với Đại Nội, trung tâm thành phố và dọc theo bờ sông Hương để tiện nghỉ ngơi và tham quan. Nếu bạn chọn phòng nghỉ bình dân sẽ có giá dao động khoảng 250k – 300k/ngày. Ngược lại vẫn có những phòng khách sạn và resort sang trọng với giá khoảng trên 1 triệu/đêm nếu bạn muốn nghỉ ngơi một cách sang chảnh.
     

    3.Chi phí ăn uống

     
    Không hề ngoa khi nói Huế là một trong những nơi có đồ ăn thức uống giá rẻ nhất miền Trung. Bạn có thể ăn uống thả ga mà cũng chưa hết đến 200k  nữa. Đặc biệt hơn, nếu tìm được những quán ăn gốc Huế (dành cho dân địa phương, không phải du khách) hoặc một thổ địa chính gốc dẫn bạn đi ăn thì chắc chắn con số cho một bữa ăn linh đình sẽ có giá chưa đến 100k nữa đó.
     

    VIII. Gợi ý lịch trình du lịch Huế 2 ngày 1 đêm tự túc

     
    Nếu bạn chỉ có 2 ngày cuối tuần để đi du lịch Huế, Cattour sẽ mách nước cho bạn lịch trình chi tiết tham quan thành phố, hi vọng bạn sẽ có một chuyến đi cuối tuần thật vui vẻ nhé.
     

    1.Tối thứ 6: Bay Hà Nội // Sài Gòn – Huế

     
    • Đến sân bay Phú Bài bạn đón taxi hoặc xe bus về khách sạn
    • Sau khi check in khách sạn bạn hỏi luôn giá thuê xe máy cho 2 ngày thứ 7 và chủ nhật
    • Sau đó đi ăn tối và lang thang dạo đêm ở Huế
     
    sân bay Phú Bài
     

    2.Ngày thứ 7

     
    • Sáng dậy sớm ra cầu Trường Tiền ngắm bình minh
    • Về ăn sáng
    • Tham quan các điểm du lịch nổi tiếng ở Huế như: đồi Vọng Cảnh – lăng Tự Đức – lăng Khải Định – lăng Minh Mạng
    • Thưởng thức các món ăn đặc trưng của Huế
    • Lang thang các con phố ở Huế và thưởng thức chè Hẻm
    • Đi dạo, nghe nhạc trên thuyền ở sông Hương
    • Lượn lờ và ăn đêm ở phố đi bộ Nguyễn Đình Chiểu
     
    cầu Trường Tiền
     

    3.Ngày chủ nhật

     
    • Ăn sáng
    • Tham quan Đại Nội, chùa Thiên Mụ (đặc biệt ngồi trong chùa vào buổi trưa nắng vô cùng mát và thoải mái).
    • Thưởng thức món bún thịt nướng, bánh ướt thịt nướng (các món này bạn có thể ăn ngay trên đường đến chùa Thiên Mụ)
    • Ghé thăm ga Huế và trường Quốc học Huế
    • Đi ăn vặt ở đường Phạm Hồng Thái và Trương Định
    • Thu dọn hành lí và check out để đón chuyến bay về Hà Nội // Sài Gòn
     
    Đại Nội
     

    IX. Một số lưu ý khi đi du lịch Huế tự túc

     
    Để có được một chuyến du lịch Huế tự túc trọn vẹn nhất, Cattour khuyên bạn hãy chuẩn bị thật kĩ và lên kế hoạch cụ thể cả về thời gian, địa điểm, lẫn phương tiện di chuyển và cả những giấy tờ cần thiết nhé.
    + Theo dõi thời gian diễn ra các lễ hội, festival ở Huế bởi những hoạt động này thường được tổ chức theo lịch âm hằng năm, bạn cần đối chiếu với lịch dương để book vé xe, vé tàu, vé máy bay càng sớm càng tốt để được giá vé ưu đãi nhất nhé.
    + Đi du lịch Huế hay bất kì một địa điểm nào bạn cũng cần lưu ý mang theo các giấy tờ tùy thân sau: CMND hoặc hộ chiếu, bằng lái xe, vé tàu xe, các giấy tờ đặt chỗ và những dịch vụ khác.
    + Mang theo một quyển sổ tay nhỏ có ghi chép những địa chỉ, số điện thoại có thể liên lạc nếu bạn có việc cần liên hệ.
    + Để thuận tiện cho việc vệ sinh cá nhân bạn cũng nên chuẩn bị một số thứ như: bàn chải đánh răng, kem đánh răng, dung dịch súc miệng, lược, khăn mặt, dầu gội, sữa tắm, sữa rửa mặt, kem chống nắng, tẩy trang…
    + Nên mang theo bản đồ và các thiết bị điện tử cần thiết như: máy ảnh, pin, sạc, thẻ nhớ… Nếu lựa chọn đi thuyền Rồng để tham quan sông Hương thì nhớ gói ghém hết các thiết bị này một cách cẩn thận vào túi đựng chuyên dụng nhé.
    + Khi đi du lịch Huế tự túc bạn sẽ phải đi bộ khá nhiều nên tránh mang những giày dép cao gót, thay vào đó là mang những đôi dép đế mềm để di chuyển được thoải mái.
    + Nếu đến chợ Đông Ba mua sắm thì Cattour mách nhỏ bạn là nên xem xét thật kĩ lưỡng từng món hàng rồi mới bắt đầu hỏi người bán và trả giá nhé.
     
     
    Các bài viết liên quan:
     
    Phương Trần / Cattour.vn - Ảnh: Internet

    Xem thêm: Đi Huế tự túc du lịch Huế 2 ngày 1 đêm tự túc

    Quay về trang trước Lên đầu trang

    Bài liên quan

    [TỔNG HỢP] Du lịch Huế tự túc, phượt, bụi chi tiết như “thổ địa”

    [TỔNG HỢP] Du lịch Huế tự túc, phượt, bụi chi tiết như “thổ địa”

    16/10/2019

    Huế được gọi với cái tên hết sức mĩ miều – Thành phố mộng mơ, nơi mà bạn có thể dễ dàng ngủ quên trước nét đẹp của một cô gái hay lỡ đắm chìm trong không khí yên ả và quá đỗi nhẹ nhàng nơi đây. Dưới đây Cattour xin được chia sẻ kinh nghiệm đi du lịch Huế tự túc, phượt, bụi chi tiết nhất, được tổng hợp từ “thổ địa” ở Huế. Mong rằng những kinh nghiệm này sẽ giúp ích cho bạn có được một chuyến du lịch Huế ý nghĩa nhất nhé.

    Tìm bài viết

    ĐIỂM TUYẾN

    BẠN QUAN TÂM CHỦ ĐỀ GÌ?

    Quy Nhơn 02-Thg9 Phú Quốc Khu du lịch Cát Bà Campuchia Thái Lan Đài Loan Ngoại tệ du lịch Hàn Quốc mua gì quà lưu niệm địa điểm du lịch biển Trà Cổ - Móng Cái đẹp sống ảo điểm du lịch Ăn kinh nghiệm khách sạn lịch trình ngân hàng danh sách địa chỉ 4 ngày 3 đêm trong nước nước ngoài tháng 10 tháng 11 tháng 12 du lịch ở đâu chanh xả mùa thu trải nghiệm mùa nào đẹp nhất Quan Lạn 3 ngày 3 ngày 2 đêm Hải Hòa Quảng Bình 4 ngày Bangkok Bí quyết Hải Tiến Ninh Bình Nhật Bản du lịch sầm sơn cần chuẩn bị gì bãi tắm sấm sơn đặc sản sầm sơn đặc sản du lịch sầm sơn tour du lịch 3 ngày 2 đêm hải sản Đảo Lan Châu Cẩm nang du lịch Của Lò chợ Cửa Lò tour du lịch Cửa Lò địa điểm du lịch Cửa Lò Cửa Lò ở đâu Hạ Long Đảo Hòn Ngư Đảo Song Ngư ATM mới nhất cẩm nang du lịch sầm sơn ô tô phượt 99k buffet lẩu Tuyển dụng Nhân viên Visa Cát Bà. Cô Tô miền Bắc miền Trung miền Nam đền độc cước chi phí giá chợ mùa đông món ngon quà vặt Chơi gì câu mực đêm Dù bay Lặn biển Vinpearl Cửa Hội Water Fun Công viên nước Nhà phao Quê Bác tour Cửa Lò 2 ngày 1 đêm Tuần Châu Tàu Hỏa Du lịch Cửa Lò 2 ngày 1 đêm chùa Hương hoa anh đào Tết Nguyên Đán Sài Gòn Tết dương Mộc Châu Sapa Yên Tử Tam Chúc chùa Tam Chúc Chrismas Bái Đính Sa Pa 30Thg4 1Thg5 Châu Âu Tây Nguyên Nha Trang Hong Kong Hồng Kông Mai Châu biểu tượng may mắn con vật may mắn shibuya osaka du lịch Nhật Bản 7 ngày khách sạn con nhộng fukuoka Lào Fukushima bar Nhật Bản nhà hàng ở Nhật Bản mông cổ mông cổ giá rể mông cổ có gì visa mông cổ bali indonesia ubud Phan Thiết Vũng Tàu Maldives Man-đi-vơ LaGi

    Zalo