Tổng hợp tất tần tật các điểm du lịch ở Huế 2024 mới nhất

28/10/2019 / 1,157

Mỗi khi nhắc đến xứ Huế là ta lại liên tưởng đến nhiều công trình kiến trúc cổ cùng những cảnh sắc thiên nhiên mang nét thơ mộng, hữu tình, không gian thư thái và tĩnh lặng của mảnh đất cố đô cũ. Hãy note lại ngay danh sách một loạt những địa điểm du lịch hấp dẫn ở Huế và cùng với Cattour lên đường thôi nào.

Mục lục bài viết

    1. Hoàng Thành Huế

     
    Hoàng thành Huế chính là vòng thứ hai bên trong Kinh thành Huế, có chức năng bảo vệ các cung điện quan trọng nhất của triều đình, các miếu thờ tổ tiên của nhà Nguyễn và bảo vệ cả Tử Cấm Thành (nơi dành riêng cho Vua và Hoàng gia sinh hoạt). Người ta thường gọi chung Hoàng Thành và Tử Cấm Thành là Đại Nội Huế.
     
    Hoàng thành Huế
     
    Hoàng Thành Huế được xây dựng vào năm 1804 nhưng phải đến mãi năm 1833 vào đời vua Minh Mạng mới được hoàn chỉnh toàn bộ với khoảng hơn 100 công trình. Hoàng Thành có mặt bằng gần vuông, mỗi bề khoảng chừng 600m được xây bằng gạch cao 4m, dày 1m và xung quanh có hào bảo vệ. Hoàng Thành có 4 cửa để ra vào gồm: Cửa chính (phía Nam) được gọi là Ngọ Môn, phía Đông có cửa Hiển Nhơn, phía Tây có cửa Chương Đức và phía Bắc có cửa Hòa Bình. Các cầu và hồ được đào xung quanh phía ngoài thành đều có tên là Kim Thủy.
     
    Hoàng thành Huế
     
    Hoàng thành cùng toàn bộ hệ thống cung điện bên trong được bố trí trên một trục đối xứng, trong đó có trục chính giữa được bố trí các công trình chỉ dành cho nhà Vua. Các công trình hai bên được phân bố chặt chẽ theo từng khu vực, tuân thủ theo nguyên tắc: “tả nam hữu nữ” và “tả văn hữu võ” (tính từ trong ra ngoài). Ngay cả trong các miếu thờ cũng có sự sắp  xếp theo thứ tự “tả chiêu hữu mục” (trái trước phải sau, lần lượt theo thời gian).
     
    Hoàng thành Huế
     
    + Khu vực phòng vệ: gồm vòng thành bao quanh bên ngoài, cổng thành, các hồ (hào), cầu và đài quan sát.
     
    Khu vực phòng vệ
     
    + Khu vực cử hành đại lễ, gồm các công trình sau:
    • Ngọ Môn, cửa chính của Hoàng Thành: là nơi tổ chữ lễ Duyệt binh, lễ Truyền Lô(đọc tên các Tiến sĩ tân khoa), lễ Ban Sóc (ban lịch năm mới)
    • Điện Thái Hòa: là nơi cử hành các cuộc lễ Đại Triều một tháng 2 lần (ngày 1 và 15 âm lịch), lễ Đăng Quang, lễ Vạn Thọ, lễ Quốc Khánh…
     
     Khu vực cử hành đại lễ
     
    + Khu vực các miếu thờ: được bố trí ở phía trước, hai bên trục dọc của Hoàng Thành theo thứ tự từ trong ra ngoài:
    • Triệu Tổ Miếu: ở bên trái thờ Nguyễn Kim
    • Thái Tổ Miếu: thờ các vị chúa Nguyễn
    • Hưng Tổ Miếu: ở bên phải thờ Nguyễn Phúc Luân
    • Thế Tổ Miếu: thờ các vị vua nhà Nguyễn.
     
    Khu vực các miếu thờ
     
    + Khu vực dành cho bà nội và mẹ của vua (phía sau, bên phải) gồm hệ thống các cung Trường Sanh và cung Diên Thọ.
     
    Khu vực dành cho bà nội và mẹ của vua
     
    + Khu vực dành cho các hoàng tử học tập, giải trí như vườn Cơ Hạ, điện Khâm Văn (phía sau, bên trái).
     
    vườn Cơ Hạ
     
    + Kho tàng (phủ Nội Vụ) và các xưởng chế tạo đồ dùng cho Hoàng gia (ở phía trước của vườn Cơ Hạ).
    + Khu vực Tử Cấm Thành: nằm trên cùng một trục Bắc – Nam với Hoàng Thành và Kinh Thành gồm một vòng tường thành bao quanh khu vực của các điện:
    • Điện Cần Chánh (nơi vua tổ chức lễ Thường triều)
    • Điện Càn Thành (nơi vua ở)
    • Cung Khôn Thái (chỗ ở của Hoàng Quý Phi)
    • Lầu Kiến Trung (từng là chỗ ở của vua Bảo Đại và Hoàng hậu Nam Phương).
    • Nhà đọc sách và các công trình khác phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt của nhà vua và gia đình như: Thượng Thiện Đường, Duyệt Thị Đường…
     
    Tử Cấm Thành
     
    Cho đến nay, dù đã trải qua bao nhiêu biến cố và thời gian, hằng trăm những công trình kiến trúc ở Đại Nội chỉ còn lại rất ít ỏi chiếm không đầy một nửa con số ban đầu.
     
    Xem thêm: 
    Bật mí bản đồ ẩm thực Huế với 100 món ăn ngon trứ danh đất kinh đô
    Khám phá khu du lịch sinh thái về nguồn Huế - nơi tập trung địa điểm ăn uống và vui chơi giữa lòng xứ Huế.
     

    2. Bảo tàng Mĩ thuật Cung đình Huế

     
    Viện Bảo tàng này tọa lạc tại số 3, Lê Trực, Huế. Tòa nhà chính của Viện Bảo tàng này được làm bằng gỗ, có 128 cây cột gỗ quý, trên các cột có hình chạm khắc tứ linh là: long – ly – quy – phượng với hơn 1000 bài thờ được viết bằng chữ Hán. Tòa nhà này chính là điện Long An được xây dựng dưới thời vua Hiến tổ nhà Nguyễn. Hiện bảo tàng có trưng bày hơn 300 hiện vật bằng vàng, sành sứ, pháp lam Huế, ngự y và ngự dụng, trang phục của Hoàng thất nhà Nguyễn cho khách tham quan một cái nhìn tổng quát về tổng thể cuộc sống cung đình xứ Huế.
     
    Bảo tàng Mĩ thuật Cung đình Huế
     

    3. Cầu Trường Tiền

     
    Cầu Trường Tiền hay còn được gọi là cầu Tràng Tiền – biểu tượng của thành phố Huế, với chiều dài 402.6m gồm 6 nhịp dầm thép hình vành lược, khẩu độ mỗi nhịp là 67m, thiết kế theo kiểu kiến trúc Gothic bắc qua dòng sông Hương thơ mộng. Đầu cầu phía bắc thuộc phường Phú Hòa, đầu cầu phía nam thuộc phường Phú Hội, ở ngay chính giữa của thành phố Huế. Bạn nhớ đến check in với cây cầu này nhé.
     
    Cầu Trường Tiền
     

    4.Sông Hương

     
    Sông Hương đẹp từ ngọn nguồn, uốn lượn quanh co giữa núi rừng trùng trùng điệp điệp, giữa những đồi cây và mang theo cả những mùi vị, hương thơm của thảo mọc nơi rừng nhiệt đới. Dòng Hương chầm chậm lướt qua các làng mạc xanh tươi rợp bóng cây, quyện theo mùi thơm của những loài hoa xứ Huế. Dòng sông trong vắt lung linh như ngọc bích dưới ánh nắng mặt trời, những con thuyền xuôi ngược với điệu hò man mác, trầm tư và sâu lắng giữa đêm. Nếu được một lần dạo chơi bằng thuyền, để được ngắm dòng Hương Giang thơ mộng, để nghe những điệu hò xứ Huế khi trời đêm thanh vắng thì thật tuyệt vời, đó cũng là thú vui muôn thuở của bao lớp du khách
     
    Sông Hương
     
     

    5.Núi Ngự Bình

     
    Cùng với sông Hương, núi Ngự Bình chính là món quà tặng vô giá thứ 2 mà tạo hóa đã ban tặng cho nơi đây, hòa quyện vào nhau tạo nên vẻ đẹp sơn thủy hữu tình của Huế. Đã từ lâu, ngọn núi xinh đẹp này cùng với sông Hương trong xanh đã trở thành biểu tượng đẹp của thành phố Huế, và người ta cũng quen gọi Huế là xứ sở của sông Hương – núi Ngự, miền Hương Ngự.
     
    Núi Ngự Bình
     

    6.Phố đi bộ Huế

     
    Được khai trương vào cuối tháng 9/2017, phố đi bộ Huế bao gồm các tuyến phố Chu Văn An, Phạm Ngũ Lão, Võ Thị Sáu và hoạt động từ 18h trong 3 ngày cuối tuần. Tại khu phố đi bộ Huế này các bạn còn có thể thưởng thức được rất nhiều những món ăn địa phương của xứ Huế, được xem các tiết mục âm nhạc đường phố hấp dẫn, hay đôi khi chỉ là được nhâm nhi chút đồ uống cùng với những người bạn.
     
    Phố đi bộ Huế
     

    7.Hệ thống các lăng tẩm ở Huế

     
    + Lăng Gia Long
    Còn được gọi là Thiên Thọ Lăng, lăng Gia Long bắt đầu được xây dựng vào năm 1814 và đến tận năm 1820 mới được hoàn tất. Lăng thực ra là một quần thể gồm nhiều lăng tẩm trong hoàng quyến. Toàn bộ khu lăng này là một quần sơn với 42 đồi, núi lớn nhỏ, trong đó có Đại Thiên Thọ là ngọn núi lớn nhất đã được chọn làm tiền án của lăng và là tên gọi của quần sơn này.
     
    Lăng Gia Long
     
    + Lăng Minh Mạng
    Lăng Minh Mạng hay còn được gọi là Hiếu Lăng, do vua Thiệu Trị cho xây dựng từ năm 1840 đến năm 1843 để chôn cất cho vua cha Minh Mạng. Lăng hiện nằm trên núi Cẩm Khê, gần với ngã ba Bằng Lãng – nơi hội tụ của hai dòng Tả Trạch và Hữu Trạch để hợp thành sông Hương, cách cố đô Huế chừng 12km.
     
     
    Lăng Minh Mạng
     
    + Lăng Thiệu Trị
    Lăng Thiệu Trị còn được gọi là Xương Lăng, nằm ở địa phận thôn Cư Chánh, xã Thủy Bằng, Hương Thủy. Lăng được vua Tự Đức cho xây dựng vào năm 1847 để chôn cất vua cha Thiệu Trị. So với những lăng tẩm của các vị vua tiền nhiệm và kế vị thì lăng Thiệu Trị có những nét rất riêng biệt, là lăng duy nhất quay mặt về hướng Tây Bắc (một hướng rất ít được dùng trong kiến trúc cung điện và lăng tẩm thời Nguyễn).
     
    Lăng Thiệu Trị
     
    + Lăng Tự Đức
    Lăng được chính vua Tự Đức cho xây dựng khi còn tại vị, là một quần thể công trình kiến trúc, trong đó có nơi chôn cất vua Tự Đức tọa lạc trong một thung lũng hẹp thuộc làng Dương Xuân Thượng, nay là thôn Thượng Ba, phường Thủy Xuân, Huế. Lúc mới xây dựng, lăng có tên là Vạn Niên Cơ, nhưng sau cuộc nổi loạn Chày Vôi, Tự Đức bèn đổi tên thành Khiêm Cung, và sau khi vua Tự Đức mất thì được đổi tên thành Khiêm Lăng. Lăng có kiến trúc khá cầu kì, phong cảnh sơn thủy hữu tình và là một trong những lăng tẩm đẹp nhất của vua chúa nhà Nguyễn.
     
    Lăng Tự Đức
     
    + Lăng Đồng Khánh
    Tên gọi khác là Tư Lăng, tọa lạc giữa một vùng quê hương thuộc làng Cư Sĩ, xã Dương Xuân ngày trước. Nguyên trước đây là Điện Truy Tư đã vua Đồng Khánh cho xây dựng để thờ vua cha Kiên Thái Vương. Khi vua Đồng Khánh bệnh và đột ngột qua đời, vua Thành Thái kế vị trong bối cảnh đất nước còn nhiều khó khăn nên không thể xây cất lăng tẩm cho quy củ, đành lấy điện Truy Tư làn Ngưng Hy để thờ vua Đồng Khánh.
     
     Lăng Đồng Khánh
     
    + Lăng Dục Đức
    Tọa lạc ở thôn Tây Nhất, làng An Cự, cách trung tâm thành phố Huế chưa đầy 2km, là nơi an táng của 3 vị vua triều nhà Nguyễn (Dục Đức, Thành Thái, Duy Tân).
     
     Lăng Dục Đức
     
    + Lăng Khải Định
    Tên gọi khác của lăng là Ứng Lăng, tọa lạc trên triền núi Châu Chữ, bên ngoài kinh thành Huế chính là lăng mộ của vua Khải Định – vị vua thứ 12 của triều Nguyễn. Lăng được xây dựng từ năm 1920 ngay sau khi Khải Định lên ngôi. Về kiến trúc, lăng Khải Định được người đời sau thường đặt ra ngoài dòng kiến trúc truyền thống thời Nguyễn bởi sự pha trộn kiến trúc của Phương Tây Kim Cổ lạ thường, với những tác phẩm nghệ thuật ghép tranh sành sứ độc đáo.
     
    Lăng Khải Định
     
     

    8.Nhà vườn Huế

     
    Huế không chỉ nổi tiếng với cảnh sắc thiên nhiên thơ mộng hữu tình mà còn đặc biệt hấp dẫn với chiều sâu vẻ đẹp văn hóa tinh thần được kết đọng nhuần nhị nơi mỗi nét kiến trúc. Cùng với những khu lăng tẩm trầm mặc, hoàng thành cổ kính thì những ngôi nhà vườn êm ả thanh bình nơi đây làm nên “thành phố nhà vườn” Huế.
     
    Nhà vườn Huế
     
    Nhà vườn ở Huế được xây theo luật “dịch lý” và “phong thủy”, là tập hợp của một hệ thống kiến trúc sắp xếp theo chiều Bắc – Nam. Tuy rộng hẹp khác nhau nhưng nhà nào cũng đảm bảo được kiến trúc tổng thể bao gồm: cổng, ngõ, bình phong, hòn non bộ, bể cạn, sân, nhà. Trong đó cổng thường xuyên được xây bằng gạch, lối vào ngõ thường được trồng những hàng râm bụt hoặc chè tàu được cắt xén cẩn thận. Bình phong cũng được xây bằng gạch, sau bình phong là bể cạn có hòn non bộ, một mảnh sân rộng rồi mới đến nhà. Xung quanh được trồng rất nhiều cây và hoa quanh năm tươi tốt.
     
    Nhà vườn Huế
     
    Và trong những khu nhà vườn ấy sẽ không thể nào thiếu được ngôi nhà rường cổ. Nhà rường thường được làm bằng gỗ, chúng được cầu kì hóa bằng nhiều nét văn hoa chạm trổ, trong liên kết của kết cấu nhà, thay cho đóng đinh là kĩ thuật mộng rất tinh xảo. Rường là cách nói ngắn gọn của rường cột, nhà có hệ thống cột kèo gỗ được dựng lên theo quy chuẩn nhất định. Và dù có lớn đến đâu thì nhà rường cũng được kết cấu hoàn toàn bằng chốt, mộng gỗ để có thể lắp ráp và tháo dỡ một cách dễ dàng.
     
    Nhà vườn Huế
     
    Nhìn cảnh quan một nhà vườn ở Huế, người ra thường dễ dàng nhận ra được tâm hồn và phong cách sống của chủ nhân nó. Nhà vườn Huế thể hiện được sự hòa hợp giữa đời sống con người và cây cỏ, giữa nếp sống tinh thần và vật chất, tất cả bổ sung cho nhau để tạo nên sự cân bằng trong cuộc sống.
     
    Nhà vườn Huế
     

    9.Nhà thờ Phủ Cam

     
    Nhà thờ Phủ Cam là nhà thờ chính tòa của Tổng Giáo phận Huế, tọa lạc trên đồi Phước Quả, là một trong những nhà thờ to lớn, nổi tiếng và lâu đời nhất tại Huế. Về kiến trúc, mặt bằng xây dựng nhà thờ mang dạng thánh giá, đầu hướng về phía Nam, đuôi hướng về Bắc. Các trụ đỡ được đúc sát vào tường, chạy uốn cong dần về phía trước, mềm mại. Bốn góc thì mỗi góc có ba trụ đỡ vươn dần ra tạo thành một không gian đủ rộng lớn ôm kín Cung thánh và bàn thờ.
    Lòng nhà thờ rất rộng, có thể chứa được 2500 người cùng lúc đến dự lễ. Có hai dãy cửa gương màu nằm ở phần trên bên trong lòng nhà thờ cung cấp ánh sáng cho nội thất.
     
    Nhà thờ Phủ Cam
     

    10.Hồ Tịnh Tâm

     
    Hồ Tịnh Tâm là một trong những thắng cảnh nổi tiếng của đất kinh thành, nay thuộc địa phận phường Thuận Thành, Huế. Nguyên xưa, hồ là một đoạn sông Kim Long được cải tạo lại với tên ban đầu là ao Ký Tế. Đến năm Minh Mạng thứ 3, triều Nguyễn đã huy động đến 8000 binh lính tham gia vào việc cải tạo hồ, biến nó trở thành một Ngự Uyển của Hoàng gia. Và sau khi hoàn thành hồ mới được mang tên là Tịnh Tâm.
     
    Hồ Tịnh Tâm
     
    Hồ Tịnh Tâm được ngăn cách với bên ngoài bằng một vòng tường gạch xây khá cao. Với kiến trúc cầu kì nhưng hết sức hài hòa với tự nhiên, hồ Tịnh Tâm được xem là một thành tựu nghệ thuật tiêu biểu của nghệ thuật kiến trúc cảnh quan Việt Nam thế kỉ XIX. Cảnh đẹp nơi hồ đã tạo nguồn cảm hứng và trở thành đề tài cho nhiều bài thơ, chùm thơ nổi tiếng của các vua chúa Nguyễn.
     
    Hồ Tịnh Tâm
     
    Từ cuối thế kỉ XIX, do thiếu điều kiện chăm sóc, các kiến trúc ở khu vực hồ Tịnh Tâm bị hư hỏng dần. Đến năm 1946, vòng tường gạch bao quanh hồ bị phá để xây dựng một vòng tường thấp hơn. Năm 1960, trên nền điện Bồng Doanh cũ có dựng một ngôi đình bát giác nhỏ để kỉ niệm, trong lần tu bổ này một cây cầu bê tông đã được xây dựng để nối đảo Bồng Lai với đê Kim Oanh.
     
    Hồ Tịnh Tâm
     

    11.Sông An Cựu

     
    An Cựu là tên của một con sông nhỏ, chi lưu của sông Hương, ở phía nam kinh thành Huế. Sông có nhiều tên gọi khác nhau như Lợi Nông, Phủ Cam, Đại Giang, Hà Tự, Cống Quan. Toàn bộ dòng sông chỉ dài khoảng 30km, bắt đầu lấy nước sông Hương từ đoạn cuối cồn Dã Viên, chảy qua địa phận của thành phố Huế rồi đổ vào phá Hà Trung. Từ khi những chúa Nguyễn chọn Kim Long rồi chọn Phú Xuân là thủ phủ của Đàng Trong thì hai bên bờ An Cựu đã là nơi tập trung dinh thự, nhà vườn của các quan lại, quý tộc.
     
    Sông An Cựu
     

    12.Các ngôi chùa đẹp tại Huế

     
    + Chùa Thiên Mụ
    Còn được gọi là chùa Linh Mụ, nằm trên đồi Hà Khêm tả ngạn sông Hương, cách trung tâm thành phố Huế chừng 5km về phía Tây. Chùa hướng mặt ra dòng Hương thơ mộng. Chùa là biểu tượng của xứ Huế với tòa tháp Phước Duyên nổi tiếng. Người ta thường đến đây cầu bình an và lưu lại cho mình những bức hình đẹp kỉ niệm.
     
    Chùa Thiên Mụ
     
     
    + Chùa Huyền Không Sơn Thượng
    Huyền Không Sơn Thượng tọa lạc tại thôn Chầm, phường Hương Hồ, là một ngôi chùa nổi tiếng, một thắng cảnh khó có thể bỏ qua tại cố đô Huế. Chùa nằm ở lưng chừng núi với vẻ đẹp kì lạ, huyền ảo. Khuôn viên của chùa là một khu vườn xanh ngắt với những dòng suối nhỏ nở đầy bông súng tím, những giò lan quý, những cây sứ, thiên tuế, tùng, bách… cổ thụ đến hàng trăm năm tuổi. Không gian yên ả và thành bình.
     
    Chùa Huyền Không Sơn Thượng
     
    + Chùa Từ Đàm
    Đây là một ngôi chùa cổ danh tiếng tại Huế. Hiện chùa đang tọa lạc ở số 1 đường Sư Liễu Quán, thuộc phường Trường An. Chùa do thiền sư Minh Hoàng – Tử Dung khai sơn vào khoảng cuối thế kỉ XVII và sau đó được đặt tên là chùa Ấn Tôn với ý nghĩa “lấy sự truyền tâm làm tông chỉ”.
     
    Chùa Từ Đàm
     
    + Chùa Từ Hiếu
    Chùa Từ Hiếu nằm khuất trong một rừng thông trên một vùng đồi của phường Thủy Xuân. Khuôn viên của chùa rộng chừng 8 mẫu và phía trước có khe nước uốn quanh tạo nên phong cảnh vô cùng thơ mộng. Những lăng mộ Thái giám triều Nguyễn trong khuôn viên chùa, xung quanh chùa chùa cũng còn khá nhiều lăng mộ của các vị phi tần của chúa Nguyễn. Do địa thế đẹp, yên tĩnh lại không quá xa thành phố nên nơi đây chính là điểm đến vui chơi, dã ngoại của thanh niên Huế vào những ngày nghỉ, ngày lễ. Chùa cũng là một trong những ngôi chùa cổ đón khách du lịch trong và ngoài nước đông nhất tại cố đô Huế.
     
     Chùa Từ Hiếu
     
    + Chùa Báo Quốc
    Chùa nằm trên đồi Hàm Long. Từ đây nhìn xuống hướng đông chính là đường Điện Biên Phủ và nhìn về hướng Bắc là ga xe lửa. Chùa do Hòa thượng Thích Giác Phong, người Trung Quốc khai sơn vào cuối thế kỉ 17 dưới thời vua Lê Dụ Tông và đặt tên là Hàm Long Tự, sau đó Võ Vương Nguyễn Phúc Khoát ban sắc tứ Báo Quốc Tự năm 1747. Hiện vẫn còn một tấm biển vàng thếp vàng và những bức liễu từ thời ấy.
     
    Chùa Báo Quốc
     
    + Chùa Thiền Lâm
    Khác với bất kì những ngôi tự của Phật giáo Bắc Tông với cổng tam quan dẫn lối vào vườn thiền, chùa Thiền Lâm mở cửa đón đồ chúng bằng cổng chào mang phong cách của Phật giáo Nam Tông, nhẹ nhàng nhưng ấn tượng. Vào đến chùa, tận cùng của khuôn viên bên trái là ngôi bảo tháp màu trắng đỉnh vàng cao vút, uy nghi mà thanh thoát giữa nền trời.
    Chùa Thiền Lâm là ngôi chùa Phật Giáo Nam Tông nhưng chất thiền vẫn còn rất rõ nét trong không gian và các công trình kiến trúc của chùa. Không mang trên mình bề dày như những ngôi chùa Bắc Tông trên vùng đất xứ Huế. “Chùa đứng – Phật nằm” gợi đến cảm giác là lạ, nhẹ nhàng và tĩnh tại toát lên từ những gì mà ngôi tự đang có.
     
    Chùa Thiền Lâm
     
    + Chùa Diệu Đế
    Chùa tọa lạc bên bờ sông Hộ Thành, người Huế thường hay gọi là sông Gia Hội, hoặc sông Đông Ba, nay là số 100B đường Bạch Đằng. Chùa Diệu Đế có một vị trí hết sức quan trọng trong lịch sử Phật giáo ở Huế. Chùa nguyên là phủ của vua Thiệu Trị trước khi lên ngôi nên đã có sẵn cảnh quan rất đẹp với vườn tược rộng rãi, cây cối xanh tươi. Chùa là một danh lam của đất thần kinh mà bạn nên ghé đến một lần.
     
    Chùa Diệu Đế
     

    13.Cầu ngói Thanh Toàn

     
    Là chiếc cầu vòm gỗ với mái ngói bắc qua một con mương làng Thanh Thủy Chánh, thuộc xã Thủy Thanh, cách thành phố Huế chừng 8km về hướng Đông Nam. Đây cũng là chiếc cầu gỗ được xếp vào loại hiếm có và có giá trị nghệ thuật cao nhất trong các loại cầu cổ ở Việt Nam.
    Cầu dài 43 thước mộc, rộng 14 thước mộc được chia làm 7 gian, hai bên thân cầu có hai dãy bục gỗ và lan can để ngồi tựa lưng. Trên cầu có mái che, lợp ngói lưu ly rất đẹp. Cầu đã được xây dựng cách đây hơn hai thế kỉ và đã trải qua nhiều lần gió bão, lụt lội, chiến tranh, tuy nhiên sau các lần hư hỏng đều được nhân dân chung tay tu sửa, tôn tạo và gìn giữ.
     
    Cầu ngói Thanh Toàn
     

    14.Đồi Thiên An – hồ Thủy Tiên

     
    Một địa danh gồm nhiều ngọn đồi trồng thông ở phía Tây Nam của thành phố Huế, gần với lăng vua Khải Định. Trên đỉnh đồi có Tu viện Thiên An, chung quanh khu vực đồi có hồ Thủy Tiên và khu lăng một cổ Ba Vành vẫn còn in dấu vết một nghi án xưa. Khun cảnh bình yên và không gian trong lành đã khiến Thiên An và Thủy Tiên trở thành nơi nghỉ dưỡng cuối tuần khá thú vị.
     
    Đồi Thiên An – hồ Thủy Tiên
     

    15.Đồi Vọng Cảnh

     
    Đồi Vọng Cảnh tọa lạc giữa vùng lăng tẩm của các vua chúa nhà Nguyễn và đối diện với điện Hòn Chén được thiết lập từ thời xa xưa ở phái đối ngạn. Đứng trên đồi Vọng Cảnh người ta có thể có cái nhìn bao quát đối với nhiều di tích cổ kính và cả những cảnh đẹp tuyệt vời ở một không gian thiên nhiên rộng lớn chung quanh, trong đó đặc biệt nhất là vẻ đẹp thơ mộng trữ tình của sông Hương. Ngọn đồi nằm giữa một khúc uốn mềm mại, dịu dàng và hấp dẫn nhất của dông Hương. Đây chính là nơi sông núi xích lại gần nhau để tạo ra không gian sơn kì thủy tú. Ý nghĩa của đồi Vọng Cảnh cũng chính là như vậy.
     
    Đồi Vọng Cảnh
     

    16.Điện Hòn Chén

     
    Điện Hòn Chén là một cụm di tích gồm khoảng 10 công trình kiến trúc to nhỏ khác nhau, đều nằm ở lưng chừng núi Ngọc Trản, hướng mặt ra sông Hương và ấn mình dưới những tàng cây cao bóng cả. Điện Hòn Chén không chỉ là một di tích lịch sử mà còn là một thắng cảnh, một điểm tham quan văn hóa vô cùng độc đáo thu hút được hàng ngàn lượt du khách đến tham quan, nhất là vào những dịp như tháng 3 va tháng 7 âm lịch hằng năm.
     
    Điện Hòn Chén
     

    17.Bãi biển Thuận An

     
    Nằm cạnh cửa biển Thuận An, cách thành phố Huế khoảng 15km về phía Đông, nơi dòng Hương đổ ra phá Tam Giang rồi thông ra biển. Thuận An là địa điểm thu hút được rất đông người dân xứ Huế đến hóng mát rồi tắm biển mỗi dịp hè. Du khách đến với Thuận An còn có thể đến tham quan miếu Thái Dương ở gần đó với sự tích nữ thần Thái Dương, hoặc thăm miếu Âm linh thờ thần cá voi.
     
    Bãi biển Thuận An
     

    18.Bãi biển Cảnh Dương

     
    Cách thành phố Huế chừng 60km về phía nam, bãi Cảnh Dương dài 8m, rộng 200m và có hình vòng cung. Bãi biển nằm giữa mũi Chân Mây Tây và Chân Mây Đông, bờ biển có độ dốc thoai thoải, cát trắng mịn cùng nước biển trong xanh và tương đối kín gió, rất thuận lợi cho việc tổ chức những loại hình du lịch và thể thao.
     
    Bãi biển Cảnh Dương
     

    19.Lăng Cô

     
    Bãi tắm Lăng Cô dài khoảng 8km, nằm dọc QL1A, cạnh đèo Hải Vân và cách vườn Quốc gia Bạch Mã 24km. Đây là một bãi tắm có bờ biển thoai thoải, cát trắng, sóng vừa và lớn rất thích hợp cho những loại hình du lịch tắm biển, nghỉ dưỡng, lặn biển. Phía sau bãi tắm là đầm Lập An và cả dãy Bạch Mã. Tất cả những yếu tố đó mang lại cho Lăng Cô tiềm năng to lớn về phát triển nhiều loại hình dịch vụ du lịch khác nhau.
     
    Lăng Cô
     

    20.Đầm Lập An

     
    Đầm nằm gần với trục đường QL1A, đoạn qua thị trấn Lăng Cô, trên con đường nối từ Đà Nẵng đến Huế. Đầm nằm ở vị trí khá đẹp khi ở ngay dưới chân đèo Phú Gia với bán kính rộng 15 km2. Bao quanh đầm là dãy Bạch Mã hùng vĩ, phía trước lại là vịnh Lăng Cô.
     
    Đầm Lập An
     
     

    21.Suối Mơ

     
    Nhiều người vẫn thường gọi là Thác Mơ, là một địa điểm du lịch lí thú nằm ở thị trấn Lăng Cô, cách thành phố Huế chừng 65km.  Suối Mơ đón du khách bằng rừng nguyên sinh trong lành và mát rượi, đúng là một địa điểm thú vị dành cho những gia đình muốn trốn tạm cái nắng miền Trung trong những ngày oi bức.
     
    Suối Mơ
     

    22.Hải Vân Quan

     
    Ngày xưa, Hải Vân Quan là một vị trí chiến lược xung yếu của Thuận Hóa, Phú Xuân về quân sự cũng như giao thông đường bộ, là cửa ngỏ phía nam của vùng đất này. Hải Vân Quan nằm ở đỉnh đèo vắt qua một rặng núi đâm ngang ra biển từ dãy Trường Sơn. Hiện nay, cùng với Lăng Cô – Bạch Mã – Cảnh Dương, Hải Vân Quan là một điểm đến đang thu hút được rất nhiều du khách trong và ngoài nước đến tham quan, thưởng ngoạn cảnh đẹp hùng vĩ của núi rừng và biển cả.
     
    Hải Vân Quan
     

    23.Vườn Quốc gia Bạch Mã

     
    Cách Huế chừng 60km về phía Nam, vườn Quốc gia Bạch Mã là nơi nghỉ mát nổi tiếng ở Việt Nam. Trên đỉnh núi hùng vĩ là cả 4 mùa xanh tươi với thác nước, suối rừng, là cả một vùng khí hậu ôn đới như ở SaPa, Tam Đảo, Đà Lạt… đồng thời cũng là nơi quy tụ được nhiều loại động thực vật quý hiếm ở miền nhiệt đới. Đứng từ trên đỉnh núi Bạch Mã bạn có thể thu vào tầm mắt toàn cảnh lộng lẫy của đèo Hải Vân, núi Túy Vân, đầm Cầu Hai và cả ánh điện lung linh của thành phố Huế khi đêm xuống.
     
    Vườn Quốc gia Bạch Mã
     
     

    24.Hồ Truồi

     
    Hồ có diện tích khoảng 400ha, dung tích lòng hồ lên đến 60 triệu m3 nước, là công trình thủy lợi lớn nhất ở tỉnh Thừa Thiên – Huế. Khu du lịch hồ Truồi nằm ngay dưới chân dãy Bạch Mã hùng vĩ. Đến với hồ Truồi, du khách sẽ thấy được cả một vùng nước trong xanh được bao bọc bởi các dãy núi xanh ngát, phong cảnh sơn thủy hữu tình.
     
    Hồ Truồi
     

    25.Thiền viện Trúc Lâm Bạch Mã

     
    Vượt qua lòng hồ Truồi mênh mông sóng nước, độ chừng 10 phút, bằng những con xuồng nhỏ là bạn sẽ đến được với thiền viện Trúc Lâm Bạch Mã. Bước lên khỏi 172 bậc tam cấp là tam quan của Thiền viện Trúc Lâm Bạch Mã. Đây là một quần thể danh lam thắng cảnh giữa vùng sơn thủy hữu tình đã trở thành địa chỉ tham quan dành cho du khách thập phương khi có dịp đến với cố đô Huế.
     
    Thiền viện Trúc Lâm Bạch Mã
     

    26.Thác Đá Dăm

     
    Bạn có thể tổ chức cùng với gia đình hoặc bạn bè đến đây vui chơi, tắm mát vào những ngày nghỉ hoặc cuối tuần. Tuy nhiên, đường đến với thác khá hoang sơ nên thích hợp với những người thích phiêu lưu bằng xe máy, đặc biệt là những bạn trẻ. Muốn chinh phục được độ cao, đón được dòng nước đầu nguồn thì hãy chuẩn bị thật kĩ để không bị trượt chân khi đi men theo những vách đá dựng đứng bạn nhé. Ngoài ra, bạn cũng có thể thỏa sức vui đùa ở dưới hồ nước mát lạnh ngay dưới thác. Ai lãng mạn hơn thì có thể đi hái hoa rừng, tím lịm tìm sim… Trên đường vào thác sẽ có một căn nhà nhỏ của Kiểm lâm Hương Thủy, các anh nhân viên ở đây sẽ là những “thổ địa” cung cấp nhiều thông tin bổ ích về con người và sinh vật nơi đây đấy. Nếu có khó khăn trong việc đi lại hoặc tìm kiếm nước uống thì đừng ngần ngại mà hãy mở lời xin giúp đỡ nhé.
     
    Thác Đá Dăm
     

    27.Suối khoáng Thanh Tân

     
    Từ khoảng cuối năm 2000, khu du lịch suối nước khoáng Thanh Tân mới trở nên thông dụng và được nhiều người biết tới. Bên cạnh dãy núi cao ngất là những quả đồi được tạo hóa khéo lép sắp đặt liền kề với nhau. Màu xanh của núi rừng, cỏ cây đã tạo cho du khách cảm giác thư thái và dễ chịu ngay từ những phút đầu tiên.
    Ngoài ra, khu du lịch nước khoáng Thanh Tân còn có một sân chơi rất rộng rãi để đốt lửa trại hoặc tổ chức văn nghệ vào những buổi dã ngoại ban đêm. Sau nhiều giờ ngâm tắm, bụng của bạn đã đói cồn cào thì ăn sẽ ngon miệng hơn với những đĩ cá rô nuôi bằng nước khoáng, chiên giòn thơm phức trong những chiếc lều tranh xinh xinh bên hồ sen ngát hương.
     
    Suối khoáng Thanh Tân
     

    28.Hệ thống các đầm phá Tam Giang

     
    + Đầm Chuồn
    Thuộc địa phận huyện Phú Vang và có diện tích hơn 100ha, cách trung tâm thành phố Huế chừng 15km về hướng đông, đầm Chuồn là một phần trong hệ thống đầm phá Tam Giang với bầu không khí trong lành, thanh bình thích hợp để bạn đến đổi gió ngày cuối tuần.
     
    Đầm Chuồn
     
    + Đầm Thủy Tú
    Đây là một trong ba đầm phá hợp thành hệ đầm phá Tam Giang. Trong đó đầm Chuồn lại là một phần trong hệ thống của đầm Thủy Tú. Đi qua QL49 rẽ về hướng An Truyền, qua các cánh đồng thơm mùi lúa chín, đầm Chuồn sẽ hiện ra trong sự bình yên. Đặc biệt hơn, thiên nhiên của đầm Chuồn sẽ trở nên tuyệt vời hơn vào mỗi sớm mai và buổi chiều tà với những mảng màu đa sắc vô cùng đẹp.
     
     Đầm Thủy Tú
     
    + Phá Tam Giang
    Tam Giang là hợp lưu của 3 con sông: Ô Lâu, sông Bồ và sông Hương trước khi đổ ra biển Đông. Đầm phá bao đời nay có rất nhiều những động vật thủy sinh, nhiều nhất là ở cửa biển Thuận An, cửa sông Ô Lâu, đầm Thủy Tú và sông Bồ. Quanh năm, ngư dân đánh bắt được trên đầm phá khoảng 23 loài cá có giá trị kinh tế cao là cá dầy, cá dìa, cá bống thệ, cá hanh, cá hồng… Trên bề mặt đầm phá có thảm thực vật tự nhiên nên các loài chim nước thường quy tụ về đây tạo thành các sân chim lớn. Đến đây ngoài vãn cảnh thì thưởng thức hải sản cũng là một ý hay đấy.
     
    Phá Tam Giang
     
    + Đầm Cầu Hai
    Là khu vực đầm lớn nhất trong hệ thống đầm phá của phá Tam Giang, đầm Cầu Hai có chu vi lên đến hơn 100km, nằm ở phía nam trên địa phận huyện Phú Lộc, Huế. Để đến được đây thì bạn có thể đi theo 2 đường:
    • Từ ngã 3 sân bay Phú Bài, đi theo đường Phú Bài – Trường Hà hướng ra biển, gặp QL 49B thì rẽ phải khoảng 30km là cửa Tư Hiền, đó cũng là nơi chụp đầm Cầu Hai đẹp nhất.
    • Đi theo QL1A từ Huế vào Đà Nẵng, đến khu vực Ga Cầu Hai sẽ thấy ngay bên trái chính là đầm Cầu Hai. Đi thêm khoảng 8km nữa là gặp QL 49B để rẽ trái vào cửa Tư Hiền được.

     

    Đầm Cầu Hai

     

     
    Phương Trần / Cattour.vn - Ảnh: Internet

    Xem thêm: các điểm du lịch Huế

    Quay về trang trước Lên đầu trang

    Bài liên quan

    Tổng hợp tất tần tật các điểm du lịch ở Huế 2024 mới nhất

    Tổng hợp tất tần tật các điểm du lịch ở Huế 2024 mới nhất

    28/10/2019

    Mỗi khi nhắc đến xứ Huế là ta lại liên tưởng đến nhiều công trình kiến trúc cổ cùng những cảnh sắc thiên nhiên mang nét thơ mộng, hữu tình, không gian thư thái và tĩnh lặng của mảnh đất cố đô cũ. Hãy note lại ngay danh sách một loạt những địa điểm du lịch hấp dẫn ở Huế và cùng với Cattour lên đường thôi nào.

    Tìm bài viết

    ĐIỂM TUYẾN

    BẠN QUAN TÂM CHỦ ĐỀ GÌ?

    Quy Nhơn 02-Thg9 Phú Quốc Khu du lịch Cát Bà Campuchia Thái Lan Đài Loan Ngoại tệ du lịch Hàn Quốc mua gì quà lưu niệm địa điểm du lịch biển Trà Cổ - Móng Cái đẹp sống ảo điểm du lịch Ăn kinh nghiệm khách sạn lịch trình ngân hàng danh sách địa chỉ 4 ngày 3 đêm trong nước nước ngoài tháng 10 tháng 11 tháng 12 du lịch ở đâu chanh xả mùa thu trải nghiệm mùa nào đẹp nhất Quan Lạn 3 ngày 3 ngày 2 đêm Hải Hòa Quảng Bình 4 ngày Bangkok Bí quyết Hải Tiến Ninh Bình Nhật Bản du lịch sầm sơn cần chuẩn bị gì bãi tắm sấm sơn đặc sản sầm sơn đặc sản du lịch sầm sơn tour du lịch 3 ngày 2 đêm hải sản Đảo Lan Châu Cẩm nang du lịch Của Lò chợ Cửa Lò tour du lịch Cửa Lò địa điểm du lịch Cửa Lò Cửa Lò ở đâu Hạ Long Đảo Hòn Ngư Đảo Song Ngư ATM mới nhất cẩm nang du lịch sầm sơn ô tô phượt 99k buffet lẩu Tuyển dụng Nhân viên Visa Cát Bà. Cô Tô miền Bắc miền Trung miền Nam đền độc cước chi phí giá chợ mùa đông món ngon quà vặt Chơi gì câu mực đêm Dù bay Lặn biển Vinpearl Cửa Hội Water Fun Công viên nước Nhà phao Quê Bác tour Cửa Lò 2 ngày 1 đêm Tuần Châu Tàu Hỏa Du lịch Cửa Lò 2 ngày 1 đêm chùa Hương hoa anh đào Tết Nguyên Đán Sài Gòn Tết dương Mộc Châu Sapa Yên Tử Tam Chúc chùa Tam Chúc Chrismas Bái Đính Sa Pa 30Thg4 1Thg5 Châu Âu Tây Nguyên Nha Trang Hong Kong Hồng Kông Mai Châu biểu tượng may mắn con vật may mắn shibuya osaka du lịch Nhật Bản 7 ngày khách sạn con nhộng fukuoka Lào Fukushima bar Nhật Bản nhà hàng ở Nhật Bản mông cổ mông cổ giá rể mông cổ có gì visa mông cổ bali indonesia ubud Phan Thiết Vũng Tàu Maldives Man-đi-vơ LaGi

    Zalo