Hệ thống lăng tẩm ở Huế: Nét uy nghiêm kì bí của vương triều nhà Nguyễn

25/10/2019 / 712

Ngoài “núi Ngự, sông Hương”, Huế còn thu hút được du khách với những công trình kiến trúc lăng tẩm vừa trang nghiêm lại vừa hùng vĩ, với vẻ đẹp “chẳng nơi nào có được”. Hãy cùng với Cattour khám phá xem hệ thống lăng tẩm ở Huế có điều gì đặc sắc nhé.

Mục lục bài viết

    I. Điểm chung của hệ thống lăng tẩm ở Huế

     
    Thời nhà Nguyễn có 13 vị vua tại vị nhưng chỉ có tổng cộng 7 khu lăng tẩm được xây dựng. Mỗi khu vực lăng tẩm đều được chính nhà vua lựa chọn vị trí và kiến trúc nên mỗi lăng tẩm tại đây đều mang những nét kiến trúc riêng biệt, hợp với tính cách và sở thích của mỗi vị vua.
     
    Lăng tẩm xứ Huế
    Thời nhà Nguyễn có 13 vị vua tại vị nhưng chỉ có tổng cộng 7 khu lăng tẩm được xây dựng
     
    Theo quan niệm xưa “thứ nhất dương cơ, thứ hai âm phần” nên việc xây cất quan trọng sau cung điện chính là lăng mộ. Bởi vậy, khi còn sống các vị vua triều Nguyễn đã hệ lệnh cho các quan ở Khâm Thiên Giám, bộ Lễ, bộ Công đi tìm những khu đất đẹp đáp ứng được những yêu cầu khắt khe của mảnh đất dành cho đế vương.
     
    Lăng tẩm xứ Huế
    Khu đất lựa chọn để xây lăng phải được lựa chọn kĩ càng, đáp ứng được những yêu cầu khắt khe
     
    Với quan niệm “sống gửi thác về”, lăng tẩm là hoàng cung vĩnh hằng của các vị vua nên trong hầu hết những khu lăng tẩm đều được trang trí vô số những hoa văn các chữ: thọ, hỷ; những hình ảnh thân quen, những bức họa sinh động để không có cảm giác chết chóc nặng nề. Nếu đứng từ vị trí trung tâm của Cố đô thì cả 7 khu lăng tẩm này đều nằm về hướng Tây của kinh thành Huế, đó là biểu tượng “thái dương tây hạ” chỉ việc băng hà của các đấng chí tôn.
     
    Lăng tẩm xứ Huế
    Lăng được trang trí hoa văn các chữ
     
    Về bố cục, lăng tẩm nào cũng được chia thành hai phần chính là phần lăng và phần tẩm. Lăng là nơi an táng thi hài vua, còn tẩm là hành cung nơi vua làm việc, sinh hoạt, giải trí kiến trúc mô phỏng như hoàng cung vậy. Vua sẽ thỉnh thoảng ngự giá đến đây để tiêu khiển, ngắm cảnh, làm thơ, nhìn ngắm sinh phần của mình mà ý thức được rằng cõi trần chỉ là chốn tạm bợ, đời người cũng nhanh chóng qua như giấc mộng.
     
    Lăng tẩm xứ Huế
    Hầu như khu lăng tẩm nào cũng được chia làm 2 phần chính là lăng và tẩm
     
    Lăng được kiến trúc từ thấp lên cao, ngoài cùng là thành bao bọc, có hồ thả sen, bờ hồ trồng sứng và cây cảnh. Cổng chính là đến một sân gạch rộng, hai bên sân có đúc những tượng người, voi, ngựa bằng đá. Cuối cùng là sân Bái đình để các quan làm lễ khi tế tự. Tiếp đó là Bi đình (nhà bia) là tòa nhà nhỏ có một tấm bia lớn trên bệ đá cao gọi là bia Thánh đức thần công. Trong bia sẽ khắc bài ký ghi nhớ công đức của vua. Sau lưng Bi đình chính là hai trụ hoa biểu cao vút. Qua Bi đình là tẩm điện để thờ thần vị của hoàng đế cùng hoàng hậu, bên ngoài bày những đồ ngự dụng lúc sinh thời. Phía trong Tẩm điện và hai bên có hai dãy nhà lớn gọi là Tả hữu tùng viện để các bà phi cùng kẻ hầu ở.
     
    Lăng tẩm xứ Huế
    Phía ngoài lăng sẽ thường có hồ sen, súng

    Xem thêm:

    Bật mí bản đồ ẩm thực Huế với 100 món ăn ngon trứ danh đất kinh đô

    Khám phá khu du lịch sinh thái về nguồn Huế - nơi tập trung địa điểm ăn uống và vui chơi giữa lòng xứ Huế.

    II. Hệ thống lăng tẩm ở Huế

     
    Như đã nói ở trên, mỗi một lăng tẩm đều do chính nhà vua lựa chọn vị trí và kiến trúc nên mỗi lăng tẩm đều mang nét kiến trúc riêng biệt, phù hợp với tính cách và sở thích của mỗi vị vua. Hãy cùng tìm hiểu nhé.
     

    1. Lăng Tự Đức thơ mộng

     
    Nằm trong một thung lũng hẹp thuộc làng Dương Xuân Thượng, tổng Cư Chánh, lăng Tự Đức có lẽ là lăng đẹp nhất trong những lăng tẩm của các đời vua nhà Nguyễn bởi sự hài hòa giữa khung cảnh thiên nhiên “sơn thủy hữu tình” và không gian kiến trúc bao la, rộng lớn. Lăng Tự Đức còn được gọi là Khiêm Lăng bởi gần 50 công trình trong lăng đều có chữ “Khiêm” trong tên gọi, là nơi an nghỉ của vua Tự Đức – vị vua thứ 4 của triều đại nhà Nguyễn.
     
    Lăng Tự Đức
    Lăng Tự Đức còn được gọi là Khiêm Lăng
     
    Lăng Tự Đức mang yếu tố khoáng đạt, đường nét mềm mại phản ánh tâm hồn lãng mạn, thi sĩ của vị vua này. Ngoài mục đích là nơi chôn cất khi qua đời, đây còn là nơi để vua đến nghỉ ngơi, đọc sách, ngâm thơ… nên cảnh quan của lăng tựa như một công viên rộng lớn với tiếng nước chảy, hồ nước thơ mộng, hàng thông xanh ngát… thậm chí còn xây dựng cả nhà hát và là nơi ở của các phi tần. Ngoài ra, công trình nhà hát cổ nhất của Việt Nam còn được bảo lưu đến tận bây giờ.
     
    Lăng Tự Đức
    Lăng Tự Đức mang yếu tố khoáng đạt, đường nét mềm mại
     

    2. Lăng Minh Mạng uy nghiêm

     
    Cách trung tâm thành phố Huế chừng 12km và tọa lạc trên núi Cẩm Khê, lăng Minh Mạng là nơi yên nghỉ của vua Minh Mạng – vị vua thứ 2 trong triều nhà Nguyễn. Lăng Minh Mạng hay còn gọi là Hiếu Lăng, nằm gần với ngã ba Bằng Lãng, nơi hội tụ của hai dòng Tả Trạch và Hữu Trạch hợp thành sông Hương. Công trình lăng tẩm này bao gồm khu lăng tẩm bên một hồ sen thơm ngát và được bao bọc bởi những rặng thông xanh mát.
     
    Lăng Minh Mạng
    Lối dẫn vào lăng Minh Mạng
     
    Lăng Minh Mạng là một lăng tẩm thu hút được du khách với những đường nét tĩnh tại trong lối kiến trúc và kết hợp được hài hòa trong không gian hội hòa cùng thơ ca của khung cảnh thiên nhiên hoa lá đầy trữ tình nơi đây. Phần nào cũng thể hiện được tính uy nghiêm, nghiêm khắc nhưng cũng không kém đi phần lãng mạn của nhà vua.
     
    Lăng Minh Mạng
    Lăng mang một nét uy nghiêm
     
    Trước lăng có 3 cửa: chính giữa là Đại Hồng Môn (chỉ mở một lần duy nhất khi rước thi thể vua Minh Mạng nhập lăng và đóng lại mãi mãi), hai bên là Tả Hồng Môn và Hữu Hồng Môn. Bên trong Đại Hồng Môn có sân chầu, 2 bên có hai dãy tượng đá tạc hình bá quan văn võ và voi, ngựa đứng chầu.
     
    Lăng Minh Mạng
    3 cửa chính phía trước lăng
     

    3. Lăng Khải Định tinh xảo

     
    Nằm ở trên triền núi Châu Chữ thuộc xã Thủy Bằng, huyện Hương Thủy, cách thành phố Huế chừng 10km về phía Tây Nam, Lăng Khải Định là nơi yên nghỉ của vua Khải Định – vị vua thứ 12 của triều nhà Nguyễn. Tuy có kích thước khiêm tốn hơn hẳn so với những lăng tẩm của các vị vua tiền nhiệm trước nhưng lăng Khải Định lại được xây dựng một cách vô cùng công phu và tinh xảo trong thời gian kéo dài đến 10 năm.
     
    Lăng Khải Định
    Lăng Khải Định là nơi yên nghỉ của vị vua thứ 12 triều Nguyễn
     
    Lăng Khải Định
    Sân tượng đá trước cửa lăng
     
    Nét khác biệt của lăng Khải Định so với những lăng tẩm khác ở Huế chính là sự giao thoa giữa kiến trúc phương Đông và phương Tây. Điều ấy được thể hiện rõ nét qua những tấm phù điêu lộng lẫy được ghép một cách tỉ mỉ bằng sành sứ và thủy tinh, những khay trà, vương miện cùng với những vật dụng trang trí nội thất hiện đại vào thời bấy giờ như: vợt tennis, đèn dầu… Đặc biệt, lăng Khải Định nổi tiếng với 3 bức bích họa “cửu long ẩn vân” tuyệt đẹp được trang trí trên trần của 3 gian nhà giữa trong cung Thiên Định.
     
    Lăng Khải Định
    Lối kiến trúc kết hợp giữa Phương Đông và Phương Tây
     
    Lăng Khải Định
    Bên trong lăng cũng được trang trí hết sức tỉ mỉ
     

    4. Lăng Gia Long tĩnh mịch

     
    Lăng Gia Long hay còn được gọi là Thiên Thọ Lăng, nằm trên quần thể núi Thiên Thọ và cũng là nơi an nghỉ của vị vua đầu tiên trong triều nhà Nguyễn. Lăng nằm xuôi theo dòng sông Hương nên bạn có hai hướng để có thể đến thăm lăng. Một là xuôi theo dòng Hương khoảng 18km rồi cập bến, hoặc đi theo đường bộ chừng 16km xuống đến bến đò Kim Ngọc, đi thêm khoảng 2km nữa. Gió từ sông cùng với bóng mát của những hàng thông, cây xanh mướt tạo nên một không gian trong mát cùng tĩnh mịch cho quãng đường đi bộ từ bến đò vào trong lăng.
     
    Lăng Gia Long
    Lăng Gia Long mang vẻ tĩnh mịch
     
    Lăng Gia Long là một trong 7 lăng tẩm ở Huế sở hữu những đường nét thiên nhiên kì vĩ mà không kém phần hài hòa của núi non, sông nước, cây cỏ, gợi nên không gian uy nghĩ và tĩnh mịch đến kì lạ. Lăng có chu vi hơn 11.000m, trước mặt có núi Đại Thiên Thọ làm tiền án, hai bên tả hữu mỗi bên có 14 ngọn núi chầu vào thành thế “tả thanh long” và “hữu bạch hổ”. Trong khuôn viên, phía trước mặt lăng có hồ bán nguyệt, sau hồ là sân chầu, tiếp đến là sân tế được chia thành 6 bậc cao dần, cuối cùng là Bửu Thành – nơi đặt mộ phần của Vua cùng Hoàng hậu.
     
    Lăng Gia Long
    Hài hòa với núi non sông nước
     
    Thời khắc tham quan lăng đẹp nhất là vào chiều tà, khi hoàng hôn lấp lánh trên những hồ nước, những tán lá thông đang khẽ đưa theo gió soi bóng xuống mặt hồ. Vẻ đẹp u tịch của thiên nhiên hòa cùng với nét uy nghi của núi đồi, kiến trúc trong lăng khiến cho con người như cảm thấy nhỏ bé và chơi vơi hơn.
     
    Lăng Gia Long
    Một chiều hoàng hôn bên lăng
     

    5. Lăng Dục Đức đơn giản

     
    Lăng Dục Đức tọa lạc tại phường An Cực là là nơi an táng của 3 vị vua: Dục Đức (cha), Thành Thái (con), Duy Tân (cháu). Vua Dục Đức sau khi lên ngôi được 3 ngày thì bị phế truất và chết đói trong ngục. Vài năm sau, khi con trai Dục Đức là vua Thành Thái lên ngôi thì mới bắt đầu cho xây dựng lăng cho cha. Trong thời kì chống Pháp, vua Duy Tân và vua Thành Thái đã đổi ngai vàng để chiến đấu giành lại chủ quyền cho dân tộc và bị lưu đày biệt xứ, về sau được đem chôn ở lăng Dục Đức. Như tấm lòng yêu nước của hai ông, sẵn sàng đánh đổi quyền lực nên lăng Dục Đức cũng vì thế mà có kiến trúc vô cùng đơn sơ, khiêm tốn, giản dị.
     
    Lăng Dục Đức
    Lăng Dục Đức khá đơn giản
     
    Lăng rộng khoảng 1ha, gồm khu lăng mộ và khu tẩm thờ đặt song song với nhau. Lăng quay mặt về hướng Tây Bắc, lấy đồi Phước Quả làm tiền án, núi Tam Thai sau lưng làm hậu chẩm và dòng khe chảy vòng qua trước mặt làm minh đường tụ thủy. Bên trong lăng không có Bi Đình hay tượng đá như những lăng tẩm khác, mà thay vào đó là kiểu nhà Huynh Ốc. Đáng chú ý hơn là tấm bình phong trước mộ vua có chữ “song hỷ” có nghĩa là “vui” được đăó bằng sành sứ gây nhiều tò mò và thắc mắc cho những nhà sử học cũng như du khách.
     
    Lăng Dục Đức
    Một số phần bị đổ vỡ không còn nguyên vẹn
     
    Ngoài là nơi an nghỉ của 3 vị vua thì lăng Dục Đức còn có hơn 39 tẩm mộ ông hoàng bà chúa cùng với 121 ngôi mộ đất của những người thuộc Đệ Tứ Chánh phái Nguyễn Phước tộc.
     
    Lăng Dục Đức
    Lăng là nơi an nghỉ của đến 3 vị vua triều Nguyễn
     

    6. Lăng Thiệu Trị thanh bình

     
    Lăng Thiệu Trị còn có tên gọi khác là Xương lăng, nằm trên lưng núi Thuận Đại, là nơi yên nghỉ của vua Thiệu Trị. Trong số 7 lăng tẩm ở Huế thì đây là lăng được xây dựng trong thời gian ngắn nhất (10 tháng), cũng là lăng duy nhất quay mặt về hướng Tây Bắc.
     
    Lăng Thiệu Trị
    Lăng Thiệu Trị còn có tên gọi khác là Xương Lăng
     
    Lăng Thiệu Trị
    Vẻ thanh bình vốn có của lăng
     
    Lăng Thiệu Trị mang những nét kiến trúc được đúc kết và chọn lọc từ kiến trúc của lăng Gia Long và Minh Mạng. Lăng có những vườn cây trái xanh mát làm hàng rào bao bọc thay cho những La thành bảo vệ xung quanh. Trong không gian đồng quê thanh bình của cánh đồng lúa mênh mông cùng những vườn cây ăn trái xanh mát bao phủ, lăng Thiệu Trị tạo nên cảm giác thân thuộc, gần gũi mà vô cùng yên bình cho những người đến tham quan.
     
    Lăng Thiệu Trị
    Hồ sen thơ mộng bên lăng
     

    7. Lăng Đồng Khánh hài hòa

     
    Lăng Đồng Khánh tọa lạc ở thông Thượng Hai, xã Thủy Xuân, Huế và được xây dựng trong suốt 35 năm trong 4 đời vua liên tiếp (1888 – 1923). Lăng được xây dựng trong buổi giao thời của lịch sử Việt Nam nên sở hữu lối kiến trúc phong kiến dân gian cổ điển đan xen với sự ảnh hưởng của kiến trúc Tây Âu mới du nhập. Sự thử nghiệm kiến trúc mới, hài hòa giữa kiến trúc và cảnh quan thiên nhiên dân dã trong vùng đã mang lại nét kiến trúc độc đáo cho lăng Đồng Khánh.
     
    Lăng Đồng Khánh
    Lăng được xây dựng trong 4 đời vua liên tiếp
     
    Sự phân tầng này được thể hiện rõ nhất ở khu tẩm điện với lối kiến trúc “trùng thiềm điệp ốc” (nghĩa là: nhà có nhiều bộ mái nối tiếp nhau). Chính điện và các nhà cửa phụ vẫn còn những hàng cột sơn son thếp vàng lộng lẫy với trang trí tứ linh. Song trong điện Ngưng Hy xuất hiện thêm hệ thống cửa kính với nhiều màu phù điêu bằng đất nung cùng với các trang trí rất dân dã như “ngư ông đắc lợi”, “gà chọi”…
     
     
    Các bài viết liên quan:
     
    Phương Trần / Cattour.vn - Ảnh: Internet

    Xem thêm: lăng Minh Mạng lăng tẩm ở Huế lăng Tự Đức lăng Khải Định lăng Dục Đức lăng Gia Long lăng Thiệu Trị lăng Đồng Khánh

    Quay về trang trước Lên đầu trang

    Bài liên quan

    Hệ thống lăng tẩm ở Huế: Nét uy nghiêm kì bí của vương triều nhà Nguyễn

    Hệ thống lăng tẩm ở Huế: Nét uy nghiêm kì bí của vương triều nhà Nguyễn

    25/10/2019

    Ngoài “núi Ngự, sông Hương”, Huế còn thu hút được du khách với những công trình kiến trúc lăng tẩm vừa trang nghiêm lại vừa hùng vĩ, với vẻ đẹp “chẳng nơi nào có được”. Hãy cùng với Cattour khám phá xem hệ thống lăng tẩm ở Huế có điều gì đặc sắc nhé.

    Lăng Minh Mạng: điểm dừng chân mang đậm bản sắc Nho Giáo

    Lăng Minh Mạng: điểm dừng chân mang đậm bản sắc Nho Giáo

    30/09/2019

    Đến với xứ Huế mộng mơ, dạo quanh một vòng các lăng tẩm nơi đây bạn sẽ phát hiện ra mỗi lăng lại mng một màu sắc, một phong cách kiến trúc rất riêng. Trong đó có lăng Minh Mạng vẫn còn giữ được nguyên vẹn cho mình nét đẹp rất truyền thống, cổ xưa và đậm đà màu sắc của Nho giáo.

    Tìm bài viết

    ĐIỂM TUYẾN

    BẠN QUAN TÂM CHỦ ĐỀ GÌ?

    Quy Nhơn 02-Thg9 Phú Quốc Khu du lịch Cát Bà Campuchia Thái Lan Đài Loan Ngoại tệ du lịch Hàn Quốc mua gì quà lưu niệm địa điểm du lịch biển Trà Cổ - Móng Cái đẹp sống ảo điểm du lịch Ăn kinh nghiệm khách sạn lịch trình ngân hàng danh sách địa chỉ 4 ngày 3 đêm trong nước nước ngoài tháng 10 tháng 11 tháng 12 du lịch ở đâu chanh xả mùa thu trải nghiệm mùa nào đẹp nhất Quan Lạn 3 ngày 3 ngày 2 đêm Hải Hòa Quảng Bình 4 ngày Bangkok Bí quyết Hải Tiến Ninh Bình Nhật Bản du lịch sầm sơn cần chuẩn bị gì bãi tắm sấm sơn đặc sản sầm sơn đặc sản du lịch sầm sơn tour du lịch 3 ngày 2 đêm hải sản Đảo Lan Châu Cẩm nang du lịch Của Lò chợ Cửa Lò tour du lịch Cửa Lò địa điểm du lịch Cửa Lò Cửa Lò ở đâu Hạ Long Đảo Hòn Ngư Đảo Song Ngư ATM mới nhất cẩm nang du lịch sầm sơn ô tô phượt 99k buffet lẩu Tuyển dụng Nhân viên Visa Cát Bà. Cô Tô miền Bắc miền Trung miền Nam đền độc cước chi phí giá chợ mùa đông món ngon quà vặt Chơi gì câu mực đêm Dù bay Lặn biển Vinpearl Cửa Hội Water Fun Công viên nước Nhà phao Quê Bác tour Cửa Lò 2 ngày 1 đêm Tuần Châu Tàu Hỏa Du lịch Cửa Lò 2 ngày 1 đêm chùa Hương hoa anh đào Tết Nguyên Đán Sài Gòn Tết dương Mộc Châu Sapa Yên Tử Tam Chúc chùa Tam Chúc Chrismas Bái Đính Sa Pa 30Thg4 1Thg5 Châu Âu Tây Nguyên Nha Trang Hong Kong Hồng Kông Mai Châu biểu tượng may mắn con vật may mắn shibuya osaka du lịch Nhật Bản 7 ngày khách sạn con nhộng fukuoka Lào Fukushima bar Nhật Bản nhà hàng ở Nhật Bản mông cổ mông cổ giá rể mông cổ có gì visa mông cổ bali indonesia ubud Phan Thiết Vũng Tàu Maldives Man-đi-vơ LaGi

    Zalo