I. Đèo Mã Pì Lèng – Hà Giang
Đèo Mã Pì Lèng là một con đèo thuộc địa bàn tỉnh Hà Giang, đây được coi là con đèo hiểm trở bậc nhất Hà Giang nói riêng và Việt Nam nói chung. Đèo Mã Pì Lèng có độ cao lên đến 2000m so với mực nước biển, trên đỉnh đèo ta có thể nhìn thấy dòng sông Nho Quế - biên giới tự nhiên giữa Việt Nam và Trung Quốc.
Trên đỉnh đèo Mã Pì Lèng
Chinh phục đèo Mã Pì Lèng các bạn phải trải qua con đường dài khoảng 20km, suốt con đường 20km các bạn sẽ trải qua một quãng đường nối trời, mây, đất và sông nước. Bên trên là trời mây, bên dưới là dòng sông Nho Quế như xẻ đôi những ngọn núi đá khổng lồ, một cảnh tượng mà có lẽ rất hiếm khi trong đời các bạn được chứng kiến.
Bên dưới là sông Nho Quế hùng vĩ
Trên đỉnh đèo Mã Pì Lèng có một điểm dừng chân, mọi đoàn khách du lịch hay mọi nhóm phượt qua đây đều phải dừng lại, ngắm nhìn khung cảnh hùng vĩ, chiêm ngưỡng dòng sông Nho Quế đang chảy xuống phia Nam. Có người từng nói “Đi Hà Giang mà chưa qua Mã Pì Lèng thì chưa gọi là đến Hà Giang”.
Cô gái nước ngoài cùng nón lá tại đèo Mã Pì Lèng
Mã Pì Lèng trong tiếng dân tốc miền núi có nghĩa Đèo Mũi Ngựa. Tương truyền, con đèo này treo leo đến mức ngựa đi qua rất mệt và hoảng sợ, phải thở mạnh và dốc bằng mũi nên người ta gọi là Đèo Mũi Ngựa hay Mã Pì Lèng.
Mã Pì Lèng là thử thách thật sự với các phượt thủ
Đèo Mã Pì Lèng còn gắn liền với một sự tích xúc động của những thanh niên dân tộc thiểu số Hà Giang đã tình nguyện treo leo trên những vách đá và mở ra con đèo này, mở ra con đường thông thương huyết mạch giữa những tình miền núi của Hà Giang với những nơi khác, làm thay đổi cuộc sống của người dân nơi đây. Do đó con đường này được đặt tên là “Con đường hạnh phúc”.
Năm 2009 Đèo Mã Pì Lèng được công nhận là di tích danh lam thắng cảnh quốc gia.
II. Đèo Ô Quy Hồ - Lào Cai
Nằm ngay cạnh Sapa – Thị trấn mù sương, đèo Ô Quy Hồ là con đèo cao nhất Lào Cai, có độ cao lên đến 1900m so với mực nước biển. Đèo Ô Quy Hồ là ranh giới tự nhiên giữa 2 tỉnh Lai Châu và Lào Cai nên đây là một địa điểm rất được yêu thích của những đoàn phượt hay những tour du lịch Lai Châu – Lào Cai, đèo Ô Quy Hồ chính là điểm được dừng lại nhiều nhất mỗi khi du lịch Lai Châu – Lào Cai.
Đèo Ô Quy Hồ là con đèo cao nhất trong “Tứ đại đỉnh đèo” với tổng chiều dài lên đến 50km, tuy nhiên đèo Ô Quy Hồ cũng là con đèo có chất lượng đường cao nhất, xe cộ chạy qua tuyến đường này vô cùng đông đúc và tấp nập, điều đó vô tình tạo nên sự lôi cuốn hơn, thu hút du khách hơn khi đén với Sapa.
Toàn cảnh đèo Ô Quy Hồ
Cái tên Ô Quy Hồ được gắn liền với sự tích một loài chim của người dân tộc vùng cao, cũng là một câu chuyện xúc động về tình yêu của đôi trai gái yêu nhau nhưng không thể đến được với nhau. Ngoài ra nơi đây cũng có một sự tích về những con hổ thần chuyên rình bắt người qua lại, sau này khi không còn ai tin vào những câu chuyện truyền thuyết, người ta mới ngỡ ra rằng họ sợ sự treo leo và chênh vênh của con đèo này đến mức nào.
Cổng trời tại đèo Ô Quy Hồ
Tại đèo Ô Quy Hồ có một địa điểm rất thu hút du khách đó chính là cổng trời đèo Ô Quy Hồ. Đây là một cao điểm trên đèo Ô Quy Hồ, tương tự như điểm nghỉ chân đèonMã Pì Lèng, tuy nhiên người ta đã rất khéo trang trí nơi đây với những thanh gỗ buộc đơn giản vào nhau tạo thành một chiếc “lan can” bằng gỗ thô sơ, rất thích hợp để tạo dáng chụp ảnh. Hình ảnh này tạo cho người xem cảm giác treo leo, trập trùng đúng như cái tên “cổng trời”,. Ngày nay Cổng trời đèo Ô Quy Hồ đã được sửa sang to đẹp và tích hợp nhiều dịch vụ hơn, nó phần nào mất đi những hình ảnh xưa cũ nhưng sự hùng vĩ, cảm giác chạm tới mây xanh thì vẫn còn nguyên.
Cổng trười cũ, rất nổi tiếng
Từ đèo Ô Quy Hồ ta có thể quan sát đỉnh Phan Xi Păng – nóc nhà của Đông Dương. Tuy vậy người ta vẫn thường ví con đèo này như là cổng trời của người dân nơi đây. Một điểm đặc biệt của đèo Ô Quy Hồ nữa đó chính là vào thời điểm cực đỉnh của mùa lạnh, đỉnh đèo Ô Quy Hồ. Do đó ngoại trừ cảnh vật hùng vĩ, đường tuy treo leo nhưng dễ đi thì đèo Ô Quy Hồ còn có một điều lôi cuốn du khách đó chính là địa điểm săn tuyết lý tưởng của các du khách.
III. Đèo Pha Đin – Điện Biên
Nhắc đến cái tên Pha Đin, chắc chắn các bạn sẽ nghĩ ngay đến chiến thắng Điện Biên Phủ lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu. Đèo Pha Đin nằm ở tỉnh Điện Biên nơi mà hơn một nửa thế kỉ trước là môt chiến trường ác liệt. Tuy nhiên con đèo này dài đến 32km, do đó một phần của đèo Pha Đin nằm tại tỉnh Sơn La, đây chính là ranh giới tự nhiên của 2 tỉnh.
Pha Đin cũng là di tích lịch sử nổi tiếng
Đèo Pha Đin nổi tiếng với những khúc cua rất gấp, với một bên là vực thẳm, do đó đây là cung đường khá hiểm trở, tuy nhiên nó lại là thử thách cho mọi con tim dũng cảm và ưa thích khám phá. Đèo Pha Đin tuy không có độ cao (chỉ khoảng 1000m so với mặt nước biển) nhưng lại có tầm nhìn cực kì thuận lợi, người ta vẫn nói đèo Pha Đin là con đèo thích hợp nhất để ngắm nhìn Tây Bắc, ở đây ta có thể thưởng thức được tất cả vẻ đẹp của Tây Bắc.
Pha Đin là con đèo đẹp nhất để chiêm ngưỡng Tây Bắc
Trong tiếng dân tộc Mường, Pha Đin nghĩa là “trời” và “đất”. Và đúng như tên gọi của mình đèo Pha Đin là một nơi xứng đáng là giơi giao thoa giữa trời và đất. Vì nằm ở cực Tây của Việt Nam, Đèo Pha Đin có rất nhiều nắng vàng óng, sự kết hợp giữa nắng vàng, mây trắng và trời đất thật không thể tin được cách đây 65 năm nơi đây lại là một trong những chiến trường khói lửa.
Pha Đin cũng có rất nhiều đoạn nguy hiểm
Đèo Pha Đin không chỉ mang trong mình vẻ đẹp mê hoặc lòng người mà còn mang giá trị lịch sử thiêng liêng.
IV. Đèo Khau Phạ
“Muốn hút cùng em điếu thuốc, cho khói mù cả Căng Chải” câu hát đó của rapper Đen Vâu, cũng là một cách chơi chữ khi nhắc đến huyện Mù Căng Chải của tỉnh Yên Bái. Mù Căng Chải thì quá nổi tiếng rồi nhưng đèo Khau Phạ thì có lẽ nhiều bạn sẽ không biết.
Khau Phạ là con đèo được nhiều phượt thủ yêu thích
Đèo Khau Phạ chính là cổng nổi thế giới với một trong những huyện nghèo nhất cả nước – Mù Căng Chải, có độ cao 1500, so với mực nước biển và chiều dài hơn 30km, có lẽ đèo Khau Phạ là con đèo thử thách nhất trong số 4 con đèo này. Lý do nói như vậy là tại con đèo này có những đoan khúc khuỷu và đường rất xấu.
Mù Căng Chải là huyện nghèo nhất nước
Tên Khau Phạ nghĩa là “Sừng trời” và đúng như cái tên đó, đèo Khau Phạ như một chiếc sừng sừng sững giữa trời đâtrs, giữa thiên nhiên và giữa những mây mù trắng xóa. Nếu như với người Lao Cai, đèo
Ô Quy Hồ là cổng trời thì với người dân Yên Bái thì cổng trời nằm ở Khau Phạ, khoan nhắc đến đâu mới là cổng trời thật, nhưng chỉ điều đó thôi cũng cho ta thấy sự treo leo.\
Người dân Mù Căng Chải tuy còn nhiều khó khăn nhưng rất yêu đời
Đó là tổng quan về “Tứ đại đỉnh đèo” hùng vĩ bậc nhất miền núi rừng phía Bắc, không phải tự nhiên mà người ta gán cho những con đèo này cái tên như vậy, các bạn đang định ghé thăm đèo nào? Đã đến đèo nào, hãy cho Cattour biết bằng cách comment phía dưới nhé.
Các thông tin hữu ích về du lịch Hà Giang có thể bạn chưa biết:
Huy Thông/Cattour.vn - Ảnh: Internet