Hội An một đô thị cổ nằm ở hạ lưu sông Thu Bồn, nơi nổi tiếng với khu phố cổ nhuộm màu thời gian mang đậm dấu ấn của những người Nhật Bản và Trung Hoa. Bên cạnh đó Hội An cũng là vùng đất với nhiều làng nghề thủ công truyền thống. Một trong những làng nghề ấy là nghề làm đèn lồng thủ công được có từ hàng trăm năm nay.
Hãy cùng Cattour.vn khám phá điều đặc biệt của đèn lồng và nghề làm đèn lồng Hội An trong bài viết này nhé!
Trong mối quan hệ giao thương với Việt Nam khoảng thế kỉ 16, 17 nhiều thương gia từ Trung Quốc, Nhật Bản, Hà Lan, Ấn Độ... đã góp phần tạo nên văn hóa đặc sắc của thương cảng Hội An. Trải qua nhiều thăng trầm của lịch sử, quần thể di tích phố cổ Hội An hôm hay như một thực thể sống với những giá trị văn hóa đang được bảo tồn hầu như toàn diện bặc nhất. Một trong những nét văn hóa độc đáo làm nên nét duyên thầm cho phố Hội là những chiếc đèn lồng xinh xắn.
Chiếc lồng đèn xuất hiện ở Hội An vào khoảng cuối thế kỉ thứ 16 khi những người Trung Hoa và Nhật Bản đầu tiên đến đây buôn bán, định cư. Hàng trăm năm qua chiếc lồng đèn đã được sử dụng phổ biến ở khắp các ngôi nhà, cửa tiện và hội quán của cả người Hoa, người Nhật và người Việt. Ngày nay, chiếc lồng đèn trở thành một hình ảnh biểu tượng khó quên của khu đô thị đa sắc màu văn hóa này.
Tuy nhiên ít ai biết rằng đã từng có một thời kì nghề làm đèn lồng ở Hội An đã bị mai một. Chỉ đến khi, nghệ nhân Huỳnh Văn Ba phục chế được lồng đèn Hội An (lúc này đèn vẫn được dán bằng giấy gió) cho đến năm 1990, ông lại tạo ra được chiếc đèn lồng làm trong khung tre bọc vải và có thể xếp gọn được thì nghề đèn lồng ở Hội An mới bắt đầu phát triển trở lại.
Ông không giữ nghề cho riêng mình mà đã mở nhiều lớp dạy làm lồng đèn cho người dân Hội An như một cách truyền nghề, phát triển nghề lồng đèn hiệu quả nhất. Ông đã trao truyền được tình yêu với nghề đèn lồng cho lớp trẻ để họ có thể thay ông lưu giữ được một nghề thủ công truyền thống.
Không phụ sự kỳ vọng của người nghệ nhân ưu tú, hiện nay, nghề làm lồng đèn ở Hội An hiện đang có khoảng 32 hộ gia đình nơi đây đang trực tiếp sản xuất và kinh doanh đèn lồng. Đây là một trong những mặt hàng lưu niệm níu chân du khách, giúp quảng bá hình ảnh Hội An theo chân du khách đi nhiều nước.
Tham khảo thêm về các làng nghề thủ công khác ở Hội An:
Tre làm đèn lồng phải là loại tre già còn tươi để đảm bảo độ bền và tránh mối, mọt, người thợ phải nấu tre và ngâm 10 ngày trong nước muối. Tiếp đến phơi khô, vót thành từng nan mỏng tùy theo mỗi loại đèn. Nan tre sau quá trình xử lý kĩ càng sẽ được gắn vào hai vòng gỗ hoặc sắt để định hình khung tùy theo hình dáng chiếc đèn lồng mà người thợ muốn làm. Cuối cùng những chiếc nan tre sẽ được đôi bàn tay khéo léo của người thợ kết nối với nhau bằng những sợi dây dù.
Những mảnh vải được cắt thành nhiều mảnh nhỏ theo kích thước của chiếc đèn lồng, sau đó người thợ dán từng mảnh nhỏ lên khung nan tre đã được bôi keo và cắt tỉa những phần dư thừa. Vải được chọn làm đèn lồng thường là vải xoa hoặc lụa tơ tằm, tùy theo màu sắc của vải mà đèn lồng sẽ có những sắc độ ánh sáng khác nhau.
Người Hội An thích dùng vải lụa tơ tằm để bọc đèn nhờ sự dẻo dai của vải, khi căng lên trên khung đèn sẽ không bị rách. Hơn thế nữa thứ lụa này cũng làm cho ánh sáng của đèn lồng thêm huyền ảo, sống động.
Mặc dù được du nhập vào Hội An thế nhưng đèn lồng trải qua nhiều thăng trầm của lịch sử lại mang những giá trị, tạo hình, thẩm mỹ và văn hóa thuần Việt. Và chính những ngườ thợ thủ công ở vùng đất này đã tạo nên những chiếc lồng đèn hình tròn, bát giác, trái bí, củ tỏi, hình bánh ú hay hoa se... mang đậm chất phong thái và tín ngưỡng dân tộc Việt.
Chiếc đèn lồng Hội An theo lối cổ truyền thống có kiểu dáng đơn giản, bọc vải lụa trên tre, cùng với những thiết kế mẫu mã đơn giản. Thời gian trôi qua như cầu sử dụng đèn lồng ngày càng mở rộng đòi hỏi đèn lồng phải phát triển đa dạng hơn. Những người tha thiết gắn bó với đèn lồng lại có cơ hội thoải mái, phát huy sự khéo léo và sáng tạo của mình. Những chiếc đèn lồng ngày nay được tạo ra từ những vật liệu không thể ngờ tới với những chi tiết tinh xảo, bắt mắt.
Đèn lồng Hội An không chỉ làm đẹp thêm giá trị những ngôi nhà cổ hàng trăm năm tuổi, mà còn là sự chắt chiu từng giọt mồ hôi, sức sáng tạo vượt thời gian của những người nghệ nhân làng đèn lồng.
Đêm xuống, phố Hội trở nên trầm mặc và cổ kính hơn khi được tô điểm với những chiếc đèn lồng đầy màu sắc, con phố nào ở Hội An cũng dịu dàng và quyến rũ đến lạ kỳ. Sắc màu huyền bí của những chiếc đèn lồng giăng kín các ngả đường phố cổ. Ánh sáng từ những chiếc đèn lồng mờ ảo càng làm cho đường nét kiến trúc cổ của Hội An hiện ra vẻ đẹp huyền bí. Trong sự tĩnh lặng dường như chúng không còn là vật trang trí mà trở thành một phần không thể thiếu của linh hồn phố cổ Hội An.
Mỗi chiếc đèn lồng đều mang một vẻ đẹp mang một vẻ đẹp huyền ảo, nhẹ nhàng và sâu lắng, được treo lơ lửng dưới mái hiên tỏa ánh sáng ấm áp, thắp lên những nụ cười của người dân phố Hội. Hầu như nhà nào ở khu phố cổ cũng treo đèn lồng để thắp sáng và trang trí.
Giữa những nét văn hóa đa sắc màu được hiển hiện trên phố cổ hàng trăm năm nay, những chiếc đèn lồng làm lên từ cây tre cây mây như một nét văn hóa truyền thống nhất định phải có ở Hội An. Nếu cũng bị mê mẩn bởi những lồng đèn xinh đẹp này thì bạn hãy đến Hội An ngay và luôn để đắm chìm trong không gian lung linh ánh sáng mờ ảo của đèn lồng này nhé.
Đặt ngay tour du lịch Hội An trọn gói hoặc combo Free&Easy Hội An (bao gồm vé máy bay, phòng khách sạn) của Cattour.vn đến Hội An cảm nhận vẻ đẹp lung linh, huyền ảo của đèn lồng phố cổ.
Đoàn Thư / Cattour.vn - Ảnh: Internet
Xem thêm: Hội An
Để các bạn có một chuyến du xuân đầu năm thật thuận lợi, Cattour xin được chia sẻ với các bạn một số điều cần lưu ý khi đi du lịch Đà Nẵng dịp Tết Nguyên Đán nhé!
Lên lịch trình cho một chuyến du lịch luôn là một trong công việc cần thiết khi đi du lịch, nhất là du lịch tự túc. Nếu bạn đang có dự định đi du lịch Hội An 3 ngày 2 đêm nhưng chưa biết nên đi những điểm nào, lịch trình ra sao. Vậy thì hãy tham khảo ngay bài viết này nhé!
Hội An – điểm đến khiến bao du khách “thầm thương trộm nhớ” với vẻ đẹp cổ kính và bình yên. Nếu bạn chưa có cơ hội ghé thăm Hội An mà cũng đã lỡ “trót thương” mảnh đất đất này, vậy thì hãy đọc ngay bài viết này của Cattour để biết được các kinh nghiệm du lịch Hội An và lên kế hoạch đến địa điểm xinh đẹp này ngay thôi nào!
Du lịch Huế - Đà Nẵng – Hội An là 3 điểm đến tiêu biểu của dải đất miền Trung nắng gió. Và nếu như bạn cũng đang có ý định đi du lịch 3 điểm này mà chưa biết nên đi đâu, đi như thế nào, làm gì, ăn gì… thì hãy tham khảo ngay kinh nghiệm du lịch Huế - Đà Nẵng – Hội An ngay dưới đây nhé!
Hội An và Đà Nẵng là hai địa điểm du lịch vô cùng nổi tiếng ở miền Trung nước ta. Vậy bạn đã biết “Đà Nẵng và Hội An có gì đẹp”, “các điểm ăn chơi ở hai khu du lịch này là ở đâu” chưa??? Nếu chưa, thì còn chần chừ gì nữa mà không cùng Cattour khám phá ngay trong bài viết này!
Ngay phía nam Đà Nẵng là thành phố nhỏ màu vàng đặc biệt của Việt Nam – Hội An. Đó là một thành phố ven biển nằm trên cửa sông Thu Bồn thuộc địa phận tỉnh Quảng Nam. Mặc dù có những bãi biển đẹp nhưng khu phố cổ kính màu vàng mới là điều khiến du khách phải lòng Hội An.