Nhắc đến Quảng Nam, người ta sẽ nghĩ ngay đến Hội An – một thành phố nhỏ xinh, cổ kính bên dòng sông Hoài thơ mộng với những làng nghề truyền thống độc đáo. Trong bài viết hôm nay, Cattour.vn sẽ giới thiệu với các bạn về làng lụa Hội An – nơi lưu giữ nghề dệt truyền thống của Việt Nam.
Hãy cùng Cattour.vn khám phá và tìm hiểu về ngôi làng thú vị này ở Hội An nhé!
Cách trung tâm phố cổ Hội An chừng 1 km trên đường Nguyễn Tất Thành có một ngôi làng lưu giữ cách làm nên những tấm vải lụa truyền thống của người Champa và người Đại Việt xưa, đó chính là làng lụa Hội An.
Làng lụa Hội An không chỉ là nơi cung cấp các sản phẩm tơ lụa từ những phương thức dệt truyền thống hơn 300 năm mà còn là nơi lưu giữ, phát huy những giá trị tinh hoa của làng nghề truyền thống ở phố Hội.
Làng lụa Hội An biểu trưng cho thời kỳ cực thịnh của tơ lụa xứ đằng trong. Vào thế kỷ thứ 17, tàu thuyền của Nhật Bản, Bồ Đào Nha, Hà Lan... đã đến đây để mua tơ sống và các loại lụa, qua đó, tơ lụa xứ đằng trong đã theo con đường tơ lụa nổi tiếng thời bấy giờ đi khắp thế giới.
Ngôi làng thật yên bình và nên thơ với những ngôi nhà gỗ với phong cách kiến trúc độc đáo, hoài cổ và mang đậm nét chiết lý phương Đông. Nơi đây còn có một miếu thờ của bà tổ làng nghề dệt Quảng Nam - bà Chúa Tằm Tang - người có đóng góp rất lớn cho nghề nuôi tằm dệt lụa ở mảnh đất miền trung xinh đẹp này, cùng với 1 câu chuyện hết sức hữu tình cô gái hái dâu đã trở thành hoàng hậu.
Truyền thuyết dân gian xứ Quảng cũng đã kể lại rằng: “Chúa Nguyễn Phúc Nguyên đang cùng hoàng tử Nguyễn Phúc Lan dạo thuyền trên sông Thu Bồn. Khi thuyền rồng ngược dòng sông thì nghe một dọng hát trong ngần và quyến rũ của một thôn nữ từ một nương dâu bên bờ sông vọng tới theo làn gió mát, chàng hoàng tử đem lòng say đắm người thục nữ kiều diễm vừa độ trăng tròn. Chúa Nguyễn Phúc Nguyên cho phép hoàng tử kết duyên cùng người con gái hái dâu Đoàn Thị Ngọc. Khi chúa thượng Nguyễn Phúc Lan lên ngôi bà được phong là Đoàn quý phi sau là Hiếu Chiêu hoàng hậu”.
Tham khảo thêm: Hội An có gì – những điều không thể thiếu khi nhắc đến Hội An
Hiện nay, làng lụa Hội An là một điểm du lịch vô cùng nổi tiếng mà những ai đã yêu mến lụa truyền thống Việt, khi đến với phố cổ Hội An nhất định không thể bỏ qua. Đến với làng dệt lụa truyền thống ở Hội An, bạn như được bước vào thế giới của lụa là gấm vóc, được chứng kiến toàn bộ quy trình làm ra nhưng tấm vải lụa chất lượng, vang danh khắp chốn của mảnh đất Quảng yên bình.
Không gian của làng lụa Hội An vô cùng hài hòa, tươi mát, một khoảng không gian rộng lớn được thiết kế sắp xếp mang dáng dấp của làng nghề cổ như nhà rường miền Trung, vườn dâu tằm xanh ngắt với hơn 40 cây dâu cổ thụ được đem về từ dọc sông Thu Bồn. Trong không gian của làng nghề còn có hồ sen, súng rộng rãi với các cây cổ thụ rợp bóng mát rất thích hợp để du khách dạo mát, vãn cảnh và tận hưởng không khí trong lành, tĩnh lặng.
Từ công đoạn trồng dâu, nuôi tằm đến dệt vải đều được làng lụa Hội An lưu giữ nguyên bản, đậm đà bản sắc truyền thống. Đến với làng lụa bạn sẽ được khám phá quy trình ươm tơ, dệt lụa và tận mắt chứng kiến những nghệ nhân thực hiện các bước như tuốt tơ, quay tơ, dệt vải vô cùng tinh tế và độc đáo.
Để làm ra một tấm lụa mịn màng như ý đòi hỏi sự tỉ mẩn và kiên trì rất lớn của người thợ. Công đoạn đầu tiên là nuôi tằm, tằm được nuôi và chăm sóc cẩn thận từ khi còn rất nhỏ cho tới khi trưởng thành. Thức ăn của tằm là lá dâu, tùy vào độ tuổi của tằm mà phải lựa từng loại lá dâu phù hợp.
Khi đã chín tằm lên ổ làm kén và sau đó người thợ sẽ đem chúng bỏ vào những khung đan sẵn để chúng nhả tơ và kéo kén. Khi tằm đã nhả hết tơ tạo thành những con kén vàng óng, người ta sẽ phân loại kén để chuẩn bị cho việc kéo sợi.
Kén được nấu trong nước sôi, người thợ sẽ lấy vài sợi tơ chập lại với nhau, kéo chúng ra và cho đi qua buồng se tơ để tạo thành sợi, đây là công đoạn quay tơ. Công đoạn này phải được thực hiện một cách thật kéo léo để sợi tơ không bị đứt đoạn. Sau khi quay tơ xong, tờ sẽ được hong khô xong lại mang đi nấu 1 lần nữa để sợi tơ mền ra rồi mới dệt thành vải được.
Công đoạn cuối cùng là dệt. Ở làng lụa Hội An, vài được dệt theo cách truyền thống bằng những khung cửi truyền thống. Công đoạn dệt vải đòi hỏi người thợ dệt phải hết sức kiên nhẫn và tỉ mỉ khi phải kéo từng sợi tơ một bằng tay. Để dệt ra được 1m vài, những người thợ lành nghề cũng phải mất đến 1 tiếng đồng hồ và để tạo ra được một tấm vải hoàn chỉnh sẽ phải mất đến 2 ngày.
Những tấm lụa mới dệt xong gọi là lụa mộc vẫn còn khô cứng vì còn keo, qua công đoạn nhuộm màu lụa sẽ có thêm nhiều sắc màu độc đáo. Những tấm lụa Hội An mềm mịn, mỏng nhẹ lại vô cùng tươi sáng, bắt mắt đã làm ngẩn ngơ biết bao tâm hồn yêu cái đẹp.
Quá trình làm lụa cực kỳ công phu và phức tạp, vì thế dân gian mới có câu nói là: “làm ruộng 3 năm không bằng chăm tằm 1 lứa”.
Từ những chú sâu tằm bé nhỏ nhưng cần mẫn cho ra đời những sợi tơ mỏng manh, từng sợi tơ là sự nhọc nhằn, vất vả của những người thợ cần cù, là sợ dây kết nối từ quá khứ đến hiện tại đến cả tương lai của một ngành nghề truyền thống Việt Nam.
Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, làng lụa Hội An được xem là bảo tàng sống của làng nghề Quảng Nam. Và đặc biệt hơn nữa, ở nơi đây du khách sẽ tìm thấy nhiều giá trị văn hóa thấm đẫm tâm hồn đất Quảng. Việc được trực tiếp chứng kiến đầy đủ những công đoạn làm nên tấm vải lụa cho chúng ta những trải nghiệm rất thú vị và khác biệt ở làng lụa Hội An.
Nếu có cơ hội đến với mảnh đất xinh đẹp Hội An bạn đừng quên ghé thăm làng lụa Hội An – nơi lưu giữ hồn dệt Việt này nhé.
Đặt ngay một tour du lịch Hội An trọn gói hoặc combo Free&Easy Hội An (bao gồm vé máy bay và phòng khách sạn) của Cattour để đến Hội An tham quan làng lụa Hội An thôi nào.
Thông tin liên quan:
Đoàn Thư / Cattour.vn - Ảnh: Internet
Xem thêm: Hội An
Để các bạn có một chuyến du xuân đầu năm thật thuận lợi, Cattour xin được chia sẻ với các bạn một số điều cần lưu ý khi đi du lịch Đà Nẵng dịp Tết Nguyên Đán nhé!
Lên lịch trình cho một chuyến du lịch luôn là một trong công việc cần thiết khi đi du lịch, nhất là du lịch tự túc. Nếu bạn đang có dự định đi du lịch Hội An 3 ngày 2 đêm nhưng chưa biết nên đi những điểm nào, lịch trình ra sao. Vậy thì hãy tham khảo ngay bài viết này nhé!
Hội An – điểm đến khiến bao du khách “thầm thương trộm nhớ” với vẻ đẹp cổ kính và bình yên. Nếu bạn chưa có cơ hội ghé thăm Hội An mà cũng đã lỡ “trót thương” mảnh đất đất này, vậy thì hãy đọc ngay bài viết này của Cattour để biết được các kinh nghiệm du lịch Hội An và lên kế hoạch đến địa điểm xinh đẹp này ngay thôi nào!
Du lịch Huế - Đà Nẵng – Hội An là 3 điểm đến tiêu biểu của dải đất miền Trung nắng gió. Và nếu như bạn cũng đang có ý định đi du lịch 3 điểm này mà chưa biết nên đi đâu, đi như thế nào, làm gì, ăn gì… thì hãy tham khảo ngay kinh nghiệm du lịch Huế - Đà Nẵng – Hội An ngay dưới đây nhé!
Hội An và Đà Nẵng là hai địa điểm du lịch vô cùng nổi tiếng ở miền Trung nước ta. Vậy bạn đã biết “Đà Nẵng và Hội An có gì đẹp”, “các điểm ăn chơi ở hai khu du lịch này là ở đâu” chưa??? Nếu chưa, thì còn chần chừ gì nữa mà không cùng Cattour khám phá ngay trong bài viết này!
Ngay phía nam Đà Nẵng là thành phố nhỏ màu vàng đặc biệt của Việt Nam – Hội An. Đó là một thành phố ven biển nằm trên cửa sông Thu Bồn thuộc địa phận tỉnh Quảng Nam. Mặc dù có những bãi biển đẹp nhưng khu phố cổ kính màu vàng mới là điều khiến du khách phải lòng Hội An.