Một trong những nét vô cùng độc đáo và quyến rũ của phố cổ Hội An chính là những ngôi nhà đã có trên 300 năm tuổi. Với kiến trúc và họa tiết vô cùng tinh xảo do chính bàn tay tài hoa của những nghệ nhân làng mộc Kim Bồng đã xây dựng. Hãy cùng Cattour.vn tìm hiểu làng mộc hàng trăm năm tuổi trong bài viết này nhé.
Được xây dựng từ những năm cuối thế kỉ 15, làng mộc Kim Bồng thuộc xã đảo Cẩm Kim, thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam – nơi từng được xem là thương cảng sầm uất của đàng trong.
Nằm ở hữu ngạn sông Thu Bồn, chỉ cách phố cổ Hội An có mấy nhịp bơi chèo. Ngôi làng của những người thợ mộc chứ danh xưa vốn là một gò nổi trên sông, 500 năm trước những người dân đằng ngoài đã theo chân chúa Nguyễn vào Nam mở cõi đã chọn nơi này làm chốn ngụ cư.
Kim Bồng là tên những người thợ mộc tự đặt cho làng với ý nghĩa cái cù lao bồng bềnh mới nổi. Vốn nằm trên địa thế sông nước thuận lợi cho việc vận chuyển bè gỗ, đóng tàu hạ thủy, Kim Bồng đông đóng tàu thuyền, kim bồng Tây trạm khắc gỗ để cho ra những sản phẩm còn tồn tại qua nhiều thập kỉ.
Dưới thời nhà Nguyễn, nhiều thợ giỏi ở làng Kim Bồng tham gia xây dựng cung đính đã được vua ban tước phẩm. Và khu phố cổ Hội An là một trong những minh chứng của một thời kỳ hưng thịnh cũng như sự tài hoa tài tình của những người thợ làng mộc Kim Bồng.
Đình làng Kim Bồng chính là nơi thờ tổ nghề thợ mộc. Thuở xưa, cả làng có 4 dòng họ là Nguyễn, Huỳnh, Phan, Chương đều theo nghề thợ mộc. Ngày đó mộc Kim Bồng đã rất phát triển với nghề xây dựng nhà cửa, đình chùa, làm đồ mộc dân dụng và đóng thuyền. Các người thợ Kim Bồng đã để lại dấu ấn tài nghệ tuyệt với của mình trong những di tích kiến trúc Hội An và cung đình Huế.
Trong cuộc chiến tranh chống Pháp, chống Mỹ nghề mộc ở làng Kim Bồng dần bị mai một và sau khi chiến tranh kết thúc, nghề mộc Kim Bồng cũng có xu thế kết thúc theo, những người thợ Kim Bồng tản cư đi khắp nơi tìm đủ mọi nghề để kiếm sống. Trong họ, niềm say mê với gỗ, với búa, đục… vẫn còn nhưng nó không thể duy trì được cuộc sống của họ, nghề mộc dần đi vào lãng quên và chỉ còn trong ký ức. Mộc Kim Bồng một thời vang bóng đã lặng chìm vào giấc ngủ sâu.
Với lòng đam mê và sự nhiệt huyết với nghề mộc, không muốn nghề truyền thống của gia đình bị lãng quên, ông Huỳnh Ri là truyền nhân đời thứ 12 của nhà làm mộc họ Huỳnh trong làng Kim Bồng đã cố gắng lưu giữ lại vốn nghề truyền thống của làng sau khi chiến tranh kết thúc. Và không phụ lại sự nhiệt tình của người thợ mộc có tâm, ngày nay nghề mộc của làng nghề Kim Mộc đã và đang được khôi phục, gìn giữ và phát triển.
Với sự khôi phục của một làng nghề truyền thống, ngày nay làng mộc Kim Bồng đã trở thành một địa điểm du lịch thu hút rất nhiều du khách đếm tham quan và tìm hiểu. Làng mộc Kim Bồng không chỉ thu hút những người yêu thích nghệ thuật mà còn làm say mê những du khách có niềm yêu thích đặc biệt với những nét văn hóa đặc sắc của những làng nghề truyền thống của Hội An, Quảng Nam.
Đến Kim Bồng vào bất cứ giờ nào từ sáng đến chiều đều nghe đâu đó có tiếng búa, tiếng gỗ va vào nhau.
Bãi sông ven làng là nơi đóng thuyền của làng từ rất lâu đời. Ngày xưa, nghề đóng thuyền của làng mộc Kim Bồng cũng vô cùng nổi tiếng, sản phẩm tàu thuyền ngoài việc nổi tiếng về độ bền chắc đẹp thì còn rất được ưa chuộng bởi những người thợ Kim Bồng có bí quyết riêng trong kĩ thuật lắp máy làm cho con tàu vận hành nhanh, êm và an toàn.
Nghề đóng thuyền ở Kim Bồng ngày nay không còn phát triển như xưa nữa nhưng những người thợ đóng thuyền vẫn giữ nguyên các tục xưa, lệ cổ như tục vẽ mắt thuyền, tục cúng khi làm lễ phạt mộc, hạ thụy... Du khách đến Kim Bồng không chỉ hiểu về nghề đóng tàu mà còn hiểu thêm về văn hóa, tín ngưỡng của người dân xứ Quảng.
Vài năm nay làng Kim Bồng kết hợp việc sản xuất đồ gỗ mĩ nghệ với làm du lịch. Du khách đến Hội An rất thích thú với tour tham quan làng mộc khi được tận mắt chứng kiến công việc tạo ra những tác phẩm nghệ thuật từ gỗ. Bạn sẽ phải trầm trồ khi chứng kiến những nét đục điêu luyện của người thợ mộc, khi chiêm ngưỡng những món đồ gỗ tinh xảo.
Phong cách điêu khắc gỗ của làng Kim Bồng hiện nay thể hiện sự dung hòa giữa phong cách làm mộc của Nhật, Hoa, Việt và Pháp (sau này). Đồ mộc Kim Bồng đưa cành hoa, tre trúc, con trâu... lên các tác phẩm trang trí, đó là phong cách dân dã và có tính tín ngưỡng. Người thợ Kim Bồng ngày nay bên cạnh tài hoa thì còn phải thực tâm huyết với nghề, sự thay đổi của thị hiếu còn đòi hỏi họ phải luôn sáng tạo, nâng cao tay nghề và đặt toàn bộ tâm hồn, trí tuệ của mình vào trong từng sản phẩm.
Về Kim Bồng du khách không chỉ có dịp gặp gỡ những thợ mộc tài hoa của làng nghề mà còn có cơ hội tham quan một bảo tàng sống về kiến trúc nhà Rường, đó chính là ngôi nhà cổ của ông Huỳnh Ri do chính những người thợ của gia đình xây dựng cách đây hơn 200 năm. Vẻ đẹp độc đáo tinh tế hay những tiện ích đầy sáng tạo của ngôi nhà có thể làm du khách ngạc nhiên vô cùng. Thật thú vị khi được trải nghiệm cuộc sống trong một ngôi nhà cổ, những kiến trúc gỗ xa xưa đã làm nên vẻ đẹp cổ kính cho Hội An. Tất cả trở lên hài hào sinh động khi kết hợp với nghệ thuật trang trí và trạm khắc điêu luyện.
Với mong muốn nghề mộc Kim Bồng được duy trì và phát triển, nhà họ Huỳnh đã phá lệ dấu nghề của dòng họ, bỏ công đào tạo cho hàng trăm thanh niên trong làng thạo nghề điêu khắc gỗ để giữ lại truyền thống làng nghề. Có thể nói, thử thách để duy trì và phát triển mộc Kim Bồng không chỉ cần sự nỗ lực của một mà có khi là rất nhiều thế hệ.
Hiện nay sẽ có hai cách để đi đến làng mộc Kim Bồng, cách thứ nhất là đi thuyền đến xã đảo Cẩm Kim và cách thứ hai là đi đường bộ qua cầu Cẩm Kim rồi đến làng mộc Kim Bồng. Du khách có thể đến làng mộc bằng một trong 2 cách này, tuy nhiên, nếu muốn trải nghiệm cả 2 cách thì bạn có thể đi bằng đường thủy và về bằng đường bộ hoặc ngược lại.
Đến tham quan Hội An ngay và luôn với tour du lịch Hội An trọn gói hoặc combo Free&Easy Hội An (bao gồm vé máy bay, phòng khách sạn) của Cattour.vn để có có hội tham quan và tìm hiểu làng nghề truyền thống lâu đời – làng mộc Kim Bồng.
Thông tin hữu ích:
Đoàn Thư / Cattour.vn - Ảnh: Internet
Xem thêm: Hội An
Để các bạn có một chuyến du xuân đầu năm thật thuận lợi, Cattour xin được chia sẻ với các bạn một số điều cần lưu ý khi đi du lịch Đà Nẵng dịp Tết Nguyên Đán nhé!
Lên lịch trình cho một chuyến du lịch luôn là một trong công việc cần thiết khi đi du lịch, nhất là du lịch tự túc. Nếu bạn đang có dự định đi du lịch Hội An 3 ngày 2 đêm nhưng chưa biết nên đi những điểm nào, lịch trình ra sao. Vậy thì hãy tham khảo ngay bài viết này nhé!
Hội An – điểm đến khiến bao du khách “thầm thương trộm nhớ” với vẻ đẹp cổ kính và bình yên. Nếu bạn chưa có cơ hội ghé thăm Hội An mà cũng đã lỡ “trót thương” mảnh đất đất này, vậy thì hãy đọc ngay bài viết này của Cattour để biết được các kinh nghiệm du lịch Hội An và lên kế hoạch đến địa điểm xinh đẹp này ngay thôi nào!
Du lịch Huế - Đà Nẵng – Hội An là 3 điểm đến tiêu biểu của dải đất miền Trung nắng gió. Và nếu như bạn cũng đang có ý định đi du lịch 3 điểm này mà chưa biết nên đi đâu, đi như thế nào, làm gì, ăn gì… thì hãy tham khảo ngay kinh nghiệm du lịch Huế - Đà Nẵng – Hội An ngay dưới đây nhé!
Hội An và Đà Nẵng là hai địa điểm du lịch vô cùng nổi tiếng ở miền Trung nước ta. Vậy bạn đã biết “Đà Nẵng và Hội An có gì đẹp”, “các điểm ăn chơi ở hai khu du lịch này là ở đâu” chưa??? Nếu chưa, thì còn chần chừ gì nữa mà không cùng Cattour khám phá ngay trong bài viết này!
Ngay phía nam Đà Nẵng là thành phố nhỏ màu vàng đặc biệt của Việt Nam – Hội An. Đó là một thành phố ven biển nằm trên cửa sông Thu Bồn thuộc địa phận tỉnh Quảng Nam. Mặc dù có những bãi biển đẹp nhưng khu phố cổ kính màu vàng mới là điều khiến du khách phải lòng Hội An.