Ban đầu, tôi chỉ định viết bài viết này với mục đích giới thiệu các địa điểm du lịch ở Hải Phòng tới các du khách có nhu cầu đi tham quan, nghỉ dưỡng và du lịch tại Hải Phòng. Nhưng lạ thay, càng tìm hiểu các tư liệu để viết bài, tôi lại càng cảm thấy mảnh đất Hải Phòng này sao mà linh thiêng, “địa linh nhân kiệt” đến thế, khi mà ở đó là nơi sinh thành của biết bao người con tài hoa, với biết bao những cảnh đẹp, sông núi linh thiêng uốn lượn khiến ai nhìn vào cũng phải mê đắm.
Nếu bạn cũng tò mò muốn biết xem mảnh đất Hải Phòng có điều gì thú vị, có địa điểm du lịch nào đẹp và linh thiêng thì hãy cùng Cattour khám phá trong bài viết này nhé!
Để bạn đọc dễ theo dõi, Cattour đã chia bài viết thành các phần:
I. Địa điểm du lịch ở thành phố Hải Phòng
II. Địa điểm du lịch ở huyện Thủy Nguyên
III. Địa điểm du lịch ở huyện Tiên Lãng
IV. Các địa điểm du lịch khác
Mời quý bạn đọc cùng tham khảo!
Quan Lớn vốn là con trai thứ ba của Vua Cha Bát Hải Động Đình, là người rất được vua cha yêu quý nên giao quyền cai quản chốn Long Giai Động Đình, cận bên cạnh phụ vương. Dưới thời Hùng Vương, theo lệnh vua cha, ông cùng hai người em (có sách nói là hai người thân cận) lên giúp Vua Hùng chỉ huy thuỷ binh, lúc này ba vị giáng ở đất Hà Nam, được nhân dân tôn thành “Tam Vị Đại Vương”, trong đó, Quan Đệ Tam là người anh cả trong ba người. Nhưng lại có điển tích nói rằng, chỉ có một mình Quan Tam Phủ giáng trần vào nhà quý tộc dưới thời Hùng Vương, ông trở thành vị tướng quân thống lĩnh ba quân thuỷ lục. Sau đó trong một trận quyết chiến, ông hy sinh (phần thượng thân (đầu) và hạ thân (mình) trôi về hai bên bờ con sông Lục Đầu). Ông hoá đi, về chầu Long Cung, là người cầm cân nảy mực, thông tri Tam Giới, quyền cai các thanh đồng đạo quan (vậy nên có khi người ta còn gọi là Ông Cai Đầu Đồng). Khi thanh nhàn ông truyền ba quân tập hợp thuyền bè, dạo chơi khắp miền, trên sông dưới suối, phù hộ cho ngư dân.
Hầu như những người đã ra hầu Tứ Phủ, khi hầu hàng Quan Lớn, ai cũng phải hầu về Quan Đệ Tam. Có thể coi ông là vị Quan Lớn tài danh hàng đầu. Khi ngự đồng, ông mặc áo trắng thêu rồng, hổ phù; làm lễ tấu hương, khai quang, chứng sớ điệp và ông múa đôi song kiếm. Khi có đại tiệc khai đàn mở phủ, người ta thỉnh quan về chứng đàn Thoải Phủ (gồm có long chu phượng mã, lốt tam đầu cửu vĩ…: tất cả đều màu trắng).
Chùa thờ Bà Chúa Năm Phương là một vị thánh mẫu có quyền năng trong tín ngưỡng thờ mẫu ở Việt Nam. Bà được giao quyền cai quản năm phương trời đất, bản cảnh bản xứ ngũ phương vậy nên được tôn xưng là Bà Chúa Quận Năm Phương (hay là Vũ Quận Bạch Hoa Công Chúa).
Bà được sinh ra trong một gia đình họ Vũ tại làng Gia Viên (xưa có tên là làng Cấm), thuộc Tổng Gia Viên, huyện An Dương, tỉnh Hải Dương, nay thuộc quận Ngô Quyền, Hải Phòng. Vốn là người đảm đang mọi bề, Đức Ngô Quyền phong bà làm nữ tướng lo việc quân lương trong cuộc thủy chiến chống quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng năm 938. Chiến tranh kết thúc, Đức Vương phong cho bà tước hiệu Ngô Vương Vũ quận chúa; người dân gọi bà là Quyến hoa Công chúa.
Năm 1924, Vua Khải Định sắc phong cho bà là “Vũ quận Quyến hoa Công chúa Tôn Thần” và chuẩn cho làng Gia Viên được phụng thờ.
Trước khi đánh trận trên sông Bạch Đằng, Đức thánh Trần Hưng Đạo đã thắp hương và đã được Bà phù hộ đánh thắng giặc ngoại xâm.
Bà là một vị tiên nữ trên Thiên Đình, được giáng trần để phù hộ cho nước, che chở cho dân. Khi hồi tiên, Bà được giao cai quản năm phương trời đất, bản cảnh bản xứ ngũ phương vậy nên được tôn xưng là Bà Chúa Quận Năm Phương.
Bà hiển linh, ngự khắp nơi khắp cảnh trong năm phương trời đất, dạo khắp chốn; vào lúc canh ba giờ Tí, bà hiện hình ra người mỹ nữ, gọi xe rong chơi, rồi đi về đến “Cây Đa mười ba gốc” là nơi chúa hiển linh.
Bầ thẳng tay trừng trị kẻ ngang ngược. Chuyện kể rằng, vào thời Pháp thuộc có một me Tây (vợ của ông chủ Nhà máy cơ khí Robert) bị chúa hành cho chí rận, khắp người ngứa ngáy không yên, phải đến kêu xin, sám hối cửa Chúa mởi khỏi.
Xem thêm: Nhiều điều thú vị bạn chưa biết trong tour Cát Bà 3 ngày 2 đêmCần chuẩn bị những gì khi đi tour du lịch Cát Bà
Cây đa Mười Ba Gốc cao khoảng 10 mét, với hàng chục cành lớn tạo thành tán rộng có đường kính khoảng 40 m. Cây có 13 gốc lớn, thẳng, gồm một gốc chính và 12 gốc phụ.
Theo truyền thuyết, trong trận đánh quân Nam Hán xâm lược, Hai Bà Trưng cỡi voi đi ngang qua, thấy cây đa xanh tốt, rợp bóng nên dừng chân bên gốc đa để nghỉ ngơi. Voi của hai bà đã dùng vòi bẻ ngọn đa để ăn, từ đó cây chỉ phát triển về chiều ngang, hạn chế về chiều cao do mất ngọn. Vì vậy ngày nay, cây đa có chiều cao khiêm tốn, chỉ khoảng chừng 10 m, nhưng tán rộng mấy trăm mét vuông.
Dưới gốc đa có một miếu thờ, bên trong có tấm bia đá khắc chữ Hán Nôm. Theo người dân địa phương, miếu đã có từ lâu đời, thờ đức thổ vượng, người có công giúp dân khai hoang, lập ấp. Ngoài ra miếu còn là nơi thờ các quan, thần, cô, cậu và những vong hồn không nơi nương tựa.
Năm 1924 vua Khải Định triều Nguyễn sắc phong tặng bà Vũ Quận Quyến Hoa Công chúa tôn thần và chuẩn cho làng Gia viên phụng thờ.
Tại đền Tiên nga nhân dân còn phối thờ đức mẫu Liễu Hạnh công chúa, đức thánh Hưng đạo Vương Trần Quốc Tuấn và 1 số vị thần khác như các bà chúa, ông hoàng thuộc bản xã phúc thần theo tín ngưỡng dân gian. Các vị thánh, thần được thờ đã có công linh ứng phù giúp cho muôn dân trong đời sống thường nhật.
Đền Phú Xá toạ lạc trên mảnh đất mang tên Phú Xá (tên cũ là Phú Lương) và nằm cạnh tuyến đường quốc lộ 5 nối liền cảng biển Hải Phòng với thủ đô Hà Nội và các tỉnh lân cận. Là một trong 3 “linh từ ” thiêng liêng của quận Hải An. Đền Phú Xá là nơi nhân dân tưởng nhớ công lao của Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn trong trận thuỷ chiến trên sông Bạch Đằng năm 1288.
Tương truyền để chuẩn bị cho trận thuỷ chiến, Trần Hưng Đạo đã lấy nơi đây làm nơi chứa lương thảo của quân đội, đồng thời sau chiến thắng diễn ra cuộc khao thưởng quân sĩ có công trước khi kéo quân về căn cứ Vạn Kiếp. Với ý nghĩa lịch sử đó, đền Phú Xá được nhân dân trong và ngoài thành phố biết đến là nơi tưởng nhớ công đức của Trần Hưng Đạo và là nơi sinh hoạt văn hoá tín ngưỡng thiêng liêng của nhân dân. Bên cạnh đó, đền còn thờ nữ tướng Bùi Thị Từ Nhiên người địa phương có công đóng góp và vận động dân làng góp nhiều lương thảo cho nhà Trần đánh giặc. Bà được Trần Hưng Đạo trọng dụng và giao cho giữ trọng trách chăm lo quân lương và cung cấp hậu cần cho quân đội. Với công lao đó Bà được nhân dân phối thờ tại đền Phú Xá.
Chùa Hàng Hải Phòng cũng là một trong những ngôi chùa có lịch sử ngàn năm của nước ta. Chùa được khởi công xây dựng từ thời Tiền Lê khoảng năm 1000. Nhờ đó mà ngôi chùa hiện nay vẫn còn lưu giữ rất nhiều cổ vật thời kì phong kiến và có kiến trúc cổ kính rất có giá trị cả về vật chất và tinh thần.
Chùa Hàng Hải Phòng cúng là một ngôi chùa được coi như kho tàng di vật của lịch sử. Nơi đây còn lưu giữ rất nhiều cổ vật giá trị như: chuông, khánh, đồ trang trí nghệ thuật, gốm,… Và hơn hết là bộ sách kinh phật Tràng A Hàm mang một giá trị tinh thần vĩnh cửu đã được sử dụng qua tất cả các đời trụ trì tại chùa.
Sau khi Trần Hưng Đạo qua đời, dân làm hai ngôi miếu ở hai bên chùa để thờ ngài và các bộ tướng thân tín là các con trai và con rể, tức Điện soái Phạm Ngũ Lão, đó chính là ngôi chùa Đỏ tọa lạc tại địa chỉ đường Lê Lai, phường Má Chai, quận Ngô Quyền, thành phố Hải Phòng ngày nay.
Xem thêm: Vì sao bạn nhất định nên du lịch Cát Bà 2023 dịp hè này?Nên du lịch Cát Bà tự túc hay đi theo tour Cát Bà?
Năm 1953, Sư Ngộ Chân Tử người làng Cao Mại, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình đến đất này “trấn tích khai môn” xây dựng nên ngôi chùa và trụ trì tại đó.
Lúc đầu, chùa được gọi là Tam Giáo đường, thờ Phật giáo, Nho giáo, Lão giáo, thể hiện khát vọng hòa hợp tôn giáo và sự hòa hợp dân tộc.
Đến năm 1954, Hòa thượng Thích Thanh Quang, thuộc Thiền phái Lâm Tế, từ chùa Vọng Cung tỉnh Nam Định về trụ trì. Ngài chỉnh sửa Tam Giáo đường thành ngôi chùa thờ Phật, đổi tên là chùa Phổ Chiếu.
Ngoài ý nghĩa là hội thờ Phật, nơi sinh hoạt tôn giáo của nhân dân, nơi đây còn là địa chỉ đỏ ghi nhiều dấu ấn lịch sử của thành phố Hải Phòng trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp và chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ.
Khuôn viên Chùa Cao Linh hiện nay có diện tích 49.000m2. Trải qua nhiều năm tu sửa và xây dựng, chùa Cao Linh hiện là một trong những ngôi chùa đẹp bậc nhất tại Hải Phòng.
Theo bản ngọc phả của các vị đại vương được dân làng Đồng Dụ thờ cúng: dưới triều Trần Thuận Tông (1388 - 1398), niên hiệu Quang Thái có người họ Nguyễn tên Đại Phạm, quê huyện Hoa Phong, xứ Hải Đông kết duyên vọ chồng với Đỗ Thị Uyển người làng Đồng Dụ, sinh được 6 người con trai có tên là: Ba Tùng, Trọng Bách, Trọng Minh, Trọng Mẫn, Quý Hồng, Quý Nghị. Năm Quang Thái thứ 9 (1397) sau bao năm dùi mài kinh sử, Đại Phạm đã đỗ đầu trong kỳ thi Đình và được bổ chức Thừa Tuyên phủ Nam Sách, trấn Hải Dương, sau hai năm được phong chức An phủ sứ Hóa Châu. Làm quan rộng rãi, công bằng, coi dân như ruột thịt, đối xử với mọi người hòa nhã. Vùng đất ông trông coi không có trộm cắp, nhân dân được an cư lạc nghiệp, từ đó dân làng rất coi trọng ân đức của ông. Năm Kỷ Mão, niên hiệu Kiến Tân thứ hai (1399), Quý Ly cướp ngôi nhà Trần, xưng đế, đặt quốc hiệu Đại Ngu. Đại Phạm bất bình, lánh về quê Đồng Dụ, pháp hịch chiêu dụ dân 8 xã (Vĩnh Khê, Văn Cú, Văn Tra, Đồng Giá, Hoàng Lâu, Lương Quy, Tràng Duệ, Hoa Phong), lập đồn ở trang Đồng Dụ, chống lại triều đình nhà Hồ. Về sau, Đại Phạm bị thua trong trận đánh quyết liệt ở cửa Nam Triệu, mất cùng ngày với 5 người con trai là Tùng, Bách, Minh, Mẫn, Hồng. Người con trai thứ sáu là Nghị, được tin liền tự vẫn. Vào thời Lê, niên hiệu Hồng Đức năm thứ hai (1472), vua Lê Thánh Tông xuất quân đánh giặc, qua xã Đồng Dụ được cha con Đại Phạm báo mộng, giúp quân triều đình thắng trận, lập tức ban sắc phong, mỹ tự cho các vị đại vương người trang Đồng Dụ.
Đình Vân Tra là nơi nhân dân địa phương tôn thờ Đào Lôi, hiệu là Lôi Công - là quan trọng thần dưới 3 triều vua Lý từ Lý Công Uẩn đến Lý Thái Tông. Bản gia phả họ Đỗ ở làng Vân Tra cho biết, Đào Lôi là con Đào Mộc, mẹ người họ Đỗ, tên Uyển, người làng Vân Tra. Hai cha con ông đều có công phò nhà Lý, giữ chức quan to trong triều.
Chùa Vân Tra (Nhuệ Quang Tự) có nguồn gốc từ lâu đời, gắn liền với cuộc đời, sự nghiệp của gia đình Đào Lôi. Chùa Vân Tra giữ vị trí quan trọng trong việc truyền bá Phật pháp và xây dựng các ngôi chùa mới ở huyện An Dương xưa... Chùa Vân Tra còn là biểu tượng của dự ngưỡng mộ của nhân dân địa phương với những người có công với nước, với làng.
Địa chỉ: 353 (đầu cầu Rào), xã Anh Dũng, huyện Kiến Thụy, Anh Dũng, Dương Kinh, Hải Phòng.
Nhiều năm qua, các thế hệ cán bộ của Bảo tàng Hải Phòng đã tận tuỵ sưu tầm gần 20.000 hiện vật, đặc biệt là những hiện vật về lịch sử, những di vật khảo cổ chứng minh nền văn hoá lâu đời của Hải Phòng, giúp cho việc nghiên cứu khoa học và giáo dục khoa học ở địa phương rất hiệu quả.
Xem thêm: Bật mí tips du lịch Cát Bà Hải Phòng “vui - rẻ” cực chất!!!Hé lộ list điểm đến không thể bỏ qua khi du lịch Cát Bà 3 ngày 2 đêm
Đi từ đầu ngõ 191 Lê Lợi đến cuối ngõ, bạn sẽ thấy một ngôi chùa cổ, đó chính là chùa Tây Đen. Trước đây chùa có tên gọi là chùa Vân Quang, chính là ngôi chùa cổ của làng Cấm xưa.
Ngày 28 tháng 11 năm Ất Dậu, niên hiệu Đoan Thái nguyên niên (1585), Nguyễn Bỉnh Khiêm tạ thế tại quê nhà ở tuổi 95, tuổi thọ hiếm có đương thời. Bấy giờ vua Mạc cử Phụ chính đại thần Ứng vương Mạc Đôn Nhượng cùng văn võ bá quan về lễ tang để tỏ sự trọng thị. Việc vua Mạc cử người được vua coi như cha về dự lễ tang đã nói lên sự trân trọng rất lớn của triều Mạc với Nguyễn Bỉnh Khiêm. Triều đình lại sai cấp ruộng tự điền trăm mẫu, đồng thời cấp ba nghìn quan tiền để lập đền thờ ông tại quê nhà. Đích thân vua Mạc đề chữ lên biển gắn trước đền thờ: "Mạc Triều Trạng nguyên Tể Tướng Từ".
Làng tạc tượng Bảo Hà đã có hơn nửa thiên niên kỷ chuyên tạc tượng Phật, được coi là cái nôi của nghề tạc tượng Việt Nam.
Linh Lang đại vương là một danh tướng thời Lý (1010- 1226), Linh Lang đại vương là hoàng tử Hoàng Chân con vua, mẹ là người làng Bồng Lai. Khi giặc Tống xâm lược nước ta (1069), hoàng tử đã cầm quân chống giặc. Trong một đợt hành quân ngài đã tới trang Linh Động (làng Bảo Hà ngày nay) dựng đồn binh, luyện tập binh sĩ, tuyển mộ quân. Khi ngài mất, dân làng xây miếu thờ ngay trên nền đồn binh xưa. Các triều đại sau như Cảnh Thịnh (1796), Tự Đức, Duy Tân và Khải Định đều phong sắc cho ngài là thượng đẳng thần, còn dân làng tôn ngài là thành hoàng và tạc tượng thờ.
>>> Tham khảo giá và lịch trình các tour du lịch biển Đồ Sơn cực hot mùa hè 2019 của Cattour
>>> Click để tham khảo lịch trình các tour du lịch đảo Cát Bà giá chỉ từ 1450k của Cattour
Núi tọa lạc tại phía Bắc của huyện Kiến An, ven sông Lạch Tray, thành phố Hải Phòng.
Những bậc kỳ lão địa phương lưu truyền cho con cháu rằng, vào năm 1736, chúa Trịnh đời thứ 7 là Trịnh Giang về Đồ Sơn rong chơi dạo cảnh bằng thuyền.
Theo chính sử, Trịnh Giang là con trai trưởng của An Đô Vương Trịnh Cương. Vì Trịnh Giang chơi bời trác táng, chí không lớn, trí không cao nên Trịnh Cương không trao quyền kế vị. Chúa Trịnh Cương chưa kịp lập người kế vị thì đột ngột qua đời vào tháng 4-1730. Trịnh Giang chiếm ngay ngôi chúa.
Sau khi lên ngôi chúa, Trịnh Giang bỏ bê việc nước, chỉ chú tâm vào hưởng thụ đàn ca xướng hát và dâm loạn.
Khi rong chơi ở biển Đồ Sơn, thuyền rồng đến gần núi Độc, Trịnh Giang bỗng nghe một giọng hát con gái lanh lảnh vang lên. Giọng hát hay đến mức sóng ngừng rì rào, chim ngừng hát, đất trời lặng đi để lắng nghe. Giọng hát khiến chúa xao xuyến, mê mẩn nên truyền lệnh cho thị vệ tìm cho được người con gái, chủ nhân giọng hát, bắt đem lên thuyền.
Thị vệ rời thuyền lên núi Độc truy tìm thì phát hiện giọng hát là của một cô thôn nữ “hoa nhường nguyệt thẹn” tên Đào Thị Hương vừa tròn 18 tuổi. Hương là con gái duy nhất của một ngư dân làng chài nghèo khó. Từ khi chào đời, da thịt Hương có một mùi thơm quyến rũ lạ thường. Khi bắt đầu biết nói, Hương đã làm lay động lòng người bởi giọng hát trữ tình, lanh lảnh như chim hót. Hằng ngày, cô xuống bãi biển bắt ốc, đổi gạo, nuôi cha mẹ già.
Thị vệ bắt Hương đem lên thuyền cho chúa. Động lòng tà dâm, Trịnh Giang cưỡng dâm nàng thôn nữ. Sau khi thỏa mãn thú tính, Trịnh Giang đe dọa, nếu nàng kể cơ sự cho người khác biết, cả làng sẽ bị tru di. Trịnh Giang sai thị vệ ném nàng xuống biển rồi dong thuyền đi.
Nàng Hương không chết nhưng một sinh linh trong bụng bắt đầu hình thành. Biết nàng chửa hoang, hương chức làng bắt nàng khai chủ nhân của bào thai. Nàng nghĩ, nếu khai ra sự thật, bạo chúa Trịnh Giang sẽ giết hết dân làng, trong đó có cha mẹ mình, nên cương quyết không khai.
Tức giận vì nàng Hương chửa hoang làm ô uế thanh danh của làng, các hương chức đem nàng ra mép biển núi Độc trói lại rồi dìm xuống nước. Trước lúc bị dìm, nàng Hương cất tiếng than oán: “Tôi vì sinh mạng dân làng mà chịu chết. Nỗi oan này thấu trời động đất. Khi chết oan hồn tôi quyết ở lại trần gian khi nào giải được tội mới về trời”.
Một người trong họ Hoàng Đình được sai dùng dây thừng trói nàng vào cối đá rồi dùng sào cắm xuống đáy nước. Nỗi oan khuất động lòng biển, sóng cồn nổi lên đẩy thi thể nàng Hương cùng dây thừng, cối đá dạt vào một hang đá dưới chân núi Độc.
Người họ Hoàng Đình lại dùng sào cắm thi thể nàng Hương xuống đáy biển. Sóng lại dâng cao nhổ sào đẩy thi thể cùng cối đá dạt vào hang. Người họ Hoàng Đình lại cắm sào xuống đáy nước. Thi thể nàng lại bị sóng đẩy vào hang. Sự việc cứ lặp đi lặp lại như thế đến lần thứ ba thì không ai còn thấy thi thể nàng Hương đâu nữa. Hang đá chỉ còn trơ lại dây thừng và cối đá.
Từ đó, hàng đêm, dân làng nghe thấy từ hang đá văng vẳng tiếng hát cao vút, bi ai. Tiếng hát than oán nỗi oan khiên. Lắng nghe tiếng hát, dân làng thấu hiểu nỗi oan và nhận ra nàng chấp nhận chết để tránh họa bạo chúa cho dân làng. Điều kỳ lạ là những người có nỗi oan khiên, khi tìm đến hang đá than khóc đều được nàng Hương hiển linh báo mộng chỉ cách hóa giải. Vì lẽ đó, một số người gọi hang đá đó là “Hang giải oan”.
Ba năm sau (1739), Trịnh Giang loạn luân, gian dâm với phi tần của cha bị phát giác. Người phi tần họ Đặng này bị xử tội tự uống thuốc độc. Còn Trịnh Giang bị trời đánh, không chết nhưng mắc bệnh tự kỷ, tâm thần luôn sợ sệt, tự xây huyệt mộ dưới đất cho mình để làm nơi lẩn trốn ánh sáng mặt trời. Bạo chúa Trịnh Giang ẩn mình dưới huyệt mộ suốt 11 năm cho đến khi qua đời.
Kể từ khi Trịnh Giang mắc bệnh, con trai là Trịnh Doanh lên thay ngôi chúa.
Sau khi lên ngôi chúa, Trịnh Doanh đã về núi Độc giải oan cho nàng Hương. Chúa Trịnh Doanh bắt dân làng lập đền tại hang đá để tưởng nhớ. Dân làng gọi là đền Giải Oan.
100 năm sau (khoảng năm 1850), có lần Vua Tự Đức đến viếng đền. Nghe dân làng kể lại tích xưa, cảm thương nàng Hương, vua ban chỉ sắc phong nàng Hương là: Đông Nhạc Đế Bà – Trịnh Chúa Phu nhân. Đồng thời, Vua Tự Đức xuất ngân xây dựng mái đền nơi cửa hang để dân làng tiện cúng bái, chiêm ngưỡng sự tích và răn dạy con cháu.
Theo sử sách, nhằm thực hiện chính sách cải cách kinh tế nông nghiệp, mở mang công thương nghiệp, sản xuất hàng hoá, xây dựng nền kinh tế hướng ra biển, ngoài kinh thành Thăng Long, Mạc Thái Tổ còn tạo dựng sự sầm uất ở Cổ Trai quê hương ông và Dương Kinh, kinh đô thứ hai có vị thế gần biển, sông với nhiều ngả nối liền phố Hiến, Thăng Long. Để Dương Kinh trở thành đô thị ven biển xứ Đông, nhà Mạc cho xây dựng một số thương cảng trs bến dưới thuyền làm nơi giao lưu hàng hoá trong và ngoài nước, từng bước đưa Dương Kinh xưa trở thành đô thị đầu tiên của Hải Phòng, đô thị ven biển đầu tiên của người Việt.
Đến với núi Thiên Văn, du khách còn được thăm quan Đài Khí tượng thủy văn khu vực Đông Bắc và Bảo tàng thiên văn Việt Nam, một điểm nhấn quan trọng, nằm trong quần thể du lịch thung lũng Tây Sơn, núi Thiên Văn, đồi Đấu Đong và đồi 68.
Đài khí tượng thủy văn khu vực Đông Bắc tọa lạc ở độ cao 113m so với mực nước biển được toàn quyền Đông Dương Paul Doumer cho xây dựng năm 1902 theo kiến trúc Pháp, là công trình có tầm vóc của một trung tâm khoa học sánh ngang với các cơ sở khoa học của các nước tiên tiến trên thế giới, vốn nổi tiếng với câu đối:
“Đông Pháp Thiên văn đại tổng cục,
Bắc Kỳ Phù Liễn thị danh sơn.”
Nghĩa là:
Đại tổng cục Thiên văn xứ Đông Pháp,
Núi Đẩu danh tiếng tỉnh Phù Liễn xứ Bắc Kỳ".
Ngoài ra trên đồi Thiên Văn còn có cây Lạc Tiên quả ăn rất thơm ngon, chữa bệnh mất ngủ rất hiệu quả.
Biệt thự Bảo Đại trên đồi Vung (Hải Phòng) được xem là hành cung duy nhất của triều đình nhà Nguyễn tại miền Bắc. Đây là dinh thự có lối kiến trúc độc đáo và hiện đang trở thành điểm đến du lịch hấp dẫn với nhiều du khách khi đến Đồ Sơn.
Vào năm 1928, Toàn quyền Đông Dương là Pafquiere đã cho xây dựng tòa nhà theo lối kiến trúc của Pháp. Năm 1932, sau khi du học Pháp trở về, Hoàng đế Bảo Đại lúc đó đã được mời đến thăm nơi này và thích lối kiến trúc độc đáo và vẻ đẹp cảnh quan nên được Toàn quyền Đông Dương Pafquiere tặng lại. Từ đó tòa nhà này có tên là Dinh Biệt Thự Bảo Đại.
Ngày 15-5-1955, tại bến Nghiêng, chiếc tàu quân sự kiểu há mồm đợi sẵn đón đoàn quân thất trận, những lính Pháp cuối cùng rút khỏi Việt Nam. Từ đây, Hải Phòng và miền Bắc sạch bóng quân xâm lược và bến Nghiêng trở thành di tích minh chứng cho thắng lợi hoàn toàn sau 9 năm kháng chiến chống Pháp của quân và dân ta.
Giặc Pháp vừa cuốn gói thì Mỹ nhảy vào, Bến Nghiêng lại đóng góp vai trò quan trọng trong việc tiếp tế dầu và hàng hoá cho đèn biển Hòn Dáu, vì đây được coi là con mắt ngọc của biển, hằng đêm soi sáng dẫn dắt tàu ra vào cảng Hải Phòng. Nhận thấy tầm quan trọng của Hòn Dáu, đế quốc Mỹ tăng cường bắt phá hòng dập tắt ngọn đèn dẫn đường, nhưng từ Bến Nghiêng, những chuyến tàu vẫn đều đặn vận chuyển hàng ra Hòn Dáu và hải đăng Hòn Dáu vẫn luôn sáng. Không những vậy, đây còn là điểm xuất phát của những con tàu “không số” mang bao con người, vũ khí, lương thực tiếp tế cho tiền tuyền miền Nam.
Đồ Sơn còn mang trong mình vẻ thâm trầm với chứng tích lịch sử bến tàu K15 - điểm xuất phát của đoàn tàu không số huyền thoại trong những năm kháng chiến chống Mỹ.
Để tưởng nhớ chiến công của những thủy thủ tàu không số, thành phố Hải Phòng đã cho xây dựng tượng đài kỷ niệm đường Hồ Chí Minh trên biển ngay cạnh di tích bến tàu K15. Từ khu vực tượng đài, hướng mắt nhìn ra phía biển, bất cứ ai cũng cảm thấy bồi hồi xúc động khi nghĩ về những đoàn tàu không số với biết bao sự hy sinh thầm lặng góp phần làm nên chiến thắng lịch sử của dân tộc.
Theo truyền thuyêt, Cô Chín vốn là một tiên nữ trên Thiên Đình, có một lần vô tình đánh vỡ một chén ngọc nên Ngọc Hoàng giáng xuống hạ giới để theo hầu Mẫu Liễu Hạnh. Khi được giáng trần Cô đã bôn ba bốn phương khắp ngả trời Nam, sau về đến đất Thanh Hóa thấy cảnh lạ vô biên, cô hài lòng liền hội họp thần nữ năm ba bạn cát, lấy gỗ cây sung làm nhà, còn cây si mắc võng. Nhân dân cầu đảo linh ứng liền lập đền thờ ở Thanh Hóa và nhiều nơi khác nhau, trong đó có đền Long Sơn ở thành phố Hải Phòng.
Tràng Kênh được tạo bởi hệ thống núi đá vôi với nhiều hang động kỳ thú và sông ngòi. Hang Vua Hùng (nơi thờ vua Hùng thứ Mười Tám, người đã lập di cung ở đây) cao 15 đến 18 m, rộng 5 đến 10 m, trần hang vút nhọn như gách chuông nhà thờ, nhiều ngách, có suỗi nước chảy róc rách quanh năm. Phong cảnh Tràng Kênh giống như vịnh Hạ Long, được ví như là "Hạ Long Cạn".
Cộng đồng dân cư địa phương từ xa xưa đã lưu truyền câu ca:
"Tràng Kênh có núi U Bò, có sông Quán Đá, có đò sang ngang".
Theo " Thủy Nguyên huyện thần tích " hiện lưu trữ tại Viện Nghiên cứu Hán-Nôm, Hà Nội, đình Kiền Bái thờ 2 vị thành hoàng Ngọc và Bích, là 2 anh em sinh đôi. Tương truyền lúc mới sinh, 2 vị đều khôi ngô tuấn tú, nhưng đều mất sớm, rất linh thiêng, đã nhiều lần phù hộ dân làng Kiền có cuộc sống yên ổn, làm ăn thịnh vượng. Khi quân Nguyên sang xâm lược nước ta ( 1287-1288), 2 vị âm phù Vua Trần đánh giặc. Vua cho lập đền thờ và phong hiệu : Trung Quốc Cảm ứng thượng đẳng thần và Lôi Công Uy Diệu thượng đẳng thần.
Cao Nhân ngày nay vẫn giữ được dáng nét làng quê Việt thuần nông với đình làng, những ngôi nhà ngói, nhà cổ, giàn trầu không, đụn rơm, cây đa, giếng nước, phiên chợ quê, trở thành một địa chỉ du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng gắn kết tìm hiểu sinh hoạt, lao động, văn hóa làng nghề trồng cau và tục ăn trầu đã có từ xa xưa.
Giống cau liên phòng nổi tiếng còn đi vào thơ ca của dân gian và được truyền lại cho đến tận ngày nay:
"Cau liên phòng, ai trồng nên quả
Đá trên ngàn, ai phá nung vôi
Nhạt nồng cay đắng chàng ôi
Ăn trầu có tỏ khúc nhôi sự tình".
III. Địa điểm du lịch ở huyện Tiên Lãng
Vì vậy Đền thờ cố Chủ tịch nước Tôn Đức Thắng thuộc thôn Đại Độ, xã Tiên Cường, huyện Tiên Lãng, Tp. Hải Phòng, là ngôi đền được phối thờ các vị lãnh tụ, các anh hùng liệt sỹ của đất nước, theo đúng sự giản dị, khiêm tốn của cố Chủ tịch.
Một số truyền thuyết cho rằng khi người Việt mới lập nước đã bị giặc ngoại xâm, Ngọc Hoàng sai Rồng Mẹ mang theo một đàn Rồng Con xuống hạ giới giúp người Việt đánh giặc. Thuyền giặc từ ngoài biển ào ạt tiến vào bờ vừa lúc đàn Rồng tới hạ giới. Đàn Rồng lập tức phun ra lửa thiêu cháy thuyền giặc, một phần nhả Châu Ngọc dựng thành bức tường đá sừng sững làm cho thuyền giặc đâm phải mà vỡ tan, chặn đứng bước tiến của ngoại bang.
Sau khi giặc tan, thấy cảnh mặt đất thanh bình, cây cối tươi tốt, con người nơi đây lại cần cù, chịu khó, đoàn kết giúp đỡ nhau, Rồng Mẹ và Rồng Con không trở về trời mà ở lại hạ giới, nơi vừa diễn ra trận chiến để muôn đời bảo vệ con dân Đại Việt. Vị trí Rồng Mẹ đáp xuống là Hạ Long; nơi Rồng Con đáp xuống là Bái Tử Long và nơi đuôi đàn rồng quẫy nước trắng xoá là Bạch Long Vĩ.
Sông Đa Độ có thủy vực đẹp, nước trong xanh. Dân gian có nhiều thuyết về sắc xanh kỳ ảo của nước sông Đa Độ.
Có thuyết cho rằng, ngày xưa ở vùng này có một thôn nữ đẹp được một hoàng tử lấy làm vợ. Khi hoàng tử lên ngôi báu, bà trở thành quý phi, kề cận bên vua. Nhưng sau vì không có con, bà xin với đức vua cho trở về quê quán. Đức vua ban tặng bà rất nhiều của cải, châu báu nhưng bà không nhận, chỉ xin nhà vua cấp cho một dải đất hoang ven biển quê nhà. Đức vua bằng lòng. Bà cùng đức vua trở về quê cũ, làng xưa, thăm lại nơi hai người gặp gỡ nên duyên. Bà nói với đức vua rằng: Thiếp xin tung dải yếm thiên thanh này, gió thổi bay đến đâu, xin nhận đất đến đấy. Dải yếm thiên thanh của bà chúa bay qua làng Tiên Cầm (An Lão) đến làng Kỳ Sơn (Kiến Thụy). Dải yếm kéo dài mãi và hóa thành sông Đa Độ bây giờ. Lại có huyền thoại kể rằng, nước sông Đa Độ chính là nước mắt của bà chúa nhỏ xuống khi nhớ đức vua mà thành.
Cũng có truyền thuyết kể rằng khi nhà Mạc lên ngôi đã huy động dân chúng khia mở rộng lòng sông, nước mắt của phu dịch bị lao động cực nhọc đã hóa thành nước sông Đa Độ thẫm xanh, lưu vạn cổ.
Sông Đa Độ ngày nay đã trở thành một điểm du lịch sinh thái nổi tiếng của Hải Phòng.
Đến Đại Hợp, ngoài việc du khách có dịp đi bộ hoặc đi thuyền tham quan rừng ngập mặn, thưởng thức các món đặc sản ngay trong rừng ngập mặn, du khách còn có thể tìm hiểu mô hình nuôi ong, nuôi dê, nuôi ngao tại Cồn Cát, đi bắt cá, bắt cáy cùng người dân địa phương.
>>> Tham khảo thêm các bài viết cùng chủ đề: Địa điểm du lịch ở Ninh Bình phần I
Địa điểm du lịch ở Ninh Bình phần II
Quý khách có nhu cầu đi du lịch Hải Phòng tại bất cứ thời điểm nào trong năm, vui lòng inbox cho Cattour để được sắp xếp một lịch trình hợp lý nhất.
Cattour tự hào là nhà tổ chức các tour du lịch Hải Phòng hàng đầu tại Việt Nam!
Lan Nguyen/ Cattour.vn - Ảnh: Internet
Xem thêm: địa điểm du lịch điểm du lịch Hải Phòng
Du lịch Đồ Sơn – Hải Phòng là một điểm nghỉ dưỡng tắm biển rất được yêu thích trong những dịp hè. Hôm nay Cattour xin chia sẻ đến các bạn kinh nghiệm du lịch Đồ Sơn – Hải Phòng mới nhất 2020 để các bạn có sự chuẩn bị trước cho chuyến du lịch của mình thêm hoàn hảo nhé.
Nhắc đến du lịch Myanmar, hầu như mọi người sẽ nghĩ ngay đến các địa điểm nổi tiếng như Yangon, Bagan hay Mandalay,... Tuy nhiên, ở đất nước này còn vô số những điểm đến khác cũng hấp dẫn và thú vị không kém. Dưới đây là top 5 địa điểm du lịch Myanmar đẹp tuyệt vời nhưng lại không được nhiều người biết đến
Nhân dịp mùa Tết đã cận kề, bạn và gia đình mình đã có kế hoạch đi du lịch ở đâu chưa? Nếu chưa thì bạn nghĩ sao về một chuyến du lịch khám phá đất nước Phật giáo Myanmar? Đây cũng là một đất nước nằm cùng khu vực Đông Nam Á với Việt Nam ta nên cũng có nhiều điểm tương đồng nhưng cũng có rất nhiều thứ mới mẻ, khác lạ đấy. Các bạn có thể tham khảo các địa điểm du lịch Myanmar để chuyến du lịch sắp tới cùng gia đình, bạn bè thêm phần trọn vẹn nhé
Ninh Bình và Hải Phong là hai địa điểm du lịch đẹp và được rất nhiều du khách yêu thích và lựa chọn cho chuyến đi của mình. Có một vấn đề mà chắc chắn rằng có khá nhiều người thắc mắc đó là hai địa điểm này có gần nhau không, liệu có đi được 2 điểm trong cùng một chuyến du lịch hay không? Bạn hãy đọc ngay bài viết này để biết được “từ Ninh Bình đi Hải Phòng bao nhiêu km” và “các hãng xe Ninh Bình Hải Phòng” nhé!
Vẻ đẹp của Đà Lạt có lẽ đã tốn biết bao giấy mực của các nhà báo, các bạn trẻ yêu thích du lịch ngợi ca hết lời. Có lẽ đây là một trong những điểm đến được “cưng chiều” nhất trong lòng người dân Việt Nam mà bất cứ ai cũng muốn đặt chân đến một lần, đã đến rồi lại không thể nào thôi thương nhớ. Vậy tại sao Đà Lạt lại được yêu thích đến thế, hãy cùng khám phá 60+ điểm du lịch Đà Lạt khiến nơi đây trở thành điểm đến quốc dân nhé!
Hải Phòng – thành phố hoa phượng đỏ, thành phố cảng nổi tiếng đang ngày càng trở nên thu hút được nhiều du khách tới thăm. Không ai là không biết đến món dừa dầm, bánh mì que, bánh đa cua,… hay cả biển Đồ Sơn, Cát Bà,… Vậy thì chần chừ gì mà không làm chuyến Hà Nội Hải Phòng, xe đi Hà Nội Hải Phòng luôn sẵn, khoảng cách không hề xa, và chắc chắn bạn sẽ phải lòng với vẻ đẹp của thành phố xinh đẹp này.