Đi du lịch Quảng Bình mà không thử các món đặc sản hấp dẫn tại đây thì quả là lãng phí lắm đấy
Có biết bao thực khách đã bị những món ăn dân dã của vùng đất miền Trung đầy nắng và gió này chinh phục. Sự bình dị, mộc mạc trong cách chế biến và thưởng thức đã khiến du lịch Quảng Bình như một địa điểm níu chân nhiều thực khách yêu thích ẩm thực của nơi đây.
1. Đẻn biển Quảng Bình
Người phương xa đến với biển Nhật Lệ chắc chắn phải thử qua món ăn đặc sản ngon miêng nhưng có cái tên khá lạ lẫm. Đẻn biển - một loại rắn thân nhỏ, có vảy, mình vằn da nhám, đầu nhỏ đuôi dẹt, dài khoảng 1 – 2 mét. Chúng thường cư trú ở dưới biển và có giá trị dinh dưỡng cao. Được biết, Đẻn Biển còn có thể dùng để chữa bệnh.
Đẻn biển gồm rất nhiều loại như: đẻn kim, đẻn cá, đẻn sọc, đẻn bông, đẻn gai. Tùy thuộc mỗi loại sẽ đều có cách chế biến và vị ngọt, thơm khác nhau. Đối với Đẻn biển, các bạn có thể nấu cháo đẻn, đẻn hầm sả ớt, đẻn bằm xúc bánh đa, chả đẻn, đẻn nướng cuốn lá lốt và đẻn hầm thuốc bắc. Nhưng nức tiếng nhất phải kể đến tiết đẻn và ram đẻn.
Ram Đẻn Biển
Tiết đẻn hay còn gọi là hải xà huyết là thứ mà dễ dàng gợi tò mò cho du khách thập phương, những ai muốn thưởng thức hơn cả. Người dân địa phương ở đây thường lấy tiết đẻn ngay sau khi vừa hứng liền đem đi pha với rượu thơm chính gốc mà theo như người dân cho biết thì chúng sẽ có tác dụng chữa được bệnh nhức xương.
Đẻn biển được chế biến theo nhiều cách khác nhau nhưng phổ biến và được yêu thích nhất là tiết đẻn và ram đẻn. Tiết đẻn được lấy đem pha với rượu, chữa bệnh nhức xương rất tốt. Rượu ngâm tiết đẻn sẽ có vị hơi nồng và chát. Lúc uống, tạo cho người thưởng thức cảm giác rất rõ ràng về mùi vị cay nồng của rượu đẻn. Thông thường những bình rượu ngon như thế này được đem đi ủ, cất hoặc đem ngâm ít nhất 3 đến 5 ngày trước đó mới có thể dùng được.
Tiết đẻn ngâm rượu là thứ mà dễ dàng gợi tò mò cho du khách thập phương
Nếu tiết đẻn đem đi ngâm rượu thì thịt của chúng lại được chế biến thành món ram đẻn dễ ăn khiến rất nhiều người thích thú. Từng con đẻn đem đi làm sạch sẽ, bỏ ruột và huyết rồi băm nhuyễn, cho thêm chút gia vị nêm nếm vừa vặn. Sau khi đã ướp thịt đẻn kỹ càng, người ta mang đi gói thành từng chiếc ram nhỏ rồi đem rán lên. Thành phẩm là những miếng ram đẻn thơm phức có mùi vị vừa vặn, khó lòng quên được.
Đẻn biển luôn là món ăn mà mỗi khi đến đây rất nhiều du khách đều không thể nào không gọi một đĩa. Nếm cái vị đặc sắc của Đẻn biển mới viết đến cái đặc sản hấp dẫn vùng miền. Theo đó, các bạn hãy một lần nhấm nháp hương vị của rượu tiết đẻn và ăn các món ăn làm từ Đẻn để cảm nhận cái ấm nồng, hơi chát hòa lẫn và mùi vị hấp dẫn của các món ăn ngon được làm từ đẻn biển nhé.
2. Bánh xèo Quảng Hòa Quảng Bình
Bánh xèo Quảng Hòa Quảng Bình là một trong những món đặc sản khá mổi tiếng của vùng đất này. Món ăn được tráng bằng gạo đỏ hay còn có tên gọi gạo lứt. Gạo phải được ngâm nước khoảng 5 tiếng rồi đem đi xay. Khi xay, người dân thường dùng muỗng múc cả nước và gạo bỏ vào cối xay từ từ. Đặc biệt, gạo phải xay đến hai lần khi mà bột gạo mịn như nhung vậy.
Bột tráng bánh được bỏ ít muối, hành hẹ thái nhỏ vào trong thau có kèm nước. Khi tráng, bánh sẽ có hoa văn nổi đều trên bề mặt, lớp bên ngoài dai giòn sật sật. Ngoài ra, còn phải chú ý lửa thật đỏ và đều thì bánh mới nở dậy, vì thế mà người đầu bếp luôn để ý cho bếp thật nóng mới bỏ khuôn họa tiết lên.
Để phục vụ sự nóng lòng thưởng thức của thực khách mà mỗi người đứng bếp có thể tráng một lúc được nhiều khuôn. Khi khuôn đã nóng, người ta dùng môi hay tàu chuối tráng tẩm mỡ chà đều quanh chảo khuôn rồi múc từng muỗng bột gạo lên tráng. Nếu tráng đến khuôn thứ ba thì bánh khuôn đầu đã chín và cứ thao tác tuần tự như vậy mà người bán hàng có thể luôn tay phục vụ thực khách đang đói bụng.
Bánh xèo Quảng Hòa Quảng Bình
Bạn có thể ăn kèm với các loại rau, nộm đơn giản nhưng luôn phải có đầy đủ không thiếu một thứ nào. Các món ăn kèm theo bao gồm: cá chuối, nộm, rau sống, bánh đa và nước chấm. Món cá chuối lạ mắt có thể bạn chưa từng nhìn thấy bao giờ. Tại sao người dân ở đây lại gọi là cá chuối. Thực ra, để làm ra món cá chuối, người ta sử dụng nguyên liệu từ chính những quả chuối sứ - loại chuối có hạt nhưng chưa già mà cũng không non quá.
Sau khi cắt ra khỏi buồng, họ gọt vỏ đem ngâm với phèn hoặc chanh rồi thái ra thành từng lát mỏng. Để ngâm một thời gian, chuối được luộc lên uốn thành hình thù trông như con tôm, con cá rồi lấy từng con miếng cá chuối nhúng qua ở bát gia vị. Khi sắp lên đĩa, người ta có thể rưới thêm một ít gia vị tỏi, ớt thơm nức. Trong khi đó, đĩa nộm được người bán trang trí đơn giản gồm có giá, rau két, vừng. Thường giá đỗ làm nộm phải chọn loại đậu đỏ có hạt to và đều nhau.
Bánh xèo ăn nóng mới ngon. Đó là câu cửa miệng mà bất cứ dân sành ăn nào cũng hay nhắc đến. Đặc biệt là lúc bánh vừa tráng xong mà tráng tới đâu ăn tới đó thì càng thích. Cuộn mình trong từng lớp bánh mỏng nhẹ là từng lát cá đậm đà thấm gia vị, rau cuộn rau sống tươi rói ăn kèm món nộm chua cay quả thật hấp dẫn không gì bằng. Chỉ cần bạn cầm miếng bánh trên tay, sự nóng hổi của bánh xèo sẽ để lại ấn tượng thật tuyệt vời.
3. Khoai deo Quảng Bình
Khoai deo là một thức quà ngon ngọt vô cùng đặc biệt với bất cứ ai khi đi tour Quảng Bình. Người dân ở đây yêu thích khoai deo như một món ăn vặt nhâm nhi lúc rảnh rỗi. Thông thường, khoai dẻo được chế biến từ loại khoai lang đỏ trồng trên đất thịt, sau khi đã luộc sẽ đem sẽ cắt thành từng lát rồi phơi từ 10 – 12 đợt nắng. Dưới cái nắng chói chang phủ đầy hơi nước từ biển thổi vào vùng đất ven biển đã cho ra khá nhiều loại khoai ngon tuyệt vời.
Khoai deo là một thức quà ngon ngọt vô cùng đặc biệt của Quảng Bình
Hình dạng giống của khoai deo thành phẩm sẽ hơi giống củ sâm, lại chứa nhiều dưỡng chất nên khoai deo được người dân Quảng Bình ưu ái đặt cho tên “sâm đất”. Khoai deo dễ ăn, ngon miệng nên đã trở thành món ăn được nhiều người dân yêu thích. Du khách mỗi khi đến đây cũng đều chọn cho mình một vài túi khoai đặc biệt mang về làm quà cho bạn bè và gia đình sau chuyến đi tới Quảng Bình xa xôi.
Thưởng thức khoai deo lúc nào cũng phải chầm chậm, từ tốn mới có thể tận hưởng hết được cái vị ngọt bùi của từng lát một. Mặc dù cái cung cách thưởng thức có phần chậm rãi nhưng lại chứa đựng vẻ đẹp mộc mạc thể hiện tâm hồn người Quảng Bình.
Thưởng thức khoai deo lúc nào cũng phải chầm chậm từ tốn mới có thể tận hưởng hết được cái vị ngọt bùi
4. Cháo canh Quảng Bình
Cháo canh nhìn bên ngoài không được trang trí đẹp mắt nhưng lại mang nét chân chất của người dân Quảng Bình. Tô cháo canh là món ăn sáng không thể thiếu của người dân nơi đây. Trong đó, mỗi tô cháo là sự kết hợp của nhiều loại nhân gồm: cá, tôm, thịt nạc. Đặc biệt, cá lóc là một thành phần không thể thiếu trong món ăn này.
Cháo canh Quảng Bình
Cá lóc được luộc chín, bóc lấy thịt, xào, nêm vừa gia vị vừa vặn rồi thả vào nồi cháo canh đang sôi sùng sục. Khi múc ra bát, người bán hàng sẽ nhanh tay bỏ một nhúm hành, ngò thái mỏng được rắc đều lên mỗi tô cháo canh đang bốc hơi nghi ngút rồi bưng đến cho khách. Cháo canh khi thưởng thức thường ăn kèm với rau cải xanh thái nhỏ. Bát cháo thơm ngon có vị ngọt của cá, tôm vừa có vị cay ngọt của rau cải chuẩn cho một bữa sáng đầy đủ dinh dưỡng và ngon miệng.
Mỗi tô cháo canh nóng hổi khi được trộn thêm lát rau cải xanh làm điểm thêm màu sắc vào món ăn dân dã. Đến với thành phố Đồng Hới, mà không ghé quá nếm thử cháo canh với nem chả thì quả là thiếu sót. Mặc dù hai thức này không ăn nhập với nhau nhưng sự kết hợp thú vị như vậy càng khiến món ăn trở nên hấp dân hơn. Nhâm nhi cùng vị nước dùng hấp dẫn, miếng cá lóc còn nóng sốt cùng miếng nem chả giòn tan quả là hấp dẫn vô cùng.
Đến với thành phố Đồng Hới, mà không ghé quá nếm thử cháo canh với nem chả thì quả là thiếu sót
5. Bánh lọc bột sắn, tôm sông Quảng Bình
Bánh lọc bột sắn, tôm sông là sự kết hợp mang đậm chất và hương vị Quảng Bình. Bánh bột lọc vốn xuất phát từ trong Huế, Đông Hà nhưng tại mỗi vùng miền lại có sự biến đổi khác nhau. Điển hình như ở Quảng Bình bổ sung thêm hương vị mới lạ khiến bánh bột lọc trở thành món ăn đặc biệt nhất của tỉnh Quảng Bình.
Nguyên liệu của bánh lọc khá đơn giản gồm bột sắn lọc, tôm, mộc nhĩ với một ít gia vị khác. Trong đó, tôm dùng cho bánh chỉ là tôm sông loại nhỏ khá đậm vị. Mỗi chiếc bánh lọc nhỏ trong suốt bao bọc bên trong một con tôm bé kèm theo chút thịt băm cùng gia vị hòa quyện. Bánh được làm sẵn nhưng khi ăn, người bán hấp bánh cho dẻo. Bánh lọc thường chấm kèm với loại mắm chắt đặc trưng của Quảng Bình tạo nên một hương vị mộc mạc tình quê hương.
Loại bánh gói này có thể để nhiều ngày, khi ăn chỉ cần đem hấp lại cho nóng mà vẫn thơm dẻo như bánh mới. Bạn có thể dễ dàng thưởng thức chúng ở bất cứ đâu vì giá của chúng rất rẻ, chỉ với vài chục nghìn là đã có thể thoải mái ăn ngon được rồi. Vậy nên, không mấy ai qua Đồng Hới lại không muốn dừng chân và nếm thử thức quà hấp dẫn đến vậy.
Bánh lọc bột sắn, tôm sông Quảng Bình
6. Bánh khoái Quảng Bình
Bánh khoái Quảng Bình nhìn khá giống món bánh xèo miền Nam. Tuy nhiên, bánh khoái lại là loại bánh to hơn, giòn hơn cùng cách chế biến cầu kỳ và đặc biệt hơn một chút. Bột để làm bánh khoái phải chọn loại gạo ngon đem đi xay nhuyễn. Bột bánh hòa với nước thành hỗn hợp bột lỏng hơi sánh. Trong đó, người ta hòa thêm một ít bột ngô, trứng gà, bột nghệ để bánh có màu sắc đẹp mắt.
Bánh khoái Quảng Bình nhìn khá giống món bánh xèo miền Nam
Người đầu bếp tráng từng lớp bánh mỏng trên chảo gang trong đó, phần nhân bao gồm thịt nạc heo băm nhỏ, tôm, chút giá sống để bên trong. Khi chiên bánh khoái cũng cần phải chú ý đến độ nóng của lửa để bánh được giòn và vàng đều.
Ở đây, người địa phương thường gọi nước chấm là nước lèo. Nước chấm phải có hương vị đặc trưng, mùi thơm béo ngậy đặc trưng mang nhiều hương vị. Trong đó, để làm được bát nước chấm như thế cần phải có thịt nạc, cà chua, dứa, bánh quy, lạc rang. Vào những ngày mát trời mà được thưởng thức một đĩa bánh khoái nóng hổi thơm lừng cuộn kèm vào với rau sống rồi chấm nước lèo chắc hẳn sẽ khiến bạn phải xuýt xoa không thôi về độ ngon lành của món ăn này.
Bánh khoái Quảng Bình cần phải chú ý đến độ nóng của lửa để bánh được giòn và vàng đều
7. Lẩu cá khoai Quảng Bình
Hầu hết các quán ở Đồng Hới chuyên món lẩu cá khoai. Tô cá đã ướp gia vị được mang ra để trên bàn, trong đó, từng khúc cá trắng nõn nà, mũm mĩm, tươi rói. Cá phải được làm sạch, cắt khúc đem tẩm ướp cùng các loại gia vị bình thường như muối, ớt, bột ngọt nhưng luôn phải có thật nhiều cây nén đem cắt khúc.
Từng khúc cá trắng nõn nà, mũm mĩm, tươi rói
Trong khi phần cá ướp được chuẩn bị kỹ càng, người ta cũng không thể không lưu ý đến nồi nước lẩu chua cay thơm ngon gồm các loại như cà chua, khế, nấm, me chua, măng chua và dưa cải. Hương vị của nổi nước lẩu phụ thuộc rất nhiều vào tay nghề của người nêm nếm nhưng bạn có thể yên tâm rằng đây là món chuyên của nhà hàng và người dân địa phương.
Nồi nước sôi sục trên ngọn lửa mạnh, vừa ăn vừa nói những câu chuyện thường nhật cũng đủ làm du khách phấn khởi ngồi thưởng thức hết nồi lẩu cá khoai một cách ngon lành. Cứ lần lượt, cho cá vào nồi, không để cá quá chín vì sẽ nát mà chỉ cần sôi lên một chút là bạn đã có thể vớt ra chén. Nhưng hãy ăn ngay sau khi bớt nóng vì chỉ để đến khi nguội cá sẽ rất tanh.
Nồi nước lẩu chua cay thơm ngon gồm các loại như cà chua, khế, nấm, me chua, măng chua và dưa cải
8. Ruốc tháng sáu Quảng Bình
Đối với ngư dân Đồng Hới quan niệm, năm nào tháng sáu có ruốc là năm đó sẽ được mùa cá. Vậy nên ở vùng cửa biển Nhật Lệ, ruốc tháng sáu là ngon nhất. Trong bữa cơm của người dân nơi đây, món ruốc lạt thường dùng như thức ăn hoàn chỉnh không cần nấu nướng gì. Ngoài ra, nếu ăn kèm với khế rành, loại khế vừa ngọt vừa chua đích thị là một đặc sản, vừa rẻ tiền vừa có sức quyến rũ rất kỳ lạ.
Ruốc tháng sáu Quảng Bình
Ruốc ăn lạt cũng có thể ăn cùng cà, chấm thịt lợn luộc, ăn với bún, với bánh đúc, đều là những món ăn tuyệt vời. Trong khi thứ ruốc mặn hay còn gọi là mắm ruốc, người dân thường để lại hàng năm dùng trong nấu nướng. Nước mắm ruốc tuy không ngon thơm như mắm cá nhưng lại độ ngọt và đậm đà hơn. Vậy nên nếu nói đến ẩm thực khi đi tour ghép Quảng Bình chắc chắn không thể bỏ qua món “đặc sản” của những người sành ăn Đồng Hới.
9. Gỏi cá nghéo Quảng Bình
Gỏi cá nghéo toàn thịt trong khi phần gan béo, thịt ngon. Mặc dù da có hơi nhám và tanh nhưng chỉ cần cạo da bằng nước sôi thì không còn sợ tanh nữa. Thịt cá sau khi sơ chế trắng như bông, mới nhìn đã trông rất thích mắt.
Gỏi cá nghéo Quảng Bình
Cá nghéo khi được làm thành gỏi, người địa phương thường chấm với nước lèo, rau sống làm món nhấm rượu tuyệt vời. Còn nếu không, họ sẽ kho với nghệ, mật, gừng là món ăn rất bổ dưỡng. Ngoài ra, cá nghéo cũng có thể nấu cháo. Gạo ngon bắt lên bếp, ngay khi vừa chín tới thì thả bọc bao tử cá vào, hầm kỹ, thêm một chút gia vị tiêu hành vậy là đã có một món ăn thơm ngon rồi.
Cá nghéo cũng có thể nấu cháo rất ngon
10. Mắm lẹp Quảng Bình
Mắm lẹp Quảng Bình được làm từ loại cá lẹp vốn là loại cá con nhỏ, mình lép kẹp. Vì đây là cá thân mềm nhũn do bộ xương hom không cứng, thịt nhão do quá nhiều mỡ nên người dân nơi đây lấy cá lẹp làm mắm hoặc nướng tươi trên than.
Muối mắm lẹp thường là được muối xổi nên còn được gọi là mắm xổi. Cá lẹp đem rửa sạch, loại bỏ phần thừa, trộn với muối rồi đem chỉ ép lại vài ba hôm đã ra thành phẩm. Trong khi mắm lẹp trưng mỡ, hành, kẹp với rau mưng – là một loại rau rừng, thân cây to, mọc thẳng bờ sông, bờ suối, bờ khe núi cũng được người địa phương rất yêu thích sử dụng trong những món ăn hàng ngày.
Mắm lẹp Quảng Bình
11. Canh nấm tràm Quảng Bình
Nấm tràm quanh năm không phải nơi nào, lúc nào cũng mua được. Theo người bán hàng, nấm tràm chỉ có theo mùa, thường mọc trên sườn các gò đồi hay dọc ven bờ của những con suối. Nấm có hình tròn như quả trứng gà, béo múp, màu tím đậm hoặc cây lớn thì có màu nâu tím như màu của trái sim vừa sắp chín. Trong khi đó, hững cây nấm già thì chỉ còn lại màu nâu thẫm.
Mỗi năm, vào mùa nấm tức khoảng tháng 4, tháng 7 và tháng 8 âm lịch. Nấm mọc nhiều sau mỗi đợt mưa lớn. Nhưng thực ra, mùa nấm tràm cũng không kéo dài lắm mà thực ra thời gian lại khá ngắn ngủi. Nhiều bà nội trợ có kinh nghiệm có thể chế biến nấm tràm theo nhiều món khác nhau như nấu cháo, xào với các thực phẩm khác. Trong đó, món ăn phổ biến, quen thuộc nhất với người dân Quảng Bình vẫn là canh nấm tràm.
Nấm tràm có màu tím đậm hoặc cây lớn thì có màu nâu tím như màu của trái sim vừa sắp chín
Để chế biến nấm tràm cũng khá công phu, đầu tiên, người ta gọt bỏ lớp vỏ, phần chân dính đất, lấy mũi dao bóc lớp màng vỏ màu nâu trên tán nấm. Họ cũng ngâm nấm trước với nước muối loãng và rửa thật sạch để nấm tràm bớt đắng và đỡ nhớt. Ngoài ra để sơ chế kỹ hơn, người ra có thể chần qua nước sôi rồi rửa lại bằng nước lạnh để ráo.
Người dân ở đây vốn đã quen với vị đắng của thứ thực phẩm lạ này, sau khi đã sơ chế xong phần nấm, người ta bắt đầu cho nồi lên bếp phi hành cho thơm, cho thịt ba chỉ vào đảo qua. Tiếp đến phần tôm đã bóc vỏ và tẩm ướp thấm, tiếp tục cho vào đảo đều một lượt rồi cho nước vào đun sôi. Tiếp sau đó, phần nấm đã sơ chế cho vào nồi nước sôi, bỏ rau vào đến khi rau chín thì tắt bếp.
Canh nấm tràm Quảng Bình đã trở thành món dân dã quen thuộc với người dân địa phương
Lúc này, món canh chỉ cần nêm nếm gia vị vừa ăn, cho vào nồi một ít lá lốt xắt nhỏ sẽ khiến nồi canh dậy mùi thơm rất đặc trưng. Bên cạnh đó, canh nấm tràm còn có thể nấu với nhiều loại rau khác nhau nhưng người ta vẫn thường nấu với rau khoai lang bởi tính hợp vị của thứ rau này có thể làm giảm đi phần nào vị đắng.
12. Sò huyết sông Roòn Quảng Bình
Sông Roòn là nơi giao hòa giữa hai dòng chảy của dòng nước ngọt tinh khiết chảy từ đập Vực Tròn giao hoà với dòng nước mặn chảy từ biển Đông lên. Đến đây, khúc sông này hội tụ được nhiều yếu tố tự nhiên điều kiện thuận lợi rất thích hợp sự phát triển và sinh sống của loại sò huyết đặc sản nức tiếng của vùng đất Quảng Bình.
Sò huyết sông Roòn trở thành loại hải sản hảo hạng không thể bỏ qua ở Quảng Bình. Sò huyết có thể chế biến thành rất nhiều món ăn khác nhau nhưng đặc sắc nhất phải kể đến là món sò huyết tái chanh và sò huyết chưng nước mắm. Cách chế biến sò quan trọng nhất ở phần sơ chế. Vì con sò sống dưới lòng sông vùng bùn lầy nên trước khi chế biên, người đầu bếp phải ngâm với nước vo gạo hoặc nước muối ớt pha loãng.
Sò huyết sông Roòn Quảng Bình
Để sò nhả hết bùn đất, người ra thường dùng những chiếc bàn chải cọ sạch lớp vỏ bên ngoài, sau đó rửa lại liên tục bằng nước sạch. Sò huyết sau khi rửa được chần qua nước sôi sao cho vẫn giữ được dòng huyết và thịt còn đỏ tươi. Sau đó, cạy ra lấy hết phần thịt và huyết bỏ vào bát rồi thưởng thức ngay khi còn nóng.
Với cách chế biến độc đáo cùng với nguyên liệu tươi ngon bổ dưỡng, sò huyết sông Roòn chắc chắn sẽ là đặc sản không thể bỏ qua khi du lịch Quảng Bình. Từng miếng thịt sò ngọt và mát lịm quyện với vị chua chua của nộm đu đủ; cái chát của nộm bắp chuối, vị cay nồng của gừng, mù tạt, nhấp thêm ngụm rượu men riềng pha bột sắn dây của xứ Quảng khiến tâm hồn lâng lâng khó tả.
Với cách chế biến độc đáo, sò huyết sông Roòn sẽ là đặc sản không thể bỏ qua
13. Mực nướng Quảng Bình
Sau những buổi đêm đi câu mực, bạn có thể thưởng thức ngay tại thuyền thành phẩm mà mình đã bắt được đêm qua. Trên những chiếc thuyền lớn bên trên chở theo các thúng lớn đem ra ngoài khơi xa. Những người câu mực sẽ ngồi vào bên trong chiếc thuyền thúng rồi bắt đầu làm công việc như một thói quen. Và chỉ cần đợi đến mỗi khi câu được một chú mực nào đó, người đi câu liền sẽ bỏ nó lên trên thuyền, lập tức sơ chế.
Mức khô nướng đâu có gì là ngạc nhiên nữa. Thế nhưng mà ngồi ăn mực nướng ngắm biển thì lại khác hoàn toàn đấy nhé. Đến với vùng biển Quảng Bình không thể nào lại quên thưởng thức dĩa mực thơm ngon bên cạnh chai bia mát lạnh. Khi nướng mực quan trọng nhất là phải nướng trên ngọn lửa liu riu sao cho thật kỹ. Mực tươi có màu trắng tinh nhưng khi đã được nướng chín sẽ chuyển qua màu vàng.
Mực nướng Quảng Bình
Bạn chỉ cần để mực chín đều cả bên trong lẫn bên ngoài cho đến khi bay tỏa một cái mùi thơm ngon ngọt tự nhiên. Khi thưởng thức miếng mực nướng mềm thơm, ngọt lịm kết hợp cùng với cái vị cay nồng của tương ớt thì bạn mới có thể cảm nhận hết được độ ngon của nó. Ngoài món mực nướng chấm ớt, bạn cũng có thể dùng để xào, rang với đường, tương ớt, cùng các loại gia vị khác. Chỉ cần xào cho thật giòn rồi thưởng thức cũng có hương vị rất đậm đà và ngon miệng là được nhé.
Mực tươi có màu trắng tinh nhưng khi đã được nướng chín sẽ chuyển qua màu vàng
Ngồi nướng mực trên lửa than hồng, xé nhỏ thành nhiều sợi, chấm kèm với tương ớt thì sẽ thấy rõ được vị ngon ngọt của mực hoà quyện cùng vị ớt cay nồng. Vừa ăn lai rai, vừa nhấm nháp bên ly bia lại cùng bạn bè ngồi hàn huyên thật không có gì tuyệt hơn thế.
Vừa ăn lai rai bên ly bia lạnh lại cùng bạn bè ngồi hàn huyên thật không có gì tuyệt hơn
Hy vọng bài viết trên đã chia sẻ những thông tin thú vị về các loại đặc sản Quảng Bình mà chỉ cần đến nơi đây, hãy chắc chắn rằng bạn sẽ thưởng thức nhé. Và đừng quên Cattour luôn có sẵn các chương trình tour Quảng Bình từ Hà Nội cũng như các tour du lịch Quảng Bình 4 ngày 3 đêm với lịch trình tối ưu với mức giá hấp dẫn nhất!
Mai Nguyễn/Cattour.vn - Ảnh: Internet