Tìm hiểu Tết ở Nhật Bản, phong tục truyền thống, nét đẹp cổ truyền của xứ sở mặt trời mọc
05/01/2019 / 1,907
Nhật Bản, đất nước đã đổi việc đón năm mới theo lịch âm sang lịch dương liệu có sự thay đổi trong những ngày tết ở Nhật Bản hay không? Hãy cùng Cattour tìm hiểu tất tần tật nhé
Mục lục bài viết
Tại Nhật Bản, sau ngày 25 tháng 12, bạn nghĩ Nhật Bản có náo nhiệt vừa đón Giáng sinh vừa chuẩn bị đón những ngày năm mới đang gần kề không? Không đâu, Giáng sinh ở Nhật Bản chỉ là một ngày lễ vui vể, bình thường như bao ngày (cả Halloween cũng vậy), nó không mang nhiều ý nghĩa về mặt truyền thống hay văn hóa. Ngày lễ truyền thống, quan trọng nhất của người Nhật là "Oshogatsu" (nghĩa đen là tháng đầu tiên của Nhật Bản), hay chính là lễ đón năm mới theo lịch dương.
1. Tìm hiểu về Oshogatsu - ngày tết truyền thống của Nhật Bản
Oshogatsu – Tháng Giêng, tháng tết cổ truyền Nhật Bản. Truyền thuyết kể rằng ngày lễ Oshogatsu có lịch sử ra đòi từ phong tục chào đón vị thần năm mới tên là Toshigamisama, vị thần này tượng trưng cho sự may mắn, sức khỏe dồi dao và của cải sung túc.
Tết Nhật Bản diễn ra vào ngày nào? Oshogatu sẽ diễn là trong 3 ngày, bắt đầu từ ngày 1/1 – 3/1 đầu tiên của năm. Người dân Nhật Bản sẽ háo hức chuẩn bị cho ngày tết từ trước đó vài ngày như Việt Nam chúng ta vậy. Mọi người trong gia đình sẽ cùng nhau dọn dẹp nhà cửa, trang trí thêm cho ngồi nhà để mang lại cảm giác mới mẻ. Vào đêm giao thừa, đa phần người Nhật sẽ chọn ở nhà quấy quần cùng gia đình, tất nhiên cũng có những bữa tiệc countdown, pháo hoa chào đón năm mới được tổ chức bên cạnh đó.
Tết truyền thống Nhật Bản, họ thường tự tay viết những lời chúc lên thiệp năm mới
Đến sáng hôm sau là ngày 1/1 là ngày chuyển giao sang năm mới đầu tiên, có một việc mà người Nhật quan niệm rằng, việc làm tốt nhất để chào đón năm mới cũng như cầu may mắn, sức khỏe đó chính là đi ngắm mặt trời mọc. Đây chính là một trong nhưng điểm khác giữa các hoạt động đón năm mới ở Nhật Bản so với các nước khác.
Phần được ưa thích nhất trong ngày tết truyền thống Nhật Bản của trẻ em, lì xì đầu năm, tất nhiên rồi. Trong tiếng Nhật gọi là Otoshidama, trẻ em sẽ được nhận Otoshidama từ người lớn, bố mẹ, ông bà và người thân với mong ước rằng chúng sẽ mau ăn chóng lớn, thêm tuổi mới, trưởng thành hơn, học hành tốt hơn và ngoan ngoãn
Ước ao của mọi người lớn, được bé lại để nhận lì xì
2. Cách trang trí, đồ vật mang lại may mắn vào ngày tết ở Nhật Bản
Dạo quanh khi đi du lịch Nhật Bản, bạn có thể thấy trên cửa các nhà hàng, khách sạn và các ngôi nhà sẽ treo "kadomatsu" và "shimekazari". Nó không chỉ đem lại may mắn trong việc kinh doanh mà còn như là một vật trang trí cho năm mới.
Kadomatsu
Một vật trang trí được đặt ở lối vào, bao gồm ba ống tre được cố định cùng nhau với ba độ dài khác nhau (tượng trưng cho sự thịnh vượng), được trang trí bằng những nhánh thông (tượng trưng cho tuổi thọ) và những nhánh cành mận (tượng trưng cho sự kiên định). Họ đã nói rằng đây là nơi ở tạm thời của các vị thần đến thăm để ban phước cho con cháu, sau đó "kadomatsu" thường sẽ được đốt sau ngày 15 tháng 1.
Bạn sẽ nhìn thấy kadomatsu trước cửa mọi nhà
Shimekazar
Shimekazari được treo trên cửa nhà, được dùng thay cho lời mời và sự chào đón các vị thần may mắn đến với gia đình, đồng thời xua đuổi đi tà ma và những điều không tốt lành. Shimekazar bao gồm "shimenawa" (một sợi dây rơm), thông và một quả cam đắng (một biểu tượng của hậu thế), thêm một vài vật khác nữa.
Shimekazari được treo trên cánh cửa
Một cách thiết kế khác của Shimekazari
Ngoài ra, người Nhật Bản còn dâng một món quà khác nữa cho các vị thần đó là "kagami mochi", hai chiếc bánh gạo tròn xếp chồng lên nhau rồi đặt một quả cam nhỏ lên trên đó, sau đó "kagami mochi" sẽ được đặt trên ban thờ của gia đình.
Những vật khác có thể đem đến may mắn trong ngày tết cổ truyền Nhật Bản như là: "hagoita" (một miếng gỗ nhỏ, hình dáng giống như chiếc mái chèo, được sử dụng để chơi một trò chơi giống như cầu lông có tên "hanetsuki", mặc dù "hagoita" được thiết kế công phu nhưng nó đơn thuần chỉ là vật dùng để trang trí) mang ý nghĩa để đánh và xua đuổi điều xui xẻo; "hamaya" (một mũi tên dùng để tiêu diệt linh hồn ma quỷ), thường chỉ được bán trong các đền, chùa trong ba ngày đầu tiên của năm mới. Nếu bạn muốn có một chiếc "hagoita" cho năm mới thì hãy ghé thăm Đền Sensoji ở Asakusa, đền tổ chức một gian chợ bán hagoita hàng năm, diễn ra hàng năm vào tháng 12.
Hagoita của người Nhật Bản
Hamaya, mũi tên tiêu diệt ma quỷ
Nếu bạn yêu thích việc được tự tay tạo nên những món đồ này, có một vài xưởng workshop cho phép bạn học cách tự làm "kadomatsu" và các đồ trang trí khác. Một số chi nhánh của cửa hàng Tokyu Hands – cửa hàng về phong cách sống cũng hay tổ chức ra các workshop bàn luận và tạo điều kiện để bạn tự tay trải nghiệm làm "kadomatsu" này.
3. Lễ thờ cúng tổ tiên vào ngày tết ở Nhật Bản
Giống với các nước Châu Á khác, dịp lễ tết năm mới là khoảng thời gian con cháu tỏ tỏ lòng thành kính, nhớ về cội nguồn ông bà, tổ tiên, và các vị thần. Người Nhật Bản sẽ chuẩn bị các loại bánh dầy, bánh Tokonoma rồi dâng lên bàn thờ, cầu khẩn và mong được các vị thần linh phù hộ về sức khỏe, tiền tài,.. cho gia đình trong năm mới. Việc thờ cúng như là một cách liên hệ giữ người đã mất và người sống, nhận sự hỗ trợ và quan tâm lẫn nhau như việc: con cháu thì sẽ thăm hỏi, khấn cầu, tổ tiên thì che chở, dẫn dắt hậu thế. Đây là một nghi lễ vô cùng quan trọng không chỉ ở riêng Nhật Bản mà ở các nước Châu Á nói chung.
4. Những hoạt động trong dịp lễ tết ở Nhật Bản
Xem Kouhaku Uta Gassen
Đêm ngày 31-12, trước thời điểm chuyển giao năm mới, ở Việt Nam, chúng ta có thói quen xem Táo quân thì ở Nhật Bản, cũng có chương trình truyền hình được yêu thích bởi mọi lứa tuổi, thiếu đi chương trình đó cảm giác thiếu thiếu của ngày cận tết. Đó là chương trình " Kouhaku Uta Gassen", đã tồn tại từ năm 1959 đến tận bây giờ. Được phát sóng trên kênh truyền hình quốc gia Nhật Bản NHK từ khoảng 7:15 tối đến 11:45 tối, chương trình kéo dài khoảng 4,5 giờ này có nội dung liên quan đến một "trận chiến âm nhạc" giữa hai đội, các thành viên trong 2 đội này sẽ là những nghệ sĩ nổi tiếng nhất và gặt hái được nhiều thành công nhất trong năm vừa rồi. Là kênh truyền hình của cả quốc gia, NHK mời, vì vậy để có mặt trong chương trình cuối năm này được coi là một vinh dự rất lớn cho các nghệ sĩ.
Rung chuông giao thừa: "Joya no kane"
Theo truyền thống của người Nhật Bản, vào đêm giao thừa mọi người, mọi nhà đều trong tâm trạng đón đợi những hồi chuông giao thừa vang lên vào thời khắc bước sang năm mới. Họ thường đến chùa để đón giao thừa. Những tiếng chuông đầu tiên sẽ vang lên vào 11.40 pm ngày 31 tháng 12 hằng năm, sau đó sẽ là mội hồi chuông gồm 108 tiếng. Tại sao lại là 108 tiếng chuông? Có thể hiểu việc đánh chuông đúng 108 theo nhiều cách khác nhau nhưng theo cách hiểu trong Đạo Phật của Nhật Bản, 108 tiếng chuông tượng trưng cho 108 phiền não, là chính những ham muốn của con người làm cho họ phải chịu đau khổ. Người ta tin rằng khi những âm thanh ngân vang từ chuông chùa sẽ giúp con người soi xét lại tâm của mình để bỏ đi 108 phiền não, thanh lọc tâm trí là linh hồn trong năm tới.
Lễ rung chuông giao thừa
Mọi người xếp hàng đợi lễ rung chuông
Tại Tokyo, những ngôi đền, chùa nổi tiếng cho buổi lễ này là đền Zojoji gần Tháp Tokyo và Chùa Sensoji ở Asakusa. Cả hai nơi này đều trở nên cực kỳ đông đúc khi càng về gần thời khắc giao thừa, vì vậy hãy đến sớm! Bạn cũng không phải lo lắng về việc bỏ lỡ chuyến tàu cuối cùng về nhà đâu, vì tàu và tàu điện ngầm sẽ chạy suốt đêm cho đến sáng hôm sau vào đêm giao thừa nhé
Còn nếu bạn muốn thưởng thức pháo hoa trong đêm giao thừa khi đi tour Nhật Bản thì hãy đến Thiên đường biển Yokosuka và Yokohama Hakkeijima ở tỉnh Kanagawa, vì Tháp Tokyo đã ngừng tổ chức bắn pháo hoa trong dịp năm mới. Tuy nhiên, nói về Tháp Tokyo, nó là một địa điểm nổi tiếng dành cho những người muốn đón năm mới bên ngoài. Nó là địa điểm để diễn ra các bữa tiệc ăn mừng theo một cách yên tĩnh vào lúc nửa đêm, khi ánh sáng và màn hình trên tháp Tokyo thay đổi để chỉ năm mới và những người vui chơi thả bóng bay để ăn mừng.
Nengajou – Gửi thiệp chúc mừng năm mới
Nengajou, là những tấm thiệp nhỏ để chúc mừng năm mới, nó thể hiện sự coi trọng và bày tỏ tình cảm của bạn, hay là cách để bạn hỏi thăm nhau, giữ gìn liên lạc đối với thân xung quanh bạn. Dù cho các phương tiện hiện đại như thông qua các mạng xã hội, bạn có thể dễ dàng gửi đi lời chúc hơn nhưng gửi thiệp lại thể hiện được nhiều nhất sự chân thành, coi trọng của bạn tới những người nhận thiệp. Theo như một khảo sát ở Nhật Bản thì số trung bình lượng thiệp một người Nhật Bản gửi vào dịp tết là khoảng 35 tấm thiệp/người tính cả trẻ sơ sinh, xu hướng gửi thiệp cũng được phân hóa theo độ tuổi, tuổi càng cao thì số lượng thiệp họ muốn gửi đi càng nhiều, điều đó cũng dễ hiểu thôi vì những người tầm tuổi trung niên trở lên họ không thích sử dụng công nghệ, mà thay vào đó những lời chúc viết tay dành riêng cho người thân và gia đình.
Từ tay viết và gửi những tấm thiệp năm mới cho gia đình, bạn bè
Những tấm thiệp được thiết kế rất đẹp, bắt mắt và nhiều kiểu cách, hình dáng khác nhau, đây cũng là lựa chọn lý tưởng cho món quà của bạn khi đi du lịch Nhật Bản, hãy gửi gắm những lời yêu thương nhất cho những người bạn yêu quý.
Hatsuhinode – Ngắm mặt trời mọc
Bắt đầu năm mới như một con chim, dậy sớm và đón ánh bình minh đầu tiên! Các đài quan sát tại Tokyo Skytree và Tòa nhà Chính phủ Tokyo thi thoảng sẽ tổ chức các sự kiện ngắm Hatsuhinode bắt đầu từ lúc 5:00 sáng ngày 1/1. Tuy nhiên với việc giới hạn người thì sự kiện này lựa chọn người may mắn được tham gia bằng cách bốc xổ số hoặc thông qua các ứng dụng trên mạng từ nhiều tháng trước. Vậy thì tại sao bạn không lựa chọn việc đi bộ lên núi Takao hoặc núi Mitsutoge để ngắm hoàng hôn nhỉ, hoặc thậm chí đi đến các khu vực nghỉ mát như Hakone hoặc Izu? Tầm nhìn ở đó thì tuyệt vời rồi, chắc chắn sẽ là trải nghiệm mới mẻ cho ngày đầu tiên của năm mới đấy.
Ngắm mặt trời mọc trong ngày đầu tiên của năm mới
Hatsumode – Đi đền, chùa trong ngày tết
Hatsumode - là chuyến thăm đầu tiên tới một ngôi đền, chùa vào đầu năm mới, bạn có thể đi Hatsumode vào khoảng thời gian từ ngày 1-3/1 hàng năm.
Nếu bạn đi sau những ngày đó thì dù vẫn là chuyến thăm chùa đầu tiên trong năm những không còn được gọi là Hatsumode nữa. Người Nhật thường đến chùa đầu năm để cầu mong một năm mới tốt hơn, về sức khỏe, về công việc,..thuận lợi hơn so với năm cũ. Thật sự rất thú vị và tôi sẽ giới thiệu bạn 2 điều mà ai cũng có thể làm khi "hatsumode".
Khung cảnh nô nức đi chùa cầu an lành cho cả năm
Bạn đi đến bất kỳ ngôi đền hay chùa nào đầu tiên, bạn cũng đã thực hiện được nghi lễ này, đặc biệt là những ngôi chùa nổi tiếng ở Tokyo như Sensoji, Zojoji, Chùa Meiji, và Kanda Myojin thường sẽ có rất đông người dân Nhật Bản và cả du khách đi tour Nhật Bản tới đây.
Nên lời khuyên của mình sẽ là: bạn nên tránh đi vào những giờ cao điểm. thay vì đến những đền chùa lớn thì bạn có thể chọn những ngôi đền. chùa nhỏ hơn, thoáng người mà chỉ những người bản địa mới biết ấy, sẽ thoải mái và bạn đỡ mệt trước cảnh tượng đông đúc. Hoặc bạn có thể chọn ngôi chùa linh thiêng nằm ở ngoại ô Nhật Bản, vừa như một chuyến đi dã ngoại kết hợp với chuyến Hatsumode luôn nhé.
Có 2 điều thú vị mà bạn có thể làm khi tới chùa:
Omikuji
Đầu tiên, "Omikuji", là bói thẻ. Đi chùa nào bạn cũng có thể xin bói thẻ. Bạn sẽ được đưa cho một hộp gỗ dài có một lỗ nhỏ, sau đó bạn lắc hộp gỗ lên cho đến khi có một thanh bên ngoài rơi ra ngoài. Trên thanh sẽ có đánh số, bạn chỉ cần tìm đến hộp số tương tự là bạn đã có được thẻ bói của mình cho năm mới. Thẻ bói "Omikuji" có thể mang dự báo "Dai-Kichi" có nghĩa là đại cát, "Chu-Kichi" là tiểu cát và các vận may khác. Nếu bạn bốc phải thẻ không được may mắn bạn chỉ cần treo "Omikuji" lên trên một nhánh cây là được nhé, tất cả những điều liên quan đến bố thẻ, mang tính dự đoán thì các bạn nên đọc, biết và tham khảo thôi nhé
Bói thẻ Omikuji
Omamori
"Omamori" – nghĩa là chiếc bùa may mắn của Nhật Bản. Bùa được thiết kế với nhiều màu sắc, kiểu dáng truyền thống khác nhau nhưng thường là hình chữ nhật, dạng nhỏ và phẳng. Nếu sở hữu một chiếc bùa may mắn "Omamori" thì người ta tin rẳng bạn sẽ nhận được những may mắn trong tình yêu, trong sự nghiệp, tiền bạc, học hành và nhiều điều khác nữa. Hãy nhớ phải giữ bùa ở trong ví, túi,… sao cho bạn luôn đem theo nó bên mình trong một năm, khi sang năm mới thì bạn mua mới chiếc bùa may mắn và gửi chiếc bù cũ đến chùa để cầu nguyện và đốt nhé. "Omamori" đồng thời là một món quà rất tuyệt nếu bạn mang nó tặng cho những người thân yêu, bạn bè.
5. Món ăn truyền thống đặc trưng vào dịp tết của người Nhật Bản
Mở ra sự may mắn là lý do đằng sau nhiều truyền thống năm mới của Nhật Bản, do đó, không có gì đáng ngạc nhiên khi một số món ăn được chỉ định là món mang lại may mắn. Toshikoshi soba (nghĩa đen là mì kiều mạch), được phục vụ nóng vào đêm giao thừa năm mới để khi ăn, món mì tượng trưng cho việc cắt đứt những bất hạnh trong năm, cũng như chúc may mắn và sống lâu.
Trong khi đó, "ozoni" (một món súp mặn với bánh gạo mochi) và "osechi ryori" (một thuật ngữ bao gồm các món ăn truyền thống được ăn trong năm mới giúp đem lại may mắn). Thành phần cơ bản của món ăn là (rau, bánh gạo, dashi – nước dùng, và nước tương), những món này trong thành phần có chút thay đổi khác nhau giữa cách nấu và công thức của từng gia đình và từng khu vực.
Món canh "ozoni"
6. Một vài hoạt động thú vị khác
Oji Fox Parade – Lễ diễu hành Oji Fox
Cuộc diễu hành Fox Oji (ở khu vực Trạm Oji) là một hoạt động độc đáo để chào đón năm mới. Đó là một lễ hội Nhật Bản, nhưng nó không phải là một lễ hội truyền thống được biết đến rộng rãi. Truyền thuyết kể rằng, một thời gian dài trước đây, vào một đêm giao thừa, một số con cáo đã hóa trang thành con người và viếng thăm đền Oji Inari. Nhưng tại lễ hội diễu hành này thì ngược lại, bây giờ là con người hóa trang thành cáo rồi đi tới đền, chùa để được bạ phước lành.
Bất cứ ai trong trang phục truyền thống của Nhật Bản (kimono, happi,... và trên đó là bất kỳ họa tiết chủ đề cáo nào trên đó (ví dụ: trang điểm, tai cáo) đều có thể tham gia diễu hành, lưu ý bạn sẽ vẫn phải đăng ký trước khi tham gia. Nếu bạn chưa có thể tham gia cuộc diễu hành, thì cũng đừng quá thất vọng, đây vẫn là một cảnh tượng đẹp tuyệt vời để xem lễ diễu hành độc đáo này, và nếu bạn muốn biến thành một con cáo thì hãy tới những gian hàng nơi bạn có thể vẽ mặt với một khoản phí nhỏ nhé.
Lễ diễu hành Oji Fox
Bạn có thể vẽ mặt cáo, nhìn rất thú vị
Và mặc dù Tết Nguyên đán không diễn ra vào ngày 1 tháng 1 dương, nhưng khu phố Tàu Yokohama vẫn có sự kiện chào đón tết dương bằng các màn đếm ngược, múa lân và pháo. Tất nhiên, họ ăn mừng Tết Nguyên đán với quy mô lớn hơn Tết dương rất nhiều
Đó là những thông tin về tết truyền thống của Nhật Bản, ngày nghỉ tết, kì nghỉ kéo dài bao nhiều lâu và những thông tin về nét đẹp truyền thống, những nét đặc trưng ở nước bạn, mong rằng sẽ giúp ích được cho các bạn với dự định đi du lịch Nhật Bản dịp tết này nhé !
Du lịch Nhật Bản luôn là điểm đến hàng đầu châu Á bởi cảnh sắc thiên nhiên có một không hai. Hình ảnh những cung đường ngập tràn sắc hoa mỗi mùa anh đào nở hay vàng đượm bầu trời mỗi độ thu về luôn là nguồn cảm hứng bất tận cho những người mê xê dịch. Đến với tour du lịch Nhật Bản 2024, du khách không thể nào bỏ qua những địa điểm nổi tiếng như: núi Phú Sĩ, Osaka, Kobe, Nagoya, cố đô Kyoto, làng cổ Oshino Hakkai, Chùa Vàng,...
Nhắc đến xứ sở hoa anh đào, chúng ta không thể không nhắc đến Tokyo - thủ đô của Nhật Bản, một thành phố sầm uất đầy năng động và là nơi giao thoa văn hóa qua nhiều thời kỳ.
Nếu bạn đã bỏ lỡ mất mùa hoa anh đào tháng 3 và tháng 4 ở Nhật Bản thì đừng tỏ ra hụt hẫng vội. Chỉ cần đi lên phía Bắc của Nhật Bản thêm một chút là các bạn vẫn có thể say đắm trong sắc đẹp của hoa anh đào rồi.
Hoa anh đào ở Nhật Bản nở theo vùng. Vùng nào có nhiệt độ ấm hơn thì hoa sẽ nở sớm hơn và ngược lại. Thông thường, hoa sẽ nở sớm nhất ở các tỉnh phía Nam của Nhật Bản như Okinawa, Kyushu... và nở muộn nhất ở các tỉnh phía Bắc như Hokkaido, Sapporo...
Nhật Bản có 4 mùa trong một năm. Vào từng tháng trong mỗi mùa, nơi đây lại có thời tiết khác nhau, kèm theo đó là nhiều cảnh đẹp, nhiều loài hoa nở rộ và cả những lễ hội vô cùng độc đáo.
Núi Phú Sĩ – biểu tượng của đất nước Mặt Trời mọc. Khách du lịch đến Nhật Bản thường chỉ được nhìn ngắm núi Phú Sĩ từ xa hoặc tham quan dưới chân núi, thế nhưng bạn hoàn toàn có thể leo lên đỉnh ngọn núi này để ngắm mặt trời mọc và ngắm nhìn đất nước Nhật Bản ở tọa độ cao nhất.