Đặt ngay: Tour du lịch Nhật Bản 2023, chất lượng, uy tín, trọn gói chỉ có tại Cattour.vn
Vé máy bay khứ hồi
Khách sạn tiêu chuẩn từ 3* trở lên
Bảo hiểm du lịch suốt chương trình
Xe đưa đón sang trọng,... và còn nhiều hơn thế nữa!!!
I. Tìm hiểu về tiền Nhật
1. Sự ra đời
Vào năm 1871, cùng năm với việc đúc tiền của Nhật Bản được hình thành tại thành phố Osaka, thời kì triều đại Meiji (hay chính là triều đại Minh Trị) đã chính thức chấp nhận đồng yên là đơn vị tiền tệ Nhật Bản, và kể từ đó đến bây giờ đồng yên vẫn là hình thức tiền tệ chính. Đồng yên là loại tiền được giao dịch nhiều thứ ba trên thị trường ngoại hối sau đồng đô la Mỹ và đồng euro.
2. Ý nghĩa của tên gọi tiền Nhật
“Yên” có nghĩa là "vật tròn" hoặc "vòng tròn" trong tiếng Nhật
- Đối với tiền giấy thì có 4 mệnh giá: 1.000 yên, 2.000 yên, 5.000 yên và 10.000 yên (trong đó mệnh giá 2.000 yên ít thấy trên thị trường hơn cả vì mệnh giá này không thể sử dụng cho các máy bán hàng tự động. Tuy nhiên, nó lại hay được khách du lịch đổi lấy để giữ làm món quà lưu niệm khi rời Nhật Bản)
- Đối với tiền xu thì có 6 mệnh giá: 1 yên, 5 yên, 10 yên, 50 yên, 100 yên, 500 yên.
Tiền xu được đúc lần đầu tiên vào năm 1870. Trên mặt đồng xu được in lên những hình ảnh như hoa, cây, đền thờ và cây lúa. Không giống như nhiều đồng tiền trên toàn thế giới, tiền Nhật Bản được đóng dấu theo năm trị vì của hoàng đế hiện tại thay vì một năm dựa trên lịch Gregorian.
Tiền xu được làm bằng niken, cupro-niken, đồng, đồng thau và nhôm trong đó đồng mệnh giá một yên hoàn toàn làm bằng nhôm, nó có thể nổi trên mặt nước. (Bạn nên chuẩn bị tiền lẻ và tiền xu để sử dụng cho đi xe bus và mua hàng ở máy bán hàng tự động)
3. Cách đổi, mệnh giá tiền Nhật
1 man Nhật = 10.000 yên Nhật
1 sen Nhật = 1.000 yên Nhật
1 yên Nhật bằng bao nhiêu tiền Việt?
1 yên Nhật = 216,9 VNĐ
Vậy 1000 yên Nhật bằng bao nhiêu tiền Việt?
1.000 yên Nhật = 216.900VNĐ
Thực ra việc lựa chọn cách nhớ sẽ tùy thuộc vào bạn, nhưng như mình thì mình nhớ bằng cách nhớ yên Nhật với giá đô la Mỹ vì cơ bản chúng ta đều nhớ tỉ giá tiền Việt với tiền đô la Mỹ, ví dụ như sau:
- 1USD = 20.000VNĐ (mình lấy tròn cho dễ tính chứ giá bây giờ thực tế 1USD khoảng 23.000VNĐ)
- 100 yên Nhật = 20.000VNĐ (vì 1 yên = 216,9VNĐ mình đã giới thiệu ở trên, và mình cũng làm tròn để dễ tính)
Từ đây mình quy ra 1USD = 100 yên (mình quy về tròn giá cho dễ tính nhẩm tiền, mình muốn nhắc lại một lần nữa). Và cứ thế là tính thôi, chẳng hạn bạn ăn hết 1.200 yên Nhật thì sẽ là 12$ tương ứng với khoảng 240.000VNĐ, hay mua sắm hết 4411 yên Nhật thì là 44,11$ tính hòm hòm gọi là 45$ đi tương ứng khoảng dưới 900.000VNĐ.
II. Các cách thanh toán ở Nhật Bản
Tuy là một nước phát triển nhưng Nhật Bản nổi tiếng là một xã hội dựa trên tiền mặt, nhưng xu hướng đã dần thay đổi, và đã có sự gia tăng đáng kể trong việc chấp nhận các phương thức thanh toán khác. Dưới đây là các phương thức thanh toán mà bạn có thể sử dụng khi đến Nhật Bản
1. Thanh toán bằng tiền mặt
- Tiền mặt vẫn là phương thức thanh toán được ưa thích, đặc biệt rất tiện nhất là khi nó liên quan đến số tiền chi trả nhỏ. Kể cả đến những khoản tiền lớn thì việc trả vẫn dễ dàng được sử dụng và chấp nhận tại Nhật Bản, bạn mang theo duy nhất một tờ 10.000 yên để thanh toán và bạn ngại khi đưa một đồng tiền lớn vậy để trả cho món đồ có giá trị nhỏ? Không cần thiết người Nhật họ vui vẻ ngay cả khi bạn không mang tiền mệnh giá nhỏ nhé. Thanh toán tiền taxi, dùng để đi chùa, đền,… nói chung không khác gì so với cách người Việt chúng ta vẫn đang sử dụng nhiều tiền mặt.
- Khi đi du lịch Nhật Bản tới những thành phố nhỏ, khu ngoại thành, nông thôn tì hầu như không được thanh toán bằng thẻ tín dụng đâu nên bạn hãy nhớ luôn mang theo tiền mặt.
- Tiền mặt thường là cách duy nhất để trả phí vào cửa tại các điểm tham quan du lịch, tại các nhà hàng nhỏ và các cửa hàng nhỏ. Phần lớn các tủ khóa cũng yêu cầu tiền phí. Bạn nên chuẩn bị tiền xu trước khi sử dụng xe buýt và tàu điện. Xe buýt thường không nhận tiền trị giá trên 1.000 yên và tài xế xe buýt thì thường không mang nhiều tiền bên người. Máy bán hàng tự động thường chấp nhận tiền 10, 50, 100 và 500 yên và tiền giấy 1.000 yên. Các máy mới hơn thường chấp nhận thêm tiề giấy loại 5.000 và 10.000 yên.
2. Thanh toán bằng thẻ thanh toán quốc tế
Thanh toán bằng thẻ tín dụng hay thẻ ghi nợ, đặc biệt là ở các thành phố lớn ở Nhật Bản đang được chấp nhận rộng rãi.
Hầu hết các khách sạn chấp nhận thanh toán bằng thẻ tín dụng hiện nay
Hầu hết các cửa hàng bách hóa, nhà hàng tầm trung đến cao cấp, trung tâm đại lý và cửa hàng bán lẻ lớn.
Nhiều nhà ga, cửa hàng tiện lợi, siêu thị, chuỗi nhà hàng và cửa hàng cũng chấp nhận chúng.
3. Thanh toán bằng thẻ IC
Thẻ IC, chẳng hạn như Suica và Icoca, là thẻ nạp tiền để thanh toán. Chủ yếu là một công cụ thanh toán thuận tiện khi bạn mua vé tàu và xe buýt, số lượng người dùng thẻ IC hiện đang tăng dùng cho cả thanh toán tại nhà hàng và cửa hàng tiện lợi, đặc biệt là trong và xung quanh các nhà ga, tại hầu hết các cửa hàng tiện lợi, máy bán hàng tự động và một số tủ khóa (tủ mà bạn có thể thuê và cất giữ đồ quan trọng bên trong) ở các thành phố lớn.
III. Rút tiền ở Nhật, đổi tiền Nhật ở đâu?
- Bạn có thể đổi một ít yên trước khi đi tour Nhật Bản, nhưng như thế tỉ giá mua bán ở ngân hàng sẽ đắt đấy
- Hay bạn cũng có thể lựa chọn mang theo tiền Việt rồi sang đến Nhật đổi sau cũng được, nhưng như thế thì vừa không an toàn vừa “cồng kềnh” vì bạn sẽ phải mang theo nhiều tiền mặt.
Vậy nên cách tốt nhất để có tiền yên Nhật đó là bạn chỉ cần mang thẻ của bạn và rút tiền từ thẻ thông qua máy ATM ở Nhật, quá dễ dàng rồi. Đổi tiền Nhật ở đâu thì đổi tiền Nhật ở máy ATM nhé!
1. Rút tiền ở Nhật qua ATM
Ngày nay, nhiều máy ATM của Nhật Bản được liên kết với các ngân hàng quốc tế, vì vậy thẻ rút tiền của bạn gần như chắc chắn rút được tại các cây ATM này, nếu như khi thử qua một cây ATM mà chưa được thì bạn đừng từ bỏ luôn, hãy thử thêm ở các cây khác nữa nhé
Mẹo: Bạn hãy tìm đến các cửa hàng tiện lợi của 7eleven, có các cây ATM đặt trước cửa hàng, các máy này tích hợp với nhiều loại thẻ nhất mà thường thì các ATM ở chỗ khác không có.
Chú ý: Đi du lịch Nhật Bản, khi dùng thẻ ngân hàng, hay gọi là thẻ ATM để rút tiền ở Nhật, vì những loại thẻ này được chuyên sử dụng vào mục đích rút tiền. Không nên sử dụng thẻ tín dụng hay thẻ ghi nợ vì tỉ lệ phí bạn phải trả để rút tiền mặt thông qua ATM là RẤT CAO, trong trườn hợp bắt buộc lắm thì mới phải chấp nhận rút qua loại thẻ này. (Và nếu như thẻ tín dụng credit card là thẻ tiêu trước trả sau, thì bạn cũng không thể xin ứng rút tiền ATM trước rồi trả sau được, hãy đảm bảo trong tài khoản tất cả các loại thẻ của bạn PHẢI có số dư để rút tiền).
2. 7-11 ATM là những ATM hữu ích nhất cho vô số các thẻ để rút tiền ở Nhật Bản
Các máy ATM tốt nhất cho người nước ngoài là máy 7-11 ATM. Mà các máy ATM này thì ở có sẵn ở các cửa hàng tiện lợi 7eleven (còn được gọi là 7bank) có khắp mọi nơi trên đất Nhật, ở sảnh đến của sân bay Narita và Kansai (Osaka) cũng có. Các máy ATM này hoạt động với hầu hết các thẻ nước ngoài và có hướng dẫn tiếng Anh (và tiếng Trung) rõ ràng. Điều hay ho nữa về máy ATM 7-11 đó là chúng hoạt động 24 giờ một ngày, 7 ngày một tuần.
Tạ Thư/Cattour.vn - Ảnh: Internet