Nếu có dịp về miền Tây sông nước, du khách nhất định đừng quên thưởng thức những món bánh thơm ngon hấp dẫn từ nguyên liệu dân dã, bình dị là trái chuối. Dưới đây là những món ngon từ chuối miền Tây làm nức lòng bao du khách
Miền Tây là một vùng đất phù sa đầy màu mỡ nên những loại trái cây ở nơi đây cũng quanh năm tươi tốt. Chuối cũng là một trong những trái cây nổi tiếng ở miền Tây sông nước. Người miền Tây có rất nhiều món ngon từ chuối. Đầu tiên phải kể đến món bánh chuối nước cốt dừa - món ăn gắn liền với tuổi thơ của biết bao thế hệ người dân sông nước miệt vườn. Vào những buổi trưa “buồn mồm buồn miệng” hay những ngày mát trời, được ngồi thưởng thức đĩa bánh chuối dẻo dẻo dai dai, thơm lừng, béo ngậy vị nước cốt dừa thì còn gì tuyệt vời bằng.
Món bánh chuối nước cốt dừa có nguyên liệu rất đơn giản, dễ kiếm cùng cách làm đơn giản, chỉ cần nắm được các bước thì ai cũng có thể làm được ngay. Nguyên liệu của món ăn bao gồm chuối chín, bột gạo, bột năng, dừa khô cùng các loại gia vị đường, muối, vani,...
Khi làm món bánh chuối này, người thợ sẽ phải pha bột gạo, bột năng cùng một chút muối, đường, có thể thêm chút vani để tăng thêm vị thơm béo của bánh. Nếu thích ăn bánh dẻo hơn thì có thể tăng hàm lượng bột năng. Tuy nhiên, nhiều người nói rằng không nên cho quá nhiều bột năng bởi bánh chuối này dẻo quá sẽ bớt ngon. Bột gạo và bột năng sau khi được pha loãng với nước thì người ta sẽ cho chuối chín cắt lát hoặc đập dập vào rồi lăn đều vào hỗn hợp.
Đến đây là đã xong công đoạn chuẩn bị. Tiếp theo là khâu hấp bánh khá công phu. Thông thường, để làm món bánh chuối hấp như thế này thì người dân miền Tây sẽ chọn lá chuối để lót dưới mâm. Sau đó họ dùng một chút dầu ăn thoa lên bề mặt lá chuối để bánh hấp xong không bị dính, có thể lấy ra dễ dàng. Việc cuối cùng chỉ là đặt hỗn hợp chuối và bột vào mâm rồi đem đi hấp. Tùy độ dày mỏng của bánh mà thời gian hấp khác nhau, trung bình khoảng 30 - 40 phút là được.
Món bánh chuối miền Tây này sẽ ngon và chuẩn vị nhất khi được ăn kèm cùng với nước cốt dừa nóng. Cách nấu nước cốt dừa ngon cũng phụ thuộc vào kinh nghiệm cá nhân của mỗi người. Dừa khô sau khi được nạo và ép lấy nước cốt sẽ được đun trên bếp cùng một ít đường, ít muối và bột năng. Đến khi hỗn hợp nước dừa đặc sánh lại là được. Bánh chuối sau khi hoàn thiện sẽ được cắt ra, bày lên đĩa và chan nước cốt dừa lên trên, rắc thêm chút đậu phộng là đã sẵn sàng thưởng thức. Chỉ cần cắn một miếng đầu tiên, du khách sẽ phải trầm trồ ấn tượng với hương vị ngọt đậm đà, thơm nức mũi này.
Xem thêm: Miền Tây bao nhiêu tỉnh? Bạn đã biết miền Tây gồm những tỉnh nào chưa?
Khám phá miền Tây Nam Bộ? Các tỉnh miền Tây Nam Bộ có gì thú vị mà rất nhiều du khách đều muốn đặt chân đến đây?
Bánh chuối chiên cũng là một món bánh được làm từ chuối miền Tây rất được lòng người dân địa phương nơi đây và cả những du khách từ phương xa. Món bánh này được bán rất phổ biến trên nhiều đường phố, những hàng quán vỉa hè, trong các khu chợ ở khắp miền Tây sông nước.
Chuối chiên ở mỗi nơi lại có những công thức chế biến khác nhau, nêm nếm gia vị khác nhau, phù hợp với khẩu vị của mỗi người. Tuy nhiên nhìn chung thì một món chuối chiên được coi là ngon và thành công khi có vỏ bánh vàng ươm, giòn rụm, không quá dày và cũng không quá mỏng, phần thịt chuối bên trong chín đều, vị ngọt thơm,... Chỉ cần cắn miếng đầu tiên là du khách đã cảm nhận được vị ngọt béo, giòn tan ngay trong miệng…
Để làm được món bánh chuối chiên đúng điệu nhất thì nguyên liệu được sử dụng phải là loại chuối chín cây vừa chín tới, ngon nhất thì nên chọn loại chuối xiêm trái to đặc trưng của người miền Tây. Bên cạnh đó, những nguyên liệu khác như bột gạo, bột mì, đường, muối, bột nghệ và vani,... cũng được sử dụng để tăng mùi vị thơm ngon cho chuối khi chiên xong. Có nhiều nơi sẽ dùng bột nếp để chiên chuối nhưng chuối chiên ở miền Tây chính gốc vẫn thường dùng bột gạo và bột mì là đủ.
Khi đã chuẩn bị đầy đủ nguyên liệu thì đã đến lúc bắt tay vào trộn bột mì và bột gạo chung cùng chút bột nghệ vào để tạo màu vàng tự nhiên và đẹp mắt cho món ăn. Nguyên liệu chuối chín sẽ được cắt đôi và đập dập rồi nhúng vào hỗn hợp bột. Ở bước này, người ta thường thêm chút muối và đường để món ăn có hương vị đặc trưng, thơm ngon hơn. Lưu ý, bột chiên chuối nên pha với nước với tỷ lệ đặc bởi pha loãng quá sẽ dễ làm bột bị chảy khi chiên.
Sau khi các khâu xong xuôi, cuối cùng chỉ việc bắc chảo dầu lên bếp để chiên chuối. Đợi đến khi dầu nóng sôi, người ta múc từng trái chuối tẩm hỗn hợp bột vào chảo để chiên cho đến khi chín vàng đều là hoàn thành. Món bánh chuối miền Tây này ngon nhất khi thưởng thức lúc còn nóng. Các bạn có thể cho chuối chín vào đĩa có lót giấy thấm dầu để loại bớt dầu thừa trên bánh chuối.
So với món chuối chiên kể trên thì món chuối nếp nướng còn có cách làm công phu hơn nữa khi còn phải kết hợp giữa chuối và nếp, hơn nữa còn phải nướng trên than hồng trong hàng giờ đồng hồ. Tuy nhiên, mọi công sức và thời gian đều là xứng đáng khi các bạn được thưởng thức một trái chuối nếp nướng ngon tuyệt vời với lớp nếp vàng giòn, dậy mùi thơm nức mũi kết hợp cùng hương vị cốt dừa béo ngậy, ngọt ngào. Chắc chắn nếu có dịp đi du lịch đến miền Tây thì các bạn không nên bỏ qua món ngon này từ chuối này đâu nhé.
Để có thể làm được món bánh từ chuối này ngon nhất thì phải chọn được loại nếp có độ dẻo và thơm. Bên cạnh đó chuối thì phải là chuối chín cây, chín vừa tới, không được sử dụng chuối chín héo hay còn xanh hoặc chưa chín đủ. Những nguyên liệu chính để làm món bánh chuối đặc biệt này gồm có chuối chín, nếp, dừa khô, bột năng, đậu phộng, vani, đường, muối,...
Quy trình để làm được món chuối nếp nướng thơm ngon khá cầu kỳ, bao gồm 3 công đoạn cơ bản. Đầu tiên là công đoạn nấu nếp, nếp được đem vo sạch, cho thêm một ít nước cốt dừa, bột năng, đường,... rồi nấu lên dùng nồi cơm điện để nấu như nấu cơm bình thường). Sau khi nếp chín thì sẽ được xới ra miếng lá chuối to tạo thành hình chữ nhật. Sau đó trái chuối chín ngon đã được lựa chọn và lột vỏ sẽ được đặt lên trên lớp nếp đó. Cuối cùng chỉ cần cuộn tròn lớp nếp cùng với trái chuối bên trong lại rồi mang đi nướng trên than hồng là xong.
Mặc dù không quá khó để chế biến món bánh từ chuối miền Tây này tuy nhiên người làm phải cẩn thận và để tâm vào món ăn. Cụ thể, để món chuối nếp nướng được thơm ngon và chín đều thì khi nướng phải thường xuyên lật trở chuối liên tục. Bên cạnh đó thì than dùng để nướng chuối không được quá nóng vì có thể sẽ làm chuối bị khét, mất ngon hoặc cháy chuối. Chuối nếp khi được nướng chín rồi thì sẽ được cắt ra thành từng miếng nhỏ vừa ăn rồi chan nước cốt dừa lên, xong chỉ việc thưởng thức thành quả. Về nước cốt dừa thì nước cốt dừa chan vào chuối nếp nướng cũng không khác gì so với nước cốt dừa ăn bánh chuối. Và cuối cùng là đừng quên rắc thêm chút đậu phộng rang lên trên để món ăn vừa đẹp mắt vừa thơm ngon, hấp dẫn hơn nhé.
Chuối hầm dừa hay thường được gọi là chè chuối hay là chuối chưng là một trong những món ăn từ chuối miền Tây được rất nhiều người yêu thích, kể cả là người dân địa phương hay là khách du lịch. Còn gì tuyệt vời hơn khi được ngồi nhấm nháp, thưởng thức một tô chè đậm vị béo của nước cốt dừa hoà quyện cùng vị ngọt thanh của chuối, độ dai giòn của bột bán nhỉ? Món ăn này tưởng khó mà lại rất dễ thưc hiện, cộng thêm hương vị thơm ngon hấp dẫn tuyệt hảo của chuối nữa nên món ăn này được bán ở khắp nơi, du khách có thể tìm thấy những nơi bán món ăn này khi đến miền Tây.
Với món ăn thơm ngon hấp dẫn này thì mỗi người, mỗi nhà ở miền Tây Nam Bộ lại biến tấu chế biến theo một kiểu khác nhau tuỳ thuộc vào khẩu vị. Họ sáng tạo món ăn bằng cách thêm vào đó những nguyên liệu khác như bí, khoai lang,... để món ăn thêm đặc sắc và đa dạng hơn. Tuy nhiên, chẳng cần nhiều nguyên liệu như thế mà chỉ đơn giản với chuối và dừa khô thôi là chúng ta đã có một món bánh chuối hầm dừa miền Tây ngon tuyệt hảo rồi đấy nhé.
Phương pháp thực hiện món chuối miền Tây hầm dừa tưởng khó mà lại siêu đơn giản. Nguyên liệu cho món ăn cũng rất dễ kiếm, các bạn chỉ cần có chuối chín, đường, muối, bột báng, dừa khô...là đủ. Dừa khô sau khi được vắt lấy nước cốt thì cho cho nước cốt dừa này vào nồi và bắc bếp lên, bỏ thêm chút muối và đường để tạo hương vị, ít hay nhiều phụ thuộc vào khẩu vị mỗi người. Bột báng sau khi ngâm cho nở ra thì cũng cho vào nồi nước cốt dừa đang nấu để tiếp tục nấu chín cùng, Cuối cùng thì chuối tươi cắt khoanh sẽ được cho vào nồi và nấu cho đến khi nào chuối mềm là đã hoàn thành được món chè chuối hay là chuối hầm dừa ngon tuyệt rồi đấy nhé.
Nếu muốn thưởng thức chuối hầm vị bí đỏ hoặc khoai lang thì cũng vô cùng đơn giản: Các bạn chỉ cần bỏ các nguyên liệu này vào nồi đun trước khi cho chuối vào. Lý do là bởi trái chuối bỏ vào sẽ chín và mềm ra rất nhanh sau khi được nấu trong nồi nước cốt dừa đang sôi ùng ục. Món chè chuối miền Tây độc đáo và hấp dẫn này sau khi nấu xong có thể thưởng thức luôn lúc còn nóng hổi hoặc nhiều người thích thưởng thức nguội cũng vẫn không làm giảm đi được hương vị thơm ngon. Cuối cùng là đừng quên rắc thêm chút đậu phộng lên trên để món ăn thêm phần đẹp mắt và ngon miệng nhé.
Trên đây là top những món ăn ngon từ nguyên liệu chính là chuối miền Tây. Nếu có dịp đi du lịch miền Tây sông nước thì các bạn nhất định đừng quên thưởng thức những món ngon từ chuối ở phía trên nhé. Những món ăn này sẽ giúp cho trải nghiệm ẩm thực của du khách trong chuyến tour miền Tây thêm phần trọn vẹn. Bên cạnh đó, những món ăn từ chuối miền Tây này về cơ bản cũng rất dễ làm nên các bạn có thể tự tay vào bếp để trổ tài làm những món ăn ngon tuyệt này cho gia đình và người thân của mình nhé.
Và đừng quên Cattour luôn sẵn sàng đồng hành cùng bạn qua các tour miền Tây từ Hà Nội cũng như tour miền Tây 4 ngày 3 đêm với lịch trình tối ưu và mức giá hấp dẫn nhất nhé!
Cattour tự hào là nhà tổ chức tour du lịch miền Tây hàng đầu!
Các bài viết liên quan:
Vân Trần / Cattour.vn - Ảnh: Internet.
Xem thêm: miền tây món ngon từ chuối
Ở Cần Thơ nói riêng và miền Tây nói chung không thiếu những homestay đẹp và độc đáo. Nhưng Mekong Cần Thơ không chỉ là một homestay bình thường mà còn là điểm nghỉ chân vô cùng được lòng khách du lịch, đặc biệt là các bạn trẻ. Bởi đây chính là homestay điện gió đầu tiên ở miền Tây sông nước miệt vườn. Nếu chuẩn bị có kế hoạch đi du lịch miền Tây và ghé Cần Thơ thì du khách nên một lần nghỉ chân và trải nghiệm ở homestay Mekong Cần Thơ để tự mình cảm nhận nhé
Những làng nghề truyền thống luôn là một trong những đặc trưng gắn liền với giá trị, bản sắc văn hoá của các cộng đồng cư dân nên có sức hấp dẫn đối với khách du lịch. Các làng nghề truyền thống ở miền Tây cũng rất nhiều và đa dạng. Trong đó, có 3 làng nghề truyền thống ở Cần Thơ mà du khách không nên bỏ qua trong chuyến du lịch đi Cần Thơ và miền Tây sông nước như sau
Nếu có dịp về với vùng đất Vĩnh Long, du khách nên dành thời gian để “quẩy” hết mình cùng với bạn bè của mình ở 2 khu du lịch sinh thái Vĩnh Long nổi tiếng và hấp dẫn nhất miền Tây sông nước
Nếu bạn đã từng đặt chân đến tỉnh Tiền Giang miền Tây sông nước thì chắc cũng biết rằng địa danh này nổi tiếng với vô số những món ăn đặc sản thơm ngon tuyệt hảo. Hủ tiếu Mỹ Tho, chả nướng Chợ Gạo, vú sữa Lò Rèn hay mắm tôm Gò Công,... đều là các món ăn đặc sản Tiền Giang vô cùng hấp dẫn mà nếu chưa thử một lần thì thật đáng tiếc
Nếu có dịp đến với miền Tây Nam Bộ, du khách nên ghé thăm những nhà thờ ở đây để tìm hiểu, khám phá những nét kiến trúc độc đáo và đẹp mắt nhé. Dưới đây là top 3 nhà thờ đẹp nhất ở miền Tây mà du khách nên ghé thăm
Đến với xứ Bảy Núi An Giang, du khách không chỉ được tham quan ngắm cảnh, được tìm hiểu về những nét văn hoá độc đáo của người dân nơi đây mà còn có cơ hội thưởng thức thả ga những loại đặc sản hấp dẫn nơi đây. Bên cạnh những món ăn đặc sản thơm ngon thì các bạn cũng đừng quên thử 5 món ăn vặt An Giang miền Tây dưới đây nhé