Tết này nếu có dịp đi du lịch miền Tây thì thật tuyệt vời, bạn đừng bỏ qua cơ hội check in và chụp thật nhiều bức ảnh cực “chất” và “độc” ở lò gạch miền Tây nhé. Tuy không mang vẻ đẹp thơ mộng, hữu tình như nhiều địa điểm du lịch nổi tiếng khác nhưng những lò gạch nung ở miền Tây vẫn rất thu hút khách du lịch bởi sự độc đáo và khác lạ của mình. Vậy điểm đến này có gì mà lại thú vị đáng để ghé thăm đến như vậy?
Ai cũng biết rằng để xây dựng được nên những công trình bề thế, vĩ đại thì không thể nào thiếu được chi tiết nhỏ như những viên gạch. Thế nhưng gạch từ đâu có, gạch được sản xuất như thế nào,... thì không phải ai cũng biết. Vì thế, khi có dịp về miền Tây du lịch, đặc biệt là các tỉnh như Vĩnh Long hay Bến Tre,... thì các bạn đừng quên ghé thăm những làng nghề làm gạch truyền thống đã tồn tại từ ngàn đời nay nằm dọc ở hai bên bờ sông nhé.
Với người dân miền Tây, nghề sản xuất gạch là nghề rất quan trọng đã có từ rất lâu đời và hầu hết các gia đình ở đây đều làm gạch theo kiểu cha truyền con nối. Chẳng ai biết được nghề làm gạch chính xác có từ năm nào. Chỉ biết rằng những đứa trẻ nơi đây ngay từ khi sinh ra đến khi lớn lên, trưởng thành đều gắn liền với những lò gạch ở miền Tây cao vút nhìn như những kim tự tháp phiên bản Việt.
Người dân nơi miệt vườn sông nước thường làm gạch và phát triển làng nghề dọc theo bờ sông bởi đây là vị trí rất thuận tiện cho việc vận chuyển nguyên liệu hàng hóa thành phẩm. Ngoài ra, việc xây lò gạch ở ven sông cũng góp phần quan trọng để giảm ô nhiễm, khói bụi cho bầu không khí. Dần dần, số lượng những lò gạch nhiều lên, tạo thành những làng nghề đẹp và yên bình bên dòng sông đậm phù sa của miền Tây Nam Bộ.
Mỗi lò gạch ở miền Tây sông nước thường có chiều cao từ 10-12 mét tùy vào loại gạch được sản xuất là gì. Trung bình, mỗi lò nung như thế này sẽ cho ra đời khoảng 100 - 120 nghìn viên gạch mỗi đợt 15 ngày. Sau đó người ta chờ gạch nguội để bốc xếp ra ngoài, vận chuyển xuống ghe để mang đi phân phối cho các tỉnh thành trong khu vực. Không hề đẹp lung linh hay lãng mạn nhưng những lò gạch này vẫn trở thành địa điểm chụp ảnh check in rất độc đáo và được yêu thích của rất nhiều bạn trẻ. Hiếm có địa điểm nào không đẹp lung linh nhưng vẫn được dân tình săn lùng để chụp ảnh check in các bạn nhỉ!
Xem thêm:
Miền Tây bao nhiêu tỉnh? Bạn đã biết miền Tây gồm những tỉnh nào chưa?
Khám phá miền Tây Nam Bộ? Các tỉnh miền Tây Nam Bộ có gì thú vị mà rất nhiều du khách đều muốn đặt chân đến đây?
Khi nhắc đến những làng nghề làm gạch ở khu vực miền Tây thì không thể nào không kể đến 2 tỉnh Vĩnh Long và Bến Tre. Đây là 2 địa danh có số lượng làng nghề và số lượng hộ gia đình sản xuất gạch nhiều nhất trong khu vực. Nếu bạn đi du lịch miền Tây sông nước và muốn tìm một địa điểm check in độc đáo bên những lò gạch thì các bạn nên đến huyện Long Hồ và Mang Thít ở tỉnh Vĩnh Long và huyện Chợ Lách ở tỉnh Bến Tre nhé.
Ở tỉnh Vĩnh Long, những làng nghề làm gạch nằm trải dài theo bờ kênh Thầy Cai và con sông Cổ Chiên với chiều dài lên đến hàng chục km. Nếu có dịp ngồi trên xuồng và chạy dọc theo con sông này thì các bạn sẽ bắt gặp những hình ảnh lò gạch màu đỏ nung của đất sét hoặc màu xám trắng của xi măng. Phần lớn những lò gạch ở miền Tây thường nằm san sát nhau. Nếu quan sát từ trên cao hay là quay, chụp ảnh bằng flycam thì các bạn sẽ thấy chúng nhìn trông như những kim tự tháp phiên bản hình trụ tam giác vô cùng độc đáo.
Nhiều du khách khéo tưởng tượng còn thấy rằng những lò gạch nơi đây trông giống như chiếc bát úp với kích thước cực khổng lồ. Bởi những lò gạch này tuy có kích thước rất to lớn nhưng khi được quan sát từ trên cao thì cũng chỉ nhỏ xíu, xinh xinh chẳng khác gì chén bát cơm chúng ta vẫn thường ăn hàng ngày.
Ở nghề làm gạch tỉnh Vĩnh Long này, người ta chủ yếu sản xuất gạch ống, gạch tàu và gạch tiểu. Trong đó gạch ống và gạch tiểu là chiếm số lượng nhiều hơn vì nhu cầu sử dụng cao hơn và có tính ứng dụng lớn hơn trong cuộc sống. Ngoài gạch là sản phẩm chủ đạo ra thì ở tỉnh Vĩnh Long còn cung cấp, phân phối ra thị trường đủ các loại ngói từ cổ điển đến hiện đại. Tất cả những sản phẩm được làng nghề ở đây cung cấp đều đảm bảo chất lượng tối ưu nhất nên rất được mọi người tin tưởng và lựa chọn.
Ngoài Vĩnh Long có nghề sản xuất gạch ra thì xứ dừa Bến Tre cũng từng vang danh với những loại gạch chất lượng tốt nhất ở huyện Chợ Lách - là khu vực làng hoa Cái Mơn hiện nay. Tuy nhiên, theo thời gian thì làng nghề này giờ đây đã dần mai một, đa số người dân đã chuyển sang trồng hoa do có hiệu quả kinh tế cao hơn và ít gây ô nhiễm môi trường hơn. Vì thế mà đến với Cái Mơn giờ đây, du khách sẽ chỉ tìm thấy những lò gạch cũ bỏ dở đã nhuốm màu thời gian, phủ đầy rêu phong. Ở Bến Tre giờ chẳng còn những lò gạch nung lúc nào cũng đỏ au tro trấu như ở tỉnh Vĩnh Long nữa.
Tuy nhiên, nếu du khách có kế hoạch cho chuyến du lịch miền Tây dịp Tết này để chụp ảnh sống ảo thì vẫn nên đến với Cái Mơn sẽ tiện hơn nhé. Bởi đến đây vào dịp Tết, các bạn không chỉ được chụp những bức ảnh thật chất bên lò gạch cũ mà còn được tham quan, khám phá và check in bên làng hoa lớn nhất nhì ở miệt vườn xứ dừa. Còn nếu không phải dịp tết mà là những thời điểm khác trong năm thì các bạn hãy dành nhiều thời gian hơn để khám phá làng nghề gạch ở tỉnh Vĩnh Long nhé.
Với vẻ độc đáo tựa như kim tự tháp phiên bản Việt Nam, những làng nghề làm gạch miền Tây rất được các du khách trong và ngoài nước yêu thích. Nhiều người đến đây sẽ thích thực hiện một hành trình trải nghiệm ngồi xuồng, thả dạo dọc trên sông và ngắm nhìn những lò gạch hai bên đường.
Bên cạnh đó, nhiều bạn trẻ trong nước đam mê khám phá và trải nghiệm lại thường thích đến tận nơi để chiêm ngưỡng những lò gạch và lắng nghe câu chuyện làm nghề của những người dân địa phương nơi đây và chụp những bức ảnh thật “chất” để khoe với bạn bè. Ngày nay, giao thông ở đây cũng đã phát triển hơn nhiều nên đường đi đến những làng nghề này cũng được cải thiện nên dễ dàng hơn rất nhiều. Nếu có dịp đi tour miền Tây mà không gấp gáp gì thì các bạn nên dành ra cả một ngày chỉ để rong ruổi khắp những cung đường và chụp thật nhiều bức ảnh check in đẹp nhất ở lò gạch miền Tây và cả những cảnh đẹp mê hồn khác nữa nhé.
Vốn dĩ, những lò gạch truyền thống ở miền Tây sẽ có màu đỏ nung. Tuy nhiên, trải qua một quãng thời gian dài, màu sắc này sẽ phai nhạt đôi chút nhưng chỉ cần vài bí kíp chỉnh màu thôi là bạn đã có những bức ảnh vừa chất vừa độc đáo khi đến đây. Đặc biệt, nếu may mắn có dịp ghé những làng nghề sản xuất gạch vào đúng thời điểm lò gạch đang rảnh, không phải nung, bạn sẽ được dịp bước hẳn vào bên trong lò để thưởng thức trọn vẹn vẻ đẹp hoành tráng và bề thế của những lò gạch miền Tây này. Tuyệt đối đừng bỏ lỡ cơ hội tuyệt vời để sắm cho mình thật nhiều những bức ảnh “chất như nước cất” và độc đáo không nơi nào có nhé!
Một lưu ý nhỏ khi đến những làng nghề làm gạch miền Tây đó là các bạn nên lựa chọn những bộ trang phục mang phong cách đơn giản và có hơi hướng cổ điển để phù hợp với bối cảnh nhé hoài cổ này nhé. Bởi bản chất của những lò gạch nơi đây đã toát lên vẻ mộc mạc, dung dị, đúng chất làng quê Việt Nam. Vì thế mà những bộ trang phục quá hiện đại hay cầu kỳ sẽ không phù hợp.
Tại những làng nghề sản xuất gạch ở miền Tây, các bạn sẽ khó lòng tìm thấy nhiều tiện nghi hiện đại hay là những bối cảnh sống ảo được dàn dựng công phu, lãng mạn và nên thơ như ở phim trường. Tuy nhiên, chính sự tối giản và tự nhiên, mộc mạc này đã khiến những lò gạch miền Tây trở thành một điểm check in cực độc đáo, mang đến cho du khách một bộ ảnh du lịch độc và lạ, hoàn toàn không giống bất kỳ bộ ảnh nào khác.ư
Xem thêm: Đi miền Tây mặc đồ gì - Những lưu ý khi lựa chọn trang phục du lịch miền Tây
Một lưu ý về đường đi đến làng gạch ở Vĩnh Long nữa là bạn đi theo Quốc lộ 53 rồi rẽ vào DT 903, chạy thẳng khi nào đến ngã ba là đến đường DT902 (con đường dọc bờ sông Cổ Chiên). Tại đây, du khách có thể hỏi thăm người dân địa phương để được hướng dẫn đường đi tập trung nhiều lò gạch miền Tây nhất nhé.
Còn nếu du khách muốn ghé thăm lò gạch cũ ở Cái Mơn thì các bạn xuất phát đến cầu Rạch Miễu rồi chạy theo Quốc lộ 60 cho tới khi gặp đường Nguyễn Thị Định thì rẽ phải và tiếp tục di chuyển đến làng hoa. Ngoài ra, du khách cũng nên kết hợp sử dụng thêm cả bản đồ trên điện thoại để có thể định vị chính xác nhất đường đi và điểm đến của mình nhé.
Trên đây là những điều thú vị và độc đáo của những lò gạch miền Tây - không chỉ có vai trò quan trọng đối với cuộc sống và nhu cầu của người dân mà còn là một trong những địa điểm check in vô cùng độc đáo, khác lạ của vô vàn khách du lịch, đặc biệt là những bạn trẻ đam mê khám phá và trải nghiệm. Nếu có dịp đi tour miền Tây từ Hà Nội, các bạn đừng ngại ngần gì mà không lưu ngay điểm đến này vào lịch trình tour miền Tây 4 ngày 3 đêm của mình để sở hữu cho mình những bức ảnh đặc biệt “nghìn like” nha. Chúc các bạn có chuyến đi tour du lịch miền Tây thật vui vẻ và thật nhiều kỷ niệm thật đáng nhớ ở miền Tây sông nước nha.
Xem thêm những bài viết liên quan:
Vân Trần / Cattour.vn - Ảnh: Internet.
Xem thêm: miền tây lò gạch miền tây
Ở Cần Thơ nói riêng và miền Tây nói chung không thiếu những homestay đẹp và độc đáo. Nhưng Mekong Cần Thơ không chỉ là một homestay bình thường mà còn là điểm nghỉ chân vô cùng được lòng khách du lịch, đặc biệt là các bạn trẻ. Bởi đây chính là homestay điện gió đầu tiên ở miền Tây sông nước miệt vườn. Nếu chuẩn bị có kế hoạch đi du lịch miền Tây và ghé Cần Thơ thì du khách nên một lần nghỉ chân và trải nghiệm ở homestay Mekong Cần Thơ để tự mình cảm nhận nhé
Những làng nghề truyền thống luôn là một trong những đặc trưng gắn liền với giá trị, bản sắc văn hoá của các cộng đồng cư dân nên có sức hấp dẫn đối với khách du lịch. Các làng nghề truyền thống ở miền Tây cũng rất nhiều và đa dạng. Trong đó, có 3 làng nghề truyền thống ở Cần Thơ mà du khách không nên bỏ qua trong chuyến du lịch đi Cần Thơ và miền Tây sông nước như sau
Nếu có dịp về với vùng đất Vĩnh Long, du khách nên dành thời gian để “quẩy” hết mình cùng với bạn bè của mình ở 2 khu du lịch sinh thái Vĩnh Long nổi tiếng và hấp dẫn nhất miền Tây sông nước
Nếu bạn đã từng đặt chân đến tỉnh Tiền Giang miền Tây sông nước thì chắc cũng biết rằng địa danh này nổi tiếng với vô số những món ăn đặc sản thơm ngon tuyệt hảo. Hủ tiếu Mỹ Tho, chả nướng Chợ Gạo, vú sữa Lò Rèn hay mắm tôm Gò Công,... đều là các món ăn đặc sản Tiền Giang vô cùng hấp dẫn mà nếu chưa thử một lần thì thật đáng tiếc
Nếu có dịp đến với miền Tây Nam Bộ, du khách nên ghé thăm những nhà thờ ở đây để tìm hiểu, khám phá những nét kiến trúc độc đáo và đẹp mắt nhé. Dưới đây là top 3 nhà thờ đẹp nhất ở miền Tây mà du khách nên ghé thăm
Đến với xứ Bảy Núi An Giang, du khách không chỉ được tham quan ngắm cảnh, được tìm hiểu về những nét văn hoá độc đáo của người dân nơi đây mà còn có cơ hội thưởng thức thả ga những loại đặc sản hấp dẫn nơi đây. Bên cạnh những món ăn đặc sản thơm ngon thì các bạn cũng đừng quên thử 5 món ăn vặt An Giang miền Tây dưới đây nhé