Ở hành trình trải nghiệm ẩm thực dọc miền đất nước, nếu có dịp dừng chân tại mảnh đất miền Trung nắng gió, du khách không thể nào bỏ qua được những món ăn dân dã mang đậm hương vị biển. Đặc biệt những nét đặc sắc riêng mà không vùng nào có được sẽ được bật mí tại vùng đất này. Theo đó, chuyến đi du lịch Quảng Bình lần này chắc chắn sẽ là trải nghiệm đáng nhớ nhất trong hành trình dài sau đó của bạn đấy nhé.
1. Lẩu cá khoai
Lẩu cá khoai chỉ khi ăn vào mùa động mới càng thêm ngon lạ lùng. Tuy không phải khi nào cũng có nhưng nếu muốn ăn được lẩu ngon, thực khách cần đến những quán chuyên nấu lẩu ngon tại Quảng Bình để thưởng thức mới đúng chuẩn. Theo đó, người ta thường chọn từng con cá khoai tươi nhất, dày thịt nhất đem đi làm sạch rồi ướp chút gia vị muối, tiêu, ớt cùng cây nén đã cắt nhỏ.
Mặc dù thành phần chính là cá khoai nhưng phần nước lẩu cũng quan trọng không kém góp phần làm nên vị ngon của nồi lẩu. Thông thường, người ta thường nấu nước từ các thành phần nguyên liệu có sẵn như cà chua, nước cốt me, khế chua, dưa cải, măng chua, nấm,.. được nêm nếm sao cho thật vừa miệng cho tới khi đưa ra bàn phục vụ thực khách. Lẩu cá khoai thường được ăn kèm với bún, rau cải xanh. Bạn chỉ cần chờ đến khi nước lẩu sôi thì nhúng cá vào chờ cho chín tới rồi vớt ra liền. Cá khoai thường ngon nhất khi thưởng thức khi còn nóng để vị còn nguyên vị ngọt cũng như thịt cá không bị nát hay bị tanh.
Còn gì tuyệt vời bằng khi cùng những người thân quây quần bên nồi lẩu nóng hổi, thưởng thức hương vị tuyệt vời. Tuy nồi lẩu cá khoai đơn giản là vậy nhưng chính vị ngon từ những hương vị bình dị như: cây nén, cải xanh không làm mất đị sự chân chất của nồi lẩu. Thêm vào đó là cách nêm nếm gia vị đậm đà theo kiểu rất địa phương đã tạo nên một món lẩu vô cùng đặc biệt khiến du khách khó lòng mà quên được.
2. Gỏi cá nghéo
Cá nghéo rất hiếm gặp trên thị trường bởi vì không được quá nhiều người biết đến. Loài cá này nhìn qua mập và là một trong những loài có kích thước khổng lồ khi trưởng thành. Nhưng ngư dân vùng biển miền Trung thường diễn tả cá nghéo như để chỉ loài cá nhám voi, rất ít mỡ và thịt nạc. Trong một năm, ngư dân thường chỉ đem cá nghéo ra thiết đãi khi có khách quý hoặc may mắn lắm bạn mới có cơ hội được thưởng thức món ăn này một lần vì không phải lúc nào cũng có.
Cá được dùng làm gỏi phải là những con có trọng lượng từ 1 – 3 kg. Trong đó, cách chế biến cá nghéo cũng thật đơn giản. Trước tiên, người đầu bếp phải có khử mùi tanh cá nghé bằng cách người ta ngâm cá vào nước sôi không quá lâu và cạo lớp da cá không quá mạnh tay. Sau đó, họ sẽ lọc phần thịt cá cắt thành từng dải dài rửa sạch, thấm nước rồi bày ra đĩa lớn.
Vì cá nghéo được đánh giá là có giá trị dinh dưỡng cao nên đây là một món ăn tẩm bổ. Người dân Quảng Bình có thể chế biến cá nghéo theo nhiều cách rất đa dạng từ lẩu cá, cháo cá cho đến gỏi cá cũng đều ngon cả. Trong đó, người ta còn có thể nấu cháo hoặc kho nghệ giúp điều hòa âm dương, bổ khí huyết, phục hồi cơ thể được tốt nhất. Tuy nhiên, cá nghéo làm gỏi mới thực sự là món đỉnh. Cá nghéo đã dần trở thành món đặc sản Quảng Bình được nhiều người ưa chuộng. Nhưng vì hơi khó đánh bắt nên bạn cần đi tour Quảng Bình vào đúng mùa hè may ra mới có cơ hội thưởng thức món ngon này đấy nhé.
3. Cá đuối nướng mọi
Đĩa cá đuối nướng được bày ra, đơn giản và hấp dẫn ánh nhìn của thực khách ngay từ ban đầu. Đến Quảng Bình, bạn chớ nên bỏ qua món cá đuối nướng vì đơn giản món ăn này thực sự rất ngon. Để làm ra món này, người ta cần cá đuối chừng 1-2 kg, làm sạch, khía vài đường dọc mình cá để ướp cho thấm và nhanh chín. Cá thường được ướp với hành tỏi, sả băm nhỏ, nghệ, sa tế, gia vị các loại như hạt nêm, nước mắm, đường… Cuối cùng cho cá lên vỉ nướng rồi đặt trên bếp than củi.
Cá đuối khi nướng bao giờ cũng phải chú ý trở vỉ nướng đều tay, canh vừa lửa cho đến khi vàng lớp da bên ngoài còn bên trong âm ỉ chín thơm mà không bị cháy. Người đầu bếp bao giờ cũng để cả nguyên con đem nướng vàng ruộm, rắc thêm chút hành khô, vài cọng mùi xanh mát bên trên. Khi cá chín được bày trên đĩa, thực khách chỉ việc xé từng thớ thịt cá trắng, cuốn cùng rau cải, rau xà lách hoặc bánh cuốn, thêm chút rau thơm, vài lát dưa chuột, chuối xanh rồi chấm mắm nêm.
Món ăn đơn giản mà lại gần gũi biết bao, khi thưởng vị ngon của miếng cuốn hòa lẫn trong miệng là phần rau ghém thanh mát, thịt cá dai, ngọt, xương cá giòn sật sật, thêm phần mắm nêm đậm đà, cay thơm. Ngoài ra, bạn cũng có thể ăn kèm với bánh đa nướng để nghe cả tiếng giòn rụm, vị bùi bùi của bánh vừng nhé. Món cá đuối nướng đặc sắc là thế có lẽ bởi nhiều hương vị cùng hòa quyện lại dễ ăn và gần gũi. Theo đó, với món này, bạn có thể thưởng thức món cá đuối nướng ở bất kỳ quán ven biển nào với mức giá bình dân chỉ trên dưới 100.000 VNĐ/suất, tùy theo cá to hay nhỏ.
4. Cá nục gai nướng
Mùa này nục gai căng mẩy, người dân nướng chúng thơm phức cho đến khi lớp mỡ chảy xèo xèo vào bếp than, hấp dẫn biết bao thực khách gần xa. Theo đó, cá nục gai Quảng Bình ngon nhất vì cá núc ních, long lanh ánh bạc, trong đó, phần thịt ngọt, trắng mềm và thơm nhức mũi.
Món cá nục gai nướng rất đơn giản khi cá tươi vừa được đánh bắt xong, đem đi sơ chế, rửa sạch, xếp đều đặn trên mẹt tre rồi đưa lên bếp nướng. Sau khi cá chín thành một lớp vàng đều, bạn gỡ nhẹ lớp vảy để lộ phần thịt cá trắng, bốc khói thơm lừng là có thể ăn luôn được. Khi dùng món cá nục nướng gai, bạn có thể chấm với phần nước chấm ngon đơn giản được pha ớt tỏi, vắt thêm vài giọt chanh.
Ngoài ra, để ăn cầu kỳ hơn thì bạn có thể cuốn rau sống cùng bánh cuốn, cuốn cải chấm mắm nêm như khi ăn cá đuối nướng. Đây hoàn toàn là món ăn dân dã thú vị nhất mà bạn có thể cùng với những người bạn của mình vừa ăn vừa thưởng thức cùng ly bia mát lạnh bên hiên bồi hồi nhớ cơm ngon quê nhà.
5. Sò điệp nướng mỡ hành
Sò điệp nướng mỡ hành khá cầu kỳ, tinh tế hơn những món nướng khác trong cách chế biến. Theo đó, sò điệp tươi ngon cần được làm sạch cát, gỡ một bên vỏ, sắp lên vỉ nướng. Việc cạy vỏ sò điệp cũng khá là khó nên người chế biến quen tay mới có thể cạy được.
Sò điệp sẽ được tẩm đầy đủ gia vị lên trên bề mặt con sò điệp. Bước tiếp theo, người ta cho thêm một chút mỡ hành, một miếng tóp mỡ, ít hành khô cắt mịn, rau răm chọn lá non tươi, dầu ăn cùng những gia vị mắm muối. Từng con một sẽ được đặt lên trên bếp than đã rực lửa. Lúc này, chỉ cần quan sát đến khi nước trong sò điệp chảy ra gần cạn và tỏa ra mùi thơm là đã chín.
Xem thêm:
Khi ăn, bạn sẽ thấy thịt sò điệp hơi chút sém vàng, tỏa mùi thơm ngào ngạt trên đĩa, ăn cùng rau răm, tóp mỡ, hành tươi được làm chín và chấm nước mắm chua ngọt cực kỳ ngon và hấp dẫn. Trong đó, một chút thịt mỡ sẽ được thái ra và đảo trên bếp cho ra hết phần mỡ nóng rồi đổ thêm hành tươi vừa thái vào bát mỡ vừa sôi cho lên chảo đảo đều để tạo được độ thơm của hành.
6. Cháo hàu
Hàu nhiều nhất và ngon nhất là vào mùa Xuân, đặc biệt là vào dịp Tết Nguyên đán. Mặc dù ở các mùa còn lại. nhất là từ tháng 7 đến tháng 11 thì vẫn có hàu nhưng lại không có độ béo và màu mỡ bằng dịp Đông – Xuân và số lượng hàu cũng ít hơn hẳn. Ngoài ra, nguồn nước và khí hậu cũng đóng vai trò quan trọng, ảnh hướng đến chất lượng hàu.
Người dân Quảng Bình thường kháo nhau về những con hàu ngon nhất thường được đánh bắt ở thị trấn Quán Hàu. Được biết, tại đây, dòng chảy của sông Nhật Lệ rất thích hợp để những con hàu sinh sôi và phát triển. Tuy nhiên cũng hiếm ai biết rằng, việc đánh bắt giữa dòng Nhật Lệ khá vất vả. Để có những con hàu béo múp vừa ý, khi thời tiết nắng ấm, người dân thường lặn xuống dưới lòng sông để chọn cho mình những con hàu chất lượng nhất. Mặc dù ngày nay, việc khai thác được thực hiện bằng máy móc năng suất hơn nhưng người bắt giữ cho mình ý thích được tận tay bắt hàu mang về làm món ăn trong gia đình thêm phong phú.
Trong tất cả các món chế biến từ hàu, tại đây nổi tiếng nhất là món cháo hàu đầy dinh dưỡng. Là món ăn được nhiều người dân địa phương và khách thập phương yêu thích nhất, theo đó, khách có thể nếm vị hàu ngon ngọt, thịt hàu béo, màu mỡ. Món cháo hàu được chế biến khá đơn giản, người ta nấu gạo với phần nước dùng được nấu từ xương để làm tăng vị ngọt đậm đà của món ăn.
Sau đó khi dùng những con hàu ngon lành, tách vỏ ra, rửa sạch rồi xào với gia vị như hành, ớt, tiêu cùng muối và nước mắm để cho thấm. Khi ăn, người bán sẽ múc những muôi hàu hấp dẫn vào bát cháo trắng, thêm chút hành lá, tiêu, ớt. Món cháo hàu ở vùng biển được đặc biệt ưa chuộng vì nó dễ ăn, giữ được vẹn nguyên vị ngon ngọt của hàu. Ở thị trấn Quán Hàu cũng vậy, bạn có thể thưởng thức bao món ngon nhưng cuối cùng vẫn phải nhường lại một chút tâm trí với một chén cháo hàu thơm ngon mới được nhé.
7. Cháo lươn
Cháo lươn mộc mạc và bình dị là món ăn chứa tâm hồn của con người nơi đây. Món ăn mang lại người thưởng thức hình ảnh về những cánh đồng bao la, trải dài phía xa. Với những nguyên liệu thân quen như rau cải xanh tự trồng, lươn đi bắt ngoài đồng, gạo tự cấy đều thấm được cái hồn đất mới thấy trân quý và hạnh phúc đến nhường nào.
Theo đó, muốn chế biến lươn ngon sẽ cần nhiều thời gian sơ chế lươn từ khi mua lươn về,cho lươn vào giỏ, xóc thêm chút muối cho đều để hết sạch chất nhớt rồi rửa sạch dưới nước. Sau khi rửa sạch lươn, người ta cắt khúc, ướp gia vị trộn đều với sả cắt nhỏ, cho thêm chút dầu lạc, tiêu, hành, ớt rồi om bằng nồi đất đậy kín cho dậy mùi. Ngoài ra, để đảm bảo vị ngon cho lươn, người ta cũng có thể dùng một tờ lá chuối non, lót trên miệng nồi để các loại gia vị ngấm vào miếng lươn được thấm đượm và đều.
Để thưởng thức cháo lươn đúng điệu, bát cháo trắng được múc nóng hổi ra bát, , thêm một muôi lớn phần lươn om vàng béo ngậy cùng nước cốt của nó lên trên. Bát cháo lươn ăn nóng là ngon nhất, nhìn bát cháo đã thấy cái sự ngậy thơm đảm bảo ngon lành hấp dẫn. Khi ăn, bạn có thể ăn kèm với rau cải xanh thái nhỏ, chút cần tây, hành lá, rau răm, bánh đa vừng giòn.
Thực khách nếm thử cứ thong thả bỏ từng cọng rau vào bát để nếm rõ vị giòn mát của rau tươi, vị bùi của đậu xanh, vị ngọt chắc của lươn, chút ngậy miệng của dầu lạc. Và chỉ cần ngồi nhìn họ ăn, xuýt xoa ăn nóng mà cũng chả thể kềm lòng được, càng ăn lại càng thấm từng cái tinh túy của hương vị đất trời.
8. Đẻn biển
Ít ai biết rằng, trong ẩm thực khi đi tour Quảng Bình 4 ngày còn “sở hữu” món đặc sản độc đáo được biết đến với cái tên con đẻn biển. Đẻn biển là một loài rắn biển, có thân nhỏ và thon dài chừng từ 1 đến 2 mét. Đẻn biển trên mình có vảy, vằn da nhám, đuôi dẹt như cá mái chèo. Đầu con đẻn rất nhỏ, phủ thêm các phiến sừng và đặc biệt là phía răng hàm trên của chúng có nọc độc. Đẻn gồm rất nhiều loại khác nhau như: đẻn kim, đẻn cá, đẻn sọc, đẻn bông, đẻn gai,v..v.
Trước đây, nghề săn đẻn thường diễn ra ở các bờ biển phía Nam Trung Bộ và Nam Bộ nhưng đến giờ, săn đẻn đã trở thành một nghề mới của ngư dân vùng biển miền Trung như: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh. Khi đánh bắt đẻn, ngư dân hết sức cẩn thận đến nọc độc của đẻn do vậy khi săn bắt đẻn, chỉ những người có kinh nghiệm lâu năm mới thuần thục cách xử lý nọc của đẻn.
Thịt đẻn trở thành đặc sản mà nhiều thực khách ưa chuộng tại Quảng Bình. Tính bình quân cứ 1kg đẻn khi đến mùa có giá là 250.000 - 300.000/VNĐ. Vào mùa hè, đẻn biển thường sinh sôi và phát triển nhiều hơn. Người dân Quảng Bình có thẻ chế biến các loại đẻn khác nhau thành vô vàn các món ăn ngon như: cháo đẻn, đẻn hầm sả ớt, đẻn bằm xúc bánh đa, chả đẻn, đẻn nướng cuốn lá lốt và đẻn hầm thuốc bắc,v..v. Tuy nhiên, ram đẻn và đẻn ngâm rượu vẫn là hai món nổi tiếng nhất mà du khách bốn phương tò mò muốn thưởng thức hơn cả.
9. Mực một nắng
Mực khô có thể xem là một trong những món đặc sản được nhiều người biết đến nhất của vùng đất Quảng Bình. Những chiếc thuyền lớn bên trên chở theo các “thúng” để đem ra ngoài khơi xa bắt mực và trở về vào rạng sáng hôm sau khi chất đầy những con mực biển béo múp, trắng phau.
Những người đi câu mực thông thường sẽ lựa chọn khoảng thời gian vào tầm 1 đến 2 giờ sáng là lúc mà canh câu mực rộn ràng nhất. Họ thường thường bắt được rất nhiều các loại mực khác nhau như: mực lá, mực ống, mực tuộc, mực ghim,v…v. Tại đây, mỗi khi câu được một con mực nào đó, những nhóm câu mực sẽ trực tiếp sơ chế mực rồi sau đó treo mực thành hàng ở bên lên sợi dây đã được căng ra sẵn hoặc đem phơi ngay khi thuyền cập bến.
Mực sau khi đem phơi một nắng liền đem lên nướng khi có thực khách muốn thưởng thức. Khi nướng mực điều quan trọng nhất là phải nướng trên lửa than liu riu thật kỹ. Lúc này, nếu để lửa nướng ở mức vừa phải như thế thì khi nướng những con mực sẽ chín đều cả bên trong lẫn bên ngoài, bay tỏa một cái mùi thơm dẽ chịu. Bạn nhất định không được để lửa già vì mực sẽ bị cháy xém và khô.
Những con mực tươi có màu trắng tinh dần chuyển sang màu vàng khi được nướng chín. Khi ăn bạn dễ dàng nhận ra vị ngon ngọt tự nhiên, mềm mềm, thơm mùi mực biển. Món mực không thể chấm với bất kì một loại nước chấm nào khác ngoài tương ớt. Từng miếng mực nướng với hương vị ngọt lịm kết hợp cùng với cái vị cay cay xuýt xoa đến từ tương ớt thì bạn mới có thể cảm nhận hết được độ ngon của nó. Ngoài ra, mực khô không những có thể nướng mà nó còn có thể dùng để xào hoặc rang thật giòn với đường, tương ớt, cùng các loại gia vị khác để thưởng thức hương vị đậm đà và ngon miệng. Theo đó, khách du lịch nếu muốn tìm mua mực khô đem về làm quà thì có thể tìm thấy tại các khu chợ nằm ở các vùng ven biển ở Quảng Bình như là: chợ Đồng Hới, chợ Hoàn Lão, chợ Cảnh Dương.
10. Con chem chép
Chem chép nhìn sơ qua hơi giống con ngao hoặc hến biển tuy nhiên nếu để ý kỹ, vỏ chem chép rất cứng lại có hoa văn đủ màu sắc trên nền trắng nên trông rất khác. Ngoài ra, bạn có thể nhận ra con chem chép qua hình dáng dẹp mà thon, phần đầu bụng lớn mà mập, trong khi phần đầu miệng nhỏ mà lép. Mỗi con cỡ lớn có chiều dài khoảng 3 cm to bằng ngón tay cái, còn chiều rộng là khoảng 2 cm.
Người dân thường bắt chem chép ở những cồn cát dưới lòng cát mịn nên người đi cào phải cào sâu xuống dưới mới bắt được nhiều chem chép. Đặc biệt, sau tiết đông chí, bạn có thể đón một mùa chem chép bội thu vì trời càng lạnh thì chem chép lại càng nhiều và ngon hơn. Thịt chem chép có thể chế biến thành nhiều món khác nhau. Tuy nhiên, công đoạn sơ chế bao giờ cũng cần chú ý trước tiên.
Mặc dù những món ăn được nấu từ chem chép khá đơn giản như: luộc, hấp, nướng, xào hoặc nấu cháo,v…v nhưng món nào cũng ngon và bổ dưỡng. Tuy nhiên phổ biến nhất vẫn là chem chép luộc. Theo đó, chem chép được thả vào nồi nước đang sôi có sả đập dập, vài lát ớt cắt mỏng cùng một ít mắm muối và đợi 5-7 phút là chem chép chín.
Với món chem chép nướng, người chế biến bao giờ cũng chọn những con thật to, tươi rói để thịt chem chép khi nướng lên sẽ ngọt và béo hơn. Món chem chép nướng bao giờ cũng cần ăn ngay khi còn nóng mới cảm nhận được hết vị tươi ngon. Lúc này, khi chấm thêm chút muối tiêu chanh rồi húp nước lại thấy sảng khoái vô cùng.
Cũng giống như cách nấu thông thường, cháo chem chép ưu tiên vo gạo trắng sạch đem rang lên rồi nấu thành cháo chín. Trong khi phần chem chép đem đi hấp, gỡ thịt, xào qua với hành phi thơm phức rồi mới đem tất cả cho vào nồi cháo đang sôi sục. Cuối cùng khi ăn, thực khách chỉ việc cho thêm chút hạt tiêu, gừng giã nhỏ,rau thơm và vài lát ớt là đã có tô cháo thơm ngon tuyệt vời.
11. Chắt chắt sông Gianh
Chắt chắt là loài sinh vật nhuyễn thể thuộc lớp hai mảnh vỏ, nhìn khá giống với con hến. Người dân địa phương thường bắt con chắt ở nhưng vùng nước lợ và nước ngọt tại Quảng Bình. Đặc biệt, chắt chắt nhiều hơn vào đúng mùa của nó đó là khoảng từ tháng 3 đến tháng 8 hàng năm. Ngoài ra, người ta vẫn có thể tiếp tục bắt vào cả tháng 10, tháng 11 âm lịch.
Có lẽ vì không nhiều nơi biết đến con chắt chắt như một loại đặc sản thu hút của vùng biển miền Trung. Chắt chắt khi mang về có thể nấu thành nhiều món ăn ngon hấp dẫn mà bất cứ ai cũng muốn nếm thử. Để muốn ăn con chắt chắt đúng kiểu chắc hẳn là phải kì công lắm nhưng được chế biến để đãi thực khách nhiều hơn cả bao giờ cũng là chắt chắt hấp chanh xả hoặc luộc lấy nước nấu canh.
Theo đó, người ta sơ chế chắt chắt rồi đem để ráo trước khi đổ chúng vào nồi nước sôi sục trên bếp. Khi nước sôi bùng lên, người đầu bếp nhanh tay dùng đũa đảo đều tay để chắt chắt mở hết vỏ, tách hẳn phần ruột ra khỏi vỏ. Sau khi luộc xong thì đổ ra rổ, cho vào nước lạnh để đãi lấy phần thịt chắt chắt. Riêng phần nước có thế gạn cạn lấy nước mang đi nấu canh hoặc nấu cháo, ngọt nước.
12. Sò huyết sông Roon
Sông Roon từ lâu đã nổi tiếng với những con sò huyết hảo hạng và đặc biệt thơm ngon. Dường như ở mỗi địa điểm khác nhau của Quảng Bình, người ta lại tìm thấy sự phù hợp để đánh bắt và nuôi các loài hải sản khác nhau. Tương tự như vậy, ở khúc sông này, sò huyết mới có vị ngon riêng biệt đến thế. Theo đó, các bạn sẽ cảm nhận được hương vị độc đáo mà thiên nhiên ban tặng cho đất Quảng Bình khi thưởng thức miếng thịt sò ngon ngọt và mát lành tại vùng đất này.
Từng miếng sò hấp dẫn được bán ở những quán xá, quán hàng khi đi tour ghép Quảng Bình nhờ vào cách chế biến đơn giản nhưng nổi bật ở gia vị, các món ăn kèm càng làm nổi bật vị ngon tự nhiên của sò huyết. Đặc biệt khi ăn không thể không kể đến phần nước chấm được làm từ nước tương trộn mù tạt, uống kèm chai rượu men riềng pha bột sắn dây hòa quyện với vị chua của nộm đu đủ, giá đỗ ăn kèm, thêm chút vị cay nồng của gừng, vị chát của nộm bắp chuối làm món ăn càng thêm hấp dẫn.
Để thưởng thức món đặc sản này, các bạn có thể đến chợ Cảnh Dương gần cầu sông Roòn để tìm mua sò huyết tươi hoặc bạn cũng có thể tham khảo một số nhà hàng gần biển Nhật Lệ như: nhà hàng Quốc Dũng, nhà Hàng Hải Yến, nhà hàng nổi Phố Biển cũng phục vụ món sò huyết rất ngon.
Mai Nguyễn/Cattour.vn - Ảnh: Internet